TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


IX. VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG và TÁI ĐỊNH HƯỚNG TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN



tải về 1.33 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.33 Mb.
#37991
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

IX. VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG và TÁI ĐỊNH HƯỚNG TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN




1.Khủng hoảng TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN

Một điều tốt lành theo như tôi được biết và chúc mừng là Dòng Thánh Tâm Huế luôn được hiệp nhất tâm hồn và phẩm trật trong đường lối lãnh đạo. Tuy nhiên, cũng như mọi cộng đoàn khác, trong các tương quan cá nhân của phận người yếu đuối không thể tránh khỏi cơn khủng hoảng tình huynh đệ, như thánh vịnh gia mô tả: “Giả như tên địch thù phỉ báng, thì tôi cũng cam lòng, hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể lánh đi. Nhưng đây lại là bạn, người đồng vai đồng vế, chỗ thân tình tâm phúc với tôi, đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước”210; “Tên phản phúc ra tay hại người thân nghĩa, lại lỗi ước quên thề; miệng nói năng ngọt xớt, lòng chỉ muốn chiến tranh, lời trơn tru hơn mỡ, mà bén nhọn như gươm!”211; “Kẻ đến thăm, miệng nói lời giả dối, nhưng chủ ý thâu tin độc địa, vừa ra khỏi nhà, đã vội rêu rao. Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!”212. Còn sách Huấn Ca nhận định: “Có k ch là bn nht thi, khi con gp nn, nó chng còn là bn na. Có ngưi bn li tr nên thù, tiết l chuyn khiến con phi xu h. Có ngưi là bn khi bình an, lúc con gp nn, nó chng còn là bn na. Lúc con sa cơ, nó lin chng li và lánh mt con luôn”213. Nếu gặp phải kẻ “lừa thầy phản bạn, đội trên đạp dưới” thì đau biết bao!


Nhưng âu đấy cũng là vì ai cũng quá nghĩ tới mình, tìm kiếm và tranh dành ảnh hưởng, địa vị, tiếng khen, rồi ghen ghét phá hại nhau. Nhiều khi còn tệ hại hơn nữa là lập vây cánh, phe nhóm, tác hại đến đời sống hiệp nhất cộng đoàn, và tổn thương trầm trọng đến tình bác ái huynh đệ. Chính ĐTC Phanxicô thú nhận: Đã biết bao nhiêu lần cha thấy các cộng đoàn, các chủng viện, các dòng tu hay giáo phận, nơi đó lời nguyện tắt thông thường nhất là chuyện ngồi lê đôi mách! Thật kinh khủng! Họ “lột da” nhau.... Và đó là thế giới giáo sĩ, thế giới tu trì của chúng ta.... Xin lỗi, nhưng điều đó cũng bình thường thôi: ghen tương, đố kỵ, nói xấu lẫn nhau. Không chỉ nói xấu Bề trên, điều này cũ rồi! Nhưng cha nói với các con rằng chuyện này rất hay xảy ra, nó phổ biến lắm! Cha cũng từng bị sa ngã vào chuyện này. Cha đã từng làm thế nhiều lần, rất nhiều lần! Và cha thấy xấu hổ! Cha xấu hổ về điều này! Thật không phải khi làm như vậy là đi ngồi lê đôi mách. ‘Chị đã nghe chưa? Anh đã nghe chưa?’ Một cộng đoàn thế này quả là một địa ngục! Điều này chẳng mang lại lợi ích gì. Và vì thế, mối quan hệ của tình bạn và tình huynh đệ thật quan trọng214.
Dầu vậy, chúng ta cũng gắng sống cao thượng, vượt lên những nỗi đau buồn ấy chứ không để chúng đè bẹp và nghiền tán mình, như thánh Phaolô khuyên trong thư Êphêsô: “lấy điều thiện mà chiến thắng điều ác, chứ đừng để bị điều ác đánh bại mình” hay nghiêm khắc hạch hỏi trong thư 2 Thessalônica: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn ! Thế mà chúng tôi nghe nói trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!”215 Ngài nói trong thư Côlôssê: hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau216; và trong 1 Thessalônica: Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người217.

(Rơi xuống giếng)
Thánh Phaolô khuyên: “Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn218. Chúng ta hãy cầu xin Chúa biến chúng ta thành những người biết đem lại bình an cho anh em: “Nơi nào có oán ghét hận thù, xin giúp con xây dựng tình thương. Nơi nào có khinh khi nhục mạ, xin giúp con mang lại thứ tha. Nơi nào có mâu thuẫn bất đồng, xin giúp con nên người hoà giải. Nơi nào có giả dối sai lầm, xin giúp con rao truyền chân lý. Nơi nào có hoài nghi ngờ vực, xin giúp con củng cố đức tin. Nơi nào có nản chí sờn lòng, xin giúp con gieo niềm hy vọng. Nơi nào có bóng tối mây mù, xin giúp con khơi nguồn ánh sáng. Nơi nào có u sầu buồn bã, xin giúp con đem lại an vui”219.
Kinh nghiệm cho biết khi buồn phiền, cô đơn, thất vọng, chán nản “đâm liều” là lúc dễ bị sa ngã vào tình cảm phái tính nhất, do tính cách người nam dễ trắc ẩn, muốn bao bọc nâng đỡ người đẹp và do tính yếu đuối cậy dựa, nễ mất lòng mà chiều hết của chị em phụ nữ. Vậy phải bảo vệ mình và anh em, vì khi chúng ta thực sự yêu thương nâng đỡ nhau, để ai cũng được thoả mãn nhu cầu tình cảm tự nhiên yêu và được yêu, thì không một thứ tình cảm nào có thể chen vào làm hại mình được. Thấu hiểu điều đó, mỗi người cố gắng trở nên bạn thật tốt của nhau. Thánh Phêrô khuyên: “Tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc220.

Khi được hỏi về quan hệ huynh đệ, ĐTC Phanxicô nói mối quan hệ này có một sức lôi cuốn mạnh mẽ, bao hàm việc chấp nhận những khác biệt và xung khắc. Có những lúc cuộc sống huynh đệ gặp khó khăn, nhưng nếu không có tình huynh đệ thì sẽ không thể sinh hoa trái. Dù thế nào đi nữa chúng ta không bao giờ được hành động như những nhà quản lý mỗi khi có xung đột: cần phải biết làm cho xung đột dịu xuống221. Và trong ngày Đời Sống Thánh Hiến 2/2/2014 trước sự hiện diện của hàng ngàn nam nữ tu sĩ, ngài kêu gọi đừng bao giờ sống khép kín, cứng nhắc, mà nên sống tốt hơn với người trẻ, người già trong cộng đoàn, trong tu viện của mình.

Hãy nhìn lui để tạ ơn Chúa. Hãy nhìn tới để tín thác vào Ngài. Đừng nuối tiếc việc có những người đã đi vào cuộc đời chúng ta: Những người tốt làm cho ta hạnh phúc, những người xấu cho ta kinh nghiệm, những người tồi tệ nhất cho ta những bài học và những người tốt nhất làm cho ta nhớ họ. Đừng than phiền những người làm ta thất vọng, hãy tự trách mình vì đã kỳ vọng quá nhiều ở họ. Đừng khóc quá khứ vì nó đã qua rồi, đừng căng thẳng về tương lai vì nó chưa đến. Hãy sống trong hiện tại, quý trọng ngày hôm nay, hãy cầu nguyện và tri ân Chúa, Ngài sẽ làm cho đời ta tươi đẹp hơn. Hãy yêu thương những người Chúa đã ban cho ta, vì một ngày kia Ngài sẽ lấy họ lại.
Chúa đã gọi và cho chúng con làm bạn hữu của Chúa. Xin cho chúng con có những người bạn tốt, giúp chúng con trở thành những người bạn thật tốt của nhau và của mọi người. Thánh Phêrô Kim Ngôn dạy: “Vun trồng sự bình an từ gốc rễ là việc của Thiên Chúa, còn nhổ tận gốc sự bình an là việc của kẻ thù. Tình yêu thương huynh đệ nảy sinh từ Thiên Chúa thì sự thù ghét cũng phát xuất từ ma quỷ. Thế nên phải lên án sự hận thù, vì có lời chép: Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân… Ước chi sự bình an sâu xa là mối dây giữ cho tình huynh đệ bền vững và lòng yêu thương nhau là mối dây tốt lành thắt chặt tình huynh đệ ấy222.

(Con đường Giêsu)

2. Tái định hướng đời sống cộng đoàn trong viễn ảnh Chỉ Bảo Huynh Đệ Đích Thực


(Kỹ Thuật Chỉ Bảo Huynh Đệ)

Chúa Giêsu dạy chỉ bảo huynh đệ trực tiếp với người có lỗi: Nếu anh em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em”223. Để thực hiện việc chỉ bảo huynh đệ ấy, chúng ta sử dụng Feed-Back, một kỹ thuật cảm thông và giao tế có nghĩa chuyên môn là “gửi trả lại”: một người xin kẻ khác nhận xét về mình, người kia cho nhận xét, và người này trả lời lại về nhận xét đó, ta gọi là Kỹ Thuật Chỉ Bảo Huynh Đệ.

Cuộc đời mỗi người có bốn ô không đều:

1. Phần mù là ô chỉ người khác biết về ta những điều mà ta không biết hay ý thức được.

2. Phần che đậy là ô chỉ ta ý thức và biết về mình, còn người khác không biết được.

3. Phần hiển nhiên là ô người khác biết về ta, và ta cũng biết và ý thức được.

4. Phần vô thức, bí mật và huyền nhiệm cuộc đời là ô người khác không biết về ta, mà ta cũng chẳng ý thức được.
Ta cần được người chỉ cho biết điều họ biết về ta mà ta không biết và ta cũng phải nói với người điều ta biết về họ mà họ không biết. Khi được ta xin, người khác sẽ nói cho ta biết phần mù của ta, và ta sẽ trả lời lại, giải thích cho họ về điều họ nói, đồng thời nói cho họ biết phần còn che đậy của ta. Như thế, người và ta sẽ dần dần thu hẹp lại phần mù lẫn phần che đậy, và khai mở biên giới của phần hiển nhiên, để rồi cả đôi bên hiểu biết nhau hơn, cảm thông nhau hơn, tín nhiệm nhau hơn, thân nhau hơn, thương nhau hơn và cộng tác tích cực với nhau hơn.
Tám điều kiện của người cho nhận xét

1. Đợi cho người nghe phải sẵn sàng đã mới góp ý.

2. Mô tả một hành vi như quay một cuốn phim, không phê phán.

3. Việc xảy ra không lâu, để người đó còn nhớ rõ mà kiểm chứng.

4. Nói những điều người kia vô tình không ý thức được.

5. Nói những điều có thể sửa đổi được (hiện tượng chứ không phải bản chất).

6. Chỉ nói những điều có thể sửa đổi được, nhưng không bắt buộc người kia phải sửa đổi.

7. Nói để giúp ích cho người kia, chứ không phải nói cho hả giận hoặc để trả thù.

8. Nói với sự kính trọng và yêu thương, như chia sẻ một mối ưu tư, một cảm tưởng, một phản ứng tự nhiên.
Bốn điều kiện của người nhận góp ý

1. Phải xin người khác cho mình nhận xét.

2. Lắng nghe và kiểm chứng là mình đã hiểu rõ.

3. Đừng mất tinh thần, nếu gặp phải nhận xét tiêu cực (bị chê, bị chỉ trích).



4. Trả lời cho người cho mình nhận xét với lòng biết ơn, vì người ta đã bởi lòng bác ái mà cho mình nhận xét, nhất là khi nhận xét làm cho mình khó chịu.
Vấn nạn: Người cho nhận xét phải đợi người nhận sẵn sàng đã, nhưng nếu người nhận chưa sẵn sàng (không xin), mà việc cần góp ý ngay thì phải làm sao? – Thưa phải theo gương Chúa Giêsu chủ động đi bước trước: “Ông Simon, tôi có điều này muốn nói với ông. – Xin Thầy cứ nói”.
Muốn xin người góp ý hay muốn góp ý cho người đều phải tế nhị, đừng quá đường đột, bằng cách xin hẹn một cuộc gặp gỡ, một cuộc nói chuyện. Bề dưới có thể chủ động xin giờ hẹn để Bề Trên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng lắng nghe trình bày và góp ý. Bề Trên cũng có thể hẹn trước để bề dưới chuẩn bị tinh thần, nhất là đối với người dễ phản ứng mạnh. Anh em ngang hàng với nhau cũng thế. Tất cả cũng chỉ vì bác ái, muốn điều tốt nhất cho nhau và cho sứ vụ tông đồ. Có thể nói rằng nếu chúng ta không sẵn lòng chỉ bảo và lắng nghe nhau thì không ai muốn làm công việc đó.
Việc góp ý nhận xét mang lại cho nhau cơ hội tốt để giải thích rất nhiều hiểu lầm (x. Chuyện Khổng Tử và Nhan Hồi). Nó giúp ta và tha nhân ý thức được những khía cạnh nhân bản và giao tế của mình rõ hơn để thăng tiến; gia tăng sự tin cậy, tình bằng hữu và loại trừ sợ hãi, tạo bầu khí bình an và an toàn vốn là đặc tính thiết yếu của một cộng đoàn tu trì. Nếu thấy lỗi lầm cụ thể của anh em, trước hết hãy cầu nguyện cho mình và cho anh em được biến đổi, rồi đến nói trực tiếp với người anh em như Chúa dạy, nếu người anh em quyết tâm sửa thì thôi, bỏ qua, không nói gì với ai nữa. Nếu người anh em chưa sửa được, hãy nhẫn nại cầu nguyện và khích lệ, vì cái gì cũng cần có thời gian. Khi nói chuyện với các chủng sinh và tập sinh, ĐTC Phanxicô dạy: “Nếu tôi có điều gì chống lại một người anh một người chị, tôi sẽ nói điều đó trước mặt họ, hoặc tôi sẽ nói điều đó cho ai có thể giúp đỡ, nhưng tôi sẽ không nói với người khác để bôi tro trát trấu vào mặt họ. Ngồi lê đôi mách thì thật kinh khủng! Đằng sau việc ngồi lê đôi mách, và ẩn dưới việc ngồi lê đôi mách này là đố kỵ, ghen tuông, tham vọng. Các con hãy nghĩ về điều này224.
Nếu gặp một lỗi nghiêm trọng mà người anh em thiếu tinh thần phục thiện và ngoan cố thì để tránh thiệt hại lớn cho cộng đoàn lẫn đương sự, sau khi đã cầu nguyện và trực tiếp làm mọi cách có thể, hãy theo lương tâm, can đảm đích thân kín đáo trình bày với Bề Trên và người có thẩm quyền, cùng sẵn sàng chịu trách nhiệm kiểm chứng về điều mình nói, cả khi đương sự có mặt. ĐTC Phanxicô căn dặn: “Hãy nói điều đó với Bề trên, với Giám mục là những người có thể sửa chữa. Nhưng đừng nói điều đó cho người không thể giúp ích gì”225.
Lạy Chúa Cha nhân lành, sửa lỗi cho nhau để giúp nhau nên tốt hơn là một trong những bổn phận quan trọng của mỗi người chúng con. Xin ban cho chúng con lòng khiêm tốn thật để chúng con có thể vui lòng đón nhận những lời góp ý xây dựng của anh chị em”226.
Chớ gì chúng ta có được một tình huynh đệ như tình bạn của Gionathan và Đavít mà chân phước viện phụ Enrêđi đã nhắc đến trong khảo luận về tình bằng hữu hoàn hảo rằng: “Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển.227
Tình huynh đệ đích thực sẽ là:

  • một sự đoàn kết bên nhau để cùng tiến bước,

  • một cuộc đối thoại thường xuyên trong cuộc sống đa nguyên đa diện,

  • một cuộc gặp gỡ cởi mở hơn cho cuộc hành trình đầy gian khó và nguy hiểm,

  • một sự có mặt khích lệ hay một nâng đỡ hỗ trợ tinh thần,

  • một lời vui, một tiếng cười thanh thỏa cùng chia sẻ tình thương dâng lên vời vợi,

  • một cái nhìn cảm thông khi vướng trở ngại, hay khi bị thất bại chua cay,

  • một “tôi khác” để mỗi người có dịp phản tỉnh nhìn lại bộ mặt của mình, có khi đã hoen ố bụi đời,

  • một bạn đồng hành để con đường thập giá bớt nỗi đơn côi,

  • một Simong vác đỡ hay một Vêrônica lau mặt,

  • một cái gì khỏa lấp chỗ trống vắng tình thương sau tình yêu Thầy Chí Thánh,

  • một hiện diện và hiện thân của Thiên Chúa cao xa vô hình.

Chớ chi mỗi người chúng ta trước hết hãy là người bạn như thế cho nhau và cho kẻ khác.






tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương