TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8409: 2010


A.4. Bước 4 - Xác định các đơn vị đất đai



tải về 1.48 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.48 Mb.
#3701
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

A.4. Bước 4 - Xác định các đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai là một khoanh/vạt đất với các đặc trưng cụ thể được khoanh định trên bản đồ đơn vị đất đai. Các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của từng đơn vị đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.



A.4.1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

A.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn

Các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của đơn vị đất đai với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

- Phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá;

- Xuất phát từ thực tế sản xuất;

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội;

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp;

- Phù hợp với nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung;

- Phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng.



A.4.1.2. Những chỉ tiêu để xác định đơn vị đất đai

Để xác định đơn vị đất đai phải dựa vào:

- Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu;

- Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá;

- Các kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

A.4.1.3. Nhóm các chỉ tiêu bao gồm

1) Các chỉ tiêu về khí hậu (nếu có sự khác biệt giữa các khu vực trong huyện và ảnh hưởng đến khả năng bố trí các cây trồng ở huyện).

- Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm;

- Nhiệt độ không khí trung bình tối cao tháng, năm;

- Nhiệt độ không khí trung bình tối thấp tháng, năm;

- Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng, năm;

- Lượng mưa trung bình tháng, năm;

- Số giờ nắng trung bình tháng, năm;

- Số tháng khô hạn;

- …

2) Các chỉ tiêu về đất

- Loại đất, tầng dày, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, mức độ và độ sâu xuất hiện gley, mức độ và độ sâu xuất hiện kết von, đá lẫn, đá lộ đầu,… được tổng hợp từ bản đồ đất xây dựng, có áp dụng phương pháp phân loại đất định lượng (ví dụ của FAO-UNESCO) phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng;

- Các chỉ tiêu về chất lượng đất: pHKCl; hàm lượng chất hữu cơ (OM%); tổng cation kiềm trao đổi - S (me/100 g đất); độ no bazơ - V (%); dung tích hấp thu - CEC (me/100 g đất); độ dẫn điện - EC (mS/cm), đối với vùng đất mặn; SO42- (%), Al3+ (mg hoặc me/100 g đất), Fe3+ (mg hoặc me/100 g đất) đối với vùng đất phèn và đất đồi núi. Tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và yêu cầu xác định đơn vị đất đai mà lựa chọn, phân cấp một số chỉ tiêu chính trên. Một điều cần lưu ý là để có được bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất thì mỗi khoanh trên bản đồ đất phải có một mẫu phân tích;

- Thống kê các loại đất ở huyện nghiên cứu và tiến hành xây dựng thang đánh giá các chỉ tiêu về đất theo từng loại cây trồng.



3) Các chỉ tiêu địa hình, độ dốc

Sử dụng chỉ tiêu độ cao trên bản đồ nền địa hình; sử dụng chỉ tiêu độ dốc và địa hình tương đối đã phân chia trên bản đồ đất. Nếu trường hợp trên bản đồ đất chưa có độ dốc, có thể khoanh vẽ các cấp độ dốc dựa vào bản đồ nền địa hình bằng cách sử dụng modun 3D - ANALYSIS trong phần mềm Arc/View (xem thêm về điều tra xây dựng bản đồ đất).



4) Các chỉ tiêu về chế độ tưới và tiêu nước

- Về chế độ nước: trước tiên nên chia các vùng được tưới và không được tưới. Sau đó, trong vùng được tưới nên chia chi tiết hơn theo chế độ tưới như: tưới chủ động, tưới bán chủ động, tưới khó khăn, tưới rất khó khăn,…;

- Về chế độ tiêu nước: trước tiên cũng chia các vùng có khả năng tiêu thoát nước và các vùng không có khả năng tiêu thoát nước. Sau đó, trong vùng có khả năng tiêu thoát nước nên chia chi tiết hơn theo chế độ tiêu nước như: tiêu chủ động, tiêu bán chủ động, tiêu khó khăn, tiêu rất khó khăn,…

5) Các chỉ tiêu về chế độ ngập và hạn

- Về chế độ ngập: cần căn cứ vào tài liệu bản đồ hiện có để xác định vùng không bị ngập và vùng bị ngập. Sau đó, đối với vùng bị ngập thì phân chia chi tiết theo mức độ ngập (sâu, trung bình, ngập nông) và thời gian ngập (3 ngày, 5 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, ngập triều quanh năm,…);

- Về chế độ hạn: cũng căn cứ và tài liệu bản đồ hiện có để xác định vùng không bị hạn và vùng bị hạn. Sau đó, đối với vùng bị hạn thì phân chia chi tiết theo thời gian hạn (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…).

Việc phân chia về chế độ ngập và hạn phụ thuộc vào điều kiện tưới, tiêu và khí hậu thời tiết từng huyện cụ thể nên cần có sự phân chia cho phù hợp. Trong thực tế, để vừa tiết kiệm chi phí và vừa hạn chế số lượng bản đồ chuyên đề sử dụng khi chồng ghép xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thường thể hiện thông tin về tưới và hạn trên một bản đồ và thông tin về tiêu và ngập trên một bản đồ.



6) Các chỉ tiêu về xâm nhập mặn (đối với các huyện ven biển) và mức độ phèn hóa

Cần xem xét chỉ tiêu về thời gian xâm nhập mặn, thời gian bị phèn hóa.



Căn cứ vào các bản đồ chuyên đề đã thu thập được, các số liệu tổng hợp và điều tra… để xây dựng bộ chỉ tiêu cho đơn vị đất đai của huyện nghiên cứu. Tất cả các chỉ tiêu lựa chọn được phân cấp và mã hóa bằng các chữ viết tắt (xem bảng A.3).

Bảng A.3 - Ví dụ mã hóa đặc điểm và chất lượng đất đai theo yêu cầu của cây lúa nước

Ký hiệu

Nhiệt độ không khí trung bình mùa sinh trưởng (TYMS)

TYMS 1

0 oC - 10 oC

TYMS 2

11 oC - 18 oC

TYMS 3

19 oC - 24 oC

TYMS 4

25 oC - 30 oC

TYMS 5

31 oC - 32 oC

TYMS 6

33 oC - 36 oC

TYMS 7

37 oC - 42 oC

Ký hiệu

Nhiệt độ trung bình giai đoạn phát triển (TYPT)

TYPT 1

0 oC - 10 oC

TYPT 2

11 oC - 18 oC

TYPT 3

19 oC - 24 oC

TYPT 4

25 oC - 26 oC

TYPT 5

27 oC - 28 oC

TYPT 6

29 oC - 38 oC

Ký hiệu

Độ ẩm trổ chín (HUTC)

HUTC 1

0 % - 30 %

HUTC 2

31 % - 33 %

HUTC 3

34 % - 37 %

HUTC 4

38 % - 50 %

HUTC 5

51 % - 65 %

HUTC 6

66 % - 80 %

HUTC 8

81 % - 100 %

Ký hiệu

Loại đất (G)

G1

Đất cát ven sông (Cb)

G2

Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pbe)

G3

Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua (Pe)

G4

Đất phù sa không được bồi, chua (Pc)

G5

Đất phù sa giây (Pg)

G6

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)

G7

Đất phù sa úng trũng (Pj)

G8

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat (RDv)

Ký hiệu

Thành phần cơ giới lớp đất mặt (TE)

TE 1

g

TE 2

e

TE 3

d

TE 4

c

TE 5

b

TE 6

a

Ký hiệu

Địa hình tương đối (DHTD)

DHTD1

Rất cao

DHTD2

Cao

DHTD3

Trung bình

DHTD4

Thấp

DHTD5

Trũng

Ký hiệu

Độ dốc địa hình (SL)

SL1

0 -3

SL2

> 3 - 8

SL3

> 8 - 15

SL4

> 15 - 20

SL5

> 20 - 25

SL6

> 25

Ký hiệu

Điều kiện tưới (I)

I1

Chủ động

I2

Bán chủ động

I3

Khó khăn

I4

Không tưới

Ký hiệu

Độ sâu ngập (FD)

FD1

Không

FD2

< 30 cm

FD3

> 30 - 60 cm

FD4

> 60 - 100 cm

FD5

> 100 cm

Ký hiệu

Thời gian ngập (FT)

FT1

Không

FT2

1 ngày

FT3

> 1 ngày - 5 ngày

FT4

> 5 ngày - 60 ngày

FT5

> 60 ngày

Ký hiệu

Thoát nước (DRA)

DRA1

Chủ động

DRA2

Bán chủ động

DRA3

Khó khăn

DRA4

Không tiêu

Ký hiệu

Độ chua (pHKCl)

pH1

< 5,0

pH2

5,0 - 6,0

pH3

6,0 - 7,0

pH4

> 7,0

Ký hiệu

Hàm lượng hữu cơ (OM %)

OM1

> 2

OM2

1 - 2

OM3

< 1

Ký hiệu

Tổng cation kiềm trao đổi (S - me/100 g đất)

S1

> 8

S2

4 - 8

S3

< 4

Ký hiệu

Tổng cation trao đổi (CEC - me/100g đất)

CEC1

> 15

CEC2

10 - 15

CEC3

< 10

Mỗi yếu tố đặc trưng, mỗi phân cấp phân vị phải thỏa mãn các điều kiện:

- Có tác động quyết định đối với sản xuất nông nghiệp;

- Có sự phân biệt về mức độ để bố trí các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;

- Có thể khoanh vẽ được trên bản đồ dùng trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;

- Phù hợp với các yêu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Mức độ chi tiết, số lượng các yếu tố dùng trong việc xác định đơn vị đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (xem bảng A.4).



Bảng A.4 - Các yếu tố tạo lập đơn vị đất đai chia theo mức độ chi tiết của bản đồ

Chỉ tiêu

Chia theo tỷ lệ bản đồ

1/50 000

1/25 000

1/10 000

1. Địa hình

Độ dốc: 8 cấp (< 3o, 3o - 8o, > 8o - 15o, > 15o - 20o, > 20o - 25o, > 25o - 30o, > 30o - 35o và > 35o)

Độ dốc: 8 cấp 8 cấp cấp (< 3o, 3 - 8o, > 8 - 15o, > 15 - 20o, > 20 - 25o, > 25 - 30o, > 30 - 35o và > 35o)

Độ dốc: 8 cấp 8 cấp cấp (< 3o, 3 - 8o, > 8 - 15o, > 15 - 20o, > 20 - 25o, > 25 - 30o, > 30 - 35o và > 35o)

Địa hình tương đối 4 cấp (cao, vàn, thấp, trũng)

Địa hình tương đối: 5 cấp (rất cao, cao, trung bình, thấp, trũng)

Địa hình tương đối: 5 cấp (rất cao, cao, trung bình, thấp, trũng)

2. Yếu tố đất

Loại đất (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84)

Loại đất (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84)

Đơn vị đất phụ (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84)

Độ dày tầng đất mịn: 5 cấp (> 100 cm, > 70 cm - 100 cm, > 50 cm - 70 cm, > 30 cm - 50 cm và < 30 cm)

Độ dày tầng: 5 cấp cấp (> 100 cm, > 70 cm - 100 cm, > 50 cm - 70 cm, > 30 cm - 50 cm và < 30 cm)

Độ dày tầng đất mịn: 5 cấp cấp (> 100 cm, > 70 cm - 100 cm, > 50 cm - 70 cm, > 30 cm - 50 cm và < 30 cm)

Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g)

Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g)

Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g)

Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung)

Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung)

Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung)




Độ phì nhiêu: 3 chỉ tiêu

Độ phì nhiêu: 5 chỉ tiêu

3. Khí hậu

Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình tháng, năm



Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình tháng, năm

- Số tháng có nhiệt độ > 20 oC


Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm

- Số tháng có nhiệt độ < 12 oC và > 35 oC

- Số tháng có nhiệt độ > 20 oC



Mưa

- Lượng mưa trung bình tháng, năm



Mưa

- Số ngày mưa trong năm



Mưa

- Số ngày mưa trong năm

- Thời gian canh tác nhờ mưa


4. Nước

Tưới

Tưới

Tưới

Tiêu

Tiêu

Tiêu

Hạn

Hạn

Hạn

Ngập

- Độ sâu ngập: 3 cấp

- Thời gian ngập: 3 cấp


Ngập

- Độ sâu ngập: 4 cấp

- Thời gian ngập: 4 cấp


Ngập

- Độ sâu ngập: 5 cấp

- Thời gian ngập: 4 cấp


A.4.2. Xây dựng bản đồ bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Có thể sử dụng phương pháp thủ công (chồng ghép bằng tay) và phương pháp chồng ghép dưới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Hiện nay, thường sử dụng phương pháp chồng ghép bằng GIS với các bước thực hiện như sau:

- Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất sản xuất nông nghiệp vào GIS;

- Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau.

Các thông tin thuộc tính về chất lượng đất đai đã được mã hóa và nhập vào cơ sở dữ liệu GIS để tạo nên thông tin của các nhóm chuyên đề. Bản đồ đơn vị đất đai được thành lập trên cơ sở chồng xếp các nhóm thông tin: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ sâu ngập, thời gian ngập, điều kiện tưới,… (xem hình A.2).



Hình A.2 - Sơ đồ chồng xếp các bản đồ chuyên đề trong GIS

Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS như: Arcview, Mapinfo, ArcGis,… Kết quả là lớp thông tin có đầy đủ đặc trưng đất đai: về đất, độ dốc, tổng lượng mưa năm… Sau đó có thể dùng phần mềm xử lý thống kê tổng hợp như: Excel, Access…, để tổng hợp diện tích các đơn vị đất đai và diễn giải theo bảng A.5.



Bảng A.5 - Thống kê diện tích các đơn vị đất đai

Thứ tự ĐVĐ

Ký hiệu GSDFI

Diện tích (ha)

Loại đất (G)

Độ dốc
S (o)


Tầng dày D (cm)

Ngập úng (F)

Khả năng tưới (I)

















































Mỗi khoanh trên bản đồ đơn vị đất đai hoàn thành sẽ được tô màu và ghi ký hiệu đầy đủ theo nguyên tắc: tử số là số đơn vị đất đai và mẫu số là diện tích của khoanh. Bản đồ đơn vị đất đai là sản phẩm trung gian nên thường được lưu giữ ở dạng gốc trong cơ sở dữ liệu GIS mà không in ấn để giao nộp sản phẩm.

Viết báo cáo tổng thuật thuyết minh về các đơn vị đất đai gồm: diện tích và phân bố; tính chất; các yếu tố thuận lợi và hạn chế của các đơn vị đất đai đối với sản xuất nông nghiệp và tiềm năng sản xuất nông nghiệp.




tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương