TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC



tải về 1.33 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.33 Mb.
#37991
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

1. Nhận định chung


Tại sao chúng ta cần suy tư thần học về cộng đoàn hiệp thông? - Vì đó là nhu cầu và xác tín của tu sĩ chúng ta, được huấn quyền Giáo Hội xác nhận. Quả thế, cộng đoàn tu sĩ được khai sinh bởi một lời mời gọi của Thiên Chúa và là kết quả của một lời đáp trả của con người. Huấn thị Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn tuyên bố: “Tình yêu Chúa Kitô đã qui tụ một số đông môn đệ để họ trở nên một, để như Ngài và nhờ Ngài, trong Chúa Thánh Thần, qua dòng lịch sử, họ có thể đáp lại tình yêu của Chúa Cha, yêu mến Ngài ‘hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn’ (x. Dnl 6,5) và yêu thương cận nhận như chính mình (x. Mt 22,39)195.
Được sinh ra không phải “bởi ý muốn xác thịt”, cũng không phải do sự hấp dẫn của con người hay bởi những động lực nhân loại, song bởi Thiên Chúa, cộng đoàn tu sĩ là dấu chỉ sống động của tình yêu ưu tiên của Chúa, Đấng thực hiện những điều kỳ diệu, và cũng là dấu chỉ của tình yêu cho Chúa và cho anh chị em, như đã được Chúa Kitô biểu lộ và thực hành. Bởi đó, cộng đoàn tu sĩ là một thực tại thần học, vốn là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Vì thế, chúng ta cần học hỏi và suy tư về cộng đoàn tu sĩ với tinh thần đức tin. Mục tiêu của cuộc học hỏi này là suy tư có tính cách thần học về nguồn gốc, sự hiện hữu và mục đích của cộng đoàn tu sĩ. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến: nền tảng Thánh Kinh của cộng đoàn tu sĩ, với chú ý đặc biệt về các linh hứng Phúc âm; sự tăng trưởng có tính cách thần học và tu đức của cộng đoàn tu sĩ bên trong lịch sử Giáo Hội; căn tính của cộng đoàn tu sĩ trong Giáo Hội hiện đại và sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới hôm nay.

2. Tình trạng phân mảnh


Kinh nghiệm chung của con người hôm nay là sự phân mảnh, ở mọi cấp độ và mọi lãnh vực cuộc sống. Chúng ta thấy sự phân mảnh hiện nay về các thực thể địa lý, chính trị. Cả những tương quan về giống cũng bị phân mảnh và sự bất cân đối nam-nữ vẫn chưa được chữa lành. Toàn cầu hóa đem các dân nước xích lại gần nhau, nhưng cũng không tránh được tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng. Trong nhiều quốc gia, người nghèo, phụ nữ và trẻ em bị gạt ra bên lề. Việc phá hủy môi trường tự nhiên, phá hủy văn hóa bản xứ và làm băng hoại các giá trị nhân bản càng gây thêm sâu hơn nữa tình trạng phân mảnh.

Sự phân mảnh cũng tác động ở mức độ cá nhân: Cuộc sống cá nhân xem ra đánh mất sự duy nhất nội tâm, cũng như sự phô diễn ra bên ngoài và định hướng về tương lai, vì bị lèo lái bởi những thúc đẩy của tình trạng phân tán, phân mảnh và tha hóa. Do đó lời mời gọi thăng tiến những liên hệ của tình liên đới trở nên cấp bách. Phải thay đổi tình trạng loại trừ, gạt ra bên lề và bất bình đẳng do nền văn hóa phân mảnh ngày nay mang lại. ĐTC Phanxicô thường mạnh mẽ tố cáo “văn hóa loại trừ” và tích cực cổ vũ nền “văn hóa gặp gỡ”. Cũng cần nuôi dưỡng một não trạng sinh thái, nghĩa là tất cả mọi vật được tạo thành đều kết nối với nhau, bổ túc lẫn nhau, có cùng một số phận, phá hủy một cái sẽ gây nên những hậu quả sinh tử cho toàn thể.


Đứng trước bối cảnh phân mảnh đó, tìm kiếm hiệp thông quả thật là một việc phức tạp. Nó bao trùm mọi cấp độ và mọi khía cạnh của cuộc sống: liên chủng loại, liên sắc tộc, liên quốc gia, liên cộng đồng, liên nhân vị và nội tại trong mỗi con người nữa. Cái mà con người ngày nay cần đến là một hiệp thông đời sống vừa trao ban vừa nhận lãnh cách hỗ tương.

3. Kinh nghiệm tìm kiếm hiệp thông


Ở Nhật, người ta thiết lập những đường điện thoại dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần tư vấn, và cũng mở ra cho những người cần có ai đó để nói chuyện. Một buổi tối nọ, nhà tư vấn tâm lý Nishiga nhận một cú điện thoại. Một cậu bé hỏi: “Tôi có thể nói chút việc được không ạ?” Rồi cậu thêm: “Mà xin lỗi, đừng cúp máy nhé!” Nishiga bảo đảm với cậu bé rằng ông vẫn giữ đường dây. Rồi cậu bé hỏi: “Tôi muốn cảm nhận như đang nói với một người nào đó, được không ạ?” Nishiga lại bảo đảm với cậu bé là cậu cứ việc nói. Cậu bé đáp: “Cám ông ông”. Rồi cậu im lặng. Ba phút sau, cậu lên tiếng hỏi: “Ông có còn đó không ạ?” Nishiga hỏi cậu đang nghĩ gì. Và cậu bé trả lời: “Tôi rất vui vì có một người chịu để mất thời giờ cho một ai đó như tôi.” Và cậu còn thêm: “Tôi có thể gọi lại không ạ?” Rồi cậu cúp máy.
Rõ ràng cậu bé cần kết nối hiệp thông. Cậu tìm một người đồng hành. Biết bao nhiêu người trẻ trên thế giới cùng trải qua kinh nghiệm tìm kiếm ấy. Thật chẳng may, nhiều người trong họ kết cục nhập bọn với đám trẻ đường phố, hay tương tự như thế. Nhiều người lớn cũng đi tìm người đồng hành, tìm tình bạn. Và nhiều người đã gia nhập vào bất cứ nhóm nào họ gặp: đủ thứ câu lạc bộ và hiệp hội, nhóm cầu nguyện, ngay cả các nhóm giáo phái.196 Ngày nay những hoạt động tư vấn đa dạng đang được mở rộng. Chúng ta hết lòng cảm tạ Chúa, Giáo Hội và Hội Dòng luôn cung ứng cho chúng ta món quà quí báu là sự đồng hành thiêng liêng, linh hướng. Và trong hoàn cảnh chưa có được như mong muốn thì chúng ta cũng có thể tìm được cách nào đó qua cha giải tội nơi tòa xưng tội. Trong các dịp tĩnh tâm, cha giảng phòng luôn sẵn sàng phục vụ lắng nghe, xin anh em đừng có ngại.

4. Khao khát hiệp thông là rất người


Hiệp thông là cái con người hôm nay tha thiết ao ước. Henri Nouven nói: “Chúng ta thực sự ao ước cái gì? Khi tôi cố gắng lắng nghe ước muốn sâu xa nhất của chính tôi, cũng như ước muốn của kẻ khác, thì xem ra từ ngữ tốt nhất để tóm tắt ước muốn của trái tim con người là HIỆP THÔNG. Hiệp thông có nghĩa là “hiệp nhất với”. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một trái tim sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi nào tìm được hiệp thông trọn vẹn với Ngài”. Chúng ta tìm sự hiệp thông nơi tình bạn, tình yêu trong cộng đoàn, cả nơi sự khao khát thân mật giới tính, dù phải đối mặt với những nguy hiểm. Hiệp thông là một khao khát do Chúa ban, một ước ao có khi mang lại đau khổ miên man, có khi vui sướng bao la. Nhưng sự khao khát hiệp thông của chúng ta sẽ không ra vô ích, mà sẽ được lấp đầy bởi Đấng đã ban cho chúng ta khao khát ấy.

Những khoảnh khắc hiệp thông chóng qua chỉ là dấu hiệu lờ mờ của Hiệp thông mà Chúa hứa cho chúng ta là hiệp thông với Ngài. Nếu không có khao khát hiệp thông thì cuộc sống chúng ta mất đi sức sống và con tim chúng ta ra giá lạnh. Một đời sống thiêng liêng đích thực là một đời sống trong đó chúng ta không tìm được an nghỉ cho đến khi nào được nghỉ ngơi trong vòng tay của Chúa, Đấng là cha là mẹ của mọi khao khát, như thánh Augustinô từng nói: “Lạy Chúa, linh hồn con luôn khắc khoải cho đến khi nào được an nghỉ trong Chúa”.



5. Hiệp thông với Chúa


(Đâu Chỉ Là)

Cựu Ước thấm đậm ý muốn sáng tạo - hiệp thông của Giavê và khao khát hiệp thông với Thiên Chúa của Israel (nhân loại). Sự khao khát hiệp thông hỗ tương này bắt nguồn từ ý muốn tự do cao cả của Giavê, khi tuyển chọn và thiết lập với Israel một mối liên hệ mật thiết. Chúng ta lùi lại thời điểm sáng tạo để thấy ước muốn hiệp thông của Thiên Chúa với nhân loại khi Ngài phán: “Chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta…”197. Việc sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa nhằm đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Tạo Hóa dựng nên một tạo vật tương ứng với Ngài: một ai đó mà Ngài có thể nói với và kẻ đó lắng nghe Ngài. Nhưng phải lưu ý rằng từ ngữ “con người” là một từ ngữ tập thể. Vì thế, liên quan đến việc sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ đến một con người cá vị, mà phải nghĩ đến tất cả mọi người.


Tên “Giavê” được mạc khải cho Mosê và cho dân chúng chỉ rõ ý tưởng của Thiên Chúa là “ở với”. Giavê “ở với” Israel: sự hiện diện trở nên hữu hình trong cuộc giải phóng của biến cố Xuất Hành và xuyên suốt lịch sử của dân được tuyển chọn. Thiên Chúa hằng sống luôn xuất hiện cho Israel như vị Thiên Chúa gẩn gũi, một Thiên Chúa luôn mong muốn đem con người đi theo mình. Ước muốn hiệp thông hay sự gần gũi của Thiên Chúa với con người là một đề tài rất được nhấn mạnh. Chẳng hạn trong những mô tả liên quan đến các tổ phụ: Enoch “bước đi với Chúa”198, Noe “một người công chính bước đi với Chúa”199. Nhưng tương quan trực tiếp với Chúa không được tái lập sau Đại hồng thủy: sự yếu đuối của con người đặt ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, tạo nên một hố sâu giữa con người và Thiên Chúa, ngay cả với Abraham cũng đã được nói “bước đi trước mặt Chúa” chứ không phải “bước đi với Chúa”200. Thiên Chúa không đến “bước đi với” con người nữa, mà chỉ đơn giản hiện ra trong thị kiến201.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng với Abraham, Thiên Chúa bắt đầu phục hồi sự hiệp thông của Ngài với con người. Ngài muốn là Chúa của Abraham và miêu duệ ông202, một diễn tả nhắm đến sự đi theo, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người. Những biến cố lớn của nỗ lực về phía Thiên Chúa để phục hồi sự hiệp thông của Ngài với con người là: Lời hứa cam kết vĩnh viển với Abraham và miêu duệ ông, cuộc giải phóng Israel khỏi ách nô lệ Ai cập203, và việc xây dựng Đền Thờ, nhờ đó Ngài luôn luôn hiện diện giữa dân204. Điều đòi hỏi Israel phải cam kết là chu toàn các chỉ thị phượng tự và tuân giữ giới răn của Chúa. Trong sách Lêvi, Thiên Chúa tuyên bố: “Nếu các ngươi theo các quy tắc của Ta, tuân giữ các mệnh lệnh của Ta và đem ra thực hành, Ta sẽ đặt nơi ở của Ta giữa các ngươi, và sẽ không chán ghét các ngươi. Ta sẽ đi đi lại lại giữa các ngươi; Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, còn các ngươi sẽ là dân của Ta205.

VIII. CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG




1. Bài học từ đàn ngỗng trời


Chúng ta hãy quan sát đàn ngỗng trời di trú bay sang một vùng đất ấm áp hơn để tránh mùa đông theo đội hình chữ V, để nương nhau và che chắn cho nhau bớt sức cản của gió. Khi có cùng một lòng một chí hướng và làm việc liên kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ đạt đến mục tiêu nhanh hơn, dễ dàng hơn và công việc thực hiện được sẽ lớn hơn.
Khi một con ngỗng lìa bỏ đội hình, nó sẽ cảm nhận sức cản của gió và những khó khăn khi bay một mình. Bấy giờ nó sẽ mau chóng quay trở lại trong đội hình, để hưởng lợi ích sức mạnh của nhóm bay đàng trước nó. Cũng thế, khi sống ăn khớp và hiệp nhất bên cạnh những người cùng chí hướng, chúng ta sẽ bớt phải gắng sức hơn, lại sẽ đạt đến mục đích dễ dàng và vui thú hơn. Thánh Phaolô nhắc nhở về đời sống cộng đoàn: “Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí206.
Khi con ngỗng đầu đàn bay đã mỏi mệt, nó sẽ lui vào cuối đội hình chữ V để dưỡng sức, và một con ngỗng khác sẽ bay lên dẫn đầu. Để kiện toàn công cuộc chung của cộng đoàn, chúng ta cần phải biết tôn trọng và giúp đỡ, chia sẽ những vấn đề và những phận vụ khó khăn của Bề Trên, biết cùng nhau tập hợp các khả năng, tài năng và các nguồn nhân lực vật lực của chúng ta lại với nhau.
Các con ngỗng trời bay trong đội hình chữ V kêu quang quác để khích lệ những con bay ở tuyến đầu, đồng thời duy trì được cùng một khoảng cách và tốc độ với nhau. Khi mỗi người trong cộng đoàn có được khích lệ và can đảm, sự tiến bộ chung sẽ lớn hơn. Một lời khích lệ đúng lúc luôn thúc đẩy, giúp đỡ và tăng sức mạnh. Nó sẽ sản sinh ra những lợi ích tốt nhất cho cộng đoàn.
Khi một con ngỗng trời bị ốm, bị thương hay bị mệt phải lìa bỏ đội hình, thì một số những con ngỗng khác cũng lìa bỏ đội hình để bay với nó, giúp đỡ và bảo vệ nó. Chúng ở lại với nó cho đến khi nó chết hoặc có thể bay trở lại theo kịp nhóm đội của chúng, hoặc chúng sẽ tạo nên một đội hình chữ V khác và bầy đàn tiếp tục phát triển. Người bệnh, yếu mệt, lầm lỗi trong cộng đoàn chúng ta được đối xử thế nào? Chúng ta hãy ở lại sát cánh bên nhau, bất chấp những khác biệt của nhau, đặc biệt trong những lúc khó khăn và những thách đố lớn lao của mỗi người. Nếu chúng ta ràng buộc với nhau và trợ giúp lẫn nhau, nếu chúng ta làm cho tinh thần đồng đội trở nên thực sự, chẳng bận tâm đến những khác biệt của nhau, thì chúng ta có thể đương đầu được với các thách đố cam go của chúng ta. Nếu chúng ta ý thức đầy đủ về tình gia đình thiêng liêng của mình, chúng ta sẽ tìm mọi cách thích hợp để bảo vệ, phát triển và thăng tiến nó, vì việc dấn thân tuyên khấn trong linh đạo và truyền thống Hội Dòng thực sự đưa chúng ta vào một gia đình thấm đậm tình người và tình Chúa, vừa nhân loại vừa thiêng liêng, trong mối tương quan của tình phụ tử và huynh đệ. Và nếu chúng ta ý thức được lợi ích của tinh thần chia sẻ và cộng tác với nhau trong cộng đoàn, cuộc sống cộng đoàn sẽ trở nên dễ dàng và phong phú hơn thành một cộng đoàn yêu thương thực sự.



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương