Trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan


Sau 5 tuần gia nhập Nokia, bản kết quả kinh doanh đạt gần 530 triệu EUR (740 triệu USD) được coi là thành tích đầu tiên của Stephen Elop



tải về 432.31 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích432.31 Kb.
#12445
1   2   3   4   5   6   7   8

 Sau 5 tuần gia nhập Nokia, bản kết quả kinh doanh đạt gần 530 triệu EUR (740 triệu USD) được coi là thành tích đầu tiên của Stephen Elop.


Lợi nhuận quý 3 của Nokia tăng mạnh trở lại nhờ doanh số bán Smartphone, tuy nhiên, hãng cũng công bố sa thải 1.800 nhân viên.

Mức lợi nhuận này của Nokia chủ yếu đến từ doanh số bán lẻ điện thoại smartphone với giá bán được nâng lên cao hơn.

Dòng sản phẩm này đã kéo doanh thu của hãng lên 7,2 tỷ Euro, tăng 4% so với năm ngoái.

Lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng mang lại 423 triệu Euro doanh thu sau khoản lỗ 426 triệu Euro quý 4 năm ngoái.

Doanh số bán lẻ của Nokia lên đến 26,5 triệu sản phẩm, tăng đến 61% so với 1 năm trước.

Tuy nhiên, Nokia vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ nhe Apple, HTC hay Research In Motion.

Công ty đưa ra tuyên bố sẽ sắp xếp lại một số hoạt động của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dòng điện thoại thông minh Symbian. Điều này sẽ dẫn đến sự phân bổ lại nhân viên và sa thải khoảng 1.800 nhân công của hãng trên toàn thế giới.

Nokia dự kiến doanh thu quý 4 của mình sẽ ở mức 8,2 - 8,7 tỷ Euro mặc dù thị phần toàn cầu của hãng đã giảm nhẹ so với năm ngoái.

5/2010

Đã 3 năm trôi qua nhưng Nokia chỉ có thể ra mắt những sản phẩm “lặt vặt” trong khi các nhà đầu tư trông đợi một quả “bom tấn”. Sự kiên nhẫn đã cạn và bão sắp nổi ở Nokia.



Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Olli-Pekka Kallasvuo – TGĐ Nokia, trong phiên họp cổ đông thường niên diễn ra ngày 5/5 tại Phần Lan là phải thuyết phục được các nhà đầu tư rằng Nokia sẽ sớm có một mẫu smartphone “đình đám” và đủ sức đối đầu với iPhone của Apple, BlackBerry của RIM hay những mẫu máy Android. “Sự kiên nhẫn đã hết và đã đến lúc chúng tôi phải bắt đầu lo lắng về sự xói mòn của giá trị thương hiệu”, Max Jul Pedersen, người đang quản lý quỹ đầu tư Danske Capital trị giá 95 tỷ USD tại Copenhagen (Đan Mạch) nói và cho biết thêm rằng hãng này đã có dự đính bán tháo cổ phiếu của Nokia.

Trong năm ngoái, hãng di động Phần Lan đã chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều gấp 6 lần so với Apple nhưng kết quả chỉ là những thứ “vặt vãnh”. Giá cổ phiếu của hãng đã sụt gần 20% và khiến họ mất khoảng 10,5 triệu USD giá trị thị trường chỉ trong 2 tuần sau khi Nokia công bố kết quả kinh doanh quý I với mức thu nhập thấp hơn hẳn so với dự đoán của các nhà phân tích. Hiện tại, với khả năng vốn hóa trên thị trường đạt khoảng 34 tỷ euro (44 tỷ USD), Nokia chỉ là quá nhỏ nhoi nếu so với mức 230 tỷ USD của Apple hay thậm chí họ cũng chỉ còn là cái bóng của chính mình nếu so với đỉnh cao 203 tỷ euro mà họ đạt được hồi năm 1999.

Tính đến cuối năm 2009, Nokia có 156.000 cổ đông nhưng quan trọng nhất là họ có đến 38% cổ đông tại thị trường Mỹ - nơi mà Nokia đã “húc đến bể đầu” vẫn không thể phá vỡ bức tường để mở cửa vào thị trường này. Trong khi đó, các nhà đầu tư có lý do để lo lắng khi hầu hết các cửa hàng di động tại Mỹ chỉ thấy bán iPhone, BlackBerry hay LG, Samsung còn Nokia thì hoàn toàn vắng bóng. Để thúc đẩy doanh số tiêu thụ smartphone, trong vòng 9 tháng qua Nokia đã giảm 18% giá bán - một bước đi táo bạo chấp nhận hy sinh lợi nhuận. Nhưng cái mà họ nhận được là gì? Là việc để mất thêm tới 2% thị phần toàn cầu ngay trong quý I/2010 (số liệu của IDC công bố hôm 30/4/2010).

Và “bão” đã nổi. Khi tài sản của mình cứ ngày một chìm dần cùng với Nokia, các nhà đầu tư đang kêu gọi thay đổi bộ máy lãnh đạo và quản lý hãng. “Nếu có một bộ máy quản lý mới, mọi người sẽ có ấn tượng mới theo chiều hướng lạc quan hơn”, Leon Cappaert, người đứng đầu quỹ đầu tư KBC Asset Management trị giá 360 triệu euro ở Brussels (Bỉ) nói. Và chỉ vài ngày sau khi Nokia công bố kết quả kinh doanh quý, ông này đã bán toàn bộ số cổ phiếu mang tên hãng di động này của mình.

Nokia hiểu điều đó và họ đang “tăng tốc”. Tháng trước, ông Kallasvuo đã tuyên thệ sẽ phản công với những sản phẩm “nhanh hơn, thú vị hơn”. Hôm 27/4, Nokia ra mắt mẫu smartphone N8 sử dụng nền tảng Symbian mà họ đã cải biến. Họ ký thỏa thuận hợp tác với Intel, với Microsoft để gia tăng sức mạnh nhằm đối đầu với RIM hay Apple. Nhưng Nokia cần phải “nhanh nhẹn và hoạt bát” hơn nữa mới có thể bắt kịp đối thủ, các nhà đầu tư nói. Hiện nay, ngân sách dành cho R&D của Nokia là 7,7 tỷ USD (chiếm 14% tổng doanh thu) cao hơn nhiều so với mức 1,3 tỷ USD (3% doanh thu) của Apple và họ cần phải thể hiện sự vượt trội ấy bằng các sản phẩm thực tế.

Nhưng nhiều người cho rằng đã quá muộn đối với Nokia. “Nokia đã đánh mất những khách hàng cao cấp vào tay iPhone và gần như không thể nào “đòi lại” được nữa. Trên thị trường smartphone hiện nay, nhiệm vụ của Nokia là chạy nhanh hết sức để… đứng yên chứ đuổi theo đối thủ là quá muộn”, Stuart O’Gorman của hãng Henderson Investors ở Edinburgh, người đã thẳng tay bán hết số cổ phiếu của Nokia mà ông nắm giữ ngay trong ngày hãng công bố kết quả kinh doanh quý.



“Nokia đang giảm giá chỉ để cố duy trì thị phần”, Francisco Jeronimo – chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu thị trường IDC nói và nhận định rằng giá cổ phiếu cũng như thị phần của Nokia sẽ còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới để rồi sẽ đánh mất thế dẫn đầu ở thị trường châu Âu vào tay Samsung – hãng điện tử Hàn Quốc.

Theo Business Week

Tại sao Nokia lại hợp tác với Microsoft
Sự kiện tài chính và chiếc lược của
 Nokia ở London đã kết thúc, MWC 2011 và những sự kiện bên lề ở Barcalona cũng đa qua đi, bây giờ là thời điểm để chúng ta cùng ngồi lại và tổng hợp thông tin, suy luận về lý do Nokia hợp tác với Microsoft thay vì Google hay một công ty nào khác.
Câu chuyện của những người lớn:
Tại sao đây lại là câu chuyện của những người lớn? Đơn giản thôi, những ai tham dự câu chuyện này đều là những người khổng lồ và mỗi bước đi của họ có thể làm thay đổi thị trường thế giới. Và đã là người lớn thì họ suy nghĩ và bàn luận kinh doanh một cách nghiêm túc, không phải hứng lên thì làm như lũ trẻ ranh hay thiếu suy xét như bọn thanh thiếu niên chúng ta.
 
Vầy thì những suy nghĩ và lợi lộc nào đã làm cho Nokia nghiêng về phía Microsoft thay vì về với Google như những gì mà nhiều người mong muốn?
Tiền là một vấn đề quan trọng.
 
Khoan hãy nhắc đến những thứ khác, không có tiền thì bạn không thể làm bất cứ điều gì cả. Trong khi Nokia đang gặp 1 chút khủng hoảng nho nhỏ về tài chính thì Microsoft sẵn sàng đưa ra nguồn lực tài chính vô tận của mình để giúp họ. Bạn nghĩ là Google cũng lớn ư? suy nghĩ lại đi, quảng cáo cho Android xuất hiện nhiều thật đấy nhưng liệu có bao nhiều phần trăm lấy ra từ túi của Google hay đó chính là tiền của các nhà sản xuất thiết bị. Hầu hết các quảng cáo của Google đều đến từ những kênh phi truyền thống (Internet), tức là lĩnh vực mà họ rất mạnh mẽ và chi phí cho chúng là cực nhỏ.
 
Microsoft thì sao, chỉ riếng
 Kinect  Windows Phone 7 thì họ đã bỏ ra 1 tỷ đô la để quảng bá. Điều đó cho thấy Microsoft thật sự quyết tâm xâm lấn 2 thị trường này. Hơn nữa, không thể không nhìn vào quy mô của Microsoft, Nokia và Google. Mình là một người rất thích Google nhưng có lẽ chúng ta cũng nên dẹp bỏ những ảo tưởng của mình về gã khổng lồ này: họ không thể giúp đỡ Nokia khi mà doanh thu trong năm 2010 chỉ bằng 1/2 Nokia và hơn 1/3 Microsoft.
Hơn nữa, hợp tác với Microsoft là rất có lợi cho Nokia, xét về mặt tài chính. Nokia công bố hợp tác với Microsoft như là 2 bên ngang hàng nhau, họ không nói rõ nhưng có vẻ như Nokia thậm chí còn không phải trả tiền bản quyền cho Microsoft. Một số những chi phí như quảng cáo hay phát triển còn được chia sẻ chung giữa 2 công ty và bạn cũng có thể đoán xem ai là người trả nhiều tiền hơn rồi đấy.
Về phần Google, họ cung cấp Android miễn phí ư? Hãy quên giấc mơ thần tiên đó đi, Android miễn phí nhưng những dịch vụ xoay quanh như Google Mobile Service (Gmail, Google Docs, Maps....) thì nhà sản xuất phải trả tiền cho Google để được sử dụng, Và những quảng cáo trong Google Ads cũng mang lại cho họ không ít tiền. Người ra cho rằng mỗi người dùng Android sẽ mang lại cho Google khoảng 9,85$ tiền quảng cáo trong năm 2012. Cho dù vậy thì số tiền quảng cáo mà Google thu từ Android vào năm đó ước đoán chỉ đạt 1,3 tỷ đô la Mỹ. Tất nhiên, Google không thể miễn phí cho Nokia những khoản này trong khi Microsoft sẵn sáng làm tất cả để đưa Windows Phone 7 đi lên. Stephen Elop cho biết” “lượng tài sản được chuyển sang cho Nokia không tính bằng triệu mà tính bằng tỷ đô la Mỹ” (In fact the value transferred to Nokia is measured in B's not M's,) bạn sẽ chọn ai đây?
Vị thế của Nokia:
Google cho phép Nokia tùy biến Android nhưng hãng nào chẳng được làm thế? Microsoft thì sao?
 Họ cũng cho phép Nokia tùy biến bất cứ cái gì của Windows Phone 7, quá ưu ái khi mà không ai, kể cả đối tác gần gũi HTC hay lớn như Samsung cũng không được trao quyền. 
Microsoft hợp tác với Nokia để đưa những thiết bị Windows Phone 7 vốn mắc tiền xuống sâu hơn nữa vào thị trường giá rẻ và trung cấp. Họ thậm chí sẽ hạ thấp yêu cầu tối thiểu để chạy Windows Phone 7 để Nokia dễ dàng hơn trong việc sản xuất các thiết bị này.
Hơn nữa, nhiều khả năng Nokia không muốn hợp tác lỏng lẻo với Google như các công ty khác mà họ muốn làm việc chặt chẽ hơn. Đi theo Google là phải chờ đợi các bản cập nhật, tùy biến lại rồi đưa xuống các thiết bị của mình. Một việc làm hơi quá sức với Nokia khi mà số thiết bị của họ ra mắt 1 năm là quá nhiều và Google cứ thích thú với trò chơi nửa năm nâng cấp 1 lần. Microsoft thì không vậy, họ quy định rõ cấu hình thiết bị và những bản cập nhật có thể đi trực tiếp từ Microsoft xuống máy người dùng.
 
Bản quyền:


Có thể bạn không biết nhưng bản quyền cũng là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của Nokia. CEO Stephen Elop cho biết các bằng phát minh, quyền sở hữu trí tuệ là những tài sản quý giá nhất của Nokia. Sẽ dễ hình dung ra hơn nếu bạn diễn dịch câu nói trên thành một câu nói bình dân: Elop muốn thu tiền từ những tài sản trí tuệ của đội ngũ nhân viên Nokia. 
Làm sao để thực hiện đây hả Elop? Đi kiện, tất nhiên. Nokia đang đi kiện hàng loạt công ty mà Apple nổi lên như một trong những đối thủ nguy hiểm nhất. Apple vốn có truyền thống “dìm hàng” những đối thủ nguy hiểm nhưng cũng sẵn sàng trả tiền để dàn xếp những vụ rắc rối với những đối thủ mà họ cho là lành tính hơn (WP7 hiện tại được Apple coi là không nguy hiểm). Hơn nữa, khi mà Microsoft đang hợp tác chặt chẽ với Nokia và Apple cũng đang dính 1 số vụ lùm xùm bản quyền với Microsoft thì việc dàn xếp với Nokia dễ dàng hơn cả. Hầu hết các vi phạm mà Apple kiện ngược lại Nokia đều là từ màn hình cảm ứng. Nokia đã nhanh tay cắt hết những thiệt hại phát sinh sau này(nếu có) mà vụ thưa kiện đưa ra bằng cách sử dụng phần mềm của Microsoft. Bạn đã thấy Apple kiện Microsoft trong lĩnh vực cảm ứng chưa? làm sao mà kiện đây!
Có thể bạn cho rằng Google cũng có màn hình cảm ứng, nhưng đây lại là công ty yếu thế nhất trong các vụ kiện bản quyền. Các công ty sử dụng Android liên tục bị kiện, Google chẳng bảo vệ họ mà nhiều khi còn làm cho tình hình xấu hơn. Tệ hơn nữa là những “trò cười” khi mà các công ty sử dụng Android như Sony và LG kiện nhau ở Mỹ. Apple kiện Motorola và HTC, Microsoft kiện Motorola, Oracle kiện Google... tất cả đều dẫn tới những rắc rối không đáng có trong khi Nokia lại có thể bình yên ngồi thu nhiều tiền nếu hợp tác với Microsoft, bạn sẽ chọn ai đây?
Kết luận:
Nokia có thể cho Microsoft cả thế giới trong khi Microsoft sẵn sàng chuyển giao thị trường chủ lực Mỹ cùng những tài sản giá trị khác cho Nokia. Có lẽ mối quan hệ khăng khít này sẽ còn tồn tại một thời gian rất dài nữa,mặc cho CEO Google Eric Schmidt cứ tiếc nuối và mong muốn được hợp tác với Nokia. Chúng ta cũng không thể không nhắc tới vụ việc Vic Gundotra 2 con gà tây không làm nên đại bàng cũng như việc Aidan Biggins mời các kỹ sư thất nghiệp của Symbian vào Google làm việc.

20/07/2010 - 07:20 PM



Nokia sắp thay tướng

Nokia đang tìm kiến một nhà lãnh đạo mới nhằm đổi mới sự phát triển của phân khúc smartphone, tờ Wall Street Journal cho biết.

Động thái này diễn ra trong lúc, giám đốc điều hành của hãng Olli-Pekka Kallasvuo vẫn đang tìm kiếm những hướng đi cho công ty trên phân khúc điện thoại thông minh cao cấp.



Nokia vẫn tiếp tục là thương hiệu bán điện thoại nhiều hơn các nhà sản xuất khác, nhưng sự tăng trưởng của hãng chậm hơn nhịp độ mà Apple hay các mẫu chạy Google Android đang bán ra.

Wall Street Journal cho biết, một nguồn tin thân cận của họ tiết lộ hôm qua, Nokia đang tìm kiếm một vị lãnh đạo mới. Tờ báo này cũng liên lạc với phát ngôn viên của hãng tại Mỹ, nhưng không nhận được bình luận gì thêm trong khi nỗ lực liên lạc với phát ngôn viên tại Phần Lan thất bại.

"Đây là một sự thay đổi quan trọng", nguồn tin trong nôi bộ Nokia củaWall Street Journal tiết lộ, quyết định này sẽ được đưa ra vào cuối tháng.



CEO của Nokia, ông Kallasvuo bắt đầu vị trí này từ năm 2006, trước khi Apple giới thiệu iPhone một năm. Công ty này đã nhiều lần vấp ngã trong việc cố gắng đẩy mạnh phân khúc smartphone.

Hai tháng trước, Nokia đã có một loạt các thay đổi lãnh đạo, phần lớn nhắm vào kiện toàn tổ chức nhóm smartphone. Giữa tháng 6 vừa rồi, công ty này đã hạ thấp triển vọng về lợi nhuận của mình, với lý do "môi trường cạnh tranh, đặc biệt ở phân khúc cao cấp".

Việc thay đổi lãnh đạo của Nokia đồng nghĩa với thay đổi phân khúc smartphone.

Các nhà phân tích cho biết, Nokia cần cải tiến hệ điều hành di động và hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng ứng dụng để cạnh tranh với iPhone và Android của Google.

Nokia đang nhắm tới một phiên bản hệ điều hành mới ra mắt quý III này là Symbian^3, đồng thời đang đẩy mạnh việc trình làng Symbian^4 vào cuối năm nay, đầu năm sau. Bên cạnh đó, hãng cũng đang nỗ lực xây dựng MeeGo, nền tảng hợp tác với với Intel.

Trên thị trường thế giới, Nokia hiện chiếm gần 40% thị phần di động, những nơi bán tốt thiết bị của hãng là châu Âu và các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Tuy nhiên, phần lớn di động từ Nokia bán ra là hàng giá rẻ, mức lợi nhuận không đáng kể trên một đầu máy.

Quý III năm ngoái, Apple đã vượt Nokia và trở thành hãng di động có doanh thu cao nhất thế giới với 1,6 tỷ USD, nhà sản xuất Phần Lan chỉ có 1,1 tỷ USD (theo số liệu của Strategy Analytics). Trong khi, Nokia bán tới 108,5 triệu máy, còn Apple tiêu thụ được 7,4 triệu model.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 432.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương