TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6134 : 2009



tải về 1.09 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1631
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6134 : 2009

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO/NHIỆT PHUN /KHỐI PHỔ (HPLC/TS/MS) HOẶC DETECTOR CỰC TÍM (UV) ĐỂ XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT KHÔNG BAY HƠI CÓ THỂ CHIẾT TRONG DUNG MÔI


Soil quality - Solvent extractable nonvolatile compounds by high performance liquid chromatography/thermospray/mass spectrometry (HPLC/TS/MS) or ultraviolet (UV) detection

Lời nói đầu

TCVN 6134 : 2009 thay thế cho TCVN 6134 : 1996.

TCVN 6134 : 2009 hoàn toàn tương đương với Method 8321A của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA Method 8321A).

TCVN 6134 : 2009 do Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lưng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.


CHẤT LƯỢNG ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO/NHIỆT PHUN /KHỐI PHỔ (HPLC/TS/MS) HOẶC DETECTOR CỰC TÍM (UV) ĐỂ XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT KHÔNG BAY HƠI CÓ THỂ CHIẾT TRONG DUNG MÔI
Soil quality - Solvent extractable nonvolatile compounds by high performance liquid chromatography/thermospray/mass spectrometry (HPLC/TS/MS) or ultraviolet (UV) detection


1. Phạm vi và áp dụng

1.1 Phương pháp này đề cập đến việc sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cặp khối phổ-nhiệt phun (TS-MS) và/hoặc tia cực tím (UV) để xác định thuốc nhuộm azo, hợp chất phospho hữu cơ và tris(2.3-dibromopropyl) phosphat, hợp chất axit phenoxy clo hóa và các este của chúng, cacbamat trong nước thải, nước ngầm và nền mẫu đất/trầm tích. Các dữ liệu phân tích tro bay của các loại thuốc trừ cỏ axit phenoxy clo hóa cũng được trình bày (Bảng 15), tuy nhiên độ thu hồi của phần lớn các hợp chất là rất thấp nên có thể thấy các phân tích dùng quy trình chiết xuất theo phương pháp này sẽ có hiệu quả thấp. Phương pháp này có thể áp dụng cho các hợp chất không bay hơi khác mà có thể chiết bằng dung môi và phân tích bằng HPLC, và có thể ion hóa dưới điều kiện nhiệt phun để xác định khối phổ hoặc có thể được xác định bằng detector UV. Có thể xác định được các hợp chất dưới đây bằng phương pháp này.

Tên hợp chất

Số CASa

Thuốc nhuộm azo




Disperse Red 1

2872-52-8

Disperse Red 5

3769-57-1

Disperse Red 13

126038-78 6

Disperse Yellow 5

6439-53-8

Disperse Orange 3

730-40-5

Disperse Orange 30

5261-31-4

Disperse Brown 1

17464-91-4

Disperse Red 3

6535-42-8

Disperse Red 23

85-86-9

Thuốc nhuộm Anthraquinon




Disperse Blue 3

2475-46-9

Disperse Blue 14

2475-44-7

Disperse Red 60

17418-58-5

Thuốc nhuộm comarin (hợp chất benzopyrone)




Hợp chất làm sáng vải




Hợp chất làm sáng vải 61

8066-05-5

Hợp chất làm sáng vải 236

3333-62-8

Hợp chất Alkaloid




Caffein

58-08-2

Strichnin

57-24-9

Hợp chất phospho hữu cơ




Methomyl

16752-77-5

Thiofanox

39796-18-4

Famphur

52-85-7

Asulam

3337-71-1

Diclorvos

62-73-7

Dimethoat

60-51-5

Disulfoton

298-04-4

Fensulfothion

115-90-2

Merhos

150-50-5

Methyl parathion

298-00-0

Monocroctophos

919-44-8

Nled

300-76-5

Phorat

298-02-2

Trichlorfon

52-68-6

Tris(2.3-dibromopropyl) phosphat (tris-BP)

126-72-7

Hợp chất axit phenoxy clo hóa




Dalapon

75-99-0

Dicamba

1918-00-9

2,4-D

94-75-7

MCPA

94-74-6

MCPP

7085-19-0

Dichforprop

120-36-5

2,4,5-T

93-76-5

Silvex (2,4,5-TP)

93-72-1

Dinoseb

88-85-7

2,4-DB

94-82-6

2,4-D, butoxyethanol ester

1929-73-3

2,4-D, ethylthexyl ester

1928-43-4

2,4,5-T, butyl ester

93-79-8

2,4,5-T, butoxyethanol ester

2545-59-7

Cacbamat




Aldicarb

116-06-3

Adicarb sulfone

1646-88-4

Aldicarb sulforxide

1646-87-3

Aminocarb

2032-59-9

Barban

101-27-9

Benomyl

17804-35-2

Bromacil

314-40-9

Bendiocarb

22781-23-3

Carbaryl

63-25-2

Carbendazim*

10605-21-7

3-Hydroxycarbofuran

16655-82-6

Carbofuran*

1563-66-2

Chloroxuron

1982-47-4

Chloropropham

101-21-3

Diuron*

330-54-1

Fenuron

101-42-8

Fluometuron

2164-17-2

Linuron*

330-55-2

Methiocarb

2032-65-7

Methomyl*

16752-77-5

Mexacarbate

315-18-4

Monuron

150-68-5

Neburon

555-37-3

Oxamyl*

23135-22-0

Propachlor

1918-16-7

Propham

122-42-9

Propoxur

114-26-1

Siduron

1982-49-6

Tebuthiuron

34014-18-1

CHÚ THÍCH

* Số đăng ký hóa chất

* Các chất cacbamat này được thử trong đánh giá liên phòng thí nghiệm: tất cả các chất khác được thử khi đánh giá đơn phòng thí nghiệm.

1.2 Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích các hợp chất không bay hơi hoặc nửa bay hơi khác.

1.3 Tris-BP đã được phân loại là chất gây ung thư. Vật liệu chuẩn tinh khiết và dung dịch chuẩn gốc phải được xử lý trong tủ hút.

1.4 Tiêu chuẩn này được thiết kế để phát hiện các hợp chất axit phenoxy clo hoá (dạng axit tự do) và các este của chúng mà không sử dụng bước thủy phân và este hoá trong qui trình chiết, tuy nhiên việc thuỷ phân thành dạng axit sẽ định lượng một cách đơn giản.

1.5 Các hợp chất được chọn để phân tích bằng HPLC/MS là những hợp chất có thành phần rất khó phân tich bằng phương pháp sắc ký truyền thống (ví dụ sắc ký khí). Độ nhạy của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ cản trở trong nền mẫu và thay đổi theo các nhóm hợp chất và thậm chí khác nhau giữa các hợp chất trong cùng một nhóm. Ngoài ra, giới hạn phát hiện (LOD) phụ thuộc vào điều kiện vận hành của máy đo khối phổ. Ví dụ, LOD đối với cafein trong chế độ monitoring phản ứng chọn lọc: (SRM) là 45 pg dung dịch chuẩn được bơm (bơm 10 L), trong khi đối với Disperse Red 1 thì LOD là 180 pg. LOD của cafein trong điều kiện quét mạch tứ cực đơn là 84 pg và 600 pg đối với Disperse Red 1 trong điều kiện quét tương tự.

1.6 Giới hạn xác định từ thực nghiệm (LOD) đối với các chất cần phân tích được trình bày trong Bảng 3, 10, 13 và 14. Để nhận dạng thêm các hợp chất, có thể dùng MS/MS (CAD- phân ly hoạt tính xung) làm phương pháp tùy chọn của phương pháp này.

1.7 Phương pháp này chỉ được sử dụng hoặc được giám sát bởi các nhà phân tích có kinh nghiệm trong việc sử dụng sắc ký lỏng hiệu nâng cao có dùng detector khối phổ hoặc detector UV. Người phân tích cũng cần có kỹ năng diễn giải sắc đổ lỏng và khối phổ. Mỗi người phân tích phải chứng minh được khả năng đưa ra các kết quả có thể chấp nhận được theo phương pháp này.

2. Tóm tắt phương pháp



2.1 Phương pháp này trình bày phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP/HPLC) và điều kiện khối phổ (MS) phun nhiệt (TS) và hoặc điều kiện tia cực tím (UV) để phát hiện các chất cần phân tích. Phân tích định lượng được thực hiện bằng TS/MS, sử dụng phương pháp nội chuẩn hoặc ngoại chuẩn. Dịch chiết mẫu được phân tích bằng cách bơm trực tiếp vào bề mặt phun nhiệt hoặc lên trên bề mặt nhiệt phun sắc ký lỏng. Chương trình rửa giải gradien được dùng trong sắc ký để phân tách các hợp chất. Có thể phát hiện được cả bằng ion hoá ion âm (điện cực phóng điện) và ion hoá ion dương, với khối phổ từ cực đơn. Vì phương pháp này dựa trên kỹ thuật HPLC, nên sử dụng detector tia cực tím (UV) là tùy chọn khi phân tích mẫu thường nhật.

2.2 Trước khi sử dụng phương pháp này, phải sử dụng các kỹ thuật chuẩn bị mẫu phù hợp.

2.2.1 Mẫu để phân tích các hợp chất axit phenoxy clo hoá được chuẩn bị bằng Method 8151 sửa đổi (xem 7 1.2) Nói chung, một lít mẫu nước hoặc 50 g mẫu đất được điều chỉnh pH, chiết bằng dietyl ete, làm cô đặc và đưa về dung môi axetonitril.

2.2.2 Mẫu để phân tích các chất phân tích khác được chuẩn bị bằng kỹ thuật chiết đã có. Nói chung, mẫu nước được chiết ở pH trung tính bằng metylen clorua, dùng Method 3500 phù hợp. Method 3500 thích hợp sử dụng metylen clorua/axeton (1:1) được dùng cho các mẫu rắn. Kỹ thuật vi chiết cũng áp dụng với chiết Tris-BP từ các nền mẫu lỏng và không lỏng.

2.2.3 Đối với cacbamat một lít mẫu nước hoặc 40 gam mẫu chất rắn được chiết bằng metylen clorua (tham khảo Method 3500 thích hợp), cô đặc (nên sử dụng máy cô quay có adapter) và đưa về dung môi metanol.

2.3 Phương pháp khẳng định tuỳ chọn khối phổ-nhiệt phun/khối phổ (TS-MS/MS) cũng được quy định. Việc khẳng định có thể thu được bằng sử dụng MS/MS Phân tách hoạt hoá va chạm (CAD) hoặc dây kỵ nước CAD.

3. Viện dẫn



3.1 Tham khảo Method 3500, 3600, 8000 và 8151.

3.2 Với một số hợp chất trong phương pháp này, sử dụng cột làm sạch dùng cột florisil (Method 3620) đã cho kết quả độ thu hồi nhỏ hơn 85 %, vì vậy không nên áp dụng phương pháp này với tất cả mọi hợp chất. Tham khảo Bảng 2 của Method 3620 về độ thu hồi các hợp chất phospho hữu cơ như là một hàm số của phần chiết florisil.

3.3 Các hợp chất có ái lực proton cao có thể che lấp một số chất cần phân tích, Do vậy HPLC phải được sử dụng như là một bộ tách sắc ký để phân tích định lượng.

3.4 Những khó khăn về phân tích gặp phải với các hợp chất phospho hữu cơ cụ thể khi áp dụng phương pháp này có thể bao gồm như sau (nhưng không phải là tất cả):

3.4.1 Metyl parathion cho thấy một số phân huỷ nhỏ khi phân tích.

3.4.2 Naled có thể bị khử brôm hoá tạo thành dạng dichlovos.

3.4.3 Merphos thường chứa các chất nhiễm bẩn từ oxit merphos. Quá trình oxy hoá merphos có thể xảy ra trong khi lưu giữ và trong quá trình đưa vào máy khối phổ.

Tham khảo Method 8141 về các vấn đề với các hợp chất khác do liên quan đến các phương pháp chiết khác nhau.



3.5 Hợp chất axit phenoxy clo hoá, là axit hữu cơ mạnh, phản ứng ngay với các chất kiềm và có thể mất trong khi phân tích. Do vậy, dụng cụ thuỷ tinh và bông thuỷ tinh phải được rửa bằng axit và natri sunphat phải được axit hoá bằng axit sunfuric trước khi dùng để tránh hiện tượng này.

3.6 Do tính phản ứng của thuốc trừ cỏ clo, các dung dịch chuẩn phải được chuẩn bị trong axetonitril. Quá trình metyl hoá sẽ xảy ra chậm nếu được chuẩn bị trong metanol.

3.7 Benomyl được biết là chất phân huỷ nhanh thành carbendazim trong môi trường (Tài liệu tham khảo 21).

3.8 Dung môi, thuốc thử, dụng cụ thuỷ tinh và một số dụng cụ chuẩn bị mẫu khác có thể ảnh hưởng làm kết quả thu được rời rạc hoặc đường nền cao, hoặc cả hai, dẫn đến diễn giải nhầm sắc đồ hoặc phổ. Tất cả các vật liệu này phải chứng minh được không có chất cản trở trong các điều kiện phân tích bằng cách phân tích thuốc thử trắng. Cần phải lựa chọn thuốc thử và độ tinh khiết của dung môi bằng cách chưng cất trong hệ thống bằng thuỷ tinh.

3.9 Các chất cản trở cùng chiết từ mẫu sẽ thay đổi theo các nguồn. Thời gian lưu của chất phân tích phải được kiểm chứng bằng cách sử dụng các chất chuẩn đối chứng

3.10 Lựa chọn sử dụng phương pháp HPLC/MS/MS nhằm mục đích trong khẳng định chất phân tích cụ thể. Các phương pháp này ít phụ thuộc vào bản chất hoá học hơn là các phương pháp khối phổ khác.

4. Thiết bị và vật liệu



4.1 HPLC/MS

4.1.1 Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): Hệ thống phân tích có hệ phân phối dung môi được lập chương trình và tất cả các phụ kiện yêu cầu bao gồm vòng bơm mẫu (có dung tích vòng tối thiểu 10 L. cột phân tích, bộ làm sạch khí. v.v... Hệ thống phân phối dung môi tối thiểu phải là hệ thống dung môi đôi. Hệ thống sắc ký phải có khả năng hoạt động trên khối phổ (MS).

4.1.1.1 Bơm bổ sung sau cột HPLC: Có thể dùng một bơm bổ sung sau cột. Bơm này cần phải là một bơm xylanh và không cần phải có chương trình dung môi.

4.1.1.2 Nên dùng các cột HPLC- Cần có cột bảo vệ và cột phân tích.

4.1.1.2.1 Cột bảo vệ - C18 cột bảo vệ pha đảo, 10 mm x 2,6 mm ID thuỷ tinh, 0,5 m hoặc tương đương.

4.1.1.2.2 Cột phân tích - C18 cột pha nghịch, 100 mm x 2 mm ID. cỡ hạt ODS-hypersil 5 m; hoặc cột pha đảo C6, 100 mm x 2 mm ID, cỡ hạt MOS2-hypersil 3 m: hoặc tương đương

4.1.2 Giao diện HPLC/MS

4.1.2.1 Bộ vi trộn - 10 L, tương thích với hệ thống cột HPLC có hệ thống bổ sung dung môi sau cột.

4.1.2.2 Mặt phân gii: Bề mặt tiếp xúc ion hoá nhiệt phun và nguồn sẽ cho tín hiệu trả lời chuẩn chấp nhận được cho mỗi chất cần phân tích ở nồng độ yêu cầu. Nguồn này phải có khả năng giải phóng ra cả ion dương và ion âm và có điện cực hoặc dãy phóng điện.

4.1.3 Hệ thng khối phổ: Là khối phổ tứ cực đơn có khả năng quét từ 1 amu đến 1000 amu. Máy đo phổ này cũng phải có khả năng quét từ 150 amu đến 450 amu trong 1,5 giây, hoặc ít hơn, sử dụng năng lượng electron 70 von (danh định) trong các trường hợp tương tác eletron dương và âm. Ngoài ra khối phổ phải có khả năng tạo ra phổ khối lượng hiệu chuẩn đối với PEG 400, 600 hoặc 800 (xem 5.14) hoặc các chất khác được dùng làm chất hiệu chuẩn.

4.1.3.1 Khối phổ tứ cực ba tuỳ chọn có khả năng phát ra phổ ion con khi có khí va chạm trong tứ cực thứ hai và vận hành trong chế độ tứ cực đơn.

4.1.4 Hệ thng dữ liệu: Hệ thống máy tính cho phép thu nhận liên tục và lưu giữ trên thiết bị có thể đọc được tất cả phổ khối lượng thu được trong suốt thời gian của chương trình sắc ký và phải tương thích với máy đo khối phổ. Máy tính phải có phần mềm cho phép mọi file dữ liệu MS được tìm kiếm đối với các ion của từng khối lượng xác định và các ion này được vẽ đồ thị theo thời gian hoặc số quét. Loại đồ thị này được định nghĩa là đường ion chiết xuất hiện tai (EICP). Phần mềm cũng phải có khả năng tổng hợp số lượng ion của mỗi EICP trong từng khoảng thời gian hoặc số lần quét nhất định. Phải có phần mềm máy tính vận hành riêng cho từng thiết bị đo khối phổ.

4.2 HPLC có detector UV: Hệ thống phân tích có hệ thống bơm dung môi được lập trình cho ít nhất một hệ dung môi đôi, và tất cả các phụ kiện được yêu cầu bao gồm bơm tiêm, vòng bơm 10 L, cột phân tích, bộ làm sạch khí. v.v... Bơm tự động là tùy chọn, nhưng phù hợp khi phân tích nhiều mẫu. Cột được qui định trong 4.1.1.2 cũng đươc sử dụng cho hệ thống này.

4.2.1 Nếu detector UV được dùng trong bộ đôi thiết bị phân tích với giao diện nhiệt phun, thì detector phải có khả năng chịu được áp suất cao (tới 6000 psi). Tuy nhiên detector UV có thể gần độc lập với HPLC của HPLC/TS/MS và trong trường hợp này áp suất HPLC tiêu chuẩn có thể được chấp nhận.

4.3 Thiết bị làm tinh khiết thuốc nhuộm azo chuẩn

4.3.1 Thiết bị chiết Soxhlet

4.3.2 Vòng chiết, độ dày đơn. 43 mm x 123 mm.

4.3.3 Giy lọc, 9,0 cm (Whatman chất lượng loại 1 hoặc tương đương)

4.3.4 Cột silica-gel 3 in x 8 in nhồi silica gel (Loại 60. thuốc thử EM 70/230 mắt lưới).

4.4 Thiết bị chiết dùng cho hợp chất axit phenoxy clo hoá

4.4.1 Bình Erlenmeyer 500 mL miệng rộng Pyrex. 500 mL Pyrex, có khớp nối thuỷ tinh mài cỡ 24/40. 1000 mL Pyrex

4.4.2 Phễu tách 2000 mL

4.4.3 Ống đong có chia vạch 1000 mL

4.4.4 Phễu đường kính 75 mm

4.4.5 Máy lắc Wrist - Burrell Model 75 hoặc tương đương.

4.4.6 Máy đo pH.

4.5 Thiết bị cô mẫu Kuderna-Danish (K-D) (tùy chọn).

4.5.1 Ống cô 10 rnL- có chia vạch (Kontes K-570050-1025 hoặc tương đương). Dùng nút thuỷ tinh mài để tránh bay hơi dịch chiết.

4.5.2 Bình bay hơi 500 mL (Kontes K-570001-500 hoặc tương đương). Đi kèm theo bình cô là lo xo, kẹp hoặc tương đương.


tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương