Trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan


Stephen Elop chính thức ngồi vào ghế CEO Nokia từ 21/9. Theo Reuters, Elop phải đối mặt với 5 thách thức không dễ giải quyết chút nào



tải về 432.31 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích432.31 Kb.
#12445
1   2   3   4   5   6   7   8

Stephen Elop chính thức ngồi vào ghế CEO Nokia từ 21/9. Theo Reuters, Elop phải đối mặt với 5 thách thức không dễ giải quyết chút nào. 


1. Mảng điện thoại thông minh yếu kém
Sự phụ thuộc lâu năm của Nokia vào hệ điều hành Symbian trong những chiếc điện thoại thông minh của hãng đã khiến tập đoàn Phần Lan này “chịu trận”, kể từ khi đối thủ Apple tung ra chiếc iPhone vào năm 2007. Sức mạnh của Nokia trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh đã sa sút, bất chấp việc sản xuất khối lượng lớn vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hãng.
Mặc dù Nokia hiện vẫn là đối thủ dẫn đầu thị trường điện thoại di động toàn cầu, nhờ sự hiện diện rộng khắp ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhưng điểm yếu của hãng trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã góp phần đưa Apple trở thành hãng sản xuất điện thoại cầm tay có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Sự chậm chân của Nokia trong cuộc cạnh tranh với Apple ở công nghệ màn hình cảm ứng, cộng với việc hãng “lề mề” khi tận dụng một số lượng lớn những nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, khiến người tiêu dùng kém mặn mà với những chiếc điện thoại gắn mác Nokia. Trong khi đó, cả Apple và Google - tác giả của hệ điều hành mã nguồn mở Android dành cho điện thoại di động - đều đã rất đề cao việc phát triển ứng dụng.
Hồi tháng 4, CEO Kallasvuo của Nokia khiến giới đầu tư thất vọng khi cho biết, việc tung ra phần mềm Symbian mới nhất - vũ khí chủ chốt của Nokia trong cuộc chiến với Apple - sẽ bị trì hoãn tới cuối năm 2010 và việc nâng cấp sẽ được chuyển sang năm 2011.
Từ khi chiếc N95 được đưa ra thị trường vào năm 2006 tới nay, Nokia hầu như không tung ra được một chiếc điện thoại cao cấp nào thực sự gây ấn tượng. Điều đáng nói là, sự chậm trễ này của Nokia xảy ra đúng lúc những đối thủ mạnh nhất về thiết kế công nghệ và quảng bá sản phẩm như Apple bắt đầu bước chân vào thị trường điện thoại thông minh.
2. Tình trạng xuống dốc ở thị trường Mỹ
Vào cuối thập niên 1990, khi Nokia vượt qua Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, một yếu tố quan trọng tạo ra thành công này chính là sự thống trị của Nokia tại thị trường Mỹ cả về phương diện lợi nhuận và sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Nhưng đến nay, sức hấp dẫn đó đã không còn nữa. Giờ Nokia chỉ chiếm thị phần chưa đầy 10% tại Mỹ, bị bỏ xa bởi các đối thủ nặng ký như Apple, Samsung và LG. Nokia đang thiếu sức sống ở thị trường công nghệ hàng đầu thế giới đúng lúc hãng cần tới sức mạnh đó nhất.
Khi nhậm chức CEO Nokia vào năm 2006, ông Kallasvuo đã “mạnh miệng” hứa là sẽ tập trung vào giải quyết những khó khăn ở thị trường Mỹ, rằng ông sẽ dành mỗi tháng 1 tuần cho vấn đề này. Nhưng từ đó tới nay, tình hình chẳng có chuyển biến gì.
Một rào cản lớn đối với Nokia tại thị trường Mỹ là sự thống trị của các nhà mạng lớn như AT&T và Verizon cộng với sự “ngạo mạn” của hãng khi không chịu thiết kế và bán điện thoại qua các nhà mạng này. 
3. Ban lãnh đạo “cũ kỹ” của Nokia
Việc bổ nhiệm Elop được xem là một bước tiến mới của Nokia, vì từ rất lâu, hãng này không đưa những gương mặt mới vào thay thế cho những nhân vật cũ, chủ yếu là người Phần Lan - vốn là những người có công đưa Nokia từ một doanh nghiệp kinh doanh gỗ và giấy thành “đế chế” điện thoại di động.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia là ông Jorma Ollila và CEO Kallasvuo đã làm việc cùng nhau từ thập niên 1980, khi Nokia bắt đầu tăng đầu tư vào lĩnh vực điện thoại di động và loại bỏ dần những mảng kinh doanh như màn hình máy tính, TV, lốp xe, dây cáp…
Việc bổ nhiệm ông Elop vào ghế CEO của Nokia làm gia tăng sự hiện diện của người nước ngoài trong ban lãnh đạo hãng. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia hiện là bà Marjorie Scardino, một người Mỹ. Hai thành viên nước ngoài khác trong Hội đồng quản trị Nokia là ông Alberto Torres, một người Venezuela, và bà Mary McDowell người Mỹ.
4. Nỗ lực bất thành ở mảng dịch vụ
Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao, nhằm bù đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương diện.
Công cụ chủ lực của Nokia trong mảng dịch vụ là trang dịch vụ Ovi không thể thu hút được số lượng người sử dụng đông đảo như ở gian hàng ứng dụng App Store của Apple. Trang chia sẻ hình ảnh và video “Share on Ovi” của Nokia mở cửa vào năm 2008 đã phải ngưng hoạt động vào năm 2009. Dịch vụ trò chơi N-Gage cũng sẽ giải thể vào năm nay. Tháng trước, Nokia cho biết, một dịch vụ khác là Ovi Files sẽ “đội nón ra đi” từ ngày 1/10 tới đây.
Vào năm 2007, Nokia chi 8,1 tỷ USD để mua hãng sản xuất bản đồ kỹ thuật số Navted, đánh dấu bước đi tốn kém nhất vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng tới nay, vẫn chưa được hưởng thành quả nào từ vụ mua lại này. Tháng 1 năm nay, Nokia tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ chỉ đường miễn phí trên điện thoại của hãng nhằm nỗ lực tăng doanh số và giá bán điện thoại.
5. Sự tham gia tốn kém vào thị trường thiết bị viễn thông
Nokia vẫn cho rằng, việc tham gia vào thị trường hạ tầng viễn thông, đầu tiên là qua công ty Nokia Networks và tiếp đó là qua liên doanh Nokia Siemens Networks, giúp ích cho hãng trong việc thiết kế điện thoại. Điều này có thể là thật, nhưng chi phí cho sự hiện diện của Nokia trong lĩnh vực trên không phải là nhỏ.
Nokia Siemens Networks đã chật vật suốt nhiều năm nay do ảnh hưởng từ xu hướng giảm đầu tư của các nhà mạng và sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như Huawei và ZTE của Trung Quốc

2.2. Nokia hợp tác cùng Microsoft với đội ngũ lãnh dạo và cơ cấu hoạt động mới

Ngôi vị số 1 của Nokia lung lay

Đối mặt sức ép cạnh tranh ngày một tăng từ các đối thủ mới nổi, Nokia dự định sẽ giới thiệu một loạt các sản phẩm mới trong năm nay. Tuy nhiên, theo giới phân tích, hãng đang vấp phải một cuộc chiến khốc liệt để bảo toàn thế thống trị.

Để phản công lại iPhone của Apple và Blackberry của RIM, Nokia tuyên bố kế hoạch ra mắt 3 chiếc smartphone mới có màn hình cảm ứng, một chiếc Netbook cơ động và hợp tác với Microsoft để tích hợp Office trên các thiết bị của hãng.


Giới quan sát chỉ trích gã khổng lồ di động Phần Lan vì đã để “lão hóa” các dòng sản phẩm và không đưa các smartphone mới ra thị trường đủ sớm để cạnh tranh với các đối thủ mới nổi.
Một số nhà phân tích khi được phỏng vấn bởi hãng tin AFP, đã đồng ý rằng Nokia chưa có sản phẩm nào đủ sức thách thức iPhone khi đa số các thiết bị của hãng vẫn sử dụng hệ điều hành đã lỗi thời.
“Phải đến sau năm 2011 họ mới có được hệ điều hành đủ “chuẩn” để tạo sức cạnh tranh thực sự”, Richard Windsor, một nhà phân tích thuộc Nomura Securities ở London, nói với hãng tin AFP.
Chiếc smartphone mới nhất của Nokia, N97, cho đến nay mới đạt được doanh số bán ra rất khiêm tốn so với iPhone.
Hãng tư vấn công nghệ Gartner ước tính Nokia chỉ bán được khoảng 500.000 chiếc N97 kể từ khi nó được giới thiệu hồi tháng Sáu. iPhone thế hệ thứ 3 của Apple đã bán được tới 1 triệu chiếc chỉ trong mấy ngày cuối tuần đầu tiền sau khi ra mắt.
Nokia cần phát triển các model mới với khả năng kết nối Internet tốc độ cao để tạo ra những chiếc smartphone thực sự thành công. Đây đang là phân khúc thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất với giá thành cao, đồng nghĩa với lợi nhuận lớn hơn các điện thoại đơn giản giá rẻ hơn.
Thị phần của gã khổng lồ điện thoại Phần Lan ở phân khúc smartphone đã giảm khá nghiêm trọng trong những tháng gần đây. Trong quý II năm nay, Nokia chiếm 45% trong tổng số 40 triệu chiếc smartphone bán ra trên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê của Gartner, cùng kỳ năm trước, Nokia chiếm 47,4% trong tổng số 32 triệu chiếc smartphone bán ra.
“Một sản phẩm high-end thực sự và các dịch vụ có trọng tâm hơn là nhiệm vụ sống còn của Nokia nếu muốn lấy lại danh tiếng cũng như làm hài lòng các nhà đầu tư”, Carolina Milanesi, nhà phân tích của Gartner, nhận xét.
Bên cạnh việc hợp tác với Microsoft, Nokia cũng sẽ sử dụng hệ điều hành Linux và đàm phán với mạng xã hội số 1 thế giới, Facebook, để phát triển các dịch vụ mới
“Họ đã ý thức được điều gì thực sự có ý nghĩa đối với các cổ đông”, Ben Wood, giám đốc bộ phận nghiên cứu của CCS Insight, nói với AFP.
Apple cũng đã đánh bại Nokia trong việc thu thêm lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm “ăn theo” trên dịch vụ trực tuyến như nhạc chuông, video, game…
Cửa hàng ứng dụng trực tuyến Store của Apple khai trương vài tháng Bảy năm ngoái, trong khi Ovi của Nokia mới được khai trương hồi tháng Năm năm nay.
“Nokia đã không thể tạo ra một “sảm phẩm sát thủ” để đánh bại Apple và Google. Nokia cần phải có một giải pháp để tạo những sản phẩm đủ hấp dẫn khách hàng tới mức họ phải thốt lên “tôi mãn nguyện với chiếc điện thoại này”, ông Wood nói.
Olli-Pekka Kallasvuo, giám đốc điều hành Nokia, nói với các phóng viên hôm 2/9 rằng những dịch vụ ăn theo là “vấn đề then chốt trong tương lai”, và rằng hãng của ông muốn tạo ra những chiếc smartphone giá cả phải chăng hơn để vươn tới phạm vi khách hàng rộng lớn hơn.
Nhưng đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tình hình hiện tại của nền kinh tế.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhu cầu điện thoại di động sụt giảm sau 6 năm tăng trưởng liên tục.


Nokia, hãng có 1,1 tỷ khách hàng trên toàn thế giới, đã thông báo giảm 66% lãi ròng trong quý II của năm 2009 và giảm 25% tổng doanh thu trong 12 tháng gần đây.
Trong một nỗ lực kéo lại lợi nhuận, Nokia đã khởi động kế hoạch cắt giảm chi tiêu hồi tháng Giêng, hướng đến cho thôi việc khoảng 4.000 nhân viên.Ba tháng đã trôi qua kể từ khi cựu giám đốc điều hành Microsoft nắm quyền tại hãng sản xuất di động Phần Lan. Đó cũng là khoảng thời gian xuất hiện liên tiếp những tin xấu mà hệ quả là 560 nhân viên phát triển phần mềm đã bị sa thải bởi Elop.

Rắc rối thì rất nhiều, từ vụ Nokia N8 bị chậm ra mắt do vấn đề phần mềm đến một loạt các thiết bị mới gặp lỗi không thể khởi động. Niềm hy vọng duy nhất của hãng đặt tại hệ điều hành MeeGo mới, song đó lại là câu chuyện của năm 2011.

Hào quang của quá khứ 

Trong nhiều năm , vị trí số 1 của Nokia là chẳng thể nghi ngờ, nhưng giờ đây có vẻ như điều đó đã thay đổi. Thực vậy, giấc mơ cạnh tranh của châu Âu với các chú dế đến từ Mỹ đặt cả trong tay hãng sản xuất Phần Lan. Hãy nhớ, vào đầu thiên niên kỷ mới, giá trị của công ty ước tính lên tới 395 tỷ đô la và chiếm tỷ trọng GDP cao ngất ngưởng ở nước sở tại.

Vào những năm 90, Nokia thành công trên hầu hết mọi lĩnh vực hãng kinh doanh. Người người, nhà nhà mong sở hữu một chiếc di động mang thương hiệu Nokia. Đó là đại điện của sự sang trọng. Đó là một tôn giáo.

Thảm họa iPhone 

Thực tế, Nokia bán nhiều điện thoại hơn bất kỳ hãng sản xuất nào trên thế giới, gần như cứ mỗi 3 chiếc di động sẽ có 1 chiếc của Nokia. Thậm chí, ngay cả trên sân nhà của mình, các công ty thuộc thung lũng Silicon (Mỹ) cũng phải chào thua. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm của họ đều là các mẫu máy giá rẻ, tiêu thụ ở thị trường mới nổi với lợi nhuận thấp. Trong khi trên mảnh đất màu mỡ nhất là smartphone, họ lại ngày càng chìm nghỉm trước những đối thủ đến từ California.

Vấn đề nằm ở chỗ, các công ty của Mỹ không chỉ đề ra một cấp độ mới về chất lượng của smartphone hay hệ điều hành, mà họ còn tái cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất. Trong đó, nổi bật là khía cạnh phần cứng – vốn là thế mạnh một thời của Nokia.

iPhone đã vượt qua ranh giới của một smartphone tao nhã và thân thiện. Đó là hệ thống hoàn chỉnh với trung tâm là App Store có hơn 300.000 ứng dụng. Hơn nữa, khả năng hỗ trợ chơi game tuyệt vời cũng là cú đấm thực sự cho hãng di động Phần Lan. Với Apple iPhone, di động Internet đã thực sự chiếm được thị trường. Và dĩ nhiên, “quả táo cắn dở” là vị vua mới.

Cơn ác mộng Android 

Cùng với Apple, một kẻ phá bĩnh khác mang tên Android của Google. Mặc dù Google Nexus là dòng sản phẩm thất bại, song hệ điều hành mở của gã khổng lồ tìm kiếm đã quá mức thành công.

Android trở thành đối tượng yêu thích cho các nhà phát triển phần mềm. Đến như Samsung hay Sony Ericsson – bạn hàng lâu năm của Symbian do Nokia khởi xướng, nay cũng chuyển sang nền tảng này. Tính đến quý 3 năm 2010, thị phần của Android chiếm tới ¼ số lượng smartphone, tăng 3,5% so với năm ngoái. Trong khi đó, Nokia giảm chỉ số tới 8%, chỉ còn 36,6%.

Có vẻ vô lý, song mối đe dọa thực sự của “cựu hoàng di động” lại đến từ một công ty chẳng làm lấy nổi một “chú dế” ra hồn.

Quá nhiều mẫu mã 

Thành công của Apple và Google cho thấy một sự thật, đó là thay đổi cơ bản trong kinh doanh điện thoại thông minh ở cả phần cứng và phần mềm. Cựu giám đốc điều hành Ollila đã công nhận điều này khi cách đây khá lâu, ông cho hay tương lai của smartphone nằm ở khả năng truy cập Internet và các ứng dụng đi kèm. Đồng thời, ông cũng đề cập tới khả năng một bộ phận của hãng sản xuất Phần Lan sẽ chuyển đổi thành công ty phần mềm.

Trên thực tế, những nỗ lực ban đầu của Nokia rất đáng được ghi nhận. Năm 1996, Communicator 9000 – điện thoại đầu tiên có biểu lịch, trình duyệt Internet và email đã được hãng cho ra mắt. Song, thành công thu về không đáng kể.

Tới năm 1999, Nokia 7110 với trình duyệt WAP xuất hiện. Tuy vẫn có chút rườm rà và chậm chạp nhưng đây vẫn là một bước đột phá lớn.

Ấy vậy mà tất cả đã thay đổi vào năm 2000. Oillila muốn Nokia hướng tới những thị trường bùng nổ một cách toàn diện hơn. Sản xuất từ 40 đến 50 model mỗi năm – có nghĩa là mỗi người mỗi điện thoại khác nhau. Song chu kỳ thành công thì dường như đã kết thúc.

Có quá nhiều vấn đề tồn đọng ở Nokia, ngay trong nội bộ và cả những thách thức đến từ những đối thủ sừng sỏ. Và cứ như thế, chiếc ngai vàng một thủa sẽ không thể trở về với công ty này nữa.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 432.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương