TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8409: 2010


Bảng A.11 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp



tải về 1.48 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.48 Mb.
#3701
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Bảng A.11 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Hệ thống sử dụng đất

Giá trị sản xuất (1000đ)

Tổng chi phí
(1000đ)


Chi phí trung gian (1000đ)

Thu nhập hỗn hợp (1000đ)

Lợi nhuận (1000đ)

Giá trị ngày công (1000đ)

Hiệu quả đồng vốn

















































Bảng A.12 - Phân cấp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Phân cấp đánh giá

Hệ thống sử dụng đất

Giá trị sản xuất (1000đ)

Tổng chi phí
(1000đ)


Chi phí trung gian (1000đ)

Thu nhập hỗn hợp (1000đ)

Lợi nhuận (1000đ)

Giá trị ngày công (1000đ)

Hiệu quả đồng vốn

1 Rất cao

























2 Cao

























3 Trung bình

























4 Thấp

























b) Chỉ tiêu xã hội

Phân tích hiệu quả xã hội của bất kỳ loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nào cũng cần trả lời một số câu hỏi dưới đây:

- Khả năng bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ?

- Có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tập quán canh tác của người dân địa phương hay không?

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm?

- Tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng đất bố trí ở các vùng định canh, định cư kinh tế mới?

- Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa?

Tuy nhiên, không phải loại sử dụng đất nào cũng đạt được đầy đủ các chỉ tiêu xã hội nêu trên. Tùy yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể không lựa chọn chỉ tiêu này mà còn chọn chỉ tiêu kia để đưa vào phân tích, đánh giá.



c) Đánh giá hiệu quả môi trường

Phân tích hiệu quả môi trường đối với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường các phương án sử dụng đất hay dự án phát triển nông nghiệp. Phân tích hiệu quả môi trường là một nội dung quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được lựa chọn đưa vào bố trí.

Phân tích hiệu quả môi trường là tiến hành xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều hướng tác động của loại sử dụng đất đối với môi trường. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:

- Tỷ lệ che phủ tối đa (tính bằng % diện tích mặt đất) mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mòn rửa trôi (lượng đất mất do xói mòn);

- Nguy cơ gây ô nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải…;

- Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không bảo đảm tiêu chuẩn cho phép…;

- Chiều hướng biến động độ phì nhiêu tự nhiên của đất qua một số mốc thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm; qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất trồng cây ngắn ngày…

Tác động của sự thay đổi về sử dụng đất đến môi trường có thể chia ra hai nhóm yếu tố: tác động trực tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu và tác động gián tiếp đến môi trường ngoài vùng nghiên cứu.

- Tác động trực tiếp: gây rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất, sức sản xuất của đất, những đất có vấn đề, nước, sự xuất hiện của lụt lội, khô hạn, bồi lắng cặn phù sa làm giảm công suất của các công trình thủy lợi, chất lượng nước, độ che phủ, cấu trúc rừng, đa dạng hóa cây trồng…;

- Tác động gián tiếp: ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu, tình trạng ô nhiễm nước ngầm do sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, phân bón, sự suy giảm tài nguyên động, thực vật do chặt, phá rừng…

Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá hiệu quả một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng các trọng số khác nhau. Ví dụ:

- Để phát triển kinh tế nông hộ trong điều kiện hiện nay với yêu cầu tăng nhanh nông sản hàng hóa thì mục tiêu chủ yếu là tăng tổng sản phẩm và thu nhập. Do đó cần quan tâm đến các chỉ tiêu chính như: giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích;

- Để đảm bảo nghiên cứu toàn diện về hiệu quả sử dụng đất cần thiết phải xác định thêm một số chỉ tiêu bổ sung như: hệ số sử dụng đất; năng suất cây trồng; tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sản phẩm hàng hóa; mức đảm bảo đời sống nông dân; mức sử dụng lao động nông thôn và đáp ứng thị trường, tác động bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

d) Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

- Chọn chỉ tiêu so sánh:

+ Chỉ tiêu kinh tế: có thể sử dụng một số hoặc toàn bộ các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn, giá trị một ngày công lao động…;

+ Chỉ tiêu xã hội: yêu cầu lao động/ha;

+ Chỉ tiêu môi trường: khả năng chống xói mòn, tăng độ che phủ đất (%),…

- Lập bảng so sánh: sau khi phân cấp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lập bảng so sánh mức độ đạt được các chỉ tiêu này giữa các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.13).



Bảng A.13 - Phân cấp đánh giá khả năng thích hợp

Phân cấp

Gia tăng sản phẩm (tấn/năm)

Đa dạng hóa cây trồng

Tăng thu nhập (triệu đồng/năm)

Nhu cầu lao động

Bảo vệ môi trường

Rất thích hợp (A)
















Thích hợp (B)
















Ít thích hợp (C)
















Không thích hợp (D)
















- Nguyên tắc lựa chọn

Dựa vào các tiêu chuẩn và bảng phân cấp đánh giá mức độ thích hợp, lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu đề ra. Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lý tưởng nhất là loại có 3 nhóm chỉ tiêu đều đạt mức cao đến rất cao.Thông thường, khi bố trí sử dụng đất, người ta luôn lựa chọn những loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có nhiều chỉ tiêu đạt được các mức cao đến trung bình. Ngoài căn cứ này, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là những căn cứ quan trọng để quyết định lựa chọn loại sử dụng đất. Ví dụ:

- Để đảm bảo nhu cầu lương thực của địa phương, người ta chọn loại sử dụng đất lúa có chỉ tiêu sản lượng ở mức rất cao đến cao mà xem nhẹ hoặc không tính đến chỉ tiêu môi trường, mặc dù chỉ tiêu chỉ đạt ở mức thấp đến rất thấp;

- Nếu là mục tiêu nhằm nâng cao mức thu nhập, tăng cường hiệu quả sử dụng đất thì người ta lại chọn loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp, thu nhập thuần, tỷ suất lợi nhuận đạt cao đến rất cao;

- Nhằm đảm bảo tính bền vững của một phương án sử dụng đất, ngoài các mục tiêu chủ yếu cần đạt được, người ta còn phải tính toán, cân đối với những chỉ tiêu về xã hội và môi trường;

- Cùng với những loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu hiện có ở huyện, một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mới đạt được mục tiêu phát triển, đạt mức thích hợp cao với điều kiện đất đai vùng nghiên cứu cũng có thể được đề xuất bố trí.

Qua đánh giá khả năng thích hợp của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tiến hành lựa chọn các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng. Có thể đề xuất một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng mà hiện tại chưa phổ biến ở huyện nghiên cứu, nhưng lại đang có ưu thế ở các huyện lân cận và phù hợp với yêu cầu sinh thái của huyện. Lập bảng mô tả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng được lựa chọn (xem bảng A.14).

Bảng A.14 - Mô tả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Năng suất tấn/ha

Hiệu quả kinh tế (1000 đ/ha)

Yêu cầu lao động

Thị trường sản phẩm

Chi phí

Thu nhập

Lãi











































A.6.2.5. Báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Sau khi hoàn thành bảng phân cấp đánh giá mức độ thích hợp, lựa chọn các loại sử dụng đất theo mục tiêu đề ra, lập báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với các nội dung chủ yếu sau:

1) Mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

a) Mục tiêu;

b) Nội dung;

c) Phương pháp đánh giá.

2) Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

a) Hiệu quả kinh tế;

b) Hiệu quả xã hội;

c) Hiệu quả môi trường;

d) Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

- Cơ sở phân cấp;

- Kết quả phân cấp.

A.7. Bước 7 - Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

A.7.1. Những quan điểm đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Phát triển toàn diện nền nông nghiệp, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao;

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng vụ trên một đơn vị diện tích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;

- Đảm bảo đời sống của nông dân (an toàn lương thực, nâng cao mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…);

- Phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện;

- Thu hút lao động, giải quyết việc làm;

- Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ Khoa học Kỹ thuật để phát triển các cây trồng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện và các khu vực lân cận;

- Bảo vệ môi trường;

- Khai thác tối đa diện tích đất hiện có để bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực trên địa bàn huyện. Đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.

A.7.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện trên cơ sở những lợi thế về:

- Vị trí địa lý thuận lợi;

- Tiềm năng quỹ đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp;

- Điều kiện khí hậu cho phép đa dạng hóa cây trồng và luân canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng;

- Nguồn lao động dồi dào;

- Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;

- Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Kết quả phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp;

- Các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, có triển vọng phát triển ở huyện.



A.7.3. Kết quả đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Qua kết quả điều tra, đánh giá phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp, dự kiến đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo bảng A.15:



Bảng A.15 - Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Loại sử dụng đất

Diện tích hiện trạng (ha)

Diện tích đề xuất (ha)

Tăng (+), giảm (-)

























Cộng










A.7.4. Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện theo từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với màu sắc riêng biệt, mỗi khoanh trên bản đồ ghi ký hiệu loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Chú dẫn bản đồ thể hiện rõ và đầy đủ màu sắc cũng như ký hiệu.

Kết quả đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ được các nhà quy hoạch sử dụng để bố trí sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Phụ lục B

(tham khảo)



Mẫu phiếu điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Tên đơn vị thực hiện

Số phiếu:………………

PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN

Cán bộ điều tra:…………………………………………………………...Ngày điều tra.…/.…/2000/…..



I. Thông tin chung

Họ tên chủ hộ:……………………….……………..Số khẩu:…….(người). Số lao động:…….(người).



Thôn/bản:……………………..Xã:………………...Huyện:…………………….Tỉnh:……………………

1) Các loại hình sử dụng đất và điều kiện canh tác

Loại cây trồng

Loại đất

Địa hình

Diện tích (ha)

Thời gian (tháng)

Nguyên nhân

Độ ngập sâu (m)

Điều kiện tưới

Rất dốc

Dốc vừa

Bằng thoải

Thấp trũng

Hạn

Ngập

Tưới mặt

Tưới ngầm

Không tưới

1. Cây lâu năm

























1.1.








































1.2.








































1.3.








































1.4.








































1.5.








































1.6.








































2. Cây hàng năm - Theo thời vụ

























2.1.








































2.2.








































2.3.








































2.4.








































2.5.








































2.6.








































2.7.








































2.8.








































3. Mặt nước nuôi trồng thủy sản

























3.1.








































3.2.








































3.3.









































tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương