ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT



tải về 0.61 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.61 Mb.
#1766
  1   2   3   4   5   6   7   8



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



Đề tài Kinh tế học Quốc tế

Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

GVHD : TS Hoàng Vĩnh Long

Thành phố HCM , ngày 25 tháng 4 năm 2010



Danh sách phân công nhóm 2

K08402A

1. Lê Xuân Tú K084020210 : Giai đoạn 2006-2008

2. Lê Thị Ngọc Hậu K084020131 : Tổng hợp, bổ sung

3. Phan Hoàng Diệu K084020118 : Giai đoạn 2006-2008

4. Phùng Ngọc Phương Khanh K084020144 : Giai đoạn 2009-2010

5. Đoàn Thảo Ly K084020152 : Tổng hợp, bổ sung

6. Hoàng Mai K084020155 : Chương 1+2+3

7. Lê Thị Thục Quyên K084020178 : Giai đoạn 2000-2002

8. Trần Phương Thảo K084020187 : Giai đoạn 2000-2002

9. Từ Huyền Trang K084020200 : Giai đoạn 2003-2005

10.Lê Thị Trang K084020201 : Giai đoạn 2003-2005

11.Đỗ Hồng Tú Trinh K084020206 : Giai đoạn 2009-2010

12.Huỳnh Phương Tuấn K084020212 : Giai đoạn 2003-2005

13.Nguyễn Thị Ngọc Yến K084020224 : Giai đoạn 2006-2008



MỤC LỤC

Trang


Lời mở đầu 1

Chương 1: KHÁI NIÊM NGOẠI THƯƠNG 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Vì sao lại có ngoại thương 3

1.3. Vai trò của NT đối với nền kinh tế 3



Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 6

2.1. Lợi thế về vị trí địa lý 6

2.2. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên 6

2.3. Lợi thế về lao động 7

2.4. Những hạn chế 7

2.5. Tổng quan kinh tế Việt Nam 7



Chương 3: SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

TRƯỚC NĂM 2000 9

3.1. Ngoại thương VN trước CMT8 – 1945 9

3.1.1. Dưới chế độ phong kiến 9

3.1.2. Dưới thời Pháp thuộc 9

3.2. Ngoại thương VN 1945 đến 1975 10

3.3. Ngoại thương VN 1975 đến 1986 11

3.4. Ngoại thương VN 1986 đến 2000 12

Chương 4: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY 16

4.1. Chiến lược ngoại thương giai đoạn 2000-2010 16

4.2. Thực tiễn 17

4.2.1. Giai đoạn 2000-2002 18

4.2.2 Giai đoạn 2003-2005 24

4.2.3 Giai đoạn 2006-2008 37

4.2.3.4Giai đạon 2009—nay 53

Tài liệu tham khảo 63

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ hàng trăm thế kỷ trước, các nhà kinh tế học cổ điển đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngoại thương đối với sức khỏe của một nền kinh tế. “Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương

Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động… Như vậy, hoạt động ngoại thương đóng một vai trò không thể thiếu trong tiến trình vực dậy nền kinh tế Việt Nam kể từ ngày mở cửa

Trong phạm vi hẹp của đề tài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ thực trạng hoạt động Ngoại thương Việt Nam trong thế kỷ 21 ( từ năm 2000 đến nay ), thời kỳ có rất nhiều biến chuyển trong hoạt động Ngoại thương cũng như những bước phát triển nhảy vọt của kinh tế nước nhà, từ đó có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động ngoại thương thời gian tới.



Chương 1

KHÁI NIỆM NGOẠI THƯƠNG

1.1.Khái niệm

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời: Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ phong kiến. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, do kinh tế tự nhiên còn chiếm địa vị thống trị, nên ngoại thương chỉ phát triển với quy mô nhỏ bé. Lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia chỉ dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đương thời.

Ngoại thương chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Ngoại thương trở thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài.

Như vậy, Ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo, lấy tiền tệ làm môi giới giữa các nước khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được đi kèm việc trao đổi các yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và vốn), nhất là ngoại thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa ngoại thương như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ (thậm chí cả các yếu tố sản xuất). Như vậy, ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp.

Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu; nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.

Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Điều kiện để ngoại thương sinh ra, tồn tại và phát triển là:

(1) Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp.

(2) Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước.

1.2. Vì sao lại có ngoại thương ?

- Tại sao các nước cần phải giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Việt Nam (hay bất kỳ một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nước mình?

- Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với đường giới hạn khả năng sản xuất của nước đó

- Các động lực xuất khẩu bao gồm:

+ Để sử dụng khả năng dư thừa.

+Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị.

+ Lợi ích nhiều hơn.

+ Phân tán các rủi ro.

- Các động lực nhập khẩu bao gồm:

+ Nguồn cung cấp rẻ.

+ Có thêm nhiều mặt hàng, sản phẩm.

+ Giảm rủi ro do không có nguồn cung cấp.

1.3.Vai trò ngoại thương đối với nền kinh tế

- Giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân tính theo đầu người

- Phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều việc làm mới.

- Sử dụng tốt nhất mọi khả năng, tiềm năng sản xuất trong nước.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

- Nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của nước ta trên thị trường.

- Cán cân thanh toán lành mạnh.

- v..v


  • Vai trò nhập khẩu

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.

- Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Ở đây, nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.



Hàng cấm nhập khẩu (Xem Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

1/ Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.

2/ Các loại ma tuý.

3/ Các hoá chất độc.

4/ Sản phẩm văn hoá đồi trụy, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội.

5/ Pháo các loại (trừ pháo hiệu).

6/ Thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác.


  • Vai trò xuất khẩu

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.

- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.



Ngành hàng xuất khẩu then chốt

1/ Nông nghiệp và ngư nghiệp.

a) Kinh tế vườn, thực phẩm chế biến và gia vị.

b) Hải sản.

c) Lương thực.

d) Hạt có dầu và dầu ăn.

2/ Lâm nghiệp và đồn điền.

a) Gỗ và sản phẩm gỗ.

b) Cao su và sản phẩm cao su.

3/ Hoạt động công nghiệp.

a) May mặc và tơ tằm.

b) Những sản phẩm điện tử, đồ điện và cơ khí.

c) Da và các sản phẩm da.

d) Thủ công nghiệp và các hàng thủ công.

Hàng hoá cấm xuất khẩu (áp dụng cho suốt thời kỳ 2001 - 2005)

1/ Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự.

2/ Đồ cổ.

3/ Các loại ma tuý.

4/ Các loại hoá chất độc.

5/ Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

6/ Động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên.

7/ Các loại máy mã chuyên dùng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.



Chương 2

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. Ngoại thương đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp, dịch vụ và cả trong sản xuất nông nghiệp. Cùng xem xét những điều kiện thuận lợi và bất lợi để hiểu rõ hơn về lợi thế so sánh của nước ta.



2.1.Lợi thế về vị trí địa lý

Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng tác động sâu sắc tới hoạt động kinh tế, nhất là nông nghiệp. Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6-7% / năm. Có biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế, ven biển, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè dễ cập bến an toàn quanh năm. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lí tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.



2.2.Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

  • Về đất đai : Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới. Chiều dài bờ biển 3260km, diện tích sông ngòi và ao hồ hơn 1 triệu ha cho phép phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch.

  • Về khoáng sản : Dầu mỏ hiện nay là tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng. Than đá trữ lượng cao, khoảng 3.6 tỷ tấn; mỏ săt với trữ lượng vài trăm triệu tấn, cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có nguồn clanh-ke để sản xuất xi măng dồi dào.

2.3.Lợi thế về lao động

Đây là thế mạnh của nước ta. Tính đến năm 2009, dân số nước ta khoảng 86.5 triệu người, trong đó hơn 40 triệu người trong độ tuổi lao động. Lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khoảng 0.16$/ 1 giờ lao động trong khi ở Nhật là 23$ / 1 giờ lao động, tỷ lệ thất nghiệp lớn ( khoảng 20-30% số người trong độ tuổi lao động ). Lao động là một lợi thế cơ bản để phát triển các ngành hàng: Dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, lắp ráp điện tử….

Ngoài ra lợi thế của Việt Nam còn có lợi thế về chính trị: Việt Nam có một nền chính trị ổn định, nền kinh tế theo cơ chế thị trường và phương châm ngoại giao là đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ thương mại, chủ động hội nhập quốc tế.

2.4.Những hạn chế :

-Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp so với bình quân thế giới, chỉ khoảng 0.1ha / người. Tuy sản lượng lương thực cao nhưng phải đảm bảo nhu cầu của gần 90 triệu dân trong nước nên không thể tạo ra nguồn tích lũy lớn cho những đòi hỏi cao hơn của sự phát triển kinh tế.

-Về tài nguyên: Tuy có phong phú nhưng phân bố tản mạn. Giao thông vận tải kém nên khó khai thác, chưa có trữ lượng khoán sản nào đủ lớn để trở thành mặt hàng chiến lược. Tài nguyên rừng, biển, thủy sản khai thác quá mức mà không được chăm bồi.

-Vị trí địa lý đẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, các hải cảng ít và nhỏ, đường sá và phương tiện giao thông lạc hậu.

-Trình độ quản lý kinh tế và bộ máy chính quyền kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng. Chính sách Pháp luật không rõ ràng, thiếu đồng bộ lại hay thay đổi gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế.

-Trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề công nhân còn thấp cho nên năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao.

-Công nghệ và trang thiết bị nhiều ngành kinh tế Việt Nam còn ở trình độ thấp, hàng hóa Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

2.5.Tổng quan kinh tế Việt Nam từ sau giai đoạn cải cách

Những năm đầu thế kỷ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương, tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩuđầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.



Chương 3

SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

TRƯỚC NĂM 2000

3.1. Ngoại thương Việt Nam trước CMT8 – 1945

3.1.1.Dưới chế độ phong kiến

* Bối cảnh : Dưới chế độ phong kiến lạc hậu nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, lại thường xuyên bị xáo trộn bởi nạn ngoại xâm. Sản xuất hàng hoá giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này.

* Tình hình ngoại thương : Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên.

Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha....

Hàng mua vào chia làm ba loại: một để thoả mãn tiêu dùng xa hoa của vua quan phong kiến như lụa là, gấm vóc, san hô, hổ phách v.v… Một loại khác để “giữ gìn xã tắc” như vũ khí, và những nguyên liệu làm ra vũ khí (sắt, đồng, diêm trắng, diêm vàng…). Cuối cùng là hàng tiêu dùng hàng ngày trong gia đình như gương lược, kim chỉ, thuốc men.

Hàng bán ra gồm nông lâm hải sản quý hiếm do thiên nhiên sẵn có được khai thác đem bán. Về lâm sản có sa nhân, thảo quả, nấm hương, trầm hương, ngà voi ... Hàng thủ công nghiệp có tơ lụa, đồ mĩ nghệ bằng vàng, bạc, những đồ gỗ sơn thiếp vàng, đồ gốm, đồ sứ ...



3.1.2.Dưới thời Pháp thuộc

* Bối cảnh: Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một “thuộc địa khai thác” - thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ở Châu á. Công nghiệp tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là ngành khai khoáng (than, kẽm, thiếc, xi măng…). Công nghiệp chế biến nhỏ bé, tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.

* Tình hình ngoại thương: Ngoại thương kém phát triển cả về quy mô, mặt hàng và thị trường.

Xuất khẩu chủ yếu của nước ta trong thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là gạo, cao su và than đá.

Trong 50 năm, từ 1890 đến 1939, ba nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo, trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn (chiếm 20% tổng sản lượng gạo sản xuất), 397 ngàn tấn cao su (gần như toàn bộ lượng sản xuất), 28 triệu tấn than (trên 65% sản lượng than sản xuất). Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu. Hàng tiểu thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu, bông, vải. Nhập máy móc thiết bị cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,4% (năm 1915) đến 8,8% (năm cao nhất - 1931) trong tổng kim ngạch nhập khẩu.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương