TẠp chí khoa họC, trưỜng đẠi học hồng đỨc số 10. 2012


Biểu đồ 2. Doanh số loại hình bảo lãnh tín dụng tại chi nhánh NHPT Thanh Hóa trong các năm 2009, 2010



tải về 2.69 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.69 Mb.
#36665
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Biểu đồ 2. Doanh số loại hình bảo lãnh tín dụng tại chi nhánh NHPT Thanh Hóa trong các năm 2009, 2010

Triệu đồng



Năm

Theo biểu đồ này, hầu như tại Chi nhánh chỉ có nghiệp vụ bảo lãnh cho phương án sản xuất – kinh doanh, còn nghiệp vụ bảo lãnh cho dự án đầu tư gần như không có. Như vậy, Chi nhánh NHPT Thanh Hoá cần sớm có các giải pháp phù hợp để khai thác loại hình bảo lãnh dự án đầu tư cho các doanh nghiệp. Tỉnh Thanh Hoá là một địa bàn đông dân, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là chủ trương của tỉnh đang tập trung xây dựng các khu công nghiệp Lễ Môn, Nghi Sơn làm trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư đã được chính quyền tỉnh đưa ra, đây là một môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư tập trung vào 2 khu công nghiệp này. Ngoài ra tỉnh còn khuyến khích doanh nghiệp phát triển những dự án đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào các ngành dịch vụ chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Đây là một môi trường tốt cho các doanh nghiệp thiết lập các dự án đầu tư khả thi và các NHTM cho vay thông qua hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh NHPT. Chi nhánh nên kết hợp với các NHTM trên địa bàn, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu lập dự án đầu tư để nâng cao doanh số bảo lãnh cho hình thức này hơn nữa.

* Chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn

Trong 2 năm vừa qua Chi nhánh không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng, Chi nhánh không có nợ quá hạn. Duy nhất có một trường hợp doanh nghiệp Duy Hải sản xuất – kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010, NHTM đề nghị Chi nhánh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng trong quá trình kiểm tra, xác minh lại, Chi nhánh đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vì doanh nghiệp Duy Hải đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Tuy nhiên, doanh nghiệp Duy Hải cũng đã thực hiện được nghĩa vụ tra nợ đối với NHTM, do đó không xảy ra rủi ro đối với cả NHTM và Chi nhánh.

* Khả năng đáp ứng yêu cầu và thu hút khách hàng

Khi có chính sách bảo lãnh tín dụng của Chính phủ ra đời, NHPT đã kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng đồng thời tuyên truyền, quảng bá chính sách này đến các doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hoá. Do đó, Chi nhánh đã nắm bắt được yêu cầu của khách hàng nên khả năng đáp ứng yêu cầu đó tương đối cao: Đến với chi nhánh NHPT Thanh Hoá, khách hàng được hướng dẫn nhiệt tình các bước thực hiện, thủ tục đề nghị phát hành bảo lãnh diễn ra nhanh chóng. Chi phí hợp lý và luôn giữ chữ tín với khách hàng nên trong các năm 2009, 2010 lượng hồ sơ khách hàng yêu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều so với các Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác (điều này đã được đánh giá trong toàn hệ thống NHPT). Dịch vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM đã góp phần nâng cao lợi nhuận và uy tín của Chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thực hiện các chủ trương của Chính phủ trong việc khôi phục, phát triển nền kinh tế.

* Số khách hàng đăng ký dịch vụ bảo lãnh

Theo báo cáo của Phòng tín dụng thì số khách hàng đăng ký dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NHPT Thanh Hoá rất nhiều nhưng rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để được bảo lãnh vay vốn tại NHTM khác trên địa bàn và Chi nhánh chỉ từ chối hồ sơ xin bảo lãnh mà không thống kê cụ thể số khách hàng đăng ký dịch vụ bảo lãnh vay vốn.



2.2.2. Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá

* Những kết quả đạt được:

- Doanh số thực hiện bảo lãnh của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Đây là thành tích của Chi nhánh trong việc triển khai nghiệp vụ bảo lãnh trên địa bàn một tỉnh rộng đến các doanh nghiệp. Mặt khác doanh số thực hiện bảo lãnh tăng cũng góp phần làm tăng thu nhập của Chi nhánh, đóng góp vào sự phát triển của hệ thống NHPT.

- Trong quá trình thực hiện bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp, Chi nhánh luôn triển khai, đôn đốc nhắc nhở cán bộ nghiệp vụ thực hiện đúng qui trình bảo lãnh, không để xảy ra tình trạng Chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho các doanh nghiệp và tình trạng nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp được bảo lãnh.

- Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên không nhiều; song song với việc thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ giao, nhưng Chi nhánh đã bố trí nguồn nhân lực hợp lý để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng; hướng dẫn, giải quyết thủ tục nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

- Chi nhánh đã tổ chức, phối hợp với các sở, ban, ngành như: Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Công thương, Sở Kế hoạch Đầu tư…trong việc tuyên truyền chính sách bảo lãnh tín dụng đến các doanh nghiệp, Hợp tác xã trong địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

* Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế:

- Những hạn chế:

Số lượng hồ sơ được chấp thuận bảo lãnh cũng như doanh số bảo lãnh còn rất ít so với nhu cầu xin được bảo lãnh của các doanh nghiệp trong tỉnh và số món bảo lãnh còn có xu hướng giảm dần trong năm 2010.

Về khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng: số lượng hồ sơ xin bảo lãnh nhiều nhưng khả năng đáp ứng của Chi nhánh còn hạn chế.

Số khách hàng đăng ký dịch vụ bảo lãnh ngày càng giảm, cụ thể là năm 2009 có 13 doanh nghiệp được chấp thuận bảo lãnh nhưng đến năm 2010 chỉ có 6 doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp được bảo lãnh chưa đa dạng. Trong các loại hình doanh nghiệp được bảo lãnh thì chỉ có loại hình công ty TNHH chiếm đa số.

Khâu thẩm định hồ sơ bảo lãnh vay vốn theo qui chế bảo lãnh vay vốn rất chặt chẽ và phải được sự thẩm định của cả hai ngân hàng: NHTM và NHPT nên ít rủi ro cho Chi nhánh trong khi đó các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc đáp ứng điều kiện để được bảo lãnh vay vốn.

- Nguyên nhân của những hạn chế

Khó khăn v­ướng mắc trong công tác bảo lãnh tín dụng là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:



+ Những nguyên nhân thuộc về phía các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, HTX do năng lực và trình độ quản trị kinh doanh còn hạn chế, dẫn tới việc chưa xây dựng được kế hoạch, phương án SX – KD có hiệu quả; công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính chưa đáp ứng đúng qui định, dẫn tới việc xúc tiến hồ sơ vay vốn còn nhiều lúng túng, bất cập.

Các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng, nợ các tổ chức kinh tế, nợ thuế; mặc dù có nhu cầu bảo lãnh vay vốn để tiếp tục SX – KD nhưng không đủ điều kiện để được bảo lãnh, nên doanh nghiệp không tiếp cận với cơ chế bảo lãnh này.

Đối với các doanh nghiệp mới hoạt động, các doanh nghiệp chư­a có quan hệ tín dụng với NHTM thư­ờng khó khăn trong việc tìm đư­ợc ngân hàng chấp thuận cho vay có bảo lãnh của NHPT.



+ Những nguyên nhân thuộc về NHPT

Hiện tại NHPT mới thực hiện bảo lãnh theo ph­ương thức cho vay từng lần trong khi đó các NHTM chủ yếu cho vay theo hạn mức do rất khó khăn trong việc phối hợp với NHTM để thực hiện bảo lãnh;



NHPT có các văn bản hư­ớng dẫn nghiệp vụ, trong đó cơ chế bảo lãnh thay đổi, thủ tục để doanh nghiệp đ­ược bảo lãnh và đ­ược NHPT chấp thuận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phức tạp cũng hạn chế đến công tác bảo lãnh, các doanh nghiệp có tâm lý ngần ngại trong việc đề nghị bảo lãnh do thủ tục hồ sơ nhiều, thời gian xét cấp bảo lãnh chậm…

Mặt khác, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng của NHPT thì doanh nghiệp phải dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay được bảo lãnh để làm tài sản thế chấp, tuy nhiên những doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về điều kiện để được bảo lãnh, không có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay tại NHTM, do đó điều kiện này khiến các doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo cùng một lúc cho cả NHPT và NHTM. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện để được bảo lãnh vay vốn.

3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG TẠI NHPT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HÓA

Qua kết quả phân tích trên, để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tín dụng, Chi nhánh NHPT Thanh Hóa nên thực hiện một só giải pháp sau:



3.1. Đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ cho khách hàng

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách bảo lãnh tín dụng của Chi nhánh nên theo hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh cho NHPT. Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh phải đơn giản, gọn nhẹ để thu hút được các doanh nghiệp, các NHTM và “cởi trói” cho chính NHPT. Các thủ tục, qui trình nghiệp vụ mới nên đi theo hướng đơn giản hoá các nội dung và giảm bớt số lượng hồ sơ, giấy tờ mà doanh nghiệp phải lập.

3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định bảo lãnh tín dụng

Quá trình thẩm định cần phải bám sát quy chế, quy trình; cán bộ tín dụng cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá, phân tích hồ sơ, mức dộ tin cậy của các số liệu ban đầu mà doanh nghiệp cung cấp, tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn phương án phù hợp với năng lực tài chính. Đặc biệt phải tính đúng, tính đủ nhu cầu vốn đầu tư để tránh tình trạng sử dụng vốn vay lãng phí, kém hiệu quả. Tư vấn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực lập hồ sơ xin được bảo lãnh vay vốn. Mặt khác phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay để hạn chế rủi ro.



3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá

Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng bị giới hạn bởi các quy định của Chính phủ, của NHPT Việt Nam, NHNN, do đó chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ sẽ là yếu tố hàng đầu giúp Chi nhánh hoạt động có hiệu quả đúng như chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ là hoạt động cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng. Công tác đào tạo tập trung nguồn nhân lực của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá nên tập trung vào các vấn đề chính sau:

Chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ ngay từ giai đoạn đầu.

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tập trung vào việc nâng cao trình độ, nắm vững các văn bản pháp luật và các quy tắc áp dụng trong giao dịch bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động giao dịch với khách hàng.

Cử cán bộ, nhân viên đi học tập kinh nghiêm về công tác bảo lãnh tín dụng ở các Chi nhánh tỉnh, thành phố khác trong cùng hệ thống.

3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh tín dụng

Hiện nay, Chi nhánh NHPT Thanh Hoá cũng như toàn hệ thống chưa xây dựng được trung tâm dữ liệu thông tin về khách hàng, chưa thiết lập được cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án SX – KD... cần được bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt thông tin về khách hàng khi thẩm định, theo dõi quản lý tín dụng. Mặc dù NHPT là một tổ chức hoạt động ở lĩnh vực ngân hàng nhưng lại chưa kết nối thông tin với Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), vì vậy NHPT rất khó nắm bắt các khoản nợ vay của doanh nghiệp tại các NHTM khác.



Mặt khác, hệ thống thanh toán của NHPT chưa chuẩn mực đang bước đầu hoà nhập và hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa triển khai hệ thống thanh toán quốc tế nên chưa thể kiểm soát được nguồn thu của khách hàng để thu nợ kịp thời. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin còn hạn chế và NHPT chưa xây dựng được bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt. Công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro còn nhiều bất cập. Công tác xử lý nợ thực hiện chậm và kém hiệu quả. Chính vì vậy, NHPT Việt Nam cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động thẩm định, thanh toán, theo dõi thu hồi nợ, quản lý thông tin về khách hàng... để các Chi nhánh trong hệ thống phục vụ cho hoạt động bảo lãnh tín dụng cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác được tốt hơn.

4. KẾT LUẬN

Chính sách bảo lãnh tín dụng của Chính phủ ra đời là nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ được giao cho NHPT Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện. Đối với Chi nhánh NHPT Thanh Hoá mặc dù đã rất nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao và đã bước đầu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên để Chi nhánh NHPT Thanh Hoá phát huy hết tiềm năng, khai thác hết lợi thế của mình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế trong thời gian tới thì cần phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng tại Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo hoạt động bảo lãnh tín dụng năm 2009, 2010 – Phòng tín dụng, Chi nhánh NHPT Thanh Hoá.

[2] Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh doanh nghiệp, HTX vay vốn của NHTM của NHPT Việt Nam (2009).

[3] Đinh Quang Hưng – “Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM”. Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 35/2009.

[4] Đào Ngọc Thắng – “Nhìn lại hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM do NHPT thực hiện trong năm 2009”. Tạp chí Hỗ trợ phát triển số Xuân/2010.

[5] Phạm Thu Hà - “Bảo lãnh vay vốn – Ba vấn đề cần quan tâm trong mối liên hệ ba bên”. Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 49/2010.

[6] Quyết định 14/2009/QĐ-TTg (ngày 21 tháng 1 năm 2009) của Thủ tướng Chính phủ.



[7] Quyết định số 60/2009/QĐ - TTg (ngày 17-4-2009) của Thủ tướng Chính Phủ sửa đổi một số điều của Quyết định 14/2009/QĐ – TTg.
SOLUTIONS TO ENHANCE THE EFICIENCY OF CREDIT GUARANTEE AT VIETNAM DEVELOPMENT BANK – THANH HOA BRANCH

ABSTRACT


In the context of the economy affected by the global economic and financial crisis, small and medium enterprises really need loans from commercial bank in order to implement their responsibilities to the State, unemployment aids, insurance payment, etc. Due to this reality, Vietnam Development Bank – Thanh Hoa Branch has carried out credit guarantee for enterprises in accordance with the Regulations of Government. However, it is very dificult for approach the credit guarantee policy of development bank as well as loans from commercial bank. The paper stadies the fundamentals of credit guarantee and proposes major solutions to enhance the efficiency of credit guarantee activities at Vietnam Development Bank – Thanh Hoa Branch


1 ThS. Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Bộ môn Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức


1 ThS. Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Bộ môn Tâm lý Giáo dục trường ĐH Hồng Đức.

1 ThS. Bộ môn Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức

22 Sinh viên ngành Quản trị nhân sự, trường Đại học Hồng Đức

1CN. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức

2 TS. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Sư phạm Mầm non, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Sư phạm mầm non, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Sư phạm Mầm non, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hồng Đức


1 ThS. Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức





tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương