TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012


Bảng 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về phẩm chất nhân cách người cán bộ



tải về 2.69 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Bảng 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về phẩm chất nhân cách người cán bộ

quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

TT

Các nội dung

Khách thể

CBQTNS

Người lãnh đạo

Người lao động




Phẩm chất tư tưởng, chính trị



Thứ bậc



Thứ bậc



Thứ bậc

1

Lập trường T.Tưởng vững vàng, có lý tưởng đúng đắn và mục tiêu HĐ phù hợp mục tiêu của đất nước.

3,75


2


3,52

2

3,6

1

2

Tư tưởng đổi mới, nhạy bén, có tầm nhìn xa hiểu rộng và đặc biệt tầm nhìn kinh tế.

2,89


9


2,69

8

2,67

6

3

Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3,87


1


3,74

1

3,47

2

4

Cân đối hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích DN.

3,16

6

3,09

5

2,67

6

5

Có trách nhiệm với xã hội

3,15

7

2,69

8

2,63

7




Tổng

3,36




3,15




3,01







Phẩm chất đạo đức



















6

Say mê nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, có khát vọng vươn lên.

3,32


3


3,11

4

3,33

3

7

Có lòng nhân ái đối với mọi người.

3,32

3

3,11

4

2,93

4

8

Thật thà, trung thực, thẳng thắn, không bị cám dỗ bởi các tiêu cực của xã hội.

3,29


4


3

6

2,88

5

9

Công bằng, khách quan.

3,22

5

3,31

3

2,93

4

10

Luôn khiêm tốn, chan hòa, niềm nở, quan tâm, động viên, khuyến khích người lao động.

3,13


8


2,77

7

2,59

8




Tổng

3,26




3,06




2,93




Qua bảng số liệu 2 cho thấy: Kết quả điểm số trung bình cho từng tiêu chí có khác nhau, xong có sự tương đối đồng thuận trong đánh giá giữa các khách thể được trưng cầu ý kiến. Không chỉ riêng người cán bộ quản trị nhân sự tự ý thức được về mình, mà theo nhận định của cả lãnh đạo và người lao động đều cho rằng: Họ là người luôn“gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” thể hiện điểm trung bình (=3,87; 3,74; 3,47 ) và phẩm chất “lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng đúng đắn và mục tiêu hoạt động phù hợp mục tiêu của đất nước” cũng đều được các khách thể đánh giá kết quả khá cao ( điểm trung bình = 3,75; 3,52; 3,6).

Theo tự đánh giá của người cán bộ quản trị nhân sự, thì họ khẳng định mình là say mê nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, có khát vọng vươn lên” và “có lòng nhân ái đối với mọi người” với điểm trung bình là = 3,32. Đây là biểu hiện đáng mừng, bởi lẽ lòng nhiệt tình của mỗi người đối với công việc là rất cần thiết, có lòng nhiệt tình giúp cá nhân có thể chịu đựng được gian khổ, có quyết tâm vượt qua khó khăn trở ngại, có sự sáng tạo trong công việc. Đồng thời phải biết tin vào khả năng của mình, biết nuôi hy vọng để lạc quan, khôn ngoan vươn lên đỉnh cao của sự thành công.

Người cán bộ quản trị nhân sự cũng thừa nhận bản thân còn có những hạn chế nhất định, chưa có được“tư tưởng đổi mới, nhạy bén, có tầm nhìn xa hiểu rộng và đặc biệt tầm nhìn kinh tế” (điểm = 2,89 ), mà phẩm chất này thực tế có vai trò hết sức quan trọng (xếp thứ bậc 3; xem bảng 1) trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay. Đây là phẩm chất gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi tất cả những người làm công tác quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp chứ không riêng gì người cán bộ quản trị nhân sự cần phải có. Hạn chế này cũng được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định là đúng.

Xem xét kết quả đánh giá của lãnh đạo, người trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ quản trị nhân sự, họ có sự tin tưởng và hài lòng đối với đội ngũ nhân viên của mình. Do đó, họ nhận định trong công việc đánh giá, trong ứng xử nhân viên của họ rất“công bằng, khách quan với điểm trung bình = 3,31. Công bằng, khách quan là phẩm chất vô cùng quan trọng đối với người làm công tác quản trị nhân sự (xếp bậc quan trọng thứ 2; xem bảng 1), bởi vì phẩm chất này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người cán bộ quản trị nhân sự, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp.

Xét kết quả đánh giá của người lao động về cán bộ quản trị nhân sự, ngoài việc thừa nhận các phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức ở họ đã đáp ứng với yêu cầu của xã hội, của doanh nghiệp như ý kiến của lãnh đạo. Người lao động chưa thật hài lòng đối với người cán bộ quản trị nhân sự chủ yếu trong quan hệ ứng xử với họ. Họ cho rằng khi tiếp xúc với người lao động, cán bộ còn thể hiện sự chưa “khiêm tốn, chan hòa, niềm nở, quan tâm, động viên, khuyến khích người lao động (điểm đánh giá đạt = 2,59). Một trong các chức năng của quản trị nhân sự là sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp, mà người lao động là lực lượng đông đảo nhất, người trực tiếp tạo ra sản phẩm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ quản trị nhân sự phải thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh sống, động viên, khuyến khích người lao động cả về vật chất, lẫn tinh thần, giao tiếp ứng xử với họ phải thể hiện có văn hóa để người lao động thấy mình được tôn trọng, có như vậy họ mới tận tâm, tận lực làm việc.

Tóm lại, người cán bộ quản trị nhân sự muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng đóng góp cho doanh nghiệp, họ phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Đây cũng là cơ sở để họ tạo ra được uy tín của mình đối với người lao động, đối với cấp trên của họ.

* So sánh kết quả đánh giá của các khách thể xét trên bình diện hai nhóm phẩm chất trong nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự, căn cứ vào kết quả ở bảng 2 chúng tôi có biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy: Nhóm phẩm chất chung (phẩm chất xã hội) đó là phẩm chất về tư tưởng, chính trị được đánh giá cao hơn nhóm phẩm chất cá nhân, phẩm chất đảm bảo cho người cán bộ quản trị nhân sự tham gia hoạt động nghề nghiệp.



Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có sự chênh lệch giữa đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là sự nhận xét của người lao động và sự tự đánh giá về phẩm chất nhân cách của bản thân người cán bộ quản trị nhân sự. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do trong thực tế công tác, người cán bộ quản trị nhân sự luôn mong muốn tự khẳng định và tạo ra uy tín của mình với lãnh đạo nên luôn thể hiện các hành vi và cách ứng xử mẫu mực để cấp trên ghi nhận. Sự nghiêm khắc, uy quyền của họ đối với người lao động đôi khi là nguyên nhân dẫn đến việc người lao động cảm thấy chưa hài lòng về cán bộ quản lý mình, điều này cũng chi phối đến nhận định của họ về phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự.


3. KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Quản trị nhân sự là hoạt động quan trọng trong mọi tổ chức, nhờ nó đã tạo nên sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức, tạo thành một dây truyền hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất công việc quản trị nhân sự rất đa dạng, phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người cán bộ quản trị nhân sự phải có những phẩm chất, năng lực phù hợp công việc được giao.

- Phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản trị nhân sự được thể hiện ở tư tưởng, chính trị đạo đức của họ, đó là sự kết hợp hài hòa biện chứng giữa trình độ giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có niềm tin và sự kiên định; có đạo đức trong sáng, mẫu mực; có ý chí vươn lên, biết đặt lợi ích giai cấp, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; có lối sống lành mạnh, trung thực, luôn đấu tranh để vượt qua mọi sự cám dỗ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, công tác quản trị nhân sự là công tác con người, do đó nhà quản trị nhân sự phải có “tấm lòng”, có như vậy mới tạo ra được sự cảm hóa, thu hút lôi kéo, động viên khích lệ mọi người tích cực hoạt động, góp phần phát triển doanh nghiệp.

- Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp ở Tỉnh Thanh Hóa về phẩm chất nhân cách là tương đối tốt, đảm bảo cho họ có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà doanh nghiệp giao cho. Tuy nhiên, ở họ còn có những biểu hiện về phẩm chất chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác quản trị nhân sự, đặc biệt về tư tưởng đổi mới, nhạy bén, tầm nhìn xa hiểu rộng, tầm nhìn kinh tế và quan hệ ứng xử với người lao động.

Để khắc phục những hạn chế trên, bản thân người cán bộ quản trị nhân sự phải tích cực, nỗ lực, không ngừng học tập, tự bồi dưỡng để trau dồi các phẩm chất đạo đức tốt, còn cũng rất cần sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo để họ được học tập để nâng cao nhận thức, rèn luyện các phẩm chất nhân cách. Đồng thời họ cũng rất mong muốn nhận được sự động viên của người lao động trong quá trình công tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Bảo - Nguyễn Thị Thanh Xuân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa. NXB. Thanh Hóa. Năm 2009.

[2] Đào Công Bình. Nhà lãnh đạo tương lai. (Tài liệu dịch). NXB. Thống kê. 1997.

[3] Lê Thị Bừng - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn. Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách. NXB. ĐH Sư phạm. 2008

[4] Vũ Dũng. Giáo trình tâm lý học quản lý. NXB. Đại học sư phạm. 2007.



[5] Nguyễn Vâm Điềm - Nguyễn Ngọc Quân. Giáo trình quản trị nhân lực. NXB. Lao động - xã hội. 2005

[6] George T.Milkovich và John W.Boudreau, Vũ Trọng Hùng (dịch), Quản trị nguồn nhân lực, NXB. Thống kê, 2005.

[7] John C.Maxwell. 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo. NXB. Lao động - xã hội. 2008.

[8] Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Tài liệu hội thảo những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ QTNS trong giai đoạn hiện nay, Tháng 11/2010.





tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương