TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012


STUDY ON THE PERSONALITY QUALITY OF THE HUMAN RESOURCE MANAGERS IN BUSINESSES, THANH HOA PROVINCE



tải về 2.69 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16
STUDY ON THE PERSONALITY QUALITY OF THE HUMAN RESOURCE MANAGERS IN BUSINESSES, THANH HOA PROVINCE

ABSTRACT


The personality quality (morality) is the essence – the heart of the human resource manager which represents in the objective of responsibility for the society and businesses and in the moral qualities related to the professional activities, behavior, lifestyle and relationship with the employees. The personality quality of the human resource manager greatly influences the effectiveness of his/her professional activities as well as the development of a business. Therefore, we should study the real situation and provide solutions in order to enhance the personality quality of the human resource managers in businesses nowaday.

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG SINH HOẠT HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI NGÀNH TÂM LÝ HỌC- QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Dương Thị Thoan1, Đào Thị Hương2

TÓM TẮT


KN chính là điều kiện cho sự thành công của cá nhân trong hoạt động. Một trong số các KN có tác dụng rất lớn đến sự thành công của cá nhân cũng như tập thể là kỹ năng thuyết trình (KNTT). Đối với SV, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu trong học tập, rèn luyện. KN này rất cần thiết cho SV khi trình bày các công trình nghiên cứu, khoá luận, báo cáo, diễn văn, thảo luận… trong và ngoài nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, KNTT cũng sẽ giúp SV tự tin, thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng thuyết trình trong sinh hoạt học thuật của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học- Quản trị nhân sự” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học - Quản trị nhân sự, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ năng thuyết trình nói riêng và kỹ năng nghề nghiệp nói chung cho sinh viên.

Từ khóa: Kỹ năng, thuyết trình, tâm lý học quản trị nhân sự

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc sống con người là một chuỗi các hoạt động và để thành công ở bất cứ hoạt động nào chủ thể cũng phải hiểu biết về hoạt động, có phương thức để tiến hành hoạt động và hoạt động một cách thuần thục. Sự thuần thục trong hoạt động được Tâm lý học gọi là kỹ năng. Như vậy, kỹ năng (KN) chính là điều kiện cho sự thành công của cá nhân trong hoạt động. Một trong số các KN có tác dụng rất lớn đến sự thành công của cá nhân cũng như tập thể là kỹ năng thuyết trình (KNTT). Trong quá trình làm việc, hoạt động các cá nhân luôn có sự trao đổi, hợp tác với nhau. Chính điều đó đã buộc mỗi người phải hình thành khả năng thuyết trình các vấn đề trước nhiều người khác. Thông qua thuyết trình cá nhân có thể truyền đạt ý tưởng, quan điểm, mong muốn của mình tới mọi người. Đặc biệt đối với sinh viên (SV) Tâm lý học - Quản trị nhân sự, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu trong học tập, rèn luyện. Có được những bài thuyết trình hay trước tập thể sẽ góp phần giúp SV thành công trong học tập ở trường. KN này rất cần thiết cho SV khi trình bày các công trình nghiên cứu, khoá luận, báo cáo, diễn văn… trong và ngoài nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, KNTT cũng sẽ giúp SV tự tin, thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng thuyết trình trong sinh hoạt học thuật của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học- Quản trị nhân sự”.

Tiến hành nghiên cứu KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV chúng tôi xuất phát từ khái niệm cơ bản: KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV là tổ hợp thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi…được người học phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo việc trình bày các vấn đề trong các hội thảo, toạ đàm chuyên môn, định h­ướng nghề nghiệp, thi nghiệp vụ ngành, các khoá đào tạo ngắn hạn, các chương trình ngoại khoá của nhà tr­ường trước nhóm, tập thể… đạt kết quả cao với những điều kiện xác định.

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa vào quan điểm hình thành KN của K.K.Platônôv và G.Gôlubev và tiến trình của một buổi thuyết trình để xây dựng các KN thành phần của hệ thống KNTT. Việc phân chia các KN thành phần sẽ là căn cứ để xác định tiêu chí đánh giá, thang đánh giá và các mức độ đánh giá KNTT của SV.

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động…

- Khách thể nghiên cứu gồm: 98 SV năm thứ 2 (K11) ngành TLH- QTNS, trong đó có 49 SV lớp K11A TLH- QTNS và 49 SV lớp K11B TLH- QTNS Trường Đại học Hồng Đức.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của hệ thống KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS

Trên cơ sở hệ thống KN đã đưa ra, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi điều tra trên 98 SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS và thu được bảng sau:



Bảng 1: Đánh giá về mức độ cần thiết của hệ thống KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS

TT

Mức độ
Các kỹ năng

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1

KN xác định đối tượng

0

0

15

15,31

85

86,73

2

KN lựa chọn đề tài

60

61,22

71

72,45

0

0

3

KN xác định yêu cầu cần đạt của buổi thuyết trình

50

51,02

58

59,18

0

0

4

KN thu thập, đọc và hiểu tài liệu

98

100

0

0

0

0

5

KN sắp xếp tài liệu

0

0

5

5,10

65

66,33

6

KN lập dàn ý

0

0

4

4,08

75

76,53

7

KN sắp xếp thời lượng

0

0

7

7,14

79

80,61

8

KN điều chỉnh giọng nói

98

100

0

0

0

0

9

KN sử dụng ngôn ngữ cơ thể

98

100

0

0

0

0

10

KN lựa chọn phương pháp, phương tiện và thiết bị hỗ trợ

89

90,82

85

86,73

0

0

11

KN nhấn mạnh điểm trọng tâm

83

84,69

76

77,55

0

0

12

KN lựa chọn và vận dụng những trích dẫn hợp lý

79

80,61

81

82,65

0

0

13

KN phán đoán ý định, nhu cầu, hứng thú của đối tượng

55

56,12

66

67,35

0

0

14

KN lắng nghe

64

65,31

60

61,22

0

0

15

KN sử dụng phương tiện, thiết bị hỗ trợ trình bày

98

100

0

0

0

0

16

KN xác định vị trí bản thân trong khi thuyết trình

51

52,04

52

53,06

0

0

17

KN đặt câu hỏi cho đối tượng nghe

53

54,08

57

58,16

0

0

18

KN tóm tắt ý chính

56

57,14

63

64,29

0

0

19

KN tự đánh giá, rút kinh nghiệm

62

63,27

78

79,59

0

0

Như vậy, trong 19 KN đã đưa ra: 4 KN có 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 11 KN có trên 50% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến cho là không cần thiết. Chỉ có 4 KN có hơn 60% ý kiến cho rằng không cần thiết, ít hơn 20% ý kiến cho rằng cần thiết.

Ngoài những ý kiến về đánh giá về mức độ cần thiết của các KN, hầu hết các ý kiến của SV đều đề nghị nên gộp KN “Điều chỉnh giọng nói” và KN “Sử dụng ngôn ngữ cơ thể” thành 1 KN là: KN sử dụng phương tiện giao tiếp gộp KN “Sắp xếp tài liệu” và KN “Lập dàn ý” thành 1 KN là: KN sắp xếp tài liệu và lập dàn ý cho bài thuyết trình.

Trên cơ sở thống nhất giữa lý luận và thực tế điều tra, chúng tôi nghiên cứu thực trạng KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS thông qua nghiên cứu ba nhóm KN thành phần như sau:

- Nhóm KN lập kế hoạch

- Nhóm KN giao tiếp trong thuyết trình

- Nhóm KN thực hiện nội dung thuyết trình



3.2. Thực trạng KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS trường Đại học Hồng Đức.

3.2.1. Thực trạng nhóm KN lập kế hoạch

Qua nghiên cứu các KN thành phần trong nhóm KN lập kế hoạch chúng tôi thu được kết quả như sau:



Bảng 2: Kết quả nhóm KN thiết lập kế hoạch

TT

Các kỹ năng

Thang điểm

SL

%



1

KN xác định đối tượng

0

0

0

0,90

0,5

20

20,41

1

78

79,59

2

KN lựa chọn đề tài


0

9

9,18

0,93

1

87

88,78

2

2

2,04

3

KN xác định yêu cầu cần đạt của buổi thuyết trình


0

65

66,33

0,34

1

33

37,67

2

0

0

4

KN lựa chọn phương pháp và phương tiện thiết bị hỗ trợ trình bày


0

0

0

1,00

1

98

100

2

0

0

5

KN thu thập, đọc và hiểu tài liệu


0

0

0

3,43

2

31

31,63

4

64

65,31

6

3

3,06

8-10

0

0

6

KN sắp xếp tài liệu và lập dàn ý cho bài thuyết trình


0

26

26,53

0,73

1

72

73,41

2

0

0

7

KN xác định thời lượng

0

57

58,16

0,21

0,5

40

40,82

1

1

1,02




Tổng

20







=7,54

Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy: Nhóm KN lập kế hoạch đạt ở mức thấp với =7,54 của các KN thành phần trên tổng số 20 điểm.

Kết quả các KN thành phần có sự chênh lệch. Các KN: Xác định đối tượng; Lựa chọn đề tài; Lựa chọn phương pháp và phương tiện thiết bị hỗ trợ trình bày có kết quả (đạt ở mức trung bình hoặc xấp xỉ trung bình) cao hơn so với các KN còn lại (đạt ở mức thấp) trong nhóm KN thiết lập kế hoạch.

SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS đã có KN lập kế hoạch thuyết trình nhưng ở mức thấp. Các bạn còn nhiều lúng túng trong việc chuẩn bị kế hoạch thuyết trình.

3.2.2. Thực trạng nhóm KN giao tiếp trong thuyết trình

Sau khi điều tra nhóm KN giao tiếp trong thuyết trình chúng tôi thu được bảng sau:




tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương