Trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan



tải về 432.31 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích432.31 Kb.
#12445
1   2   3   4   5   6   7   8

Ai sẽ cứu Nokia


Công ty này còn cách cái mà người ta gọi là “bờ vực thẳm” rất xa, mặc dù giá cổ phiếu của Nokia đã lao dốc quay về thời điểm cách đây 10 năm, mặc dù khẩu hiệu tuyên truyền “con người là trọng tâm” bị chế giễu và bóp méo thành “vỏ máy là trọng tâm”, và mặc dù tại buổi họp báo ra mắt iPad, Steve Jobs tuyên bố Apple đã trở thành công ty sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới. Mặc dù tất cả những điều trên, Nokia vẫn là ông trùm lớn trong lĩnh vực điện thoại di động với tỷ lệ cứ 10 chiếc di động được bán ra trên toàn thế giới có đến 4 chiếc là của hãng này. Như vậy, Nokia có cần được cứu nguy
Tuy nhiên, số lượng người cho rằng Nokia cần có sự chuyển mình triệt để và mới mẻ ngày càng nhiều. Sau khi iPhone của Apple được tung ra thị trường, cổ phiếu của Nokia đã mất giá 2/3, chỉ riêng năm ngoái đã mất giá 25%. Mặc dù các nhà phân tích ước tính, trong vòng 1 năm tới, thị trường di động toàn cầu sẽ tăng trưởng 10%, nhưng Nokia dường như vẫn giậm chân tại chỗ.
Trong số hàng trăm tài liệu phân tích về Nokia, có hai bài viết thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận gần đây. Đó là bài viết của Stefan Constantinescu, nhân viên đã nghỉ việc của Nokia và bài viết của Juhani Risku, quan chức cao cấp đã nghỉ hưu của hãng. Stefan Constantinescu cho rằng Nokia nên từ bỏ Ovi, chia tách đơn vị phần cứng, và chuyển đổi thành một ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Còn Juhani Risku cho rằng Nokia nên tinh giản tối đa đội ngũ cán bộ quản lý bậc trung, đồng thời bổ sung một CEO với vai trò giống như Steve Jobs của Apple. Bất kể những ý kiến đóng góp này có được bao nhiêu phần trăm hợp lý, chúng vẫn rất đáng được quan tâm, bởi vì đó là ý kiến của những người vốn rất hiểu về Nokia, hơn nữa, khi mà giờ đây họ đã rời khỏi vị trí ở công ty, ý kiến của họ lại càng công tâm và hữu ích.
“Bệnh tình” của Nokia biểu hiện ở những lần thất bại liên tiếp trên thị trường sản phẩm cao cấp. Mặc dù tốc độ tăng trưởng phi mã tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc đã phần nào làm giảm ảnh hưởng xấu từ việc mất thị phần tại thị trường cao cấp, nhưng đối với Nokia, ý nghĩa của khu vực thị trường cao cấp không chỉ đơn thuần là số lượng tiêu thụ, mà quan trọng hơn, nó là nhân tố then chốt để hoàn chỉnh chiến lược sản phẩm, và là điểm tựa cho hình tượng sản phẩm của hãng này. Cũng có người cho rằng, Nokia chưa bao giờ là “người đi đầu” cho một trào lưu, nhưng ngay cả khi chỉ là “kẻ ăn theo”, Nokia cũng tỏ ra hết sức vụng về. Khi mà iPhone đã làm mưa làm gió trên thị trường thì Nokia với điện thoại màn hình cảm ứng vẫn hết sức bình thản, chậm rãi. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo của Nokia không hề thua kém, nhưng dường như hãng này đã quên mất cách làm thế nào để quảng bá sản phẩm mới ra thị trường. Viện nghiên cứu của Nokia đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ 3D từ rất lâu, nhưng chiếc điện thoại 3D của Samsung lại đi trước đón đầu trào lưu. Không chỉ có công nghệ 3D, rất nhiều phát minh mới khác của Nokia đã bị các đối thủ cạnh tranh “đi trước một bước”, như công nghệ Nano, thiết bị cảm ứng, hệ thống thanh toán không cần tiếp xúc, công nghệ trực quan hóa, v.v…Điều này khiến sản phẩm của Nokia ngày càng trở nên bình dân và lạc hậu sau khi iPhone ra đời.
Vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề hiện nay của Nokia? Phương án của Stefan Constantinescu nghiêng về việc thay đổi chiến lược kinh doanh còn Juhani Risku thì yêu cầu tổ chức lại bộ máy quản lý. Theo Stefan Constantinescu, nguyên nhân chính khiến Nokia chậm chạp trong việc cho ra đời sản phẩm mới là vì lượng hàng bán ra quá khiêm tốn. Nokia nghiêng về theo đuổi các sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và mang lại không gian lợi nhuận lớn, vì hãng này vốn bị “dắt mũi” bởi những biến động của giá cổ phiếu. Nếu chia tách đơn vị chuyên phần cứng, thành lập một công ty mới, độc lập từ đơn vị sản xuất, công ty này sẽ có thể “rảnh tay” để trở thành một công ty của những phát minh và sáng tạo, nếu vậy, Nokia sẽ có hy vọng đạt được những bước tiến dài về công nghệ.
Stefan Constantinescu cho rằng, Nokia nên bắt đầu xây dựng nền tảng của hệ thống thanh toán điện tử tại Bắc và Tây Âu, sau đó mở rộng ra các khu vực khác trên toàn thế giới. Nếu tất cả hệ thống thiết bị cơ bản đều thuộc sở hữu của Nokia, thì hãng này sẽ “có phần” trong mỗi giao dịch, bất kể giao dịch đó sử dụng điện thoại di động của Nokia, Apple, HTC hay hãng nào đi nữa. Kết hợp với các đối tác bán lẻ và đầu tư vào ngân hàng, Nokia có thể trở thành công ty tài chính hàng đầu thế giới. Đây không phải là ý tưởng “điên rồ” của cá nhân Stefan Constantinescu, người từng là thành viên của hội đồng hoạch định chiến lược của Nokia, mà theo ông, phương hướng chuyển đổi này đã được một số quan chức lãnh đạo cao cấp của hãng tán thành. Ông nói: “Rất nhiều người mà tôi kính nể đều cho rằng, Nokia sẽ trở thành một ngân hàng trong tương lai là điều rất dễ nhận thấy”.
Phương án giải quyết của Juhani Risku có phần thực tế hơn. Theo ông, vấn đề của Nokia nằm ở sự quản lý chứ không phải chiến lược. Bởi vậy, phương án của ông nghiêng về cải tổ cơ cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp. 
Juhani Risku cho rằng, nhìn bề ngoài, Nokia có vẻ như đã được quản lý hết sức khoa học, nhưng thực tế đó lại là một công ty cực kỳ quan liêu. Trình tự thẩm duyệt sản phẩm mới của hãng mất quá nhiều thời gian. Thậm chí, khi các công ty cạnh tranh đã tung ra thị trường với khối lượng lớn sản phẩm cùng loại, thì các phương án sản xuất mẫu sản phẩm mới của Nokia vẫn còn nằm chung với bụi bặm trong két sắt. Nguyên tắc kinh doanh của Nokia là: thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy, hãng này cứ mải mê đi thu thập số liệu. Không một hãng điện thoại nào bỏ nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu, điều tra về nhân chủng học, về đám đông, về chiến lược phân chia thị trường như Nokia. Tiêu chí coi khách hàng là nhà thiết kế này chỉ hữu dụng đối với các sản phẩm có tính “cải lương”, còn đối với các sản phẩm mang tính cách mạng, nó lại là trở ngại. Apple cho ra đời iPhone và iPad không dựa trên những điều tra về thị trường mà là dựa vào trực giác và tư duy của nhà thiết kế. Thêm nữa, họ chỉ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lựa chọn, còn Nokia thì quá nhiều mẫu mã, chủng loại, gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn.
Tuy đưa ra những phương án giải quyết khác nhau, nhưng cả Stefan Constantinescu và Juhani Risku đều có chung quan điểm, rằng Nokia cần có một CEO mới. Điều thú vị là, những tranh luận xung quanh việc ai sẽ được chọn làm CEO mới của Nokia đều tập trung vào vấn đề quốc tịch. Liệu Nokia có thể chấp nhận một CEO không phải người Phần Lan?
Phần lớn các chuyên gia phân tích đều cho rằng, để có thể tăng cường sức cạnh tranh tự thân thì đầu tiên Nokia phải tuyển dụng được một CEO có thể cho ra đời những sản phẩm thành công. Các chuyên gia này cũng gợi ý, Nokia nên thu hút nhân tài của Apple, Google và các công ty phần mềm khác. “Họ cần một người Mỹ biết đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu chứ không phải một người châu Âu lúc nào cũng cho rằng các kỹ sư là số một”.
Cũng không hài lòng với cung cách quản lý của cán bộ cấp cao của Nokia hiện nay, nhưng Juhani Risku lại cực lực phản đối việc CEO của hãng là người Mỹ. Ông cho rằng, từ khâu ý tưởng, đến khái niệm và thiết kế, toàn bộ quá trình đều mang đậm “phong cách Phần Lan”. Trong khi phương thức vận hành và văn hóa thương mại kiểu Mỹ thì đầy ắp sự kiêu ngạo và tính xâm lược. Và nó hoàn toàn không phù hợp với người Phần Lan. Juhani Risku cho rằng nên tìm kiếm CEO mới trong nội bộ công ty. Vì CEO này phải am hiểu sâu sắc về hãng, về hàng trăm nhà sáng chế của hãng, đồng thời phải đủ năng lực để lãnh đạo 1500 nhà thiết kế của hãng trong toàn bộ quá trình từ xây dựng ý tưởng đến thiết kế sản phẩm. Người đó tuyệt đối không thể là một người từ trên trời rơi xuống.
Bất chấp những tranh luận trái chiều về ứng viên CEO của Nokia, kết quả đã được công bố vào này 13 tháng 9, khi hãng quyết định đưa Giám đốc điều hành của công ty phần mềm, Stephen Elop lên đảm nhiệm chức vụ CEO của hãng. Elop là CEO đầu tiên của Nokia không phải người Phần Lan. Elop vốn là kỹ sư máy tính, ông có mối liên hệ mật thiết với Nokia khi còn làm công việc phát triển phần mềm di động cho hãng tại công ty phần mềm và Macromedia. Elop không phải người Mỹ, ông là người Canada.
Stephen Elop có phải là CEO lý tưởng của Nokia, điều này chưa ai dám chắc. Nhưng Elop hiểu rằng, ngoài vấn đề chuyên, Nokia quan tâm nhiều hơn đến văn hóa của ông. Bởi vậy trong buổi họp báo nhậm chức, ông không mô tả nhiều về những điều chỉnh mang tính chiến lược của công ty trong tương lai, ông say mê thuyết trình về những điểm tương đồng của khí hậu phương Bắc ở Phần Lan và Canada, về môn thể thao yêu thích chung của người dân ở hai quốc gia này. Người ta chưa biết Elop sẽ chữa bệnh cho Nokia bằng loại thuốc gì, nhưng dễ dàng nhận ra tham vọng tiếp cận, đi sâu tìm hiểu công ty khổng lồ với 130.000 nhân viên của Phần Lan này của ông.

Stephen


Tại sao Nokia thất bại ở thị trường Mỹ?

ICTnews - Cũng như bóng đá và các dòng xe hơi cỡ nhỏ, thương hiệu Nokia phổ biến ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ nước Mỹ.

Mặc dù mức độ phổ biến gần như trên phạm vi toàn cầu đã từng đưa công ty này lên địa vị nhà sản xuất điện thoại di động số một thế giới, nhưng sóng đã đổi chiều, Nokia hiện đang vật lộn để đuổi theo những cách tân liên tiếp mà Apple và một số những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android khác.

Thị phần của Nokia đã giảm xuống còn 35% trong năm nay, theo một số liệu của IDC,  giảm xuống từ 48% năm 2006 - là thời điểm trước khi Apple trình làng iPhone. Nhưng những con số đó rõ ràng là khả quan hơn rất nhiều so với những gì họ đã làm được ở thị trường Mỹ. Điện thoại của Nokia chỉ chiếm lĩnh được 7,8% thị trường điện thoại di động ở Mỹ, theo số liệu của comScore, thấp hơn rất nhiều so với những đối thủ khác là Samsung, LG và Motorola.

Thị phần tụt dốc không phanh cũng như sự thiếu vắng những chiến lược của Nokia tại Mỹ đã làm mất đi niềm tin ở các nhà đầu tư, giá cổ phiếu của Nokia đã giảm tới 75% kể từ khi đạt đỉnh vào mùa thu năm 2007.

Những nhân tố trên đã tạo nên sự khủng hoảng niềm tin vào nhà sản xuất điện thoại Phần Lan. Ít ngày trước khi công bố dòng điện thoại thông minh mới của hãng, Nokia tuần trước đã quyết định sẽ bãi nhiệm tổng giám đốc điều hành (CEO) của hãng và công bố thay thế người đứng đầu khu vực Bắc Mỹ bằng Stephen Elop, một người từng gắn bó lâu năm với Microsoft.

Dan Hays, một thành viên của công ty tư vấn PRTM nhận xét: “Việc bổ nhiệm một lãnh đạo từ một công ty Mỹ lên vị trí CEO tại Nokia là dấu hiệu tốt cho thấy công ty này đang tập trung trở lại vào thị trường Mỹ. Một trong những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết đối với Nokia chính là thị trường này”.

Cũng theo Hays, nước Mỹ là địa bàn mà Nokia đã có truyền thống không thể hoạt động một cách êm thấm. Không giống như những nhà mạng không dây ở nước khác, những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở đây thích can thiệp vào thiết kế và chức năng của những thiết bị được sử dụng trên hạ tầng mạng của họ. Các nhà sản xuất thiết bị khác sẵn lòng hợp tác, nhưng Nokia lại có phần kiên định và cố gắng giữ sự kiểm soát hoàn toàn đối với cả phần mềm và phần cứng của các điện thoại mà họ sản xuất.

Một số nhà phân tích khác vẫn tỏ ra hoài nghi về những thay đổi, cho dù hãng điện thoại Phần Lan đã có bộ máy lãnh đạo mới. Ramon Lamas, chuyên gia phân tích của IDC nhận xét: “Chúng tôi thường xuyên nghe Nokia nói rằng ‘thị trường Mỹ là rất quan trọng đối với chúng tôi và chúng tôi đang điều chỉnh các chiến lược’. Nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả. Việc bổ nhiệm Elop không hoàn toàn đồng nghĩa với việc sẽ có một chiến lược mới ở thị trường Bắc Mỹ”.

Tuy nhiên, sự thay máu đồng nghĩa với việc Nokia đang tham gia vào một cuộc chơi bình đẳng. Hiện đang phải vật lộn trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, Nokia cần phải có những nhìn nhận đúng đắn về mỗi chiến lược và danh mục sản phẩm của mình. Việc thay đổi nhân sự cao cấp có thể sẽ mở ra một trang mới cho cuộc chơi của Nokia trên đất Mỹ, và có thể là hãng này sẽ từ bỏ những hệ điều hành vốn là độc quyền của Nokia gồm Symbian và MeeGo để tới với Android của Google.

Android có một số những lợi thế, không chỉ được cấp phép miễn phí cho mọi nhà sản xuất. Nokia đã tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển nâng cấp phần mềm Symbian, và họ đã khởi động một thỏa thuận hợp tác ‘đình đám’ với Intel để xây dựng một hệ điều hành riêng thứ hai có tên gọi MeeGo cho các dòng điện thoại cao cấp tiếp theo.

Nếu sử dụng hệ điều hành Android của Google, Nokia có lẽ cũng sẽ theo bước chân của Motorola, hãng sản xuất điện thoại này cũng đã từng gặp không ít khó khăn khi cố gắng tạo ra một thiết bị để thay thế điện thoại RAZR từng bán rất chạy cho tới khi họ chấp nhận sử dụng hệ điều hành Android cho điện thoại Droid.

Nhưng theo giới phân tích, chuyển qua sử dụng Android gần như là khả năng khó xảy ra đối với Nokia. Hệ điều hành MeeGo chưa được công bố đã nhận được làn sóng ủng hộ của những nhà phát triển phần mềm và sẵn có một nền tảng vững chắc, trong khi Symbian vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của những người sử dụng.

Hơn nữa, việc từ bỏ những phần mềm được ưu tiên sẽ khiến Nokia trở nên lúng túng trong một cuộc đua với nhiều đối thủ đáng gờm. “Nokia là người dẫn đầu thị trường, và vì thế họ không thể làm những gì giống với những người khác đã làm”, Carolina Milanesi, nhà phân tích tại Gartner nhận định. "Nokia đã tiêu quá nhiều tiền và nguồn lực để đưa họ tới vị trí như ngày hôm nay”.

Cho dù đã tốn nhiều nguồn lực cho những chiến lược của mình, nhưng vấn đề cốt yếu nhất mà Nokia phải đối mặt đó là các dòng điện thoại của họ không đạt được sự tuyệt đối. Nokia vẫn ở phía sau các đối thủ của họ về mặt cải tiến và các tính năng mới như là màn hình cảm ứng, các vật liệu nhẹ và thiết kế đẹp. Nếu Nokia đã hài lòng với các dòng điện thoại của họ, thì tại sao họ lại ‘phủ bóng đen’ lên sự kiện ra mắt dòng điện thoại N8 được quảng cáo nhiều trước đó bằng những xáo trộn về mặt nhân sự cấp cao?

Bài học thực tế Nokia nên học từ nước Mỹ, theo giới chuyên môn, là họ cần phải phát triển những điện thoại với chất lượng tốt tích hợp cùng những ứng dụng thú vị. Đó chính là nhân tố căn bản tạo nên thành công cho iPhone và đang mang lại những cú hích ngoạn mục cho làn sóng Android hiện tại.

"Nokia tất nhiên không cần phải bám riết lấy thị trường Bắc Mỹ để sống sót hay phát triển thêm, khi mà sự tăng trưởng thực của họ đang được tạo ra tại những thị trường mới nổi nơi mà Nokia là một thương hiệu mạnh”, Andy Castonguay, nhà phân tích tại Yankee Group nhận xét. “Nhưng nếu họ có thể khai thác thêm một số những cải tiến đang được các nhà phát triển ở Mỹ tạo ra, cùng với một danh mục điện thoại thông minh đình đám với hệ điều hành linh hoạt hơn, Nokia vẫn có thể thay đổi được tình hình”.



Hôm 7/4, hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody's đã hạ điểm đánh giá đối với Nokia, do nhà sản xuất mobile Phần Lan đã lộ ra nhiều điểm yếu trên thị trường di động, cũng như quá trình chuyển đổi nền tảng từ Symbian sang Windows Phone của họ chứa đựng những bất ổn tiềm tàng
Moody's cho hay, họ đã giảm mức đánh giá nợ ưu tiên của Nokia từ hạng A2 xuống A3, đồng thời giảm cả nợ ngắn hạn từ Prime-1 xuống Prime-2
Phó chủ tịch cao cấp của Moody's kiêm nhà phân tích hàng đầu về Nokia, Wolfgang Draak, bày tỏ: "Mức đánh giá dành cho Nokia bị hạ xuống đã phản ánh được vị thế suy giảm của hãng này trên thị trường, trong các lĩnh vực kinh doanh mobile cốt lõi của mình. Lợi nhuận và các khoản vốn đầu tư hoạt động của Nokia đều đã sụt đi so với trước đây."

Bước đi "liều lĩnh" mới mà vị giám đốc điều hành Nokia Stephen Elop thực hiện là chuyển đổi sang nền tảng Windows Phone đã khiến cho giới phân tích hoài nghi, và họ cho rằng chiến lược này sẽ khiến nhà sản xuất mobile hàng đầu thế giới bị mất đi lượng thị phần đáng kể.
Tháng trước, hãng phân tích và khảo sát tài chính uy tín Standard & Poor's cũng đã hạ điểm đối với Nokia./.

Ngày 23/3, tập đoàn Phần Lan Nokia cho hay, họ sẽ bắt đầu thảo luận những vấn đề cắt giảm nhân sự vào cuối tháng Tư, sau chiến lược bắt tay với "gã khổng lồ phần mềm" Microsoft.


Trước đây, Nokia chỉ nói "nước đôi" với nhân viên của mình, rằng có thể họ sẽ loại bỏ một số vị trí công việc, song không nói rõ con số sa thải là bao nhiêu, và vào thời điểm nào.
Chủ tịch hãng Jorma Ollila từng khẳng định với nhật báo Phần Lan Helsingin Sanomat, rằng họ không có kế hoạch cắt giảm, bởi chiến lược mới là sự tái cơ cấu bộ phận phát triển sản phẩm trên toàn cầu, chứ không riêng gì ở đất nước Bắc Âu này.
Kế hoạch cắt giảm nhân sự của Nokia bắt đầu được bàn luận xôn xao từ khi họ quyết định ứng dụng nền tảng mới Windows Phone cho các smartphone của mình, thay cho Symbian truyền thống.
Điều này khiến cho hãng sản xuất mobile hàng đầu thế giới phải tổ chức lại cơ cấu nhân lực của mình để đáp ứng tình hình mới.
Liên đoàn lao động Phần Lan đã e ngại động thái trên của Nokia sẽ khiến cho hàng nghìn nhân công tại đây rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp đáng lo ngại./.


Chủ tịch công đoàn lao động trí thức Ammattiliitto Pro, Antti Rinne ngày 14/2 cho hay, với chiến lược mới vừa ký kết với Microsoft, hãng sản xuất mobile lớn nhất thế giới Nokia sẽ tái cơ cấu đội ngũ nhân lực của họ, và điều này đe dọa hơn 5.000 vị trí công việc liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Phần Lan.
Rinne bày tỏ: "Nếu viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra, thì tôi ước tính 5.000 vị trí công việc ở Nokia sẽ bị đe dọa trong quá trình chuyển mình này."
Trong số 5.000 vị trí đó, có khoảng 1.500 người đang làm tại các chi nhánh phụ của Nokia.
Rinne cũng chỉ ra rằng nếu như Nokia "xuống tay," thì "gã khổng lồ mobile" này sẽ phải trả ít nhất 100.000 euro (135.000 USD) cho mỗi nhân công bị mất việc tại Phần Lan.
Chiến lược mới được triển khai sau khi "người cũ" của Microsoft là Stephen Elop đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Nokia, thay cho Olli-Pekka Kallasvuo, nhằm duy trì và nâng cao vị thế của hãng này trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trên thị trường smartphone.
Một trong những nét nổi bật vừa qua của "triều đại" Elop là ông đã bắt tay với Microsoft để triển khai hệ điều hành Windows Phone cho các thiết bị của Nokia, thay cho nền tảng Symbian tự phát triển lúc trước.
Điều này dẫn tới những cải tổ mạnh mẽ trong đội ngũ nhân sự để thích ứng với tình hình mới.
Tính đến cuối năm 2010, Nokia và Nokia Siemens Networks có 132.000 nhân công, và trong số này có 19.800 người làm việc tại "quê hương" Phần Lan của Nokia.
Hiện mảng nghiên cứu và phát triển của nhà sản xuất mobile hàng đầu thế giới này có hơn 6.000 nhân công, làm việc tại 4 thành phố của Phần Lan./.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 432.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương