TRƯỜng cao đẲng đIỆn lực miền trung



tải về 1.42 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.42 Mb.
#37209
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

TS

LT

TH

KT

1

Mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ môn học chính trị

1

1

 

 

2

Bài 1: Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin

5

4

1

 

3

Bài 2: Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

6

4

2

 

4

Bài 3: Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội

6

4

1

1

5

Bài 4: Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

5

4

1

 

6

Bài 5: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

6

4

1

1

7

Bài 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

6

4

2

 

8

Bài 7: Đảng CSVN- người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

7

5

1

1

9

Bài 8: Tư­ tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

10

5

4

1

10

Bài 9: Đường lối phát triển kinh tế của Đảng

7

5

2

 

11

Bài10: Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá, xã hội, con người

6

4

2

 

12

Bài 11: Đường lối quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại

6

4

1

1

13

Bài 12: Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân tộc và tôn giáo

6

4

2

 

14

Bài 13: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

6

4

2

 

15

Bài 14: Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

7

4

2

1

16

Cộng

90

60

24

6

2. Nội dung chi tiết:

Mở đầu. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ môn học Chính trị

1. Đối tượng nghiên cứu, học tập

2. Chức năng, nhiệm vụ

3. Phương pháp và ý nghĩa học tập



Bài 1. Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin

1. C. Mác, Ph. ăng ghen sáng lập học thuyết

1.1. Các tiền đề hình thành

1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết (1848-1895)

2. V.I Lênin phát triển học thuyết Mác (1895- 1924)

2.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng

2.2. CNXH từ lý luận trở thành hiện thực

3. Chủ nghĩa Mác- Lênin từ 1924 đến nay

3.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng

3.2. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực



Bài 2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Chủ nghĩa duy vật khoa học

1.1. Các phương thức tồn tại của vật chất

1.2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức

2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.1. Những nguyên lý tổng quát

2.2. Những quy luật cơ bản

3. Nhận thức và hoạt động thực tiễn

3.1. Bản chất của nhận thức

3.2. Vai trò của thực tiễn với nhận thức



Bài 3. Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội

1. Sản xuất và phương thức sản xuất

1.1. Những quy luật cơ bản

1.2. Sự biến đổi của phương thức sản xuất

2. Đấu tranh giai cấp, nhà nước và dân tộc, gia đình và xã hội

2.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp

2.2. Nhà nước và dân tộc

2.3. Gia đình và xã hội

3. Ý thức xã hội

3.1. Tính chất của ý thức xã hội

3.2. Một số hình thái ý thức xã hội

Bài 4. Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

1. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản

1.1. Những tiền đề hình thành

1.2. Giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản

2. Giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

2.1. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc

2.2. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Bài 5. Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Chủ nghĩa xã hội

1.1. Tính tất yếu và bản chất của CNXH

1.2. Các giai đoạn phát triển của CNXH

2. Quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam

2.1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ

2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH

Bài 6. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

1. Sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam

1.1. Sự hình thành dân tộc Việt Nam

1.2. Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử

2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

2.1. Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước

2.2. Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam

Bài 7. Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

1. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

1.1. Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2.1. Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị

2.2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Bài 8. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành

1.2. Nội dung cơ bản

2. Tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh

2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương tiêu biểu của truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bài 9. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng

1. Đổi mới lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Tính khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế

1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế

2. Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế

2.1. Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

2.2. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

2.3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội



Bài 10. Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá, xã hội, con người

1. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc

1.1. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội

1.2. Quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá

2. Thực hiện các chính sách xã hội vì con người

2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng

2.2. Chủ trương và giải pháp thực hiện

Bài 11. Đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng

1. Đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng

1.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo

1.2. Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

2.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại

2.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 12. Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân tộc và tôn giáo

1. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết dân tộc

1.1. Tầm quan trọng của đoàn kết toàn dân tộc

1.2.Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng

2. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết tôn giáo

2.1. Tầm quan trọng của đoàn kết tôn giáo

2.2. Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng

Bài 13. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tầm quan trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

1.1. Sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

1.2. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

2. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1. Phương hướng, nhiệm vụ

2.2. Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài 14. Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

1. Giai cấp công nhân Việt Nam

1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển

1.2. Những truyền thống tốt đẹp

1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển giai cấp công nhân

2. Công đoàn Việt Nam

2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển

2.2. Vị trí, vai trò và tính chất hoạt động



IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học Lý thuyết

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Các video, hình ảnh

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

Nội dung đánh giá: Toàn bộ nội dung chương trình

Việc thi, kiểm và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề được thực hiện theo "Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp" ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm.



VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

Giáo viên giảng dạy môn Chính trị là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Các trường phải có Tổ bộ môn Chính trị do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, giảng dạy.

Để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giảng dạy học môn Chính trị với các phong trào thi đua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản, gắn lý luận với thực tiễn để định hướng nhận thức và rèn luyện chính trị cho người học nghề.

Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Nên áp dụng phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, chứng minh, dụng cụ trực quan, phần mềm chứng minh.

- Đối với người học: Học viên cần trao đổi, thảo luận với giáo viên, thực hiện đầy đủ các bài tập giáo viên giao.

3. Những trọng tâm cần chú ý: bài 2, 6,7,8,9,10,13

4. Tài liệu tham khảo:

Giáo trình môn học Chính trị trình độ cao đẳng nghề

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Pháp luật

Mã số môn học: MH 02

Thời gian môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 22 giờ; thảo luận: 6 giờ; kiểm tra: 2 giờ)


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC

- Vị trí của môn học: Môn học được phân bố từ đầu khoá học, sau môn học Chính trị

- Tính chất môn học: Là môn học chung bắt buộc
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học xong môn học này người học sẽ có khả năng:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học;

+ Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Kỹ năng: Phân biệt được tính hợp pháp và không hợp pháp của các hành vi từ đó áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống, vào quá trình học tập và lao động.

- Thái độ: Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.


III. NỘI DUNG MÔN HỌC

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên bài

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận

Kiểm tra

1

Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật

2

1.5

0.5




2

Bài 2: Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam

3

2.5

0.5




3

Bài 3: Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)

2

1.5

0.5




4

Bài 4: Luật Dạy nghề

2

1.5

0.5




5

Kiểm tra

1







1

6

Bài 5: Pháp luật Lao động

6.5

5.5

1




7

Bài 6: Pháp luật Kinh doanh

1.5

1

0.5




8

Bài 7: Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình

3

2.5

0.5




9

Bài 8: Luật Hành chính và pháp luật Hình sự

3

2

1




10

Luật Phòng, chống tham nhũng

5

4

1




11

Kiểm tra

1







1

Cộng 

30

22

6

2


2. Nội dung chi tiết:

Bài 1 : Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật



Mục tiêu:

- Trình bày được nguyên nhân kinh tế và xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật

- Nêu được bản chất, chức năng của nhà nước; bản chất vai trò của pháp luật

- Có thái độ ủng hộ sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội

1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước Thời gian: 1 giờ

1.1. Nguồn gốc của nhà nước

1.2. Bản chất của nhà nước

1.3. Chức năng của nhà nước

2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật Thời gian: 1 giờ

2.1. Nguồn gốc của pháp luật

2.2. Bản chất của pháp luật

2.3. Vai trò của pháp luật


Bài 2: Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam

Mục tiêu:

- Phân tích được bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Nêu được hệ thống, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.

- Nêu được cấu trúc của hệ thống pháp luật Việt Nam

- Ủng hộ việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thời gian: 1.5 giờ

1.1. Bản chất, chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Hệ thống pháp luật Việt Nam Thời gian: 1.5 giờ

2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật

2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật


Bài 3: Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm Luật Nhà nước và xác định được vị trí của Hiến Pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị, kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Tôn trọng và thực hiện Hiến pháp

1. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam Thời gian: 0.5 giờ

1.1. Khái niệm Luật Nhà nước

1.2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 Thời gian: 1.5 giờ

2.1. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế

2.2. Chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường

2.3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 4: Luật Dạy nghề

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề

- Trình bày được nhiệm vụ và quyền của người học nghề, cơ sở dạy nghề

- Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người học nghề

1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề Thời gian: 0.5 giờ

1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Dạy nghề

1.2. Một số nguyên tắc của Luật Dạy nghề

2. Các trình độ dạy nghề và văn bằng chứng chỉ nghề Thời gian: 0.5 giờ

2.1. Dạy nghề trình độ sơ cấp

2.2. Dạy nghề trình độ trung cấp

2.3. Dạy nghề trình độ cao đẳng

3. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề Thời gian: 0.5 giờ

3.1. Nhiệm vụ của người học nghề

3.2. Quyền của người học nghề

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề Thời gian: 0.5 giờ

4.1. Nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề

4.2. Quyền hạn của cơ sở dạy nghề
Bài 5: Pháp luật Lao động

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phân tích được các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Lao động.

- Nêu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động

- Nêu được một số nội dung của Bộ luật Lao động: hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

- Vận dụng được các kiến thức trên vào tình huống pháp luật cụ thể

- Nghiêm túc thực hiện quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật Lao động

1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động

Thời gian:1.5 giờ

1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Lao động

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động

Thời gian:1.5 giờ

2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động

2.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động

3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động Thời gian: 3.5 giờ

3.1. Hợp đồng lao động

3.2. Tiền lương và bảo hiểm xã hội

3.3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Bài 6: Pháp luật Kinh doanh

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp

- Nhận ra tính hợp lý của pháp luật doanh nghiệp với từng loại hình doanh nghiệp

1. Khái niệm pháp luật Kinh doanh Thời gian: 0.25 giờ

2. Một số nội dung cơ bản về các loại hình doanh nghiệp Thời gian: 1.25 giờ

2.1. Doanh nghiệp nhà nước

2.2. Doanh nghiệp tư nhân

2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn

2.4. Công ty cổ phần

2.5. Công ty hợp danh

2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Bài 7: Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật Dân sự về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự và các giai đoạn của tố tụng dân sự

- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

- Vận dụng các kiến thức vào trong tình huống pháp luật cụ thể

- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình

1. Pháp luật Dân sự Thời gian: 2.0 giờ

1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Dân sự

1.2. Một số nội dung của Bộ luật Dân sự

1.3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ án dân sự

2. Luật hôn nhân gia đình Thời gian: 1.0 giờ

2.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình

2.3 Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình
Bài 8: Luật Hành chính và pháp luật Hình sự

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, các dấu hiệu của vi phạm hành chính và các hình thức xử lý vi phạm hành chính

- Nêu được khái niệm và vai trò của luật Hình sự, khái niệm tội phạm, phân loại được các loại tội phạm và các loại hình phạt, các giai đoạn của tố tụng hình sự

- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Hành chính và pháp luật Hình sự

1. Luật Hành chính Thời gian: 1.0 giờ

1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh

1.2. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

2. Pháp luật hình sự Thời gian: 2.0 giờ

2.1. Khái niệm và vai trò của luật Hình sự

2.2. Tội phạm và hình phạt

2.3. Các giai đoạn tố tụng hình sự
Bài 9: Luật Phòng, chống tham nhũng

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của tham nhũng

- Nhận biết được các hành vi tham nhũng, nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

- Xác định được trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

- Tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng



1. Khái niệm về tham nhũng Thời gian: 1.5 giờ

1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản

1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật



2. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng Thời gian: 0.75 giờ

2.1. Nguyên nhân của tham nhũng



2.2. Tác hại của tham nhũng Thời gian: 1 giờ

3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng



Thời gian: 0.25 giờ

4. Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng

Thời gian: 1.5 giờ

4.1. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng

4.2. Trách nhiệm của công dân trong tố cáo hành vi tham nhũng

4.3. Tham gia phòng chống tham nhũng thông qua ban thanh tra nhân dân tổ chức mà mình là thành viên.



IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Dụng cụ và trang bị: Máy tính, máy chiếu PROJECTOR

- Học liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho người học, tài liệu tham khảo

- Nguồn lực khác: Phòng học chuyên môn



V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

- Về kiến thức: Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, sinh viên cần đạt các yêu cầu sau:

+ Trình bày đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật

+ Trình bày được đầy đủ kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

- Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua việc thực hành các bài tập tình huống pháp luật

- Về thái độ: Đánh giá trong qua trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Chuyên cần, say mê môn học

Các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ dạng tích hợp và bài kiểm tra kết thúc. Điểm trung bình của các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc phải đạt ≥ 5,0 theo khung điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH


  1. Phạm vi áp dụng của chương trình:

Chương trình môn học Pháp luật được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề trong các cơ sở đào tạo nghề trên toàn quốc

  1. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Đây là môn học gắn liền với thực tế đời sống nên giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm gây được hứng thú cho sinh viên, làm cho sinh viên chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức nhằm đạt được mục tiêu của môn học

- Phần thảo luận, luyện tập tình huống pháp luật nhằm mục củng cố, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học



  1. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Nội dung của Luật Hiến pháp là quan trọng nên khi giảng dạy các bài khác cần trích dẫn và làm rõ vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

  2. Tài liệu cần tham khảo:

[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ Luật Lao động

[2] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013

[3] Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp

[4] Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật hành chính

[5] Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), NXB Giáo dục...

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

(ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Giáo dục thể chất

Mã môn học: MH 03

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ

(Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 52 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

Phần 1.

VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT

1. Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.

II. MỤC TIÊU

1. Trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng thể dục thể thao cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp để học tập và tham gia lao động, sản xuất.

2. Giáo dục cho người học nhân cách, phẩm chất, ý chí, tính tập thể, tinh thần vượt khó khăn.

III. YÊU CẦU

Người học nghề sau khi học môn Giáo dục thể chất phải đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

1.1. Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với con người nói chung, đối với người học nghề và người lao động nói riêng.

1.2. Nắm vững được một số kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện của các số môn thể dục thể thao được quy định trong chương trình, trên cơ sở đó tự rèn luyện sức khỏe trong quá trình học tập, lao động sản xuất.

2. Kỹ năng:

2.1. Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao quy định trong chương trình.

2.2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.

3. Thái độ: Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên.

Phần 2.

NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

Phần

Nội dung

Lý thuyết (giờ)

Thực hành (giờ)

Kiểm tra (giờ)

Tổng số (giờ)

I

Giáo dục thể chất chung

2

34

2

38

1

Lý thuyết nhập môn

2

 

 

2

2

Thực hành

* Điền kinh:

- Chạy cự ly trung bình (hoặc chạy việt dã)

- Chạy cự ly ngắn

- Nhảy xa (hoặc nhảy cao)

- Đẩy tạ


- Kiểm tra:

* Thể dục:

- Thể dục cơ bản

- Kiểm tra:



 

 

 

6



6

6

6



 

 

10



 

 

 



 

 

 



1

 

 



1

 

 

6



6

6

6



1

 

10



1

II

Giáo dục thể chất tự chọn theo nghề nghiệp

2

18

2

22

1

2


Lý thuyết:

Thực hành: Lựa chọn 1 trong số các môn sau: Bơi lội, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Thể dục dụng cụ (leo dây, sào, gậy, v.v…), Điền kinh (các môn chạy)



2

 

18


 

2

18

 



 

Kiểm tra:

 

 

2

2

Cộng

4

52

4

60

Phần 3.

 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT


I. GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

1. Lý thuyết nhập môn

1.1. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học

1.2. Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người và người học nghề

1.3. Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận giáo dục thể chất nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học.

2. Môn điền kinh

2.1. Mục đích

- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn điền kinh;

- Trang bị cho người học nghề những hiểu biết chung về môn điền kinh và ý nghĩa tác dụng của môn điền kinh đối với sức khỏe con người;

- Củng cố sức khỏe và tăng cường thể lực cho người học nghề.

2.2. Yêu cầu

- Nêu được những động tác kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh;

- Thực hiện được phương pháp tập hòa luyện môn điền kinh;

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

2.3. Nội dung các môn điền kinh

2.3.1. Chạy cự ly ngắn;

a) Giới thiệu môn chạy cự ly ngắn;

b) Tác dụng của các bài tập cự ly ngắn đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;

c) Thực hành động tác kỹ thuật

- Các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ;

- Kỹ thuật chạy giữa quãng: Giới thiệu kỹ thuật chạy đường thẳng, các bài tập tốc độ cao cự ly đến 100m;

- Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát: cách đóng bàn đạp và thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp theo khẩu lệnh; xuất phát và chạy lao sau xuất phát 10 – 30m;

- Kỹ thuật về đích và đánh đích: tại chỗ đánh đích, chạy tốc độ chậm đánh đích, chạy tốc độ nhanh đánh đích;

d) Một số phương pháp tập luyện và bài tập với tốc độ nhanh.

2.3.2. Chạy cự ly trung bình và việt dã (800m, 1500m, 3000m)

a) Tác dụng của bài tập chạy cự ly trung bình và việt dã đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;

b) Thực hành động tác kỹ thuật

- Ôn tập các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ;

- Kỹ thuật chạy giữa quãng: kỹ thuật chạy đường thẳng, đường vòng trong sân điền kinh, kỹ thuật chạy việt dã trên địa hình tự nhiên (lên dốc, xuống dốc, vượt chướng ngại vật, ..);

- Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát: tư thế thân, chân, tay, đầu khi xuất phát cao, sự khác nhau giữa xuất phát thấp và xuất phát cao.

- Phân phối tốc độ trong chạy cự ly trung bình và việt dã; sự phối hợp giữ các bước thở và bước chạy; khắc phục hiện tượng cực điểm trong khi chạy;

c) Một số phương pháp tập luyện và rèn luyện sức bền cự ly trung bình và việt dã.

2.3.3. Nhảy xa

a) Giới thiệu kỹ thuật môn nhảy xa;

b) Tác dụng của bài tập nhảy xa đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;

c) Thực hành động tác kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi; chuẩn bị chạy đà, giậm nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất;

d) Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh tốc độ trong nhảy xa.

2.3.4. Nhảy cao

a) Giới thiệu các kiểu nhảy cao;

b) Tác dụng của bài tập nhảy cao đối với việc rèn luyện sức khỏe con người;

c) Thực hành động tác kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng: chuẩn bị chạy đà, giậm nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất;

d) Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh bột phá và sự phát triển tố chất mềm dẻo, khéo léo trong nhảy cao.

2.3.5. Đẩy tạ

a) Giới thiệu môn đẩy tạ;

b) Tác động của bài tập ném đẩy đối với việc rèn luyện thể chất con người;

c) Thực hành động tác kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném: cách cầm tạ, chuẩn bị và trượt đà, ra sức cuối cùng, tạ rời tay và giữ thăng bằng;

d) Một số bài tập và phương pháp phát triển sức mạnh trong môn đẩy tạ.

3. Môn thể dục cơ bản

3.1. Mục đích

- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện một số nội dung thể dục cơ bản, phân loại thể dục cơ bản;

- Trang bị cho người học nghề những kiến thức về thể dục cơ bản và ý nghĩa tác dụng của môn thể dục đối với sức khỏe con người;

- Củng cố sức khỏe và tăng cường thể lực cho người học nghề.

3.2. Yêu cầu

- Nêu được kỹ thuật các động tác thể dục cơ bản quy định trong chương trình;

- Biết cách tập luyện môn thể dục;

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

3.3. Nội dung thể dục cơ bản

- Thể dục tay không.

- Thể dục với dụng cụ đơn giản.



II. GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGHỀ NGHIỆP

1. Môn bơi lội

1.1. Mục đích

- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn bơi lội, nội dung và phân loại môn bơi lội;

- Trang bị những hiểu biết cơ bàn về môn bơi lội và ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện môn bơi lội đối với sức khỏe con người;

- Rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học nghề.

1.2. Yêu cầu

- Nêu được kỹ thuật bơi ếch, bơi trườn sấp và biết phân loại được các kiểu bơi;

- Biết phương pháp tập luyện môn bơi lội;

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

1.3. Thực hành kỹ thuật môn bơi lội

- Làm quen với nước, phương pháp làm nổi;

- Động tác tay (trên cạn và dưới nước);

- Động tác thở (trên cạn và dưới nước);

- Phối hợp tay - chân;

- Phối hợp tay - chân – thở;

- Hoàn thiện kỹ thuật:

+ Đối với chương trình 1 (30 giờ): Thực hiện kỹ thuật bơi ếch;

+ Đối với chương trình 2 (60 giờ): thực hiện kỹ thuật bơi ếch và kỹ thuật bơi trườn sấp.



2. Môn cầu lông

2.1. Mục đích

- Giới thiệu sự phát triển môn cầu lông;

- Trang bị những hiểu biết cơ bản về môn cầu lông, kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn cầu lông;

- Ý nghĩa, tác dụng của môn cầu lông đối với việc rèn luyện sức khỏe và thể lực con người.

2.2. Yêu cầu

- Nêu được những kỹ thuật cơ bản nhất của môn cầu lông;

- Biết phương pháp tập luyện môn cầu lông;

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

2.3. Thực hành kỹ thuật môn cầu lông

- Tư thế cơ bản và cách cầm vợt;

- Các bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, bước kép, bước đệm;

- Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay;

- Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay;

- Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ;

- Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu);

- Kỹ thuật đập cầu;

- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.



3. Các môn bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ)

3.1. Mục đích

- Giới thiệu lịch sử ra đời, sự phát triển các môn bóng, những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện các môn bóng;

- Trang bị những hiểu biết cơ bản về các môn bóng, ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện các môn bóng đối với sức khỏe con người;

- Rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học nghể.

3.2. Yêu cầu

- Nêu được những kỹ thuật cơ bản nhất của các môn bóng;

- Biết phương pháp tập luyện và thi đấu;

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

3.3. Thực hành kỹ thuật các môn bóng

3.3.1. Môn bóng chuyền

- Tư thế cơ bản, các bước di chuyển;

- Kỹ thuật bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2);

- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1);

- Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt;

- Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt;

- Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà;

- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.

3.3.2. Môn bóng đá

- Kỹ thuật di chuyển;

- Kỹ thuật dẫn bóng bằng má trong bàn chân;

- Kỹ thuật giữ bóng;

- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân;

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

- Kỹ thuật ném biên;

- Một số Điều luật thi đấu, sân bãi, dụng cụ, tổ chức thi đấu.

3.3.3. Môn bóng rổ

- Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển;

- Kỹ thuật dẫn bóng;

- Kỹ thuật chuyền bóng về trước bằng hai tay trước ngực

- Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay;

- Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai;

- Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực;

- Kỹ thuật hai bước ném rổ;



Phần 4.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

1. Chương trình môn học giáo dục thể chất phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tổng số giờ học quy định của chương trình. Nội dung chương trình môn học cần được tiến hành liên tục và phân bố đều trong các kỳ của năm học, tổ chức giảng dạy trong 2 học kỳ của năm thứ nhất và học kỳ I của năm thứ hai. Để tránh tình trạng học dồn, học ép không đảm bảo chất lượng học tập và dễ gây chấn thương trong tập luyện; đối với giờ học thực hành chính khóa, quy định giảng dạy từ 30 – 40 học sinh, sinh viên/1 giáo viên, giảng viên.

2. Khi tiến hành giảng dạy môn học giáo dục thể chất cần phải kết hợp chặt chẽ kiểm tra y học và theo dõi sức khỏe để điều chỉnh nhóm tập luyện cho phù hợp đối tượng.

3. Giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học giáo dục thể chất ở các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm Thể dục thể thao. Giáo viên giảng dạy cho người học trung cấp nghề phải là giáo viên chuyên trách có trình độ cao đẳng Thể dục thể thao trở lên. Giảng viên giảng dạy cho người học cao đẳng nghề phải là giảng viên chuyên trách có trình độ đại học Thể dục thể thao trở lên. Đội ngũ giáo viên, giảng viên cần được tập huấn về chương trình giáo dục thể chất mới ban hành để thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy và yêu cầu kiểm tra môn học; đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi học tập kinh nghiệm tổ chức giảng dạy.

4. Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động thể thao ngoài giờ và tự rèn luyện của người học nghề, tạo điều kiện cho người học nghề từng bước hình thành thói quen vận động thường xuyên bằng sử dụng các bài tập Thể dục thể thao và tận dụng các yếu tố lành mạnh về vệ sinh môi trường của thiên nhiên.

5. Ngoài việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các trường cần tiến hành tổ chức các hoạt động thể dục buổi sáng cho người học nghề học nội trú, coi đây là hình thức rèn luyện thể dục thường xuyên. Ngoài ra tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của từng trường có thể tổ chức thể dục giữa giờ, giữa ca kíp thực hành của người học nghề.

6. Về nội dung phần Giáo dục thể chất nghề nghiệp: các trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất nghề được đào tạo để lựa chọn nội dung môn học cho phù hợp với nghề nghiệp đang học và điều kiện làm việc sau này của người học; đồng thời phải đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ đảm bảo an toàn tập luyện. Ví dụ: các nghề làm việc trong môi trường sông, nước thì lựa chọn bơi lội, các nghề yêu cầu sức khỏe bền nên chọn môn bóng ném, chạy cự ly trung bình, việt dã, các nghề yêu cầu sự khéo léo thì chọn môn cầu lông, các nghề yêu cầu sức bền tốc độ thì chọn môn bóng rổ v.v…

II. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Việc thi, kiểm và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề được thực hiện theo "Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp" ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội



III. QUY ĐỊNH MIỄN GIẢM

Người học nghề bị khuyết tật hoặc sức khỏe không đủ điều kiện học các nội dung trong chương trình quy định thì được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp với sức khỏe. Nhà trường cần soạn thảo nội dung các bài tập phù hợp cho những người học nghề kém sức khỏe để giảng dạy, đồng thời trang bị cho họ phương pháp tập luyện thể dục chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ theo đề nghị của cơ quan y tế nhà trường để xem xét, quyết định việc miễn, giảm nội dung môn học giáo dục thể chất đối với người học nghề./. 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ,

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Mã môn học: MH 04

Thời gian môn học: 75 giờ; ( Lí thuyết: 62 giờ; Thực hành: 13 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Giáo dục quốc phòng và an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học chính khoá, thuộc nhóm các môn học chung trong chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng.

- Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Sinh viên sau khi kết thúc môn học:

- Trình bày được nội dung cơ bản về: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo, về bảo vệ an ninh quốc gia;

- Đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

- Nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ, có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh;

- Xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam;

- Thực hiện được đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội); các kỹ năng cơ bản của kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC và một số loại vũ khí thông thường;



- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:


 TT


Mã bài

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ thảo luận

Kiểm tra (LT hoặc TH)

1

QA13

Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

5

3

2




2

QA14

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

5

3

2




3

QA15

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

5

3

2




4

QA16

Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

5

3

2




5

QA17

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

5

3

2




6

QA18

Đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội)

5

1

4




7

QA19

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC

8

2

6




8

QA20

Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

4

1

3




9




Kiểm tra

3

1

2




10

QA21

Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

5

3

2




11

QA22

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

5

3

2




12

QA23

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh

5

3

2




13

QA24

Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

5

3

2




14

QA25

Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPĐ, B40, B41, cối 60mm

4

2

2




15

QA26

Giới thiệu ba môn quân sự phối hợp

3

2

1




16




Kiểm tra

3







3







CỘNG

75

36

36

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết
Bài QA13: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình",

bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

Mục tiêu:

- Trình bày được những âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống, phá các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Thực hiện tốt trách nhiệm người học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam



1 giờ

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và phương châm của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

1 giờ

4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch ở Việt Nam

1 giờ

5. Thảo luận

2 giờ

Bài QA14: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

Mục tiêu:

- Trình bày được những nội dung, biện pháp cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng;

- Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân nơi cư trú;

- Nâng cao trách nhiệm của người học sinh, chấp hành tốt các qui định về quốc phòng và an ninh, sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

1 giờ

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

1 giờ

3. Động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

1 giờ

4. Thảo luận

2 giờ


Bài QA15: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Mục tiêu:

- Trình bày những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam;

- Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Sẵn sàng thực hiện tốt trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

1 giờ

2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

1 giờ

3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

1 giờ

4. Thảo luận

2 giờ


Bài QA16: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước;

- Nhận thức rõ chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam;

- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

1 giờ

2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

1 giờ

3. Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo Việt Nam

1 giờ

4. Thảo luận

2 giờ


Bài QA17: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

Mục tiêu:

- Trình bày những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia;

- Phân tích được quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia;

- Vận dụng vào thực tiễn để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

2. Tình hình an ninh quốc gia



1 giờ

3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia trong thời gian tới

4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia



1 giờ

5. Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

6. Trách nhiệm của học sinh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia



1 giờ

7. Thảo luận

2 giờ


Bài QA18: Đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội)

Mục tiêu:

- Trình bày được thứ tự, nội dung cách thực hành các động tác của từng người trong đội ngũ đơn vị;

- Thực hiện được động tác đội ngũ đơn vị làm cơ sở vận dụng trong học tập quân sự và các hoạt động khác của nhà trường;

- Chấp hành tốt kỷ luật nơi luyện tập.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 4)

1. Đội hình tiểu đội

2. Đội hình trung đội

3. Đổi hướng đội hình


1 giờ

4. Thực hành

4 giờ


Bài QA19: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK - súng trường CKC

Mục tiêu:

- Trình bày được lý thuyết bắn, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn;

- Vận dụng để ngắm bắn, ngắm chụm và trúng; bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK, tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK;

- Đảm bảo an toàn trong tập luyện.



Nội dung: Thời gian: 8 giờ (Lý thuyết: 2, thực hành: 6)

1. Ngắm bắn

2. Ngắm chụm và trúng



1 giờ

3. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK (cho động tác nằm bắn)

1 giờ

4. Thực hành

6 giờ


Bài QA20: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

Mục tiêu:

- Trình bày được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ, quy tắc sử dụng lựu đạn;

- Thực hiện đúng tư thế động tác và ném lựu đạn được xa, đúng hướng;

- Đảm bảo an toàn trong luyện tập.



Nội dung: Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 3)

1. Một số loại lựu đạn phổ biến

2. Quy tắc chung sử dụng lựu đạn

3. Tư thế động tác ném

4. Một số động tác bổ trợ cho tập ném lựu đạn



1 giờ

5. Thực hành

3 giờ



Bài QA21: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của

nhà nước Việt Nam về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;

- Nâng cao ý thức công dân, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

1 giờ

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

1 giờ

3. Những giải pháp cơ bản về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

1 giờ

4. Thảo luận

2 giờ


Bài QA22: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về bản chất, tính chất, điều kiện của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Xác định những giải pháp cơ bản để giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Nâng cao trách nhiệm trong nhận thức và hành động đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Bản chất, tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1 giờ

2. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2 giờ

3. Thảo luận

2 giờ


Bài QA23: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường,

củng cố quốc phòng và an ninh

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tính tất yếu khách quan của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;



- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;

- Sẵn sàng tham gia phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng và an ninh.



Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

1 giờ

2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

1 giờ

3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay

1 giờ

4. Thảo luận

2 giờ

Каталог: upload -> CTDT
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
CTDT -> TRƯỜng cao đẲng đIỆn lực miền trung

tải về 1.42 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương