TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC



tải về 1.33 Mb.
trang20/21
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.33 Mb.
#37991
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

1. Trung Tín Với Chúa


Khi tuyên khấn trọn đời, chúng ta công khai long trọng thưa với Chúa trong tay Bề trên trước sự chứng kiến của Thẩm quyền Giáo Hội và Cộng đoàn. Chúng ta ký kết với Chúa một giao ước, một hợp đồng, một cam kết trọn đời cho đến chết. Thiên Chúa là Đấng Trung Tín và Ngài yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của chúng ta. Ngài tiếp tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung với Ngài. Với lòng thương xót, Ngài không bao giờ mệt mỏi đưa tay ra để nâng chúng ta lên, khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình, quay về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, để Ngài có thể ban cho chúng ta sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi với Chúa, ngay cả những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta”303.
Vậy tôi đã trung tín với Chúa như thế nào? Chúa có là ưu tiên và là chóp đỉnh trên bậc thang giá trị của tôi không? Không có gì tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, thế tôi có để ai hay cái gì tách Đức Kitô ra khỏi tình yêu của tôi không? Đức Kitô có thật sự là đối tượng duy nhất của lòng trí tôi chưa? Tôi có trung tín với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội là nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu không?

2. Trung Tín Với Dòng và Với Anh Em


Khi tuyên khấn, chúng ta cam kết sống theo Hiến Luật, Đặc Sủng, Linh Đạo và Sứ Vụ của Dòng, cùng với anh em đồng chung lý tưởng; đồng thời cam kết trao gởi cuộc đời mình cho Dòng dìu dắt, vui vẻ đón nhận những gì Dòng cần đến vì sứ vụ và công việc của Dòng, dù đôi khi công việc và sứ vụ ấy nằm ngoài tầm tay chúng ta. Chúng ta đem vào Dòng những khả năng, sở thích sẵn có hay nhờ Dòng mà đã học hành thủ đắc được, và đặt để những khả năng và sở thích đó tùy thuộc Bề Trên Dòng sắp đặt sử dụng, chấp nhận sự bất định của đời tu: được sai đến nơi mình không muốn, ở với người mình không ưa, làm việc mình không thích, với lòng tín trung và vâng lời, coi đó như là Thánh Ý Chúa.

Trong ý thức và bổn phận xây dựng đời sống chung, chúng ta được đòi hỏi thương yêu bênh vực anh em vì thanh danh của Dòng, của chúng ta và của chính những anh em ấy; cũng như phải đối đầu với họ vì những suy nghĩ hay hành động trái ngược với đời tu, với Dòng, với anh em của họ nữa. Vậy chúng ta đã sống, đã làm thế nào? Lý tưởng nên thánh có luôn là động lực đời sống chúng ta không? Khi chưa khấn, chúng ta quảng đại đón nhận tất cả như hồng ân. Bây giờ chúng ta có còn luôn sẵn sàng đón nhận sự điều động, sai phái của Bề trên với tinh thần đồng trách nhiệm hay thoái thác và đặt điều kiện? Chúng ta có thực sự yêu thương liên đới với anh em hay chỉ lo vun vén cho bản thân, theo chủ thuyết ích kỷ “mackênô” (mặc kệ nó), sống chết hay dở mặc ai?


3. Trung Tín với Lời Khấn Vâng Phục


Lời khấn Vâng Phục là lời khấn khó nhất và quan trọng nhất giúp chúng ta giữ được trọn vẹn hai lời khấn Khó Nghèo và Khiết Tịnh, vì nó chạm tới tự do, bản ngã và ý riêng của con người chúng ta. Quả vậy, ĐTC Phanxicô nói: “Đức vâng phục, xét như là lắng nghe ý muốn của Thiên Chúa, trong sự thôi thúc nội tâm của Chúa Thánh Thần, được Giáo Hội chứng thực, ngang qua các trung gian nhân loại304. Phải có một tinh thần đức tin siêu nhiên mạnh mẽ mới lãnh hội được tính cách huyền nhiệm của thánh ý Chúa và vâng phục cách triệt để được, như gương mẫu vâng phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì thánh ý Chúa luôn vượt quá mọi lý lẽ của trí óc con người. Từ bỏ ý riêng là chết cho chính mình không dễ lắm đâu, vì không phải chỉ trong chốc lát, song trong từng phút giây của cuộc sống mỗi ngày suốt đời, mà chẳng bao giờ chúng ta biết trước được cái gì Chúa và Bề trên sẽ yêu cầu. Vâng lời như thế đòi hỏi sự sẵn lòng để ra một bên mọi sự vì Chúa, rộng mở tâm hồn để đi trên con đường Chúa chỉ định. Đi cho tới cùng, vâng lời đòi hỏi chúng ta nhượng bộ mọi sự cho Chúa, coi vâng lời Bề Trên như diễn tả trọn vẹn sự lệ thuộc vào Chúa và Hội Dòng: trí khôn, con tim, ý muốn, và cả đời sống mình. Sự vâng lời như vậy cần đến hy sinh trong đức tin, với lòng mến yêu cao độ, coi Chúa là Tất Cả, và tìm Chúa hơn là công việc của Chúa.
Vậy chúng ta đã vâng lời như thế nào? Chúng ta tìm theo ý riêng mình hay ý Bề trên và ý Chúa? Trong những trường hợp khó khăn tế nhị, chúng ta có cùng Bề trên cầu nguyện để tìm ý Chúa không? Chúng ta có biết và tin tưởng rằng Bề Trên có kinh nghiệm trong việc tìm ý Chúa cho mình, cho những quyết định trên cộng đoàn và trên mỗi thành viên không? Lại nữa Bề trên có được ơn đoàn sủng, ơn phân định đặc biệt của Chúa Thánh Thần mà chúng ta không có không? Chúng ta có thực sự tìm Chúa hơn tìm bản thân chúng ta, tìm công việc của Chúa hơn công việc của chúng ta, và tìm Chúa hơn công việc của Chúa không?

4. Trung Tín với Lời Khấn Khó Nghèo


Khi khấn Khó Nghèo, chúng ta hứa từ bỏ mọi tư hữu của cải, đặt mọi sự làm của chung, kể cả mạng sống cùng những tri thức, tài năng, đức độ trong sự tuỳ thuộc vào Dòng, chấp nhận chịu mọi chi phối và đón nhận từ Dòng mọi sự. ĐTC Phanxicô nói: “Sự nghèo khó dạy chúng ta biết liên đới, chia sẻ và bác ái, được diễn tả trong sự tiết độ/giản dị và niềm vui về điều chính yếu, đề phòng các ngẫu tượng vật chất vốn làm mờ tối ý nghĩa đích thực của cuộc sống… Sự nghèo khó lý thuyết không được ích gì. Sự nghèo khó được học biết bằng cách chạm đến thân xác của Chúa Kitô nghèo nơi những người hèn mọn, bệnh tật, trẻ em… Đức nghèo khó xét như là việc vượt quá mọi thói ích kỷ dạy chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa Quan Phòng, và hiểu rằng chúng ta xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa không phải bằng những phương tiện nhân loại, mà trước tiên bằng chính sức mạnh ân sủng của Chúa, Đấng đang hành động xuyên qua sự yếu đuối của chúng ta305.
Ngài còn nhấn mạnh: “Nghèo đói không phải luôn là vật chất, có một sự nghèo đói tinh thần đang bám lấy con người hiện đại… Chúng ta nghèo nàn tình yêu, khao khát sự thật và công lý… Quả thật, cái nghèo nàn lớn nhất là sự thiếu vắng Chúa Kitô, và chúng ta đã làm được quá ít ỏi cho con người khi chúng ta chưa đem Chúa Giêsu đến cho họ306.

Vậy chúng ta đã hiểu thế nào về Lời Khấn Khó Nghèo và sự khó nghèo đích thực? ĐTC thúc giục: “Các con đừng bao giờ mệt mỏi tỏ lòng xót thương, đừng xấu hổ khi phải ân cần với người cao tuổi. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng nhận lãnh”… Thật đau lòng khi cha nhìn thấy một linh mục hay một nữ tu lái các mẫu xe mới nhất, các con không thể làm điều này được. Một chiếc xe là cần thiết để làm rất nhiều công việc, nhưng xin vui lòng chọn một cái khiêm tốn hơn. Nếu các con thích một chiếc xe hào nhoáng, thì chỉ cần suy nghĩ đến bao nhiêu trẻ em đang chết đói trên thế giới”307. Ngài cũng nói rằng điện thoại thông minh mới nhất hoặc những đồ dùng thời trang không phải là con đường đưa tới hạnh phúc. Nghèo không phải là không có gì, nhưng là dùng mà không quá bám dính đến như nô lệ: tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một bà chủ xấu. Chớ gì trong khi đòi hỏi tinh thần nghèo khó bằng cách giao nộp mọi thứ tiền bạc, các vị hữu trách biết lo liệu mọi sự cần thiết cho anh em, nhất là khi phải đi ra ngoài, để anh em khỏi mắc lỗi vì phải thủ lại một số nào đó phòng khi bất trắc. Vật chất chúng ta không có bao nhiêu, chớ gì chúng ta không nghèo tình thương, tình liên đới anh em, nhất là không nghèo Lời Chúa và chính Chúa, và luôn sẵn sàng đem chia sẻ cho người khác.


5. Trung Tín với Lời Khấn Khiết Tịnh


Khi khấn khiết tịnh, chúng ta dâng trọn trái tim, dâng cuộc đời cho Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Người, như thánh Phaolô nói: “Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng308. Qua lời khấn, chúng ta ký kết với Chúa một giao ước nhiệm hôn309 và đòi hỏi phải có sự chung thuỷ. Người đàn ông đời thường muốn nếm sự mặn mà của tình bạn, sự nồng nàn của tình yêu, khao khát trải nghiệm sự ngọt ngào bên người yêu, hưởng sự âu yếm của hôn thê và những an ủi khả giác. Trong sâu thẳm của lòng mình, chúng ta cũng có như vậy, nhưng chúng ta đã tự nguyện khước từ chúng, để chọn một tình yêu cao hơn, trọn vẹn hơn cho Chúa và các linh hồn.

ĐTC Phanxicô nói: “đức khiết tịnh là một đặc sủng quý giá, nó mở rộng tự do trao hiến cho Thiên Chúa và tha nhân, với sự hiền lành, lòng nhân từ, sự gần gũi của Chúa Kitô. Sự khiết tịnh vì Nước Trời cho thấy đời sống tình cảm nằm trong một sự tự do chín chắn và trở thành dấu chỉ của thế giới sắp đến để luôn làm rạng ngời tính tối thượng của Thiên Chúa… một đức khiết tịnh phong nhiêu sinh ra những người con thiêng liêng trong Giáo Hội310.

Tuy đi tu nhưng chúng ta vẫn không thôi là con người, và cuộc sống luôn có những trắc trở cần phải tỉnh thức, vì chung quanh chúng ta luôn có những cạm bẫy bủa giăng, rình rập. Chúng ta sẽ sa bẫy, nếu không có cái nhìn Đức Tin mạnh mẽ vào sự hiện diện của Chúa, không dán mắt vào Đấng chúng ta kết ước, thì khả năng đi tìm niềm an ủi khả giác sẽ bùng lên trong tâm trí và ước muốn, nhất là những lúc gặp phải thử thách buồn phiền, cám dỗ, yếu đuối như thánh Phaolô thú nhận “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối; có ai trong anh chị em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt311 và Ngài nhắc nhở “ai tưởng rằng mình đang đứng vững coi chừng kẻo ngã312.

Vậy chúng ta đã làm gì để trung tín trong Lời Khấn Khiết Tịnh? Chúng ta có dùng mọi biện pháp siêu nhiên cũng như tự nhiên để giữ mình không? Chúng ta có quan tâm năm yếu tố cần thiết để giữ mọi mối tương quan khác phái được hài hòa và an toàn không? Đó là nơi chốn gặp gỡ, thời gian và thời lượng, khoảng cách thể lý và tâm lý, sự có mặt của những người thứ ba, và sống sự hiện diện khuất ẩn nhưng rất thực của Chúa.

Chúng ta đã qua một chặng đường khá dài trong đời tu. Liệu chúng ta có cảm nhận được hạnh phúc và quyết tâm theo Chúa cho đến cùng, không hề do dự hay hối tiếc không? Chúng ta hãy nghe lời chia sẻ của ĐTC Phanxicô về chặng đường 60 năm theo tiếng Chúa gọi của ngài: “Sau nhiều năm trôi qua với một số thành công, niềm vui, nhưng nhiều năm thất bại, yếu đuối, tội lỗi... 60 năm trên con đường của Chúa, đi sau Người, đi cạnh Người, đi với Người mãi mãi… Cha nói với các con điều này: Cha không bao giờ hối tiếc! bởi vì, ngay cả trong những lúc đen tối nhất, trong những lúc tội lỗi, trong những lúc yếu đuối, trong những lúc thất bại, cha luôn luôn nhìn vào Chúa Giêsu và cha tín thác vào Người, và Người đã không bỏ cha một mình. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu! Người luôn luôn tiến bước, đồng hành với chúng ta! Người thành tín, Người là người bạn đồng hành trung thành. Đây là lời chứng của cha: Cha hạnh phúc suốt 60 năm qua với Chúa. Các con hãy tiến bước!”313.

Chớ gì mỗi người chúng ta cũng cảm nhận được hạnh phúc đi theo Chúa, trung tín với Chúa, với Hội Dòng và với anh em qua việc thực thi triệt để ba lời khấn Dòng. Chính hạnh phúc tỏa chiếu nơi niềm vui ngời lên trong ánh mắt và nụ cười làm chứng tá cho Nước Chúa và cổ vũ cho những ơn gọi tiếp nối chúng ta. ĐTC Phanxicô bảo chúng ta phải thể hiện niềm vui và một diện mạo nhân bản xuất phát từ việc nhận biết Chúa Giêsu. Ngài nói với các chị em nữ tu, thì cũng có thể nói với chúng ta như thế nữa: “Khi chị em bước vào cuộc hành trình suy niệm về Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện và sám hối với Ngài, lòng nhân bản của chị em phát triển… Làm thế nào để một nữ tu thể hiện lòng nhân bản của mình? Thông qua niềm vui, và ngày càng hân hoan hơn nữa! Tôi thật buồn khi nhìn thấy các nữ tu với khuôn mặt buồn rười rượi. Họ có thể mỉm cười, nhưng đó là một nụ cười giả tạo như những nụ cười của tiếp viên hàng không. Không! Chị em hãy cho thấy nụ cười hân hoan đến từ niềm vui nội tâm nhé?314

Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta luôn tín trung suốt đời, cho đến cùng, với Chúa, với Giáo Hội, với Hội Dòng, với Anh Em, trong việc thực thi cách khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu ba lời khấn Dòng mà chúng ta cố gắng xét mình mỗi ngày.

ĐTC Biển Đức XVI dạy: “Việc xét mình giúp hối nhân chân thành cứu xét cuộc sống của mình, đối chiếu với chân lý Phúc Âm và đánh giá nó không chỉ theo các tiêu chuẩn con người, mà nhất là theo các tiêu chuẩn của Mạc Khải. Sự đối chiếu cuộc sống với các giới răn, các mối phúc thật và nhất là với giới luật yêu thương, chính là một trường học lớn của bí tích giải tội315, và là một con đường nên thánh mỗi ngày một hơn.  

Xin đề nghị một bản xét mình, được soạn theo bản xét mình Bộ Giáo Sĩ đề nghị cho các linh mục:



1.“Vì họ, con xin hiến thánh chính mình, để họ cũng được thánh hiến trong sự thật” (Ga 17,19)

  • Tôi có ý thức và cố gắng nên thánh mỗi ngày không?

  • Tôi có xác tín rằng sự phong nhiêu của tình phụ tử đến từ Thiên Chúa và với ơn Chúa Thánh Thần đòi tôi phải sống cao độ đức khiết tịnh không?


2. “Nầy là Mình Thầy” (Mt 26,26)

  • Hy tế Thánh Thể có là trung tâm đời sống nội tâm của tôi không?

  • Tôi có chuẩn bị dâng lễ sốt sắng và sau lễ, cầm mình cám ơn tử tế không?

  • Thánh lễ có là trung tâm ngày sống của tôi để ngợi khen, cảm tạ và chạy đến lòng nhân hậu Chúa hầu đền tội tôi, cùng tội của mọi người không?


3. “Nhiệt tâm vì nhà Chúa làm tôi hao mòn” (Ga 2,17)

  • Tôi có chăm lo cho nhà thờ, đồ thờ được sạch sẻ, hoa nến, sách kinh sách hát đầy đủ để mọi người tham dự cách ý thức, tích cực và sốt sắng không?

  • Tôi có siêng năng đến viếng Mình Thánh Chúa?


4. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9)

  • Tôi có tìm được niềm vui ở trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, hoặc trong khi tôi nguyện gẫm và thinh lặng tôn thờ không?

  • Tôi có trung thành viếng Thánh Thể hằng ngày và coi là kho tàng của tôi có ở trong Nhà Tạm không?


5. “Xin giải thích dụ ngôn cho chúng con” (Mt 13,36)

  • Tôi có siêng năng đọc Lời Chúa và trung thành nguyện gẫm hằng ngày không?

  • Lời Chúa có đi vào, ở lại trong tâm hồn và làm cho tâm hồn tôi thay đổi không? Hay đến rồi đi?

  • Tôi có đi tìm Lời Chúa, và để Chúa tìm tôi không?

  • Tôi có tìm ơn soi sáng và vâng nghe Chúa Thánh Thần thúc giục không?

  • Tôi có cầm lòng cầm trí đọc những kinh thường ngày không?


6. “Phải cầu nguyện liên lỉ, không mệt mỏi” (Lc 18,1)

  • Tôi có cử hành Phụng vụ Giờ Kinh cách đầy đủ và sốt sắng không?

  • Tôi có trung thành cầu nguyện không?


7. “Hãy đến và theo Tôi” (Mt 19,21)

  • Chúa Giêsu Kitô có phải là tình yêu đích thực của cuộc đời tôi không?

  • Tôi có ý thức cắt đứt những ý tưởng và ước muốn, hay những hành động phạm đến đức trong sạch không?

  • Tôi có chiều theo những chuyện vãn không thích đáng và đặt mình trong dịp gần có nguy cơ phạm tội lỗi đức khiết tịnh không?

  • Tôi có giữ gìn con mắt, thận trọng trong cách đối xử với nhiều hạng người khác nhau không?


8. “Ông là ai?” (Ga 1,20)

  • Tôi có cảm nhận các yếu đuối, mệt mỏi, lười biếng không?

  • Mọi hành động của tôi có xứng với bậc sống tu sĩ của tôi không ?

  • Các chuyện vãn của tôi có phù hợp với tư cách tu sĩ không?

  • Tôi có cẩn thận để trong cuộc sống mình không có gì phù phiếm và hời hợt không ?


9. “Con Người không nơi tựa đầu” (Mt 8,20)

  • Tôi có yêu thích sự nghèo khó kitô giáo không ?

  • Tôi có tìm nghỉ ngơi nơi Chúa và siêu thoát khỏi mọi thứ khác không ?

  • Để phụng sự Chúa tốt hơn, tôi có sẵn lòng bỏ những tiện nghi, những sở thích, những tình cảm không ?

  • Tôi có dùng những đồ xa xỉ, những chi tiêu không cần thiết không ?


10.Vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn(Mt 11,25).

  • Tôi có tự phụ, kiêu ngạo, dễ tự ái, dễ bị kích động nóng giận, khó tha thứ, dễ bị chán nản không ?

  • Tôi có năng cầu xin Chúa nhân đức khiêm nhường không ?


11. “Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34).

  • Tôi có siêng năng lãnh nhận các phép Bí tích không?

  • Tôi có thể nói được rằng tôi yêu mến Giáo Hội và Hội Dòng, chăm lo cho sự phát triển và các quyền lợi của Hội Dòng không ?


12. “Anh là Phêrô” (Mt 16,18).

  • Tôi có ngoan ngoãn đón nhận những lệnh truyền, những lời khuyên hay sự sửa dạy của Bề Trên tôi không?

  • Tôi có đặc biệt cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, hiệp thông trọn vẹn với giáo huấn và ý chỉ của Ngài không ?


13. “Hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).

  • Tôi có mau mắn cư xử bác ái với anh em hay chẳng quan tâm đến họ vì tính ích kỷ, lãnh đạm và vô tâm?

  • Tôi có thăm viếng và gần gũi các anh em đang gặp thử thách đau khổ không ?

  • Tôi có sống tình huynh đệ để không ai phải cô đơn không ?


14. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).

  • Tôi có hiểu biết cách sâu xa Hiến Luật, Nội Quy của Dòng và các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến đời tu của tôi không ?

  • Tôi có ý thức thực hiện các giáo huấn hằng ngày trong đời sống không ?


15. “Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11).

  • Tôi có năng xưng tội đều đặn đúng với bậc sống của tôi không?

  • Tôi có sẵn lòng làm hòa và quảng đại tha thứ không?


16. “Người gọi những kẻ Người muốn và họ đến với Người” (Mc 3,13).

  • Tôi có chú ý phát hiện và tài bồi các mầm non ơn gọi không?

  • Tôi có lo lắng truyền bá ý thức về ơn gọi nên thánh phổ quát không?

  • Tôi có xin tín hữu cầu nguyện cho các ơn gọi và sự thánh hóa hàng giáo sĩ, tu sĩ không?


17. Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mt 20,28).

  • Tôi có cố gắng mau mắn phục vụ theo tinh thần Phúc Âm không?

  • Tôi có biểu lộ tình yêu của Chúa qua cả các công việc phục vụ không?

  • Tôi có thấy được sự hiện diện của Chúa Kitô trong đau khổ thập giá không?


18. “Tôi khát” (Ga 19,28).

  • Tôi có cầu nguyện và quảng đại hy sinh cho các linh hồn không ?

  • Tôi có chu toàn các bổn phận hằng ngày của tôi không ?

  • Tôi có ân cần cầu nguyện cho linh hồn đã qua đời không ?


19. “Đây là con Bà, đây là Mẹ của con” (Ga 19,26-27).

  • Tôi có siêng năng lần chuỗi và chạy đến với Đức Mẹ không ?

  • Tôi có vun trồng lòng sùng kính Mẹ Maria cho người khác không ?

  • Trong cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ, ham muốn xác thịt và thế gian, tôi có chạy đến xin Mẹ cầu bàu không ?


20. “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

  • Tôi có mau mắn thăm viếng giúp đỡ và cầu nguyện cho những người hấp hối không ?

  • Trong nguyện gẫm cá nhân, hay khi dạy giáo lý, tôi có quan tâm đến tín lý của Giáo Hội về tứ chung không ?

  • Tôi có cầu xin ơn bền đỗ và kêu gọi người khác cũng làm như vậy không ?

  • Tôi có năng sốt sắng cầu bàu cho các linh hồn đã qua đời không ?


(Có một điều)

KẾT LUẬN

Trong niềm tin tưởng vào lời hứa của Chúa Cứu Thế bảo vệ Giáo Hội khỏi sức mạnh tàn phá của hỏa ngục và sự đổi mới không ngừng của Chúa Thánh Linh, tôi xin mượn cuộc phỏng vấn thú vị của Zenith với Đức ông Rossetti, tác giả cuốn “Tại sao các linh mục hạnh phúc” phát hành ngày 12/10/2011. Đức ông Rossetti là một nhà tâm lý học chuyên sâu, trước đây là Chủ tịch và Giám đốc điều hành trung tâm điều trị và giáo dục dành cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, hiện là Phó Giám đốc các chương trình hội thảo và sứ vụ tại các Đại học Công giáo Mỹ.316


Các linh mục có thuộc nhóm những người hạnh phúc nhất không?

- Một số nghiên cứu ở Mỹ trong vài năm qua phát hiện khoảng 90% các linh mục nói rằng họ hạnh phúc. Trong khảo sát của Đức Ông Rosetti với 2.500 linh mục, tỉ lệ này cao tới 92,4%. Các yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất cho hạnh phúc của linh mục là sự “an bình nội tâm.” Nếu chúng ta cảm thấy an bình nội tâm, thì cũng cảm thấy được hạnh phúc với những gì xung quanh. Nhưng đây cũng là một thách đố: Nếu chúng ta không hạnh phúc với cuộc sống của mình, thì đừng chỉ trích bên ngoài, nhưng hãy nhìn vào nội tâm chúng ta. Yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của an bình nội tâm là mối quan hệ của ta với Thiên Chúa. Khi ta có mối quan hệ vững chắc với Thiên Chúa, ta sẽ có an bình nội tâm. Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta ơn này: “Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em.” Chúng ta chỉ tìm thấy sự bình an đích thực và lâu dài trong Thiên Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta là một đóng góp mạnh mẽ cho an bình nội tâm lẫn hạnh phúc cá nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy an bình nội tâm và niềm vui cho đến khi thực sự có mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa. Hầu hết các linh mục đã tìm thấy mối quan hệ như vậy, và họ là những người đàn ông hạnh phúc.
Vai trò của các mối quan hệ liên nhân vị trong hạnh phúc của linh mục?

- Yếu tố góp phần vào mối quan hệ tích cực với Thiên Chúa là có các người bạn thân. Việc phát triển mối quan hệ lành mạnh với người khác giúp chúng ta kết nối với Thiên Chúa. Nhiều lần Phúc Âm đã nói về việc mến Chúa yêu người như là hai mặt của một thực tại: “Người nào không yêu thương anh em mà mình nhìn thấy thì không thể yêu Chúa mà mình không nhìn thấy.” Kết quả thống kê đã khẳng định giáo huấn Tin Mừng này: yêu thương người lân cận và xây dựng mối quan hệ bác ái với bạn bè, gia đình và người lân cận giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa, và ngược lại. Điều này thật quan trọng để trở thành người hạnh phúc. Sự cô lập gây ra bất hạnh. Cần phải liên kết với các người khác. Điều đáng mừng là trên 90% các linh mục báo cáo là có tình bạn vững chắc với các linh mục khác và giáo dân. Con số các linh mục hạnh phúc đã gia tăng, và có thể sẽ tăng lên cao hơn, chỉ có 3,1% linh mục đôi khi nghĩ đến việc rời khỏi chức linh mục.


Đời sống độc thân liên quan đến hạnh phúc của linh mục thế nào?

- Linh mục nào cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi sống đời độc thân và cảm nghiệm sống đời độc thân như là một ân sủng cá nhân, bất chấp những thách đố của nó, thì họ là người đàn ông hạnh phúc. Thật vui là trên 75% linh mục đã thấy đời độc thân là một phần tích cực của cuộc sống họ. Tỉ lệ này có khả năng tăng cao hơn trong tương lai. Chính các linh mục trẻ tuổi nhất là người mạnh mẽ ủng hộ việc sống độc thân bắt buộc. Nhưng đây là một thách thức: chấp nhận việc sống độc thân như là một phần cần thiết của đời sống linh mục đòi hỏi một mức độ sâu sắc hơn về tâm linh để cảm nghiệm đời độc thân như một ơn ban của Thiên Chúa, và là một ân sủng cá nhân.
ĐHY Claudio Hummes lúc còn là Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã nhận định lạc quan, hy vọng và đầy an ủi: “tuyệt đại đa số các linh mục là những người rất xứng đáng, toàn tâm toàn ý cho thừa tác vụ linh mục, những người chuyên tâm cầu nguyện và làm việc bác ái mục vụ, đặt cả cuộc đời vào việc thực hiện ơn gọi và sứ mệnh của mình... Giáo Hội muốn nói trước hết với các linh mục rằng Giáo Hội hãnh diện biết bao về các linh mục của Giáo Hội; Giáo Hội yêu mến, tôn kính, ngưỡng mộ họ dường nào và nhìn nhận với lòng tri ân công tác mục vụ của họ và cuộc đời chứng nhân của họ.” 317 Nếu chúng ta thuộc nhóm những linh mục này, xin Chúa gìn giữ chúng ta được như vậy mãi. Nhưng nếu chúng ta không được ở trong nhóm đó, thì xin Chúa thương tha thứ và dẫn đưa chúng ta vào. Amen.

(Hát: Lạy Chúa, con lên đường)
Huế, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 2014

Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss





1 Phát biểu tại Hội nghị thường niên của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam http://www.hdgmvietnam.org/duong-huong-muc-vu-cua-giao-hoi-chua-kito-tai-viet-nam/5540.63.8.aspx

2 Trích Tin Việt Nam ngày 7/8/2008.

3 Việc quan hệ tình dục trước khi kết hôn, tức là ngoài hôn nhân, là hành vi xúc phạm tới giới răn thứ sáu, là tội gian dâm. Tội này trái nghịch cách nghiêm trọng với nhân phẩm và tính dục của con người. Ngoài ra, nó còn liên quan tới một người khác nữa và cũng có thể là một gương xấu công khai nghiêm trọng khi làm băng hoại giới trẻ (xem GLCG 2353).


4 Quan điểm của HĐGMVN làm tại Xuân Lộc ngày 25/9/2008 về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, I, 2&3.

5 Bộ Tu Sĩ, Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng, 2/2/1990 số 88-89.

6 x. GL 233.

7 Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của các Linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, 2006, tr. 51-52.

8 Bộ GDCG, Chỉ dẫn việc huấn luyện độc thân linh mục tr.7-75.

9 GL 1024-1052.

10 Theo Health Times và China Daily, Bộ Y tế Trung quốc cho biết sữa bột của công ty Synutra của Trung quốc có chứa hormone sinh dục cao hơn mức bình thường ở người lớn kích thích gây dậy thì sớm ở trẻ 4-15 tháng tuổi.

11 Xin xem Ephesô 2,1-10.

12 Vì muốn việc thanh lọc được nghiêm túc dựa vào lương tâm ứng sinh và tính cách thánh thiêng, một số ứng sinh bị buộc đặt tay trên Phúc Âm thề nói sự thật và vì sợ bị loại nên đã thề gian. Cần xem lại đường lối sư phạm và nhắc ứng sinh biết có thể dối người chứ không dối đuợc Chúa và lương tâm mình đâu.

13 Con cóc đẻ trứng dưới nước, nở ra nòng nọc. Khi nòng nọc biến thái, đứt đuôi thành cóc thì lên sống trên khô. Cóc không xuống sống dưới nước, nếu lỡ bị rơi hay bị ném xuống nước, cóc sẽ vội vả tìm cách lên khô. Sự dứt khoát đoạn tuyệt với các tình huống tình cũ cũng phải như thế.

14 Theo CWNews 26.03.2010, ĐGH Biển-Đức XVI đã rất kiên quyết và dứt khoát trong việc xử lý những trường hợp lạm dụng tính dục.

15 Hỏi Chúa nhưng ứng sinh trả lời cho chính mình: “Chúa có muốn con làm linh mục không? Nếu con làm linh mục, có gì nguy hại cho con, cho người khác và cho Giáo Hội không?”

16 GL 1043: Buộc tín hữu phải trình báo với Bản quyền về người có những ngăn trở để nhận lãnh chức thánh.

17 ĐTC Biển Đức XVI nói với chủng sinh Collegio Capranica ở Rôma ngày 20/1/2012 http://www.la-croix.com/Religion/Urbi-Orbi/Rome/Le-pape-souligne-les-caracteristiques-d-une-bonne-formation-sacerdotale-_NP_-2012-01-20-760133

18 Xem CWNews 18.03.2010: Một giới chức Vatican nhắc nhở các độc giả tờ Osservatore Romano: Nếu một linh mục thú nhận lạm dụng các trẻ em trong một lần đến bí tích thống hối, thì cha giải tội không được tố cáo vụ lạm dụng ấy cho các thẩm quyền hợp pháp. ĐGM Gianfranco Girotti, một giới chức của Toà Ân Giải, nhấn mạnh rằng ấn toà trong là tuyệt đối. Cha giải tội không được làm bất cứ điều gì dựa trên những lời thú tội của hối nhân hoặc tiết lộ những tội đã được xưng ra cho bất kỳ người nào. Ngài nói: “Việc duy nhất toà giải tội có thể làm là xá tội”. Lời chỉ trích các giám mục Công giáo về việc xử lý và giải quyết các linh mục lạm dụng tập trung vào những trường hợp trong đó những phát hiện lạm dụng là ở ngoài toà giải tội – hoặc qua những khiếu nại từ các nạn nhân hoặc qua những lời thú nhận do các linh mục trong những phỏng vấn hành chính.

19 x. GL 241.

20 Lc 6, 12-13.

21 Lc 10, 2.

22 Mt 9,36-38.

23 Is 6, 8.

24 1 Sm 3, 1-10.

25 Lc 1, 26-38.

26 Lc 5,1-11.

27 Trích bài giảng trong chuyến Viếng Thăm Mục Vụ Cagliari Chủ Nhật 22/9/2013.

28 Mt 9,9.

29 Ga 8, 2-11.

30 Cv 9, 1-18.

31 Ga 1,35-50.

32 Thư ĐTC Biển Đức XVI gửi Người Công giáo Ái Nhĩ Lan, Vatican ngày 20/3/2010.

33 Đó là cậu Nathan de Brito ở Rio de Janeiro trong bộ áo của đội bóng quốc gia Brazil, được Phóng viên CNA thuật lại.

34 Xem bài dịch của Cha Tiến in trong website Xuân Bích http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2011/08/20/duc-thanh-cha-voi-chung-sinh/

35 ĐGH Biển Đức XVI, Deus Caritas Est, số 1.


36 x. GL 233.

37 Bộ GDCG, Chỉ dẫn việc huấn luyện độc thân linh mục tr.7-75.

38 GL 1024-1052.

39 Trích huấn từ buổi tiếp kiến chung ngày 23/6/2013.

40 Theo Health Times và China Daily, Bộ Y tế Trung quốc cho biết sữa bột của công ty Synutra của Trung quốc có chứa hormone sinh dục cao hơn mức bình thường ở người lớn kích thích gây dậy thì sớm ở trẻ 4-15 tháng tuổi.

41 Xin xem Ephesô 2,1-10.

42 Vì muốn việc thanh lọc được nghiêm túc dựa vào lương tâm ứng sinh và tính cách thánh thiêng, một số ứng sinh bị buộc đặt tay trên Phúc Âm thề nói sự thật và vì sợ bị loại nên đã thề gian. Cần xem lại đường lối sư phạm và nhắc ứng sinh biết có thể dối người chứ không dối đuợc Chúa và lương tâm mình đâu.

43 Con cóc đẻ trứng dưới nước, nở ra nòng nọc. Khi nòng nọc biến thái, đứt đuôi thành cóc thì lên sống trên khô. Cóc không xuống sống dưới nước, nếu lỡ bị rơi hay bị ném xuống nước, cóc sẽ vội vả tìm cách lên khô. Sự dứt khoát đoạn tuyệt với các tình huống tình cũ cũng phải như thế.

44 Theo CWNews 26.03.2010, ĐGH Biển-Đức XVI đã rất kiên quyết và dứt khoát trong việc xử lý những trường hợp lạm dụng tính dục.

45 Hỏi Chúa nhưng ứng sinh trả lời cho chính mình: “Chúa có muốn con làm linh mục không? Nếu con làm linh mục, có gì nguy hại cho con, cho người khác và cho Giáo Hội không?”

46 GL 1043: Buộc tín hữu phải trình báo với Bản quyền về người có những ngăn trở để nhận lãnh chức thánh.

47 Optatam Totius số 21.

48 GL 239,2; 240,2; 246,4; FABC, 7th Plenary Assembly, Spiritual Direction.

49 Xem CWNews 18.03.2010: Một giới chức Vatican nhắc nhở các độc giả tờ Osservatore Romano: Nếu một linh mục thú nhận lạm dụng các trẻ em trong một lần đến bí tích thống hối, thì cha giải tội không được tố cáo vụ lạm dụng ấy cho các thẩm quyền hợp pháp. ĐGM Gianfranco Girotti, một giới chức của Toà Ân Giải, nhấn mạnh rằng ấn toà trong là tuyệt đối. Cha giải tội không được làm bất cứ điều gì dựa trên những lời thú tội của hối nhân hoặc tiết lộ những tội đã được xưng ra cho bất kỳ người nào. Ngài nói: “Việc duy nhất toà giải tội có thể làm là xá tội”. Lời chỉ trích các giám mục Công giáo về việc xử lý và giải quyết các linh mục lạm dụng tập trung vào những trường hợp trong đó những phát hiện lạm dụng là ở ngoài toà giải tội – hoặc qua những khiếu nại từ các nạn nhân hoặc qua những lời thú nhận do các linh mục trong những phỏng vấn hành chính.

50 x. GL 241.

51 Ga 15,16-17.

52 Gal 2,20.

53 x. Pl 3,7-14.

54 Rm 8, 35 – 39.

55 Ga 1, 40-42.

56 Vatican Radio ngày 4/10/2013.

57 Pl 3, 7-9.

58 Cl 3, 7-8.

59 2 Cr 5,17.

60 Trích Bài đọc 2 Kinh Sách ngày thứ ba Tuần Thánh.

61 Bài giảng của ĐTC Phanxicô ngày 21/9/2013 tại Nhà Martha, CNA / EWTN News.

62 Xem bài giảng lễ ngày 17/5/2013 tại Nhà trọ thánh Matta.

63 Lc 8, 11-15.

64 Lc 21,19.

65 2 Cr 1,6.

66 2 Cr 6, 4-5.

67 Cl 1,11.

68 1 Tm 4,16.

69 Dt 12,1-2.7.

70 Gc 1, 12.

71 Lc 16, 10-12.

72 1 Cr 10, 13.

73 Dt 10, 23-24.

74 Mt 25, 20-23.

75 Lc 19, 16-19.

76 1 Cr 4,1-2.

77 1 Tx 5, 23-24.

78 Dt 3, 1.6.

79 Gc 1, 23-25.

80 Mt 10, 22; 24,13; Mc 13,13.

81 Ga 16,33.

82 2 Cr 1,4.

83 1 Pr 4,19.

84 Kh 2,10.

85 Kh 2,26.

86 Kh 17,14.

87 1 Cr 1,8.

88 Ga 13,1.

89 XT (theo Radio Vatican) - http://xuanbichvietnam.net/trangchu/duc-thanh-cha-phanxico-hay-noi-xin-vang-voi-thien-chua-nhu-duc-maria/


90 Trích chia sẻ của ĐTC Phanxicô với giới trẻ Sardinia trong chuyến Viếng Thăm Mục Vụ Cagliari Chủ Nhật 22 /9/2013.

91 Xem câu chuyện ở Nam Đông.

92 Các nước Á châu, và ngay cả tại Việt Nam, không phải là không có đâu, nhưng không bị bạch hóa ồn ào vì tâm thức dè dặt kín đáo và tế nhị của người mình thôi.

93 Presbyterorum Ordinis, số 16.

94 Sacerdotalis Coelibatus số 12.

95 Pastores Dabo Vobis số 29.

96 x. GL 277,1.

97 PDV. 29; PO. 16; Sacerdotalis Coelibatus 14; GL 277,1.

98 Chỉ Nam 1994 số 57.

99 x. 2 Th 2,15; 1 Cor 7,5; Tt 1,6-8; Chỉ nam 1994 số 59.

100 Bộ GDCG, Đường hướng giáo dục trong việc huấn luyện độc thân linh mục số 16.

101 Ph 2,7.

102 Ga 3,30.

103 Gal 2,19-20.

104 Ga 10,11.

105 2 Cr 4,10.

106 2 Tim 4,2.

107 1 Tm 6,11.

108 x. Những khái niệm về việc đào tạo bậc độc thân linh mục của Hội Xuân Bích số 27.

109 x. Bộ Giáo dục Công giáo, Huấn luyện thiêng liêng trong các chủng viện II,3 “những khổ chế thiêng liêng”; Jean-Jacques OLIER, “Con đường nên thánh là con đường thập giá.”

110 x. 1 Co 4, 14-15 về tình phụ tử của thánh Phaolô đối với các tín hữu.

111 GL 1026.

112 Chỉ Nam 1994 số 58.

113 Cha Felix M. Padimatham nói rằng Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác tính luyến ái. Ngài cũng chỉ ra nhiều mẫu gương các Thánh và Chân Phước đã có loại tình bạn này trong cuộc đời các ngài, như thánh Hiêrônimô và bà quả phụ Paula, thánh Gioan Kim Khẩu và nữ trợ tế Olympias, thánh Phanxicô Assisi và thánh nữ Clara, thánh nữ Catarina Siena và Chân Phước Raymon Capua, thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, v.v…

114 x. Câu chuyện ‘một nơi kín đáo không ai nhìn thấy’ của thầy Dòng nọ.

115 2 Cr 4,7.

116 CNS 25.11.2010 ghi lại bài giáo lý của ĐTC Biển Đức trong buổi triều yết chung ngày 24/11/2010.

117 x. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, tr.283-291.

118 St 2, 18-24.

119 Mc 12,17.

120 x. Mt 26,41; Mc 14,38.

121 Chúa đã gọi, sao còn một tiếng gọi? Lòng nhủ lòng can đảm dẹp mến thương, Vâng tiếng Chúa, sống cho tròn sứ mệnh.

122 Nói về tình bạn của thánh Phanxicô Assidi và Clara, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dạy: Tình bạn của hai đấng là một sức mạnh giúp theo đuổi con đường nên thánh. Cả hai vị thánh bổ túc cho nhau trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Cả hai đều xây dựng đời mình trên sự đòi hỏi tận căn của Tin Mừng: “Tình bạn là một trong những tình cảm nhân loại cao quý nhất mà ân sủng của Thiên Chúa thanh tẩy và biến đổi.” Đức Thánh Cha cũng nói: “các vị thánh khác cũng đã sống một tình bạn sâu xa trên con đường tiến tới sự hoàn thiện thiêng liêng, như thánh Phanxicô Salê và thánh Jeanne-Françoise de Chantal. Chính thánh Phanxicô Salê đã viết: ‘Thật đẹp thay có thể yêu mến trên trần gian như ta yêu mến trên trời, và học biết yêu thương nhau trong thế giới này như chúng ta sẽ yêu thương nhau trong thế giới vĩnh hằng. Ở đây, tôi không đơn giản nói về tình yêu đức ái, vì chúng ta phải có tình yêu này đối với hết mọi người; tôi nói về tình bạn thiêng liêng, trong khuôn khổ đó, hai, ba hay nhiều người trao đổi cho nhau những lòng sùng mộ, những tình cảm thiêng liêng và thực sự trở nên một tâm trí duy nhất’.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Các thánh nam nữ là những ân nhân của nhân loại. Họ canh tân thế giới  bằng cách tỏa lan tình yêu được Tin Mừng gợi hứng. Như các ngài, ước gì chúng ta cũng có thể để mình được chỉ dẫn bởi ‘sự nghèo khó diễm phúc, sự khiêm tốn thánh thiện và đức ái khôn tả’ của Chúa Kitô” (Theo Anita S. Bourdin trong http://www.zenit.org/article-25377?l=french, ngày 15/9/2010.

123 Gl 5,17.24-25.

124 Ga 17,11.15-19.

125 Nhớ bài “Lý Con Quạ” Nam Bộ: “Quạ kêu, cái mạ quạ kêu, nam đáo bất đáo nữ phong, người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia, ban ngày mắc cỡ, tối ở quên về, chừng ra í a ra về, tình tình mà nhớ thương, chừng ra í a ra về, tình tình mà nhớ thương.”

126 1 Cr 9,27: Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.

127 Xin xem các biện pháp đối với tệ nạn lạm dụng tình dục.

128 1 Tm 5,2.

129 x. Bài thuyết trình “Giáo Hội cảm phục và biết ơn những gười nữ sống đời thánh hiến” của lm. Micae-Phalô Trần Minh Huy pss tại Đại Hội Tu sĩ tòan quốc lần thứ IV ngày 8-10/3/2010 tại Bùi Chu..

130 Vatican CNA ngày 21/1/2010 http://www.catholicnewsagency.com. Hãng CWN ngày 22/1/2010 còn ghi thêm: “Một nữ giáo dân người Úc, Rosemary Goldie, cũng đã ở vị trí tương đương tại HĐ giáo hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976.

131 CWN ngày 22/1/2010.

132 Trích bài phát biểu trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 25/1/2014, dành cho 300 tham dự viên hội nghị toàn quốc do Trung Tâm Phụ Nữ Italia tổ chức.


tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương