TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


BƯỚC THỨ NĂM: KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC



tải về 1.33 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.33 Mb.
#37991
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

5. BƯỚC THỨ NĂM:

KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC

Ứng sinh kiên trì chu toàn bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của mình, không những trong thời gian đào tạo khởi đầu trong Dòng, mà còn cả trong suốt cuộc đời thi hành sứ vụ tu sĩ linh mục sau này sẽ được giao phó, cho dù hoàn cảnh cuộc sống có thế nào đi nữa. Những người lơ là việc cầu nguyện, không kiên trì trong bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng theo bậc sống của mình thường dễ vấp ngã và bỏ cuộc.


Chúng ta có thể lấy lời giải thích của Chúa Giêsu về dụ ngôn người gieo giống để so sánh hạt giống rơi vào đất tốt sinh hoa kết quả với tiến trình đáp trả ơn gọi và kiên trì đi đến kiện toàn: “Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả63. Hạt giống ơn gọi cũng trải qua những tình huống tương tự.
Kinh Thánh nói đến sự kiên trì vừa như một điều kiện vừa như một thành quả: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình64; “Chúng tôi có phải chịu gian nan, thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ. Chúng tôi có được an ủi, thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu65; “Trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng66; “Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả67; “Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì trong việc đó. Vì làm như vậy, anh sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người nghe anh giảng dạy68; “Được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin... Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?69; “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người70.
Muốn được kiện toàn ơn gọi thì lòng trung tín cũng vừa là điều kiện vừa là thành quả. Chúng ta hãy nghe Kinh Thánh nói: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?71; “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng72; “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt73.
Lòng trung thành trong mọi bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của đời ứng sinh hôm nay và tu sĩ linh mục mai ngày cũng vừa là điều kiện vừa là phần thưởng cho chúng ta. Chúng ta hãy nghe Kinh Thánh nói: “Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây’. “Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây’. Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!74; “Người thứ nhất đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén. Ông bảo người ấy: ‘Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành. Người thứ hai đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén. Ông cũng bảo người ấy: ‘Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành75; “Thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà người ta chỉ đòi hỏi ở người quản lý một điều, là phải chứng tỏ lòng trung thành76; “Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó77; “Thưa anh em là những người trong dân thánh, những người được hưởng chung ơn gọi bởi trời, anh em hãy ngắm nhìn Đức Giê-su là Sứ Giả, là Thượng Tế, là Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin... Ông Mô-sê đã trung thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa, với tư cách là tôi tớ để làm chứng về các điều Thiên Chúa sẽ phán truyền. Còn Đức Ki-tô thì trung thành với tư cách là người Con đứng đầu nhà Thiên Chúa, mà nhà Thiên Chúa là chính chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ hiên ngang về niềm hy vọng của chúng ta78; “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm79.
Dĩ nhiên để được kiên trì, trung tín và trung thành trong đời sống và sứ vụ ơn gọi, chúng ta không thể tránh được những sự khốn khó, vì Chúa gọi chúng ta đi con đường thập giá theo Ngài vào thế gian như chiên giữa sói rừng. Nhưng trong sự khốn khó đó, chúng ta có lời hứa đầy hy vọng của Chúa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát80. “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian81; “Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó82; “Những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện83; “Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi sắp phải chịu: này ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi; các ngươi sẽ phải lâm cảnh gian truân trong vòng mười ngày. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho các ngươi triều thiên sự sống84; “Ai thắng và giữ cho đến cùng các việc Ta truyền, Ta sẽ ban cho người ấy quyền cai trị các dân85; “Chúng sẽ giao chiến với Con Chiên, và Con Chiên sẽ thắng chúng, vì Con Chiên là Chúa các chúa, Vua các vua; những kẻ đi theo Người, tức là những kẻ được kêu gọi, được tuyển chọn, và luôn trung thành, cũng sẽ thắng86; “Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô87; nhất là lời hứa yêu thương cho đến cùng của Chúa Giêsu: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng88.
Mỗi người trong chúng ta biết rõ mình hơn ai hết về việc kiên trì thực thi mọi việc bổn phận với tư cách là ưng sinh. ĐTC Biển Đức XVI nói với gần 6000 chủng sinh ngày 20/8/2011: “Các con làm thế nào sống những năm chuẩn bị này ? Trước tiên, chúng phải là những năm của thinh lặng nội tâm, của cầu nguyện thường xuyên, học hành kiên trì và hội nhập dần dần vào các sinh hoạt và các cấu trúc mục vụ của Giáo Hội, một Giáo Hội là cộng đoàn và thể chế, gia đình và sứ mạng, công trình sáng tạo của Chúa Kitô nhờ Thánh Thần của Ngài, đồng thời là kết quả của hành động của chúng ta, chính chúng ta hình thành nên nó với sự thánh thiện và các tội lỗi của chúng ta”.
Còn ĐTC Phanxicô, trong thánh lễ dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria ngày 13/10/2013, đã nói với cả trăm ngàn người tham dự:Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của chúng ta. Ngài tiếp tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung với Ngài. Với lòng thương xót của mình, Ngài không bao giờ mệt mỏi đưa tay ra để nâng chúng ta lên, để khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình, để quay về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, để Ngài có thể ban cho chúng ta sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi với Chúa, ngay cả những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta”89.

Kiên trì chu toàn các bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của đời ứng sinh, chúng ta chắc chắn sẽ đạt tới lý tưởng, vì không ai được ngăn cản người đủ khả năng xứng hợp theo Giáo Luật 1026. Nhưng để được kiên trì như thế, chúng ta phải tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng đã phán “Nếu không có Thầy, các con sẽ chẳng làm được gì.” Chúng ta hãy nghe lời chia sẻ của ĐTC Phanxicô về chặng đường 60 năm theo tiếng Chúa gọi của ngài: “Hôm qua cha kỷ niệm 60 năm ngày cha nghe tiếng Chúa Giêsu nói trong trái tim cha... 60 năm kể từ ngày hôm đó, Cha không bao giờ quên ngày ấy. Chúa đã làm cho cha cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng cha nên đi theo con đường này… Sau nhiều năm trôi qua với một số thành công, niềm vui, nhưng nhiều năm thất bại, yếu đuối, tội lỗi... 60 năm trên con đường của Chúa, đi sau Người, đi cạnh Người, đi với Người mãi mãi… Cha nói với các con điều này: Cha không bao giờ hối tiếc! bởi vì, ngay cả trong những lúc đen tối nhất, trong những lúc tội lỗi, trong những lúc yếu đuối, trong những lúc thất bại, cha luôn luôn nhìn vào Chúa Giêsu và cha tín thác vào Người, và Người đã không bỏ cha một mình. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu! Người luôn luôn tiến bước, đồng hành với chúng ta! Người thành tín, Người là người bạn đồng hành trung thành. Đây là lời chứng của cha: Cha hạnh phúc suốt 60 năm qua với Chúa. Các con hãy tiến bước!”90.

(Theo cho đến cùng giấc mơ của đời mình)

C. LINH MỤC TỰ NGUYỆN SỐNG LUẬT ĐỘC THÂN

Trong xã hội tục hóa hôm nay, ảnh hưởng của tinh thần tôn sùng vật chất đang thao túng mãnh liệt: Địa vị, tiền bạc và lạc thú được đại đa số xem như là tất cả hạnh phúc của con người. Sự phóng túng tình dục và chủ nghĩa hưởng lạc cuốn hút bao trái tim và đầu óc, nhất là của người trẻ. Do đó, độc thân khiết tịnh, nhất là nơi giới đàn ông, bị nghi ngờ và coi là không thể91. Nhưng đối với Giáo Hội Công giáo Rôma, đời sống độc thân linh mục là một thực hành bắt buộc rất cựu trào dựa vào  truyền thống Tông Đồ, chẳng hạn vào thế kỷ IV, Công Đồng Carthage (năm 390) đã nói: “Những người phục vụ các mầu nhiệm thánh phải hoàn toàn tiết dục hầu những gì các Tông Đồ đã giảng dạy và người xưa gìn giữ thì nay chúng ta cũng tuân giữ nó.” Từ Công đồng Latêranô I (năm 1123), luật độc thân được áp dụng trong Giáo Hội Công Giáo đối với mọi linh mục theo nghi lễ Latinh. Công đồng Trentô (năm 1543) là một cuộc canh tân thiêng liêng sâu xa và bền bỉ về chức linh mục và thừa tác mục vụ của linh mục.  


Thời đại chúng ta chứng kiến nhiều cuộc tranh luận về vấn đề kỷ luật này. Một số người đã cho rằng chẳng mấy hữu lý khi đòi buộc những người sẽ chịu chức linh mục phải sống bậc độc thân; họ vịn cớ cả Chúa Giêsu lẫn thánh Phaolô không trình bày bậc độc thân như là một thực hành bắt buộc đối với các môn đệ. Một ít người còn đi xa hơn nữa đổ lỗi cho bậc độc thân phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ơn gọi linh mục và những gương mù giới tính đã xảy ra tại nhiều nước Bắc Mỹ và Âu Châu.92 Dù vậy, qua Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục của Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội vẫn duy trì truyền thống không thay đổi, và nhấn mạnh đặc biệt đến mối liên hệ chặt chẽ giữa độc thân khiết tịnh và đức ái mục tử vì Nước Trời của chức linh mục thừa tác93. ĐGH Phaolô VI trong Sacerdotalis Coelibatus khẳng định: “Luật độc thân thánh, mà Giáo Hội canh giữ từ nhiều thế kỷ nay như một viên ngọc quý rạng ngời, bảo tồn toàn bộ giá trị của nó cả ở thời đại chúng ta vốn tiêu biểu bằng một sự biến đổi sâu xa các não trạng và các cơ cấu.94 THĐGMTG năm 1971 khẳng định sự cần thiết phải duy trì luật độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh, đồng thời đưa ra những giải thích về nền tảng, các động cơ và điều kiện ủng hộ nó mà linh mục thi hành với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô.95
Bộ Giáo luật 1983 lặp lại: “Các Giáo sĩ buộc phải giữ tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn vì Nước Trời, và vì thế phải tuân giữ luật độc thân, ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban, nhờ đó các thừa tác viên chức thánh có thể kết hiệp dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một tâm hồn không chia sẻ, tự hiến trọn vẹn và tự do hơn cho việc phục vụ Chúa và con người.96 Tông huấn hậu THĐGMTG Pastores Dabo Vobis trình bày luật độc thân như một đòi hỏi căn bản trong toàn cảnh bốn chiều kích đào tạo nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ. Sách Giáo lý Công giáo số 1599 lặp lại: “Trong Giáo Hội Latinh, thường chỉ truyền chức linh mục cho các ứng viên tự nguyện sống độc thân và công khai biểu lộ ý muốn này vì yêu mến Nước Trời và phục vụ tha nhân.
Trong cuộc họp với lãnh đạo các Bộ của Giáo triều ngày 16/11/2008, ĐTC Biển Đức XVI đã tái khẳng định giá trị của chọn lựa đời sống độc thân của các linh mục, hợp với truyền thống Công Giáo chưa bị gián đoạn và lập lại đòi buộc phải có một đào tạo nhân bản và Kitô giáo vững vàng cho cả các chủng sinh lẫn các linh mục đã chịu chức. 
Chỉ Nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục năm 1994 (lẫn năm 2013) của Bộ Giáo sĩ khẳng định: “Xác tín vào những động cơ thần học và mục vụ sâu xa làm cơ sở cho mối tương quan giữa sự độc thân và chức linh mục, được soi sáng bằng chứng tá còn giá trị ngày hôm nay của rất nhiều cuộc đời linh mục vững mạnh về mặt thiêng liêng và Phúc Âm, mặc dầu xảy ra nhiều trường hợp đau thương, Giáo Hội đã tái xác nhận, qua Công đồng Vaticanô II và giáo huấn của các Giáo hoàng về sau, ‘ý muốn mãnh liệt duy trì luật đòi buộc tình trạng độc thân vĩnh viễn tự do chọn lựa cho các ứng viên linh mục theo nghi lễ Latinh,97 xác tín rằng đó là ân huệ mang lại thiện ích cho Giáo Hội và thế giới.98
Từ thời các tông đồ, Giáo Hội đã muốn bảo tồn ơn tiết dục vĩnh viễn của giáo sĩ và hướng về giải pháp chọn ứng viên chức thánh nơi những người độc thân.99 Sự dấn thân ơn gọi linh mục được lựa chọn cách tự do và quảng đại là lời đáp trả hồng ân quảng đại của Thiên Chúa.100 Và thực tế hiện nay, để được thụ phong linh mục, ứng viên chức thánh phải lớn tiếng trước mặt cộng đoàn tuyên hứa với Giám Mục chủ phong vâng lời Giám Mục Bản Quyền và sống độc thân linh mục.
Độc thân linh mục được ghi tạc ngay tại nội tâm của một tương quan đối thoại liên lỉ giữa Thiên Chúa và mỗi linh mục. Qua việc cho đi chính đời sống mình bằng cách chọn đời sống độc thân, linh mục càng ngày càng sống cho Thiên Chúa và tha nhân hơn, lột bỏ liên lỉ như một sự “tự hủy101, làm cho mình “nhỏ bé đi để cho Chúa lớn lên102 và góp phần vào sự tăng trưởng của Giáo Hội. Độc thân linh mục không thể tách rời khỏi toàn bộ đời sống kitô “không còn là tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi103, và linh mục luôn cố gắng nên đồng hình dạng với Chúa Kitô Mục Tử “ban sự sống mình cho đoàn chiên104.
Chính trong khung cảnh đó mà sự tự do của linh mục không ngừng được củng cố và trưởng thành để luôn sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài. Chấp nhận sống độc thân, linh mục gặp được kho báu hàm chứa việc “mang trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, để sự sống của Ngài cũng được bày tỏ trong thân xác mình105, nhờ đó học biết ban phát sự sống mình cho đoàn dân được trao phó cho mình, được thúc đẩy loan báo Tin Mừng “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện106.
Mỗi thời đại diễn tả và thực hành đức tin trong não trạng văn hóa riêng và tùy theo mức độ được đâm rễ chắc chắn trong Truyền Thống mà chúng ta sống nhờ đó. Giáo huấn của Giáo Hội cung cấp cho linh mục những căn bản cần thiết để suy nghĩ và định hình lời đáp trả của mình với hồng ân của Thiên Chúa trong bậc độc thân. Cuộc sống độc thân khiết tịnh tự bản chất là liên hệ, liên hệ với Thiên Chúa, liên hệ với con người và thế giới. Nó định phẩm căn tính linh mục là một con người của liên hệ, nhất là với Giám Mục và linh mục đoàn. Nó mời gọi linh mục nhận rõ sự bổ túc của mình với các bậc sống khác và những mối liên hệ mình phải duy trì với họ. Nó cũng cho phép linh mục thiết lập các liên hệ nhân bản, kể cả các liên hệ bạn hữu chân chính với người nam lẫn người nữ.
Nói cách khác, nhờ đời sống độc thân thánh thiện, linh mục thực sự trở nên người của Thiên Chúa107 người cho con người, qua những điểm giáo huấn nổi bật sau đây:108
Sống độc thân linh mục là một cách thức yêu mến và hiện hữu với tha nhân. Nó khai mở một cuộc sống không đóng kín nơi chính mình, nhưng khai sáng những liên hệ và đời sống cộng đồng, tôn trọng phẩm giá những người mình gặp gỡ, kêu gọi mọi người cùng nhau tìm kiếm sự thánh thiện và làm cho Nước Chúa ngự đến.
Sống độc thân khiết tịnh hệ tại sự dấn thân tất cả cuộc đời: Nhờ bí tích Truyền Chức, lời hứa sống độc thân đâm rễ sâu xa vào chính thực thể con người linh mục và phải được nhắc lại trong suốt chiều dài đời sống linh mục, đặc biệt trong Lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh và dịp tĩnh tâm năm.
Đời sống độc thân linh mục tìm được tất cả ý nghĩa của nó trong liên hệ với các lời khấn khác, được diễn tả ra hay hiểu ngầm, mang dấu ấn cuộc sống giản dị và hướng tới một đời sống cầu nguyện chuyên cần, vì đây là một hồng ân phải nhận lãnh và làm mới lại không ngừng, khuôn mình cách mật thiết với những mầu nhiệm mình cử hành.
Đời sống độc thân linh mục giả thiết một khổ hạnh, dù ngày nay ít được nhấn mạnh, nhưng vẫn là thiết yếu. Sự thận trọng, dè dặt, tỉnh thức, từ bỏ, chấp nhận mọi thánh giá trong suốt cả đời sống, và những yếu tố khác cùng loại làm thành bấy nhiêu phương diện của một quan niệm toàn vẹn về cuộc sống độc thân khiết tịnh.109
Chọn lựa sống độc thân là trao hiến đời sống mình để nhắm tới một sự phong phú đặc biệt.110 Linh mục chọn sống độc thân phải có một quan niệm lành mạnh về tình phụ tử và danh hiệu “cha” mà những người được trao phó cho mình thường gọi mình. Đời sống của ngài phải hoàn toàn quy hướng về sự tăng trưởng của họ trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Linh mục càng suy tư và cầu nguyện Thánh Kinh càng thấu hiểu căn bản Phúc Âm của bậc độc thân linh mục: kỷ luật của Giáo Hội Roma không chỉ thuộc về sự gắn bó với truyền thống lâu đời không hề xa lạ với Thánh Kinh, mà còn mặc lấy một hình thức bắt buộc, cho dù không được đặt định trong Tân Ước. Nhưng bằng nhiều cách, Tân Ước vẫn làm vang lên lời mời gọi vào bậc độc thân linh mục.
Đời sống độc thân linh mục phải tựa trên nền tảng thần học nghiêm chỉnh và sâu xa cho phép hiểu rõ ý nghĩa Kitô học, Giáo hội học, Thánh Kinh học, ý nghĩa hôn ước và tông đồ, cũng như tính “thích hợp” của bậc độc thân với chức vụ linh mục mà sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục nói đến.
Ngoài ra còn phải lưu ý đến tầm quan trọng của cộng đồng giáo dục như là yếu tố căn bản của việc đào tạo khởi đầu về đời sống độc thân linh mục, nhờ sự phân định và quân bình giữa những thời gian trao đổi và trầm mặc, những chia sẻ giữa chủng sinh và nhà đào tạo, trong sự tương tác với các cộng đồng khác, là những cộng đồng tự nhiên như gia đình hoặc cộng đồng Giáo hội như giáo xứ.
Như thế, độc thân linh mục phải là một chọn lựa dấn thân tự do và tự nguyện được Giáo Hội chuẩn nhận, chứ không phải là một gánh nặng áp đặt từ bên ngoài. Giáo Luật nhắc nhở: “Đương sự phải được tự do hoàn toàn, tuyệt đối không được cưỡng bách bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì, cũng không được ngăn cản người đủ khả năng xứng hợp theo Giáo luật.”111 Và kỷ luật độc thân trở nên như một sự che chở bảo vệ và một gánh nhẹ nhàng làm cho linh mục càng được thăng tiến và triển nở,112 nhờ đó linh mục thống nhất được đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ, là điều kiện tất yếu để thành công, hạnh phúc và thánh thiện.



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương