TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012


Đề xuất một số nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ



tải về 2.69 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2.4. Đề xuất một số nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ

2.4.1. Cơ sở để xác định nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS

Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS cần được xây dựng dựa trên những cơ sở sau đây:



- Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo

Mục tiêu giáo dục, đào tạo nói chung có tác dụng định hướng cho việc xây dựng nội dung giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng cho mọi loại hình nhà trường, cho mọi ngành học, bậc học, cấp học. Nói khác đi, nội dung giáo dục chịu sự định hướng cho mục tiêu giáo dục, đào tạo và mặt khác, lại phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo.



- Đảm bảo mối quan hệ giữa những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại

Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại. Sàng lọc giá trị truyền thống, giữ lại những giá trị đến nay vẫn có ý nghĩa và đồng thời hiện đại hoá chúng. Loại bỏ những giá trị truyền thống đến nay không còn giá trị nữa. Bổ sung những giá trị hiện đại mới được nảy sinh trong hoàn cảnh đất nước đang đổi mới, đang hoà nhập vào cuộc sống chung của nhân loại.

Nội dung giáo dục phải đảm bảo được mối quan hệ giữa những giá trị dân tộc và những giá trị nhân loại. Duy trì và phát triển những giá trị mang bản sắc dân tộc, bổ sung những giá trị nhân loại nhằm làm phong phú thêm những giá trị dân tộc.

- Đảm bảo tính đến đặc điểm tâm lí và trình độ nhân thức của người được giáo dục

Khi xây dựng nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần tính đến những đặc điểm này, nhằm đảm bảo được tính vừa sức trong giáo dục.



- Đảm bảo tính thực tiễn

Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được xây dựng xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Đó là yêu cầu của quá trình đào tạo người làm công tác quản trị nhân sự trong nhà trường.



2.4.2. Một số nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ.

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiên nay, ngoài những nội dung giáo dục trong chương trình, chúng ta cần quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS với những nội dung sau:



- Giáo dục lòng yêu nghề, thể hiện: Yêu thích công việc, có ý chí vượt qua những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp, sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ. Mong muốn cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp mình đã lựa chọn, luôn học hỏi những cái hay, cái mới, tiến bộ trong nghề nghiệp. Luôn phấn đấu để đạt thành đạt trong nghề nghiệp. Trong bất cứ xã hội nào, thiếu lòng yêu nghề, con người khó có thể hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao. Vì vậy nền kinh tế xã hội càng khó khăn và phức tạp, người làm công tác QTNS càng cần phải yêu nghề sâu sắc.

Để giáo dục tình yêu nghề cho sinh viên TLH – QTNS, cần giáo dục cho họ biết thể hiện ở thái độ và lối sống, không tôn sùng chạy theo cuộc sống vật chất tầm thường, biết tôn trọng các giá trị tinh thần, không lợi dụng vị trí nghề nghiệp mưu cầu lợi ích cá nhân, biết đặt lợi ích của tập thể lên lợi ích của bản thân.



- Giáo dục ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, thể hiện: Học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để học tốt, có động cơ học tập đúng đắn; luôn tự học, tự nghiên cứu; có thói quen học tập cần cù, chăm chỉ và sáng tạo; đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, không có tiêu cực trong học tập, tránh bệnh thành tích trong học tập; học tập ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc; luôn có ý thức học tập tìm tòi những phương pháp học tập tốt nhất và phù hợp với bản thân; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập với mọi người.

Việc trau dồi ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì nó giúp sinh viên TLH – QTNS có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, tạo ra động lực cho sự phấn đấu, vươn lên, tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Để giáo dục ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn cần giúp sinh viên TLH – QTNS nắm được những đòi hỏi, tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Xác định được điều đó, sinh viên sẽ tự đặt ra và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của mình.

- Giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, thể hiện: Có nhu cầu tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, có động cơ tự rèn luyện, tự bồi dưỡng đúng đắn, có phương pháp, biện pháp tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; có ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá bản thân; có ý thức phê bình và tự phê bình; có kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng phù hợp; xác định được mục tiêu tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; có ý thức trách nhiệm với bản thân; nghiêm khắc với bản thân, không tự ti, không tự mãn.

Việc giáo dục ý thức cầu tự rèn luyện, tự bồi dưỡng là rất quan trọng. Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng sẽ tạo cho sinh viên khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá, ý thức phê bình và tự phê bình vì vậy sẽ giúp cho sinh viên “đề kháng” trước những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường kinh tế xã hội. Để giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, cần trang bị cho sinh viên cách thức con đường, kỹ năng tự giáo dục và tự rèn luyện, luôn kiểm tra, đánh giá, động viên, khích lệ, uốn nắn quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện của sinh viên và cần tạo ra cơ chế và các điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tự giáo dục, tự rèn luyện.

- Giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt, thể hiện: Mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói, gương mẫu trong cuộc sống; nghiêm khắc với bản thân; tác phong chững chạc, tự tin trong giao tiếp; biết tạo lập các quan hệ trong giao tiếp; biết điều khiển, tổ chức giao tiếp; nhạy cảm, tinh tế trong các quan hệ giao tiếp, tôn trọng nhân phẩm của đối tượng giao tiếp; đồng cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp.

Việc giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt là một nội dung rất quan trọng. Vì nó giúp cho sinh viên TLH – QTNS hình thành được tác phong, quan hệ phù hợp với yêu cầu của nghề, không bị ảnh hưởng bởi tác phong, quan hệ từ lối sống tiêu cực của phương Tây. Sinh viên TLH – QTNS là những thanh niên trẻ rất dễ tiếp thu cái mới, lối sống mới, kể cả những thói hư, tật xấu, thói quen không phù hợp với văn hoá dân tộc. Vì vậy giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt là nội dung cần chú trọng trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.



- Giáo dục tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn, thể hiện: Vui vẻ nhận công tác ở nơi khó khăn và những công việc vất vả; đứng vững trước những thử thách của cuộc sống và nghề nghiệp, chia sẻ những khó khăn với bạn bè, đồng nghiệp nơi công tác; không đòi hỏi thái quá; tìm những biện pháp khắc phục khó khăn trong nghề nghiệp, thương yêu và đồng cảm với bạn đồng nghiệp, biết động viên, khích lệ lẫn nhau trong công việc để vượt qua những khó khăn trong công việc; lối sống giản dị, hoà nhập với mọi người nơi công tác.

Tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn phải được xem là một nội dung giáo dục quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trong nền kinh tế thị trường, bởi tại những nơi khó khăn rất cần đến thế hệ trẻ. Việc giáo dục tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn là sự chuẩn bị tâm lí vững vàng cho sinh viên trước khi ra trường, trước khi nhận công tác.

- Giáo dục phẩm chất khiêm tốn, lịch sự, thể hiện: Luôn có ý thức học hỏi tất cả mọi người, không khoe khoang, khoác lác về bản thân, lịch sự trong giao tiếp và cuộc sống, mẫu mực trong lối sống; biết lên án những thái độ thiếu khiêm tốn, mất lịch sự.

Khiêm tốn, lịch sự là phẩm chất quan trọng trong nhân cách của của người làm công tác quản trị nhân sự. Nhờ có phẩm chất này mà họ có khả năng ứng xử đúng mực, tác phong mô phạm. Vì vậy, giáo dục phẩm chất khiêm tốn, lịch sự là một nội dung giáo dục không thể thiếu trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS. Ngày nay thanh niên nói chung, sinh viên TLH –QTNS nói riêng có xu thế muốn khẳng định mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp là thái quá, không đúng với thực tế. Chính vì vậy một số thanh niên, sinh viên thường có thói xấu: Huyênh hoang, bốc đồng, ba hoa, khoác lác. Những biểu hiện này là tối kị đối với nghề quản trị nhân sự. Vì vậy ngay từ khi còn học, sinh viên TLH – QTNS phải được chú trọng giáo dục phẩm chất này.

Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình lâu dài kể từ khi sinh viên vào trường đại học sau đó ra công tác. Chính vì vậy các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp chỉ trở nên bền vững và sâu sắc khi các em trở thành người cán bộ quản trị nhân sự thực thụ và trải nghiệm các hoạt động có tính chất nghề nghiệp.

2.5. Một số biện pháp

Để giáo dục cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giúp họ có khả năng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau:



- Trên cơ sở đổi mới, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, cần đổi mới cách thức tổ chức thực hiện công tác giáo dục giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Theo hướng này có thể như sau:

+ Đổi mới nội dung, cách thức thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị gắn với các điều kiện của nền kinh tế thị trường

+ Tổ chức các ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có khả năng phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên

+ Nêu gương sáng về đạo đức nghề nghiệp

+ Đổi mới, sáng tạo quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

+ Tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú, nâng cao khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện cho sinh viên.

+ Gắn các nội dung của nền kinh tế thị trường với các nội dung toạ đàm, thảo luận

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thẩm mỹ, phòng chống các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và xã hội.



- Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục với việc giảng dạy các môn học

- Giáo dục truyền thống và định hướng giá trị nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường cho sinh viên.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, khuyến khích sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá.

3. KẾT LUẬN

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một vấn đề vô cùng phong phú và phức tạp. Hơn thế nữa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và những biến đổi to lớn của thời đại đã tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi để giáo viên và sinh viên phát huy hết khả năng, tiềm năng trí tuệ, hình thành tính năng động, sáng tạo, ý thức phê bình và tự phê bình, biết tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước công việc, học tập, lao động. Mặt khác cũng làm cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức của một bộ phận sinh viên. Vì vậy để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH- QTNS trường ĐHHĐ đạt được những kết quả mong muốn thì ngoài sự kế thừa và tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam còn cần phải bổ sung thêm một số nội dung giáo dục mới cho phù hợp hợp với xu thế của thời đại.

Người giáo viên, các cấp quản lí cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên TLH – QTNS trường ĐHHĐ. Vì đây là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo sinh viên trong nhà trường và cũng là yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của nhà trường – một yếu tố không thể thiếu trong điều kiện xã hội hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Khắc Chương, Đạo đức học, Tr.6 NXB. ĐHSP Hà Nội, 2007.

[2] Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 1999.

[3] Trần Đình Huỳnh, Đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác tổ chức cán bộ. http:// www.xaydungdang.org.vn, 5. 2010.

[4] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội, H.2000, tập 5.

[5] Trần Tuyết Oanh, Giáo dục học tập 2, NXB. ĐHSP Hà Nội, 2008.

[6] Hoàng Phê, Từ điển tiếng việt, NXB. Đà Nẵng, 1998.

[7] Nguyễn Anh Tuấn, Những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thông tin khoa học Trường ĐH Hùng Vương, số tháng 02. 2005.


STUDY ON THE EDUCATION OF OCCUPATIONAL MORALITY FOR THE STUDENTS OF PSYCHOLOGY - PERSONNEL MANAGEMENT HONG DUC UNIVERSITY

ABSTRACT


The education of occupational morality for students is a profound and sophisticated matter. The drastic development of science and technology as well as the great social changes have created many opportunities and favorable conditions for teachers and students to develop themselves to the best of their abilities. However, many new challenges have arisen in the work of educating occupational morality, especially the moral degration among the number of students. Therefore, apart from educating the traditional values of the nation, some new forms of education need to be supplemented to shape the appropriate occupational virtuous characters for the students to meet the social demands.

NGHIÊN CỨU PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Thị Phi1

TÓM TẮT


Phẩm chất nhân cách (cái Đức) là cái cốt lõi, cái “Tâm” của nhà quản trị nhân sự, được thể hiện ở mục tiêu hoạt động có trách nhiệm đối với xã hội và doanh nghiệp, ở các phẩm chất đạo đức có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, hành vi, lối sống và quan hệ với người lao động. Phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của họ và sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, cần phải nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các phẩm chất nhân cách cho đội ngũ cán bộ quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp hiện nay.

Từ khóa: Phẩm chất nhân cách, cán bộ quản trị nhân sự, doanh nghiệp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Quản trị nhân sự vừa là một khoa học quản trị về con người, đồng thời vừa là một nghệ thuật. Do đó, công việc của nhà quản trị nhân sự trong doanh nghiệp không hề dễ dàng, khiến cho vai trò của họ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần trong cấu trúc nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự, là những nhân tố cơ bản, quan trọng nhất giữ vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của họ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người cán bộ quản trị nhân sự phải có phẩm chất nhân cách tốt, đảm bảo các yêu cầu nghề nghiệp của bản thân.

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ làm công công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp ở Thanh Hóa nói riêng, còn có những biểu hiện chưa đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất nhân cách cho đội ngũ cán bộ quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp hiện nay.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề lý luận

* Quản trị nhân sự

Bất cứ tổ chức nào cũng bao gồm các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Quản trị nhân sự liên quan đến các công việc hoạch định nhân sự, tuyển mộ, chọn lựa, sử dụng, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nhân sự phải gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con người vào những vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả năng quản trị, điều hành được doanh nghiệp.

Từ những đặc trưng chung đó, chúng tôi thống nhất: Quản trị nhân sự là việc đưa con người vào tổ chức, giúp họ phát huy mọi khả năng để thực hiện công việc đạt hiệu quả tốt nhất, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của tổ chức.

Chức năng của hoạt động quản trị nhân sự bao gồm:

- Nhóm chức năng thu hút (hay hình thành) nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng.

- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Gồm 3 hoạt động: Đánh giá thực hiện công việc, trả thù lao cho người lao động và duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.

- Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao và phát huy tối đa năng lực của nhân viên, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc được giao.

Từ các nhóm chức năng trên cho thấy: Công việc quản trị nhân sự hết sức phức tạp, khó khăn nhưng cũng vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến nguồn lực con người, yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

* Cán bộ quản trị nhân sự doanh nghiệp

Quản trị nhân sự là một hoạt động xã hội của con người mang tính thứ bậc. Do đó có thể chia thành ba loại các nhà quản trị nhân sự: Các nhà quản trị viên cao cấp, cấp giữa và quản trị viên cấp cơ sở. Mỗi cấp quản trị có chức năng, nhiệm vụ riêng.

Người cán bộ quản trị nhân sự cấp cơ sở trong các doanh nghiệp. Đây là các quản trị viên ở bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm thu hút, tuyển dụng, sử dụng, phát triển …..có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức.

Như vậy, cán bộ quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp là những người làm công việc liên quan đến tìm kiếm, thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên, quản lý có chất lượng và sắp xếp đúng vị trí công việc để họ có điều kiện phát huy được khả năng hiện có, đảm bảo cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp

Tóm lại, người cán bộ quản trị nhân sự là người trực tiếp xây dựng nguồn lực cho doanh nghiệp, nhiệm vụ của họ rất khó khăn, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng. Do đó, đòi hỏi họ phải không ngừng trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân đáp ứng với yêu cầu công việc quản trị nhân sự.

* Phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.

Các nhà tâm lý học Việt Nam thường xây dựng chân dung nhân cách nhà quản lý nói chung, người cán bộ quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nói riêng dựa theo các tiêu chí về phẩm chất và năng lực. Phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự gắn liền với chức năng nghề nghiệp mà họ đảm nhận, đáp ứng yêu cầu của từng doanh nghiệp và yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra, chúng tôi xác định 10 phẩm chất cơ bản và chia thành hai nhóm sau:

Nhóm 1: Những phẩm chất về tư tưởng, chính trị

- Lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng đúng đắn và mục tiêu hoạt động phù hợp mục tiêu của đất nước.

- Tư tưởng đổi mới, nhạy bén, có tầm nhìn xa hiểu rộng và đặc biệt tầm nhìn kinh tế.

- Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Cân đối hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích doanh nghiệp.

- Có trách nhiệm với xã hội.

Nhóm 2: Nhóm phẩm chất đạo đức

- Say mê nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, có khát vọng vươn lên.

- Có lòng nhân ái đối với mọi người.

- Thật thà, trung thực, thẳng thắn, không bị cám dỗ bởi các tiêu cực của xã hội.

- Công bằng, khách quan.

- Luôn khiêm tốn, chan hòa, niềm nở, quan tâm, động viên, khuyến khích người lao động.

Tóm lại, phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự được thể hiện ở tư tưởng, chính trị và đạo đức của họ trong quan hệ ứng xử với mọi người, trong công việc mà họ đảm nhận khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Phẩm chất là một thành phần trong cấu trúc nhân cách, là nhân tố cơ bản, quan trọng, giữ vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của người cán bộ quản trị nhân sự và có ảnh đến sự phát triển của doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng về phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp ở Tỉnh Thanh Hóa

* Vai trò quan trọng của các phẩm chất nhân cách ở người cán bộ quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Tổng hợp kết quả đánh giá, chúng ta thu được kết quả bảng 1: (xem bảng 1)



Bảng 1: Đánh giá về vai trò quan trọng của các phẩm chất nhân cách ở người cán bộ quản trị nhân sự

TT

Các nội dung



Mức độ

Chung

Rất quan

Trọng


Quan trọng

Ít quan trọng

Không QT






Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng đúng đắn và mục tiêu hoạt động phù hợp mục tiêu của đất nước

209

65,9

104

32,8

4

1,3







1156

3,65

2

2

Tư tưởng đổi mới, nhạy bén, có tầm nhìn xa hiểu rộng và đặc biệt tầm nhìn kinh tế.

207

65,3

98

30,9

12

3,8







1146

3,61

3

3

Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

212

66,9

105

33,1













1163

3,67

1

4

Cân đối hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích doanh nghiệp.

135

42,6

137

43,2

45

14,2







1041

3,28

6

5

Có trách nhiệm với xã hội

112

35,3

143

45,1

62

20,6







1001

3,16

7

6

Say mê nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, có khát vọng vươn lên.

90

28,4

140

44,2

87

27,4







954

3,0

8

7

Có lòng nhân ái đối với mọi người.

201

63,4

91

28,7

25

7,9







1127

3,56

4

8

Thật thà, trung thực, thẳng thắn, không bị cám dỗ bởi các tiêu cực của xã hội.

177

55,8

125

39,4

15

4,8







1113

3,51

5

9

Công bằng, khách quan.

205

64,7

112

35,3













1156

3,65

2

10

Luôn khiêm tốn, chan hòa, niềm nở, quan tâm, động viên, khuyến khích người lao động.

206

65

100

31,5

11

3,5







1146

3,61

3

Từ kết quả trên cho thấy:

Theo nhận định của 3 loại khách thể tham gia đánh giá (cán bộ quản trị nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động) đều khẳng định 10 phẩm chất trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị nhân sự. Do đó, trong 317 người được trưng cầu ý kiến không có ai lựa chọn ở mức độ “Không quan trọng”.



Phẩm chất “gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” được đánh giá quan trọng nhất xếp thứ bậc 1 (điểm = 3,67). Đây là một yêu cầu bắt buộc với tất cả mọi người dân Việt Nam chứ không riêng gì người cán bộ quản trị nhân sự, đối với họ càng phải gương mẫu hơn, đặc biệt phải hiểu sâu sắc và thực hiện tốt các luật có liên quan đến công tác quản trị nhân sự như luật Doanh nghiệp, luật Lao động.

Các phẩm chất tiếp theo chiếm tỉ lệ điểm trung bình cũng khá cao đó là: Phẩm chất “lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng đúng đắn và mục tiêu hoạt động phù hợp mục tiêu của đất nước” và “công bằng, khách quan” xếp bậc quan trọng thứ 2. Phẩm chất được xếp bậc quan trọng thứ 3 là “tư tưởng đổi mới, nhạy bén, có tầm nhìn xa hiểu rộng và đặc biệt tầm nhìn kinh tế”“luôn khiêm tốn, chan hòa, niềm nở, quan tâm, động viên, khuyến khích người lao động”. Như vậy, các phẩm chất trên có vai trò rất quan trọng đối với người làm công tác quản trị nhân sự, bởi lẽ các phẩm chất này gắn liền với hoạt động nghề nghiệp, các phẩm chất này ở họ được thể hiện trong quan hệ giao tiếp và trong công tác, sẽ góp phần đem lại hiệu quả hoạt động cao.



Các phẩm chất say mê nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, có khát vọng vươn lên” và “có trách nhiệm với xã hội”, tuy mức độ đánh giá xếp ở thứ bậc 7 và bậc 8 nhưng điểm trung bình khá cao (bậc 7 điểm = 3,16 ; bậc 8 điểm = 3,0). Đây là những phẩm chất chung cho mọi nghề, mọi người khi tham gia vào các lĩnh vực xã hội đều cần.

Tóm lại, các phẩm chất nhân cách trên tuy mức độ được đánh giá có khác nhau, xong đều có vai trò rất quan trọng. Do vậy, người cán bộ quản trị nhân sự cần phải tích cực trau dồi những phẩm chất này để làm tốt công tác của mình.



* Đánh giá về những phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự trong doanh nghiệp ở Tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Đánh giá về phẩm chất nhân cách của người cán bộ QTNS các trong doanh nghiệp ở Tỉnh Thanh Hóa chúng tôi trưng cầu ý của 317 người (trong đó 102 người cán bộ QTNS, 65 lãnh đạo doanh nghiệp, 150 người lao động). Xác định đánh giá trên 10 phẩm chất được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp và trong quan hệ ứng xử của họ với mọi người, đặc biệt đối với người lao động. Mỗi phẩm chất ở người cán bộ quản trị nhân sự, được đánh giá xem họ đạt ở mức độ nào trong 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình và yếu, kém. Chúng tôi xác định các tiêu chí và thang điểm đánh giá cho mỗi mức độ, tổng hợp ý kiến đánh giá và thu được kết quả ở bảng 2.




tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương