TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC



tải về 1.33 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.33 Mb.
#37991
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

MỤC LỤC





MỤC LỤC 3

Phần Một 9

TÂN PHÚC ÂM HÓA BẢN THÂN TU SĨ 9

A. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ỨNG SINH LINH MỤC TRƯỚC KHI ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀ ĐÀO TẠO 9

I. Kết Quả Của Một Cuộc Điều Tra 9

1. Càng lên cao, người trẻ càng... “hư” 9

2. Phong cách sống đạo đức 10

3. Một số các nguyên nhân 11

II. Nhận Định của HĐGM Việt Nam 12

III. Chỉ dẫn của Tòa Thánh 12

IV. Suy tư và nỗ lực cải tiến của các nhà đào tạo 13

B. TIẾN TRÌNH ƠN GỌI NĂM BƯỚC 20

1. BƯỚC THỨ NHẤT: CHÚA GỌI 21

2. BƯỚC THỨ HAI: LỜI ĐÁP TRẢ CỦA MỖI NGƯỜI 29

3. BƯỚC THỨ BA: CAM KẾT THEO CHÍNH CHÚA KITÔ TOÀN THỂ 40

4. BƯỚC THỨ TƯ: 46

BIẾN ĐỔI VÀ ĐIỀU CHỈNH CUỘC SỐNG DẦN 46

5. BƯỚC THỨ NĂM: 57

KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC 57

C. LINH MỤC TỰ NGUYỆN SỐNG LUẬT ĐỘC THÂN 65

D. TÌNH BẠN KHÁC PHÁI CỦA LINH MỤC 72

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 72

II. LINH MỤC TƯƠNG QUAN VỚI NGƯỜI NỮ 74

1 Với người nữ nói chung: Trợ Lực hay là Vấn Đề? 74

2 Tương quan với nữ tu: khôn ngoan và tỉnh thức. 75

3. Tương quan với bạn khác phái đời thường 80

4. Những con đường tương quan tốt 86

E. KhỦng hoẢng LẠm DỤng Tình dỤc và các BiỆn pháp cỦa Giáo HỘi và ThẾ GiỚi 93

Phần Hai 112

TÂN PHÚC ÂM HÓA CỘNG ĐOÀN, 112

YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA TU SĨ. 112

I. BẢN CHẤT CỦA CỘNG ĐOÀN 113

II. CỘNG ĐOÀN GIẢ DANH 116

VÀ CỘNG ĐOÀN ĐÍCH THỰC 116

III. CỘNG ĐOÀN TRUYỀN THÔNG CHÂN THÀNH VÀ KHÔNG SỢ HÃI 120

IV. CỘNG ĐOÀN VÀ CÁC ÂN BAN TÀI NĂNG 124

1. Nhận định 125

2. Các đặc điểm của ân ban tài năng 125

3. Các loại ân bài tài năng 130

4. Những trở ngại trong việc nhận biết và phát triển các ân ban tài năng 132

a. Đức khiêm nhường đặt không đúng chỗ 133

b. Coi ân ban tài năng của mình là bình thường 133

c. Coi ân ban tài năng là phổ quát 134

d. Ghen ghét các ân ban tài năng của kẻ khác. 134

e. Những nỗi sợ hãi. 134

5. Các ân ban tài năng giúp sống tốt đời sống cộng đoàn 135

a. Ân ban tài năng lắng nghe 135

b. Ân ban tài năng ăn nói 136

c. Ân ban tài năng nhạy cảm 137

d. Ân ban tài năng kiên trì 138

e. Ân ban tài năng khẳng định mình là ai 138

f. Ân ban tin rằng mình được yêu thương 139

g. Ân ban tài năng hài hước 140

V. CÁC XUNG ĐỘT CỘNG ĐOÀN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT 143

1. Cộng đoàn là nơi có thể có các xung đột 143

2. Cộng đoàn giải quyết tốt các xung đột 145

3. Cộng đoàn có khó khăn với các xung đột 145

4. Mấu chốt của vấn đề 146

5. Một số xung đột điển hình trong cộng đoàn tu 147

VI. CỘNG ĐOÀN CẢM THÔNG 149

1. Mời gọi cảm thông 149

2. Cảm thông và Công bằng 150

3. Trọng tâm của đời sống cộng đoàn 151

4. Lòng cảm thông và lầm lỗi của tha nhân 153

5. Cộng đoàn và đường lối cảm thông 155

6. Công bằng bên trong cộng đoàn cảm thông 157

VII. CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG 158

1. Nhận định chung 159

2. Tình trạng phân mảnh 160

3. Kinh nghiệm tìm kiếm hiệp thông 161

4. Khao khát hiệp thông là rất người 162

5. Hiệp thông với Chúa 163

VIII. CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG 165

1. Bài học từ đàn ngỗng trời 165

2. Mười điều răn của đời sống cộng đoàn 168

3. Tâm sự của Cha Mẹ với con cái 170

4. Mười ước nguyện của con cái đối với Cha Mẹ 173

IX. VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG và TÁI ĐỊNH HƯỚNG TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN 176

1.Khủng hoảng TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN 176

2. Tái định hướng đời sống cộng đoàn trong viễn ảnh Chỉ Bảo Huynh Đệ Đích Thực 181

X. TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI TU BẰNG VIỆC TÌM CHÚA HƠN LÀ CÔNG VIỆC CỦA CHÚA 187

1. Hệ quả của việc chỉ tìm công việc của Chúa 187

2.Tính ưu tiên của việc tìm kiếm chính Chúa 188

3.Điều hợp giữa chính Chúa và công việc của Chúa 191

Phần Ba 194

A. DI SẢN TRỐI LẠI CHO CON VỮNG NGHIỆP 194

1. Cử Hành và Sống Bí tích Thánh Thể 195

2. Buông mình theo Chúa Thánh Thần 199

3. Sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria 205

4. Con đường Thập Giá 208

B. LIỆU CHÚNG TA SẼ TÍN TRUNG CHO ĐẾN TRỌN ĐỜI ĐƯỢC KHÔNG? 215

1. Trung Tín Với Chúa 219

2. Trung Tín Với Dòng và Với Anh Em 220

3. Trung Tín với Lời Khấn Vâng Phục 221

4. Trung Tín với Lời Khấn Khó Nghèo 222

5. Trung Tín với Lời Khấn Khiết Tịnh 224





KẾT LUẬN
Kính thưa Quý Thầy,
Trong cuộc tiếp kiến 120 Bề Trên Tổng Quyền Các Dòng Nam họp Đại Hội ở Rôma từ 27-29/11/2013 để thảo luận về việc giải quyết những thách đố đang đặt ra cho giới tu sĩ, ĐTC Phanxicô đã thông báo năm 2015 sẽ được dành cho đời sống thánh hiến (10/2014-11/2015) với chủ đề “Điều mới mẻ trong đời thánh hiến từ Công đồng chung Vatican 2” với 3 mục tiêu chính được công bố ngày 31/1/2014: Nhìn lại quá khứ gần đây trong tâm tình biết ơn và đồng thời thống hối vì những yếu đuối và thiếu sót; hướng nhìn về tương lai trong hy vọng; và khích lệ các người sống đời thánh hiến sống hiện tại trong sự hăng say; đồng thời quyết định duyệt lại qui luật về tương quan giữa các dòng tu và Giám mục địa phương để thăng tiến sự quí chuộng hơn đối với đoàn sủng của mỗi dòng.
Hình ảnh người môn đệ đích thực được rõ nét nơi bức họa Tiệc Ly, thánh Gioan tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu và mắt nhìn ra phía trước, nghĩa là người môn đệ phải ở mật thiết với Chúa Giêsu rồi mới có thể thông truyền Chúa Giêsu cho thế giới. Trong sứ mệnh ấy, chúng ta nghe Huấn quyền nói nhiều đến Tân Phúc Âm hóa. Vì thế, khi nhận lời mời của Cha Tổng Quyền Antôn kính yêu mà đến với quý thầy trong chín ngày thường huấn ngắn ngủi này, tôi xin chia sẻ chủ đề TÂN PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN TU SĨ VÀ CỘNG ĐOÀN. Tân nhưng không phải mới về nội dung, vì Tin Mừng vẫn là một, Chúa Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và mãi mãi vẫn như thế, mà mới trong nhiệt huyết, mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả, nhờ đặt Chúa Kitô ở trung tâm đời sống của chúng ta.
Hòa chung với Giáo Hội hoàn vũ, HĐGMVN cũng lên kế hoạch mục vụ “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” và năm nay là Năm Tân Phúc Âm hóa Gia Đình, mà đối với tu sĩ chúng ta thì cốt yếu trước hết phải là tân phúc âm hóa bản thân và cộng đoàn chúng ta. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN, nhấn mạnh “cần phải có một sự chuyển mình thật mạnh dạn, thật can đảm, chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực… và cần phải Phúc-Âm-hóa mọi lãnh vực, mọi “ngóc ngách của hữu thể”, mọi bình diện của cuộc sống1.
Với những chỉ dẫn minh bạch như thế của Huấn Quyền Giáo Hội, trước khi đi vào chi tiết nội dung cụ thể, tôi mời anh em thưởng thức bài hát “Bài Học Quét Lá”, với ý thức tự nhắc nhở “Đi về đâu do mình chọn lấy con đường”.

Phần Một




TÂN PHÚC ÂM HÓA BẢN THÂN TU SĨ



A. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ỨNG SINH LINH MỤC TRƯỚC KHI ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀ ĐÀO TẠO

Chúa kêu gọi và chọn lựa một người từ trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình. Vậy môi trường sống của các ứng sinh muốn theo đuổi lý tưởng linh mục/tu sĩ tại Việt Nam ngày nay như thế nào?



I. Kết Quả Của Một Cuộc Điều Tra


Có một cái gì đó thức tỉnh và thúc giục chúng ta khi đọc những kết luận giật mình được công bố trong cuộc Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay - Thực trạng và Giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ chức năm 2007 tại Đồng Nai:2

1. Càng lên cao, người trẻ càng... “hư”


  • Tỷ lệ quay cóp: Rất ngạc nhiên khi có tới 8% học sinh tiểu học đã... quay cóp. Con số này lên đến bậc THCS và THPT đã nhảy vọt thành 55% - 60% và đến bậc ĐH, CĐ đã thành 69%.

  • Tỷ lệ nói dối: Ở bậc Tiểu học, đã có tới 22% nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% - 64% học sinh lừa cha dối mẹ. Và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh.

  • Tỷ lệ thiếu niên phạm pháp cũng ngày một tăng cao: năm 1986 có 3.607, năm 1996 có 11.726 em vị thành niên phạm tội bị phát hiện (gấp 3 lần). Trung bình mỗi năm trên cả nước có 4.746 thiếu niên phạm pháp.

  • Nạn ma túy học đường gia tăng đột biến ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối: Năm 2004 chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.



2. Phong cách sống đạo đức


Phong cách sống đạo đức của học sinh, sinh viên ngày càng “có vấn đề”: Kết quả cuộc điều tra khảo sát năm 2007 tại 30 trường ĐH-CĐ trong cả nước do Vụ Văn hóa - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương phối hợp với Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho thấy 51,4% sinh viên cho rằng “sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến” và được coi là “bình thường” [x. Hiện tượng “sinh viên tầm gửi”, “tình nhà trọ” và từ đó nạn phá thai ngày càng gia tăng, cả trong giới thiếu nữ vị thành niên].3


3. Một số các nguyên nhân


  • Nhà trường vẫn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, chứ không chú trọng để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học trò mình. [Đáng buồn là nhiều giáo viên đã không sống gương mẫu].

  • Gia đình buông lỏng việc quản lý giáo dục con cái, để trẻ ngày càng tách khỏi thế giới thực và bị cuốn hút bởi những trò chơi bạo lực ly kì, hấp dẫn trên TV, internet mà quên đi nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình.

  • Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học còn nhiều bất ổn: Các chương trình giáo dục đạo đức còn nặng về lý thuyết, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn và điều kiện thuận lợi để hình thành nhân cách cho học sinh.

  • Tác động của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập các nền văn hóa và sự hấp dẫn của đời sống đô thị đã làm cho các giá trị đạo đức truyền thống bị xâm hại và mai một dần.

  • Người trẻ càng lớn càng hư vì nhiều năm qua họ phải thụ hưởng một nền giáo dục đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều, áp đặt, nhồi nhét và khô cứng mà không được tôn trọng thật sự.

  • Cần coi trọng tính thực tiễn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên: Thầy cô cần tích cực liên hệ thực tiễn, đưa ra nhiều tình huống để các em tự giải quyết, qua đó các em nhận thức được giá trị sống, học được kỹ năng cơ bản và định hướng hành vi. Nội dung chương trình các môn học khác cần được lồng ghép với nội dung giáo dục một cách phù hợp.

  • Yếu tố kinh tế là vấn đề nổi cộm nhất, mà môi trường gia đình và xã hội có nhiều yếu tố xấu tác động trực tiếp đến nhân cách học sinh, đặc biệt là vấn đề đạo đức: cha mẹ lo làm ăn kiếm sống, hoặc chạy theo đồng tiền ham làm giàu mà bỏ bê con cái.

II. Nhận Định của HĐGM Việt Nam


Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc không thể không quan tâm đến tình trạng này... Do đó, việc giáo dục đạo đức và lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.4

III. Chỉ dẫn của Tòa Thánh


Trong Huấn Thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu,” Bộ Tu sĩ nhận định: “… Thường có sự chênh lệch giữa những kiến thức đời, đôi khi rất chuyên môn, với sự tăng trưởng tâm lý và đời sống kitô… Họ cũng chịu ảnh hưởng của một xã hội tiêu thụ cùng với những thất vọng của nó. Khi đạt tới một địa vị xã hội, đôi khi rất vất vả, một số đã bị băng hoại do bạo lực, ma túy và dâm ô… Trong số những ứng sinh vào đời tu, càng ngày càng có không ít thanh niên đã có những kinh nghiệm thương đau trong lãnh vực vừa kể trên… đòi phải được thanh lọc và uốn nắn lại5



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương