ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3



tải về 247.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích247.48 Kb.
#5878
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 2

I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tổng quan về cây lúa 3

1.2. Đặc tính nông học của các giống lúa 3

1.3. Một số các chỉ tiêu đánh giá của đặc tính nông học ảnh hưởng đến năng suất cây lúa 4

1.4. Phương pháp đánh giá đặc tính nông học ở lúa 6

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1. Vật liệu nghiên cứu 8

2.2. Phương pháp nghiên cứu 9

2.2.3. Các tính trạng theo dõi và phương pháp đánh giá 10

2.2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện 12

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12

3.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về đặc tính Nông học của các giống lúa miền Nam 12

3.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hình thái chất lượng của 8 giống lúa miền Nam 18

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23

4.1 Kết luận 23

4.2 Đề nghị 23

Tài liệu Tiếng Việt 24




CHUYÊN ĐỀ 2.1.4

Đánh giá bổ sung các đặc tính nông học của các giống lúa miền Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ


Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng. Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng, hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tại Việt Nam từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa gạo không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng, nhân dân ta có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong thực tiễn lao động sản xuất, biết vận dụng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất của lúa gạo. Từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước (1986) chúng ta vẫn nằm trong danh sách các nước thiếu lương thực trầm trọng, song với đường lối đổi mới của Đảng ngành nông nghiệp đã có bước khởi sắc, chúng ta từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) [4].

Nhiệm vụ của công tác giống cây trồng là phải làm thế nào trong thời gian ngắn nhất tạo ra được những giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt ổn định, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Tiến hành thí nghiệm các giống mới đưa ra sản xuất để bổ sung vào cơ cấu giống là nhiệm vụ rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đánh giá về năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc điểm hình thái và các đặc tính nông học của các giống lúa đã có là điều cần thiết để chọn lọc ra những giống lúa phù hợp với từng điều kiện về địa lý và cho năng suất và chất lượng gạo cao nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Đánh giá bổ sung các đặc tính nông học của các giống lúa miền Nam” giúp hình thành cơ sở dữ liệu phenotype của các giống lúa đã được giải mã phục vụ cho công tác bảo tồn, lai tạo, khai thác và sử dụng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của các giống này.


I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về cây lúa


Lúa trồng (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, nhất là vùng châu Á. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại (Oryza fatua, Oryza off Cinalis, Oryza minuta) do quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu dài tạo nên [12].

Lúa thuộc ngành thực vật có hoa (Angios permes), lớp một lá mầm (Mono Cotyledones), bộ hoà thảo có hoa (Poales), họ hoà thảo (Proaceae) trước đây gọi là họ Graminae). Lúa trồng thuộc chi Oryza, chi Oryza có 23 loài phân bố rộng khắp thế giới. Loài Orazy sativa L. được trồng phổ biến ở khắp các nước trên thế giới và phần lớn tập trung ở châu Á. Loài Oryza gluberrima S. được trồng một diện tích nhỏ ở một số nước thuộc châu Phi [12].

Loài Oryza sativa L. được chia làm ba loài phụ:

- Loài phụ Japonica phân bố ở những nơi có vĩ độ cao (bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), có những đặc điểm như chịu rét cao, nhưng ít chịu sâu bệnh.

- Loài phụ Indica được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Việt Nam, Ấn Độ, Mianma, Philippin). Loài phụ Indica có đặc điểm: hạt dài, thân cao, mềm, dễ đổ, chịu sâu bệnh khá, năng suất thấp, mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng.

- Loài phụ Javanica có hình thái trung gian. Hạt dài nhưng dày và rộng hơn hạt của Indica, chỉ được trồng ở một vài nơi thuộc Indonesia [12,17].


1.2. Đặc tính nông học của các giống lúa


Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 - 250 ngày tuỳ theo giống ngắn ngày hay dài ngày, vụ lúa chiêm hay mùa, cấy sớm hay muộn. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa bắt đầu từ hạt và cây lúa cũng kết thúc một chu kỳ của nó khi tạo ra hạt mới. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa có thể được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng được tính từ thời kì mạ đến đẻ nhánh; Giai đoạn sinh thực tính từ thời kì làm đốt đến hạt chín.

Các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất…) thường xuyên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trong đó nhiệt độ có tác dụng quyết định. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thích hợp nhất là 280C - 320C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130C. Nhiệt độ tối thích cho nảy mầm là 200C - 350C, ra rễ là 250 C - 280 C, vươn lá là 310C [1]. Ánh sáng tác động tới cây lúa thông qua cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Quang hợp của lúa nước tiến hành thuận lợi ở 250 - 400 cal/cm2/ngày [3]. Cường độ ánh sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết quả ở lúa. Dựa vào phản ứng quang chu kỳ người ta chia cây lúa làm 3 loại: loại phản ứng với ánh sáng ngày dài, yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 13 giờ/ngày; loại phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày; loại phản ứng trung tính có thể ra hoa trong bất cứ điều kiện ngày ngắn hay ngày dài [2].



Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác, để tạo ra 1g chất khô cây lúa cần 628g nước. Lượng nước cần thiết cho cây lúa trung bình 6 - 7mm/ngày trong mùa mưa, 8 - 9mm/ngày trong mùa khô. Đất trồng lúa tốt nhất là đất thịt, trung tính đến sét, có hàm lượng N, P, K tổng số cao; pH = 4,5 - 7,0, độ mặn nhỏ hơn 0,5% tổng số muối tan [2, 3].

1.3. Một số các chỉ tiêu đánh giá của đặc tính nông học ảnh hưởng đến năng suất cây lúa


Trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa. Mặt khác năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 100 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2 phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích. Dựa vào điều kiện đất đai, dinh dưỡng, khí hậu của địa phương và đặc điểm của, từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó sẽ quyết định số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và năng suất cuối cùng.

  • Sức sinh trưởng và sức sống của mạ: để đánh giá sức sinh trưởng của cây mạ, người ta thường chú ý tới một số yếu tố có thể gây tương tác, làm ảnh hưởng tới sức sống của cây mạ như khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây…thông qua theo dõi mà ta thấy.

  • Khả năng đẻ nhánh: Đẻ nhánh là tập tính sinh học của cây lúa, nhanh được hình thành từ các mắt trên thân. Các mầm này có thể phát triển thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc và đặc điểm của từng giống, tùy thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Cây lúa càng nhiều nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao thì cho năng suất càng cao.

  • Độ cứng cây: ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lúa. Trong thời kì hạt bắt đầu chín, độ cứng cây cần đạt yêu cầu để giữ cho cây lúa không bị đổ gục trước những đợt gió hoặc mưa to. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng cây như bón phân, ánh sáng và chất lượng giống. Cây càng yếu thì khả năng nâng đỡ bông lúa càng kém.

  • Chiều cao cây: Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất, những giống có chiều cao cây thấp, thân rạ cứng thường là những giống chịu thâm canh cao, khả năng tích luỹ vật chất khô lớn, có tiềm năng cho năng suất cao. Chiều cao cây là đặc trưng của từng giống. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện canh tác, chăm sóc, thời vụ gieo trồng... khác nhau thì chiều cao cây cũng khác nhau, ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào chiều dài lóng và số lóng trên thân. Xu hướng chọn tạo hiện nay của Việt Nam cũng như trên thế giới là chọn lọc ra nhiều giống lúa mơí có năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp chịu thâm canh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại.

  • Độ tàn lá: thông thường người ta cho rằng sự xuống lá nhanh có thể hại tới năng suất nếu hạt thóc chưa mẩy hoàn toàn.

  • Độ thoát cổ bông: khả năng không trỗ thoát cổ bông nhìn chung được coi là một nhược điểm di truyền, có ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu giống lúa có tỉ lệ thoát cổ bông thấp, nhiều hạt lúa không thoát ra khỏi bẹ lá đòng dẫn tới hình thành hạt lép.

  • Độ rụng hạt: có ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu của lúa. Khi cây lúa bước vào thời kì chín hạt, độ rụng được xác định theo tỉ lệ hạt rụng trên toàn bộ hạt của bông lúa. Tỉ lệ rụng càng cao thì năng suất thu được càng thấp.

  • Độ thụ phấn của bông: trên một bông, những hoa đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng, những bông nở cuối cùng nếu gặp điều kiện không thuận lợi sẽ dẽ bị lép hoặc khối lượng hạt thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất sau khi thu hoạch.

  • Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa bắt đầu từ khi gieo đến khi thu hoạch được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng luôn biến động theo giống, mùa vụ tác động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Sinh trưởng, phát triển là một chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ với năng suất lúa. Quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa thể hiện trên đồng ruộng là kết quả của sự phản ánh tính bền vững của giống về mặt di truyền, đồng thời cũng phản ánh được khả năng phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Hay nói cách khác, các giống khác nhau thì đặc tính của từng giống là khác nhau.

  • Năng suất hạt: Trên ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Như vậy, muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế ta thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều tiết, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật. Số hạt/bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, hoa phân hoá cũng như số gié, hoa thoái hoá, các quá trình này nằm trong thời kỳ cây lúa sinh trưởng sinh thực (làm đòng). Hạt chắc/bông là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kỳ quyết định hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kỳ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Thực tế không phải tất cả những hạt được hình thành đều là hạt chắc mà còn có những hạt lép do nhiều nguyên nhân như: Do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, do ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính của giống. Để nâng cao số hạt chắc/bông cần phải cấy đúng thời vụ, nhằm đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi vào thời kỳ hình thành hạt chắc, tránh hạn hán, ngập úng, rét, sâu bệnh, cấy đúng mật độ, không được bón quá nhiều đạm, tăng cường bón kali đặc biệt vào giai đoạn cuối.

1.4. Phương pháp đánh giá đặc tính nông học ở lúa


Để đánh giá các các yếu tố về đặc tính nông học ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa trên thế giới thường sử dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (SES) theo tiêu chuẩn IRRI,1996; Riêng tại Việt Nam còn có thêm hệ thống đánh giá theo thang điểm của tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558 - 2002.

Phương pháp đánh giá theo IRRI, 1996 giúp các nhà nghiên cứu lúa trên thế giới có một tiếng nói chung trong công tác đánh giá đặc tính của cây lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, xử lý và phân tích các số liệu trong những thí nghiệm đa môi trường, tăng cường phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực trong công tác cải thiện giống lúa, thang điểm SES đánh giá hàng loạt các đặc tính di truyền nhằm phân nhóm xếp hạng các tập đoàn quỹ gen cây lúa hoặc các dòng lai. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong cách đánh giá này là phức tạp trong các phương pháp thang điểm và đánh giá sự giao động giữa các tính trạng

Với phương pháp khảo nghiệm DUS theo tiêu chuẩn ngành của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy phạm này quy định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) - gọi tắt là khảo nghiệm DUS - của các giống lúa mới, bao gồm giống thuần (true line varieties), các dòng bố mẹ lúa lai và giống lai F1 (hybrid varieties), thuộc loài Oryza sativa Linn

Hiện nay có nhiều vùng, địa phương tiến hành đánh giá chất lượng giống lúa dựa trên năng suất và phẩm chất của giống lúa, đánh giá các đặc tính nông học, khả năng chống chịu sâu bệnh được cho là những ưu tiên khi đánh giá một giống lúa, xem nó có phù hợp với địa lý và điều kiện ở địa phương, khu vực gieo trồng hay không.

Tại An Giang vụ Đông Xuân 2004 - 2005 đã tiến hành khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa Quốc gia A2 tại trại giống Bình Đức - An Giang, nhằm tìm ra các giống lúa có khả năng phù hợp với địa phương và cho năng suất cao nhất. Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sự mẫn cảm với sâu bệnh, các thành phần năng suất và năng suất thực tế, một số đặc tính về phẩm chất gạo. Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp đánh giá của IRRI, 1996. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 - 109 ngày, hầu hết các giống không đổ ngã, chiều cao biến động từ 92 đến 113,8 cm, chồi tối đa đạt được ở mức trung bình (12 - 15 chồi), chồi hữu hiệu tương đối khá, độ tàn lá từ trung bình đến sớm. Đa số các giống lúa có đặc tính nông học phù hợp với kiểu hình cây lúa cho năng suất cao. Năng suất đạt được khá cao từ 5,1 đến 7,6 tấn/ha. Số bông/m2 biến động từ 343 đến 450 bông, hạt chắc/bông khá cao (66 - 108 hạt), phần trăm hạt chắc dao động từ 63,3 đến 90,7%, trọng lượng 100 hạt đạt được từ 2,13 đến 2,95g. Tỉ lệ gạo lức từ 76 - 82%, gạo trắng đạt được 53,5 - 62,3%, tỉ lệ gao nguyên biến động từ 38,2 - 50,8%. Qua thi nghiệm nhận thấy hầu hết cac giống co nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt la 5 giống OM2280, OM3539, TX93, OM3566, MTL364 co năng suất cao, phẩm chất gạo khá, có thể đưa vào sản xuất.

Abifarin và cs (1972), nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và năng suất trong điều kiện nước trời và có tưới nước tiến hành theo dõi các đặc điểm liên quan đến khả năng chịu hạn như độ cuốn lá, độ khô lá, độ tàn lá, khả năng trỗ thoát, khả năng chịu hạn, khả năng phục hồi sau 7 ngày khi kết thúc đợt hạn tự nhiên (khi có mưa trở lại) theo thang điểm của IRRI [14].

Glenn et al (1997), thanh lọc mặn các thông số biểu hiện như đẻ nhánh kém, hạt lép cao, số hạt/bông ít, khối lượng 100 hạt thấp,triệu trứng: trắng đầu lá và sau đó cháy, lá vàng và chết, sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, lép, chỉ số thu hoạch thấp, số hạt trên bông ít, khối lượng 100 hạt thấp, năng suất thấp, thay đổi thời gian trỗ, cuốn lá, vết trắng lá, rễ sinh trưởng kém. Được ghi nhận chống chịu mặn của giống thanh lọc theo tiêu chuẩn IRRI [15] .

Theo Nguyễn Thanh Tuyền (2012), kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm nông sinh học và chỉ tiêu chất lượng của các dòng giống lúa tẻ thơm ngắn ngày năng suất cao. Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa trong các vụ xuân dao động từ 128 ngày (KD18) đến 142 ngày (D30, D23, DTT05) đến 119 ngày (D30, D23). Như vậy các dòng này thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp với trà xuân muộn và sớm. Các dòng lai đều có TGST dài hơn cả 2 bố mẹ (LT2, KD18) [13].


II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu


Các giống lúa được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau, đang được lưu giữ và bảo tồn tại ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia (Trung tâm Tài nguyên Thực vật) và ngân hàng gen của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (bảng 2.1).

Bảng 1: Danh sách 8 giống lúa miền Nam

TT

Số

đăng ký

Tên giống

Nguồn gốc

Đặc tính

1

5857

Nàng thơm chợ đào

Long An

Chất lượng

2

167

Thơm Lài

An Giang, Long An

Chất lượng

3

1434

Nàng cỏ đỏ 2

Bạc Liêu

Chịu mặn

4

6377

OM 6377

Cần Thơ

Kháng đạo ôn

5

9247

Xương gà

Tây Ninh

Kháng rầy nâu

6

5629

OM 5629

Vĩnh Long

Kháng rầy nâu

7

0988

Nàng quớt biển

Bạc Liêu

Chịu hạn

8

3536

OM 3536

Vĩnh Long

Chất lượng



2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện theo phương pháp của Đỗ Thị Oanh, 2004; Gomez, 1976; IRRI, 1996.

- Thí nghiệm đánh giá được bố trí trên chân đất thịt trung bình, chủ động nước. Các công thức thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 8m2 (2 x 4m), khoảng cách giữa các ô là 0,4m.

Sơ đồ thí nghiệm như sau:



Đông

Bắc




Nam




N1




N 2

N 3

N 4

N 5

N 6

N 7

N 8

Tây

Các giống lúa miền Nam trong thí nghiệm được ghi ký hiệu trên cọc từ N1 - đến N8:

N 1: Nàng thơm chợ đào

N 2: Thơm Lài

N 3: OM3536

N 4: Xương gà

N 5: OM5629

N 6: Nàng cờ đỏ 2

N 7: Nàng quớt biển

N8: OM6367

2.2.2. Kỹ thuật trồng trọt

- Chuẩn bị giống: giống được kiểm tra độ nảy mầm trước khi làm thí nghiệm,giống phải đạt tiểu chuẩn trên 85% hạt nảy mầm mới dùng cho thí nghiệm

- Chuẩn bị đất: đất được cày bữa kỹ, san phẳng, vơ sạch cỏ dại

- Cách gieo cấy: Gieo theo hàng, cấy 1 dảnh đối với các thí nghiệm đánh giá tập đoàn.

- Mật độ: 20 - 23 khóm/m2.

- Các khâu kỹ thuật khác theo đại trà sản xuất.


2.2.3. Các tính trạng theo dõi và phương pháp đánh giá


Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.

Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo mẫu mô tả, đánh giá cây lúa (IRRI, 1980) và Hệ thống đánh đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của IRRI, 1996.

Theo hướng dẫn của IRRI (1996), quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia thành 9 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nảy mầm

Giai đoạn 2: Mạ

Giai đoạn 3: Đẻ nhánh


Giai đoạn 4: Vươn lóng

Giai đoạn 5: Làm đòng

Giai đoạn 6: Trỗ bông


Giai đoạn 7: Chín sữa

Giai đoạn 8: Vào chắc

Giai đoạn 9: chín


Các tính trạng theo dõi và đánh giá trong thí nghiệm:


  1. Độ cứng cây (Cs): Được đánh giá lần đầu vào lúc trỗ xong bằng cách lay nhẹ các dảnh, ngược xuôi trong vài lần. Lần quan sát cuối cùng tiến hành vào lúc chín nhằm ghi lại thế đứng của cây.

Giai đoạn sinh trưởng 8 - 9.

Thang điểm (số cây đổ): 1. Cứng (cây không bị nao); 3. Cứng trung bình (hầu hết cây bị nao); 5. Trung bình (hầu hết cây bị nao vừa vừa); 7. Yếu (hầu hết cây gần nằm rạp); 9. Rất yếu (tất cả cây bị đổ rạp).



  1. Chiều cao cây (Ht) (cm, n=10): Chọn ngẫu nhiên 10 cây lúa ở các góc khác nhau trừ các cây ở hàng biên. Tiến hành đo từ mặt đất đến đến đỉnh bông dài nhất (không tính râu), số liệu được làm tròn (không lấy số thập phân). Đơn vị tính (cm)

Giai đoạn sinh trưởng 8.

Thang điểm: 1. Bán lùn (vùng trũng, thấp hơn 110cm; vùng cao:<90cm); 5. Trung bình (vùng trũng < 110-130cm; vùng cao:<90-125cm); 9. Cao (vùng trũng > 130cm; vùng cao > 125cm).



  1. Độ tàn lá (Sen): Quan sát sự xuống lá ở giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm: 1. Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên); 5. Trung bình (lá trên biến vàng); Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết).

  1. Độ thoát cổ bông (Exs): Giai đoạn sinh trưởng 7-9.

Thang điểm: 1. Thoát tốt; 3. Thoát trung bình; 5. Vừa đúng cổ bông; 7. Thoát một phần; 9. Không thoát được.

  1. Độ rụng hạt (Thr): Giữ chặt và vuốt tay dọc bông và ước tính số % hạt rụng.

Giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm (độ rụng hạt): 1. Khó (<10%); 3. Khó vừa (1-5%); 5. Trung bình (6-25%); 7. Mầu (26-50%); 9. Dễ rụng (51-100%).



  1. Độ thụ phấn của bông (SpFert): Xác định bằng cách dùng ngón tay bóp hạt và ghi lại số hạt (không rỗng) lép.

Giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm (hạt hữu dục): 1. Hữu thụ cao (>90%); 3. Hữu thụ (75-89%); 5. Hữu thụ bộ phận (50-74%); 7. Bất thụ cao (<50% đến rất ít); 9 (0%).



  1. Thời gian sinh trưởng (Mat): Sử dụng số ngày từ khi gieo đến lúc hạt chín (85% số hạt trên bông đã chín).

Giai đoạn sinh trưởng 9.

  1. Độ bạc bụng nội nhũ (Clk): Lấy mẫu điển hình của gạo sát để đánh giá độ bạc bụng làm sao mô tả được tốt nhất các khía cạnh bạc bụng, bạc ở trung tâm, bạc lưng.

Giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm (% diện tích hạt): 0. Không; 1. Ít (dưới 10%); 5. Trung bình (11-20%); 9. Nhiều (hơn 20%).



  1. Khối lượng 100 hạt (GW): Cân 100 hạt 13% độ ẩm và ghi sổ bằng đơn vị gam, cân bằng cân chính xác.

Giai đoạn sinh trưởng 9.

  1. Màu vỏ gạo (SCC): Giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm: 1. Trắng; 2. Hơi nâu; 3. Ánh nâu; 4. Nâu; 5. Đỏ; 6. Tím thay đổi; 7. Tím.

  1. Hương thơm (Sct): Giai đoạn sinh trưởng 9.

Thang điểm (Vào lúc trỗ hay kiểm tra khi nấu): 0. Không thơm; 1. Hơi thơm; 2. Thơm.

  1. Hàm lượng amylose (Amy): Sử dụng các phương pháp chuẩn trong phòng thí nghiệm để phân tích hàm lượng amylose, lấy % làm đơn vị tính.

  2. Độ phân hủy trong kiềm (AlkD): Đặt hạt gạo xát vào 10 ml dung dịch 1,7% KOH trong một đĩa chứa nông và sắp xếp làm sao cho các hạt không chạm nhau.

Giai đoạn sinh trưởng 9 (sau khi xay sát).

Thang điểm: 1. Không ảnh hưởng như trở mầu bạc; 2. Trương lên; 3. Trương lên nhưng cổ không hoàn toàn và hẹp; 4. Trương lên và cổ cũng trương hoàn toàn và rộng; 5. Tỏa ra hoặc bị phân đoạn, cổ trương hết và rộng; 6. Tỏa lan và hòa đồng với cổ; 7. Tiêu tan hoàn toàn.


2.2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện


- Địa điểm nghiên cứu: Bố trí thí nghiệm tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long

- Phân tích và xử lý số liệu tại viện Di truyền Nông nghiệp

- Thời gian thực hiện: Năm 2011

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về đặc tính Nông học của các giống lúa miền Nam


Kết quả đánh giá các đặc điểm bên ngoài hay còn gọi là các tính trạng nông học của các giống lúa cho chúng ta thấy các đặc trưng của mỗi giống hoặc nhóm giống. Đặc tính nông học của 8 giống lúa miền Nam được trình bày ở bảng 3.1a và 3.1b.

- Độ cứng cây (Cs - Culm Strength): Nếu lúa không cứng cây dễ bị đổ ngã thì sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và ảnh hưởng tới cả việc thu hoạch. Trong 8 giống lúa chúng tôi tiến hành đánh giá, kết quả đánh giá được ghi nhận ở 3 mức thang điểm khác nhau. Trong đó, duy nhất giống lúa Xương gà có độ cứng cây ở thang điểm đánh giá 7 - yếu; có 3 giống lúa được đánh giá ở thang điểm 3 - cứng trung bình, là các giống Nàng thơm chợ Đào, Nàng cờ đỏ 2, OM3536. Các giống lúa Nàng qướt biển, OM5629, OM6377 và Thơm lài được đánh giá ở thang điểm 1 - độ cứng cây tốt, cây không bị nao.

- Độ tàn lá (Sen - Leaf Senescence): Sau khi tiến hành quan sát sự xuống lá của 8 giống lúa trong nghiên cứu ở giai đoạn sinh trưởng 9. Kết quả đánh giá độ tàn lá chúng tôi thu được trong thí nghiệm ở 2 mức độ khác nhau - thang điểm 1 và thang điểm 5. Trong đó, đa số các giống được đánh giá ở thang điểm 5 - trung bình (lá trên biến vàng), có 3 giống vẫn giữ được lá ở màu xanh tự nhiên, được đánh giá ở thang điểm 1 - muộn và chậm.

- Độ thoát cố bông (Exs - Panicle Exsertion): Được quan sát và đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 7 - 9. Kết quả thu được từ 8 giống lúa được đánh giá: duy nhất giống Xương gà cho độ thoát ở thang điểm 3- trung bình, còn lại các giống đều có độ thoát tốt được đánh giá ở thang điểm 1.



- Chiều cao cây (Ht - Plant Height): Chiều cao cây cuối cùng của một giống lúa là một trong những nhân tố quan trọng hình thành cấu trúc kiểu cây. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thể hiện sự tăng trưởng mạnh hay yếu về chiều cao của cây, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi giống mà tốc độ tăng trưởng có khác nhau (Nguyễn Thị Lẫm, 2003)[7]. Trong 8 giống lúa được đánh giá có 5 giống có chiều cao cây ở thang điểm 9 (cao), đặc biệt là giống lúa Nàng thơm chợ Đào cao 150cm, bốn giống còn lại có chiều cao từ 131cm đến 144cm. Ba giống lúa (OM6367, OM5629, OM3536) có chiều cao cây 100cm, được đánh giá ở thang điểm 1 (bán lùn). Kết quả này cũng cho thấy nhóm các giống lúa lai có chiều cao thấp hơn các giống lúa địa phương trong 8 giống lúa được nghiên cứu. Chiều cao của các giống lúa cao hay thấp không không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa...vv. Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng có liên quan đến tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống, do vậy nghiên cứu đánh giá về chiều cao cây giúp chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa (Lê Vĩnh Thảo, 2004) [11]. Trong thực tế hiện nay, kiểu cây lúa có chiều cao ở dạng bán lùn (90 - 110cm) được chấp nhận rộng rãi, có thể gieo cấy ở nhiều vùng khí hậu kể cả vùng có gió và vùng trũng (Nguyễn Thị Hảo, 2011) [5].

Bảng 3.1a : Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính nông học của 8 giống lúa miền Nam


TT

SĐK

Tên giống

Độ cứng cây (Cs)

Chiều cao cây (Ht)

Độ tàn lá (Sen)

Độ thoát cổ bông (Exs)

A

B

A

B

A

B

A

B

1

5857

Nàng thơm chợ Đào

3

Cứng trung bình

9

Cao (150 cm)

5

Trung bình

1

Thoát tốt

2

167

Thơm lài

1

Cứng (ko bị nao)

9

Cao (140 cm)

5

Trung bình

1

Thoát tốt

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

3

Cứng trung bình

9

Cao (143 cm)

5

Trung bình

1

Thoát tốt

4

6377

ỌM 6377

1

Cứng (ko bị nao)

1

Bán lùn (100 cm)

1

Muộn và chậm

1

Thoát tôt

5

9247

Xương gà

7

Yếu

9

Cao (131cm)

5

Trung bình

3

Thoát trung bình

6

5629

OM5629

1

Cứng (ko bị nao)

1

Bán lùn (100 cm)

1

Muộn và chậm

1

Thoát tốt

7

0988

Nàng quớt biển

1

Cứng (ko bị nao)

9

Cao (144 cm)

1

Muộn và chậm

1

Thoát tốt

8

3536

OM 3536

3

Cứng trung bình

1

Bán lùn (100 cm)

5

Trung bình

1

Thoát tốt

A: Thang điểm

B: Mức mô tả

SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt

Cs: Culm Strength Sen: Leaf Senescence



Ht: Plant Height Exs: Panicle Exsertion

Bảng 3.1b : Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính nông học của 8 giống lúa miền Nam (tiếp)

TT

SĐK

Tên giống

Độ rụng hạt (Thr)

Độ thụ phấn của bông (SpFert)

Thời gian sinh trưởng (Mat)

A

B

A

B

Ngày

1

5857

Nàng thơm chợ Đào

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, >90%

162

2

167

Thơm lài

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, >90%

124

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, >90%

148

4

6377

ỌM 6377

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, >90%

98

5

9247

Xương gà

5

Trung bình, 6 - 25%

3

Hữu thụ, 75-90%

153

6

5629

OM5629

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, > 90%

98

7

0988

Nàng quớt biển

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, > 90%

144

8

3536

OM 3536

5

Trung bình, 6 - 25%

1

Hữu thụ cao, > 90%

90

A: Thang điểm

B: Mức mô tả

SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt

Thr: Panicle Threshability SpFert: Spikelet Fertility

Mat: Maturity



  • Độ rụng hạt (Thr - Panicle Threshability): Kết quả đánh giá cho thấy tất cả các giống lúa trong nghiên cứu đều cho độ rụng hạt ở thang điểm 5 (độ rụng hạt trung bình, 6-25%). Độ rụng hạt có ý nghĩa trong việc áp dụng biện pháp thu hoạch lúa.

  • Độ thụ phấn của bông (SpFert - Spikelet Fertility): Đa số các giống lúa trong thí nghiệm đều được đánh giá ở thang điểm 1 - độ hữu thụ cao, lớn hơn 90%. Duy nhất có giống lúa Xương gà có thang điểm đánh giá là 3 - hữu thụ, 75-90%.

  • Thời gian sinh trưởng (Mat - Maturity): Sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động sinh lý xảy ra trong cây, nó là hai mặt biến đổi về lượng và biến đổi về chất có quan hệ mật thiết đan xen nhau. Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động từ 90 - 180 ngày, tùy theo giống hay các yếu tố khác như thời vụ (vụ xuân thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa), kỹ thuật và thời điểm bón phân hay nói cách khác là phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật thâm canh (Hoàng Minh Tấn, 2000) [10]. Xác định được thời gian sinh trưởng cũng như tổng thời gian sinh trưởng của một giống lúa giúp chúng ta có cơ sở trước khi bố trí khung thời vụ trong hệ thống canh tác hợp lý, có biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm đem lại năng suất cao nhất cho từng giống lúa.

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, đến đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, đến làm đòng, đến trỗ bông và đến chín. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của từng giống lúa thí nghiệm thu được cho thấy: các giống địa phương đều có thời gian sinh trưởng khá dài, giống trỗ muộn nhất là Nàng thơm chợ Đào (có thời gian sinh trưởng là 162 ngày), sau đó đến 3 giống Xương gà, Nàng cờ đỏ 2 và Nàng quớt biển có thời gian sinh trưởng là 153 ngày, 148 ngày và 144 ngày. Ba giống lúa OM6377, OM5629 và OM3536 là các giống có thời gian trỗ sớm (thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày), các giống này có kết quả đánh giá chỉ tiêu thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày.

3.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hình thái chất lượng của 8 giống lúa miền Nam


Một giống lúa tốt là giống lúa không chỉ có năng suất cao mà còn có chất lượng tốt. Những tính trạng chất lượng thường là những cặp tính trạng tương phản được di truyền đơn gen, mỗi tính trạng có hai hay nhiều các dạng tương phản xen kẽ của cùng một gen hoặc các gen (Trần Duy Quý, 2002) [9]. Theo các nhà khoa học, khi quan sát đánh giá các chỉ tiêu hình thái về chất lượng của mỗi giống lúa, những giống có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, gạo màu trắng trong, không bạc bụng thường đi kèm với gạo có chất lượng cơm ngon, dẻo, hàm lượng protein cao. Việc mô tả, đánh giá các chỉ tiêu hình thái chất lượng giúp cho việc phân loại và chọn lọc các giống lúa được dể dàng hơn.

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hình thái chất lượng của 8 giống lúa được tổng hợp trong bảng 3.2a và 3.2b.

- Độ bạc bụng nội nhũ (CIk - Chalkiness of Endosperm): Giống lúa không bạc bụng thường có chất lượng gạo ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Tám giống lúa trong thí nghiệm cho kết quả đánh giá ở ba thang điểm khác nhau. Giống lúa OM3536 là giống duy nhất không bạc bụng, được đánh giá ở thang điểm 0. Giống lúa Thơm lài được đánh giá ở thang điểm 9 - có độ bạc bụng nội nhũ lớn hơn 20%. Các giống còn lại trong thí nghiệm cho kết quả đánh giá ở mức trung bình - thang điểm 5, có độ bạc bụng nội nhũ trong khoảng 11 - 20%.

- Khối lượng 100 hạt (GW - Grain Weight): Chỉ tiêu đánh giá trọng lượng 100 hạt là một trong những chỉ tiêu tác động đến yếu tố cấu thành năng suất. Khối lượng 100 hạt phụ thuộc chủ yếu do di truyền của giống, tuy nhiên cũng có yếu tố ngoại cảnh tác động nhưng không nhiều. Kết quả tổng hợp chỉ tiêu đánh giá khối lượng 100 hạt (độ ẩm 13%) ở bảng 3.2a cho thấy: Trong 8 giống lúa tiến hành đánh giá, khối lượng 100 hạt của giống lúa Xương gà là thấp nhất (1,93g). Các giống lúa còn lại cho chỉ tiêu đánh giá ở mức trung bình từ 2,35g đến 2,75g, trong đó 3 giống lúa lai (OM3536, OM5629, OM6377) có khối lượng 100 hạt khá cao và ở mức tương đương nhau (2,70; 2,75; 2,75).

- Màu vỏ gạo (SCC - Seed Coat (bran) Color): Kết quả đánh giá chỉ tiêu của 8 giống lúa cho thấy đa số các giống lúa được đánh giá ở thang điểm 2 - hơi nâu. Có duy nhất giống lúa Xương gà cho màu vỏ Ánh nâu (thang điểm 3).

- Hương thơm (Sct - Scent): Hương thơm được xem là một trong những đặc tính quan trọng của cây lúa. Kết quả đánh giá 8 giống lúa trong thí nghiệm được chia thành 3 nhóm thang điểm khác nhau. Trong đó, có 2 giống lúa Nàng thơm chợ Đào và Thơm lài được đánh giá là thơm - thang điểm 2; Hai giống lúa lai OM3536 và OM6377 cho chỉ tiêu đánh giá ở mức độ thơm nhẹ - thang điểm 1; Các giống lúa còn lại đều là giống lúa không thơm, được đánh giá ở thang điểm 0.



Bảng 3.2a: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính chất lượng của 8 giống lúa miền Nam


TT

SĐK

Tên giống

Độ bạc bụng nội nhũ (Clk)

Khối lượng 100 hạt (GW)

Màu vỏ gạo (SCC)

A

B

gram

A

B

1

5857

Nàng thơm chợ Đào

5

11 - 20%

2,50

2

Hơi nâu

2

167

Thơm lài

9

> 20%

2,35

2

Hơi nâu

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

5

11 - 20%

2,65

2

Hơi nâu

4

6377

ỌM 6377

5

11 - 20%

2,75

2

Hơi nâu

5

9247

Xương gà

5

11 - 20%

1,93

3

Ánh nâu

6

5629

OM5629

5

11 - 20%

2,75

2

Hơi nâu

7

0988

Nàng quớt biển

5

11 - 20%

2,70

2

Hơi nâu

8

3536

OM 3536

0

Không

2,70

2

Hơi nâu

A: Thang điểm

B: Mức mô tả

SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt

Clk: Chalkiness of Endosperm SCC: Seed Coat (bran) Color

GW: Grain Weight


Bảng 3.2b: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính chất lượng học của 8 giống lúa miền Nam (tiếp)



TT

SĐK

Tên giống

Hương thơm (Sct)

Hàm lượng amylose (Amy)

Độ phân hủy trong kiềm (AlkD)

A

B

%

A

B

1

5857

Nàng thơm chợ Đào

2

Thơm

15,0

5

Trung bình

2

167

Thơm lài

2

Thơm

15,0

5

Trung bình

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

0

Không thơm

23,0

5

Trung bình

4

6377

ỌM 6377

1

Thơm nhẹ

18,5

5

Trung bình

5

9247

Xương gà

0

Không thơm

19,0

5

Trung bình

6

5629

OM5629

0

Không thơm

18,5

5

Trung bình

7

0988

Nàng quớt biển

0

Không thơm

23,0

5

Trung bình

8

3536

OM 3536

1

Thơm nhẹ

20,0

5

Trung bình

A: Thang điểm

B: Mức mô tả

SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt

Sct: Scent Amy: Amylose Content of the Grain

AlkD: Alkali Digestion

- Hàm lượng Amylose (Amy - Amylose Content of the Grain): Kết quả đánh giá chỉ tiêu về hàm lượng amylose của 8 giống lúa thu được ở bảng 3.2b cho thấy: Có 5 giống lúa cho hàm lượng amylose ở mức thấp hơn 20%, trong đó có 2 giống lúa Nàng thơm chợ Đào, Thơm lài cho hàm lượng thấp nhất (15%); Các giống lúa còn lại được đánh giá ở mức trung bình (từ 20 - 23%), trong đó có hai giống lúa Nàng quớt biển, Nàng cờ đỏ 2 cho hàm lượng cao nhất (23%). Tính trạng dẻo của gạo được quyết định bởi hàm lượng amyloza có trong nội nhũ hạt, amyloza chiếm khoảng 16 - 30% trong tinh bột gạo và nó là yếu tố quyết định của tính dẻo, dính và trắng bóng của hạt gạo. Gạo có hàm lượng amyloza cao thường cứng và khô cơm, khi nấu hạt gạo rời nhau. Gạo có hàm lượng amyloza thấp thường dẻo, dính và bóng cơm.

- Độ phân hủy trong kiềm (AlkD - Alkali Digestion): Sau khi tiến hành làm thí nghiệm đánh giá trên các giống lúa, kết quả cho thấy tất cả các giống lúa thí nghiệm đều cho thang điểm 5, tức là độ phân hủy trong kiềm ở mức trung bình.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận


Đã tiến hành thí nghiệm đánh giá và thu được số liệu 7 chỉ tiêu về hình thái nông học và 6 chỉ tiêu đặc tính chất lượng của 8 giống lúa miền Nam;

Đã tổng hợp và xử lý số liệu 7 chỉ tiêu hình thái nông học và 6 chỉ tiêu đặc tính chất lượng của 8 giống lúa miền Nam;



Qua kết quả đánh giá 7 chỉ tiêu về hình thái nông học và 6 chỉ tiêu về chất lượng, chúng tôi thấy các giống lúa trong thí nghiệm cho mức độ đánh giá đa dạng và phong phú. Mỗi giống có các chỉ tiêu đánh giá đặc trưng khác nhau như độ cứng hay cây cao...vv. Các giống lúa được đánh giá bổ sung thể hiện nhiều tính trạng tốt có thể đưa vào khai thác trực tiếp hoặc làm vật liệu lai tạo giống.

4.2 Đề nghị


Tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu hình thái và chất lượng còn khuyết thiếu của các giống nói trên để có thể xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh cho từng giống lúa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


  1. Lê Trần Bình, Võ Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Muội (1995), “Nghiên cứu khả năng chịu lạnh và chịu khô ở mô sẹo lúa của các giống có nguồn gốc sinh thái khác nhau”, Tạp chí Sinh học, 17(1): tr.25 - 29 6

  2. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chiu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội 5

  3. Trần Kim Đổng, Nguyễn Quang Phổ, Lê Thị Hoa (1991) Giáo trình sinh lý cây trồng, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 9

  4. Nguyễn Thị Anh Hạnh “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc”.

  5. Nguyễn Thị Hảo, Trần Văn Quang, Đàm Văn Hưng, Nguyễn Tuấn Anh (2011), Đánh giá đặc điểm nông học và chất lượng một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới chọn tạo trong nước, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 6: 884 -891

  6. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (1996), Viện nghiên cứu lúa quốc tế.

  7. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

  8. Đỗ Thị Ngọc Oanh (2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp.

  9. Trần Duy Quý (2000). Cơ sở di truyền và kỹ thuật gây tạo sản xuất lúa lai, NXB NN, Hà Nội.

  10. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Sinh lý thực vật, Giáo trình dùng cho các trường đại học khối Nông, Lâm, Ngư. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

  11. Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương (2004), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

  12. Mai Thọ Trung , Lê Song Dự , Ngô Thị Đào (1990), Trồng trọt chuyên khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7

  13. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm nông sinh học và chỉ tiêu chất lượng của các dòng giống lúa tẻ thơm ngắn ngày tăng năng suất cao. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số kỳ 1 tháng 4

Tài liệu tiếng Anh

  1. Abifarin (1972) Upland rice improvement in West Africa. Pages 625-635 in International Rice Research Institute, Rice breeding. Los Baiios, Philippines 1

  2. Glenn, E., Miyamoto, M., Moore, D., Brown, J. J., Thompson, T. L., and Brown, P., 1997. Water requirements for cultivating Salicornia bigelovii Torr. with seawater on sand in a coastal desert environment. J. Arid Environ. 36:711–730.

  3. IRRI, 1996 - Standard evaluation system for rice, IRRI, 1996

  4. Khush G. S. (1997), “Origin, dispersal, cultivation and variation of rice”, Plant Mol Biol, 35, pp.25-34. 4


Hà Nội, ngày tháng năm 2012


Chủ nhiệm đề tài
TS. Khuất Hữu Trung

Người thực hiện
Nguyễn Trường Khoa



Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa

tải về 247.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương