TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8409: 2010


A.5. Bước 5 - Đánh giá tính phù hợp của đất đai với cây trồng thuộc các loại sử dụng đất



tải về 1.48 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.48 Mb.
#3701
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

A.5. Bước 5 - Đánh giá tính phù hợp của đất đai với cây trồng thuộc các loại sử dụng đất

Thực chất của việc phân hạng thích hợp đất đai là sự so sánh hay đối chiếu các yêu cầu về điều kiện đất đai của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với tính chất của mỗi đơn vị đất đai. Kết quả đối chiếu này là các mức phân loại đất đai từ thích hợp đến không thích hợp đối với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được đánh giá. Mỗi với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đều có các yêu cầu và giới hạn về điều kiện đất đai nhất định và thường được lượng hóa ở bốn mức như sau (xem bảng A.6):



Bảng A.6 - Mức phân loại đất đai

Theo mức độ hạn chế

Không hạn chế

Ít hạn chế

Hạn chế trung bình

Rất hạn chế

Theo mức độ thuận lợi

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Ít thuận lợi

Không thuận lợi

Theo độ phì

Cao

Khá

Trung bình

Nghèo

Hạng thích hợp

S1

S­2

S3

N

S1: rất thích hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp và N: không thích hợp

Đây là các mức giới hạn từ thấp đến cao mà các yếu tố tự nhiên tác động đến sử dụng đất. Cấu trúc tổng quát của phân loại thích hợp đất đai gồm bốn bậc:

- Bộ (Land Suitability Order): phản ánh loại thích hợp;

- Hạng (Land Suitability Class): phản ánh mức độ thích hợp trong bộ;

- Hạng phụ (Sub-Class): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng LMU với từng loại sử dụng đất LUT. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các hạng thích hợp trong cùng một lớp;

- Đơn vị (Land suitability Unit): phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích hợp trong cùng một lớp phụ.

Việc phân hạng thích hợp được thực hiện căn cứ vào các yếu tố đã được phân định trong bản đồ đơn vị đất đai. Trong một số trường hợp, trừ thích hợp hạng 1 (S1) còn ở các hạng thích hợp sau được phân chia nhỏ bởi các đặc trưng hạn chế của điều kiện tự nhiên. Mức phân loại này được áp dụng nhằm chỉ rõ các yếu tố hạn chế quan trọng đối với sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem hình A.3).





Hình A.3 - Cấu trúc của phân loại thích hợp đất sản xuất nông nghiệp

Từ hạng phụ phân nhỏ ra đến các đơn vị thích hợp theo yêu cầu quản lý và chăm sóc. Số lượng chia nhỏ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.



A.5.1. Định nghĩa và sự phân chia các hạng

A.5.1.1. Bộ (Orders)

Bộ chỉ ra đất đai nào được đánh giá là thích hợp (S) hay không thích hợp (N) đối với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được xem xét.



A.5.1.2. Các hạng (Classes)

Bộ thích hợp đất đai được chia làm 3 hạng:

- Hạng thích hợp cao (S1) hay rất thích hợp (Highly suitable): đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ có những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục.

- Hạng thích hợp trung bình (S2) (Moderately suitable): đất đai có thể hiện các hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư.

- Hạng ít thích hợp (S3) (Marginally suitable): là đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục.

A.5.1.3. Các hạng của bộ không thích hợp (N)

Chia làm hai hạng:

- Hạng không thích hợp hiện tại (N1);

- Hạng không thích hợp vĩnh viễn (N2).

Trong thực tế chỉ đánh giá đến hạng không thích hợp hiện tại.

A.5.1.4. Hạng phụ thích hợp đất đai (Sub-Classes)

Phản ánh các loại giới hạn của một hạng thích hợp.



A.5.1.5. Đơn vị thích hợp đất đai (Unit)

Sự chia nhỏ hơn của lớp phụ.

Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phân hạng ở những cấp phân vị khác nhau. Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ 1/10 000 có thể phân hạng đến cấp phân vị thứ ba (sub-Class) và bản đồ 1/50 000 - 1/25 000 ở cấp phân vị thứ hai (class).

A.5.2. Phương pháp xác định hạng đất đai

Bước này được thực hiện trên cơ sở đối chiếu giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn dùng cho đánh giá đất đai.

Các tính chất của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của một loại sử dụng nào đó. Như vậy, mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích hợp riêng lẻ. Để xác định được cấp phân hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nào đó có một số phương pháp đối chiếu như sau:

1) Kết hợp theo điều kiện hạn chế: phương pháp này thường được áp dụng trong phân loại khả năng thích hợp đất đai, đây là phương pháp sử dụng theo cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích hợp.

2) Phương pháp toán học: là phương pháp được thực hiện bằng các tính cộng, tính nhân, tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định.

Ví dụ: phương pháp cộng dồn là S1 + S1 + S2  S1

S1 + S2 + S2  S2

3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan: người đánh giá bàn bạc với nông dân, cán bộ nông nghiệp, tóm lược việc kết hợp các điều kiện xảy ra khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích hợp.

4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế: trên cơ sở so sánh các kết quả về đánh giá kinh tế đã có trước đây với chất lượng đất, sau đó đưa ra phân cấp đánh giá. Phương pháp này chỉ phù hợp cho đánh giá kinh tế đất đơn thuần.

Để đảm bảo tính khách quan của các kết quả đánh giá thích hợp thì sử dụng phương pháp 1 hoặc 2. Tuy nhiên, trong thực tế thường sử dụng phương pháp 1 hoặc 2 kết hợp với phương pháp 3 và 4.



Lập bảng ghi kết quả phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp theo thứ tự sắp xếp của đơn vị đất đai rồi nạp vào máy tính để lựa chọn các kiểu thích hợp đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.7).

Bảng A.7 - Phân hạng mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Đơn vị đất đai

Diện tích (ha)

G

SL

D

R



I

Hạng























































Tổng hợp các kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các đơn vị đất đai được trình bày ở bảng A.8, A.9.

Bảng A.8 - Tổng hợp kết quả phân hạng đất sản xuất nông nghiệp

Đơn vị đất đai

Diện tích (ha)

Mức độ thích hợp

S1

S2

S3

N





































Bảng A.9 - Tổng hợp diện tích đất theo các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

TT

Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Mức độ thích hợp

Diện tích

Phân theo đơn vị hành chính

Ha

%

A

B

C

























































A.5.3. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp

Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp sẽ được thể hiện riêng biệt theo từng đối tượng phân hạng (loại hoặc nhóm cây trồng). Bản đồ này có thể làm riêng cho từng loại sử dụng, ví dụ riêng cho lúa nước, cà phê, cao su (xem hình A.4).

Trường hợp có nhiều loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thì ghi kèm theo ký hiệu và phân hạng theo loại sử dụng đó. Màu sắc thể hiện riêng từng hạng, mỗi khoanh trên bản đồ ghi ký hiệu loại sử dụng đất, hạng thích hợp và diện tích. Chú dẫn bản đồ thể hiện rõ và đầy đủ màu sắc cũng như ký hiệu. Ví dụ 2LM S1 (2 lúa + 1 màu, mức độ thích hợp số 1).

Bản đồ thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại phản ánh mức độ thích hợp của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với yêu cầu sử dụng trong điều kiện hiện tại.

Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp tương lai được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng bản đồ thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại dựa trên khả năng đầu tư cải tạo đất và xây dựng cơ sở hạ tầng tương lai (mặn, phèn, tưới, tiêu,…).

Chồng xếp bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để xác định mức độ thích hợp theo hiện trạng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.





Hình A.4 - Tiến trình xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp

A.6. Bước 6 - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

A.6.1. Xác định các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cụ thể được áp dụng trên một đơn vị đất đai xác định cùng với chi phí, sản phẩm và nhu cầu cải tạo đất nhất định được coi là một hệ thống sử dụng đất.

Hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là kết quả tổng hợp loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên đơn vị đất đai, có thể sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và bản đồ đơn vị đất đai hoặc bản đồ đất. Kết quả của sự chồng xếp này cho phép thống kê loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên các đơn vị đất đai hoặc các đơn vị đất (bản đồ hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp). Sau khi chồng xếp ta được bản đồ các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, thống kê diện tích của từng hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.10).

Bảng A.10 - Diện tích các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

ĐVĐ

Diện tích (ha)

Loại sử dụng đất

Ghi chú
















….














































A.6.2. Trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là xác định khả năng và mức độ thích hợp của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với điều kiện đất đai về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được xác định trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phương ở huyện. Kết quả so sánh và phân tích, phân loại theo các mức thích hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ được dùng để lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp, làm cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo bốn bước (Hình A.5):



Hình A.5 - Sơ đồ về trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

A.6.2.1. Bước 1 - Điều tra thu thập số liệu, tài liệu cơ bản, tổng hợp các thông tin

- Sơ đồ, bản đồ về cơ sở hạ tầng;

- Số liệu thống kê về dân số, tỷ lệ tăng dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác..;

- Số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng…;

- Bình quân thu nhập của nông dân; tỷ lệ nghèo đói trong huyện;

- Tình hình phát triển kinh tế của các ngành trong huyện;

- Mục tiêu phát triển và chính sách v.v…

A.6.2.2. Bước 2 - Xử lý bước đầu, quyết định điều tra thực địa

- Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có;

- Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của từng nguồn số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá hiệu quả kinh tế các hệ thống sử dụng đất;

- Xác định hiện trạng các hệ thống sử dụng đất;

- Nghiên cứu đặc điểm vùng và lịch canh tác;

- Dự kiến nội dung điều tra, các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;

- Xác định mẫu điều tra: dựa trên bản đồ, xác định hướng, ô điều tra. Xác định mẫu điều tra từ đơn vị huyện, xã, loại đất (hoặc đơn vị đất nếu có). Lựa chọn các hộ điều tra đại diện cho các hệ thống sử dụng đất theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Để đảm bảo tin độ tin cậy của số liệu điều tra, số lượng phiếu điều tra của mỗi hệ thống sử dụng đất phải  30 mẫu;

- Sử dụng máy vi tính để xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu, tài liệu.



A.6.2.3. Bước 3 - Điều tra thực địa

a) Điều tra nông hộ

Tiến hành phỏng vấn hộ nông dân theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục C). Phiếu điều tra gồm các nội dung cơ bản sau: thông tin cơ bản về nông hộ; cơ cấu đất đai; tư liệu sản xuất; cơ cấu các hệ thống sử dụng đất; cơ cấu cây trồng; năng suất cây trồng; các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm cơ bản của hộ gia đình về mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường, chi phí sản xuất; tình hình vốn sản xuất; kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ; các vấn đề tồn tại khó khăn và nhu cầu phát triển sản xuất của hộ gia đình v.v…



b) Phương pháp điều tra: để có được những thông tin cần thiết cho việc điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở huyện nghiên cứu, sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp chuyên gia:

+ Làm việc với cán bộ lãnh đạo huyện; các phòng/ban chuyên môn của huyện (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê, Tài nguyên và Môi trường,…) nhằm tập hợp số liệu, tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội, hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và các chính sách có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;

+ Làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã như chủ tịch, bí thư, cán bộ phụ trách thống kê, nông lâm, tài nguyên môi trường, hội nông dân, phụ nữ… để thu thập thông tin về hiện trạng và hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả v.v…;

+ Làm việc với cán bộ chủ chốt của thôn/bản, như trưởng thôn/bản, bí thư chi bộ… về tình hình kinh tế - xã hội của thôn; kết quả và hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA): áp dụng để thu thập các số liệu về tình hình sản xuất và thu nhập của người dân từ các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục D).

Khi điều tra tốt nhất là hỏi được người dân tại chính nơi họ đang canh tác. Đồng thời phải tiến hành lấy mẫu đất phân tích loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đó và đánh dấu vị trí trên bản đồ đất hoặc hiện trạng sử dụng đất.

Cần phỏng vấn theo phương pháp gợi mở, tạo tâm lý thoải mái cho người trả lời để thông tin thu nhập sẽ ít bị thiếu và độ sai lệch là không quá lớn.

Cán bộ phỏng vấn nên định lượng câu trả lời của người dân. Không được tự làm đầy các câu trả lời, vì như vậy kết quả điều tra hoàn toàn không có ý nghĩa.

- Phương pháp thống kê, so sánh và quan sát trực tiếp/gián tiếp cũng được sử dụng trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và điều tra nông hộ ở huyện.



A.6.2.4. Bước 4 - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Mục đích là để tính toán, so sánh và phân loại mức độ thích hợp của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo loại đất.

Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân ở huyện nghiên cứu.

Có thể dùng nhiều phần mềm máy tính để xử lý số liệu điều tra như: EXCEL, FARMAP, STATA, ALES… tùy thuộc vào yêu cầu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện và khả năng sử dụng phần mềm của cán bộ xử lý.

Các chỉ tiêu cần tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

a) Chỉ tiêu kinh tế

- Giá trị sản xuất được tính theo công thức (1):



GO = SL x GB

(1)

Trong đó:

GO

là giá trị sản xuất;

SL

là sản lượng;

GB

là giá bán sản phẩm.

- Chi phí được tính theo công thức (2):

C = IE + Dp + LĐg

IE = VC + DVP + LĐt + LV



(2)

Trong đó:

C

là tổng chi phí (tính cả lao động gia đình);

IE

là chi phí trung gian (không tính lao động gia đình);

Dp

là khấu hao tài sản cố định;

LĐg

là lao động gia đình;

VC

là chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu);

DVP

là dịch vụ phí (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuyến nông);

LĐt

là tiền thuê lao động ngoài;

LV

là lãi vay (ngân hàng, các nguồn khác).

- Lợi nhuận được tính theo công thức (3):

Pr = GO - C; hoặc Pr = MI - LĐg

(3)

Trong đó:

Pr

là lợi nhuận;

C

là tổng chi phí (tính cả lao động gia đình);

MI

là thu nhập hỗn hợp;

LĐg

là lao động gia đình.

- Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức (4), tính bằng phần trăm (%):

R = Pr/C

(4)

Trong đó:

R

là tỷ suất lợi nhuận;

Pr

là lợi nhuận;

C

là tổng chi phí.

- Giá trị ngày công lao động được tính theo công thức (5):

HLMI = MI/LĐ

(5)

Trong đó:

HLMI

là giá trị ngày công lao động;

MI

là thu nhập hỗn hợp;

LĐg

là lao động gia đình.

- Giá thành cho một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức (6):

GT = C/GO

(6)

Trong đó:

C

là tổng chi phí;

GO

là giá trị sản xuất

Có thể sử dụng phần mềm EXCEL để tính các chỉ tiêu cho cây dài ngày như sau:

- Tính giá trị hiện tại (NPV) cho chuỗi đầu tư. Giá trị hiện tại của đầu tư là tổng giá trị của chuỗi dòng tiền mặt phải trả trong tương lai (giá trị âm) và thu nhập (giá trị dương);

- Tính khấu hao cho đầu tư vườn cây hoặc đầu tư ban đầu vào tài sản cố định cho loại hình sản xuất;

- Tính tỷ lệ thu hồi nội tại IRR. Tỷ lệ thu hồi nội tại là lãi suất tăng lên cho một đầu tư bao gồm các khoản trả (nhận giá trị âm) và thu nhập (nhận giá trị dương) xuất hiện trong các giai đoạn thông thường.



Căn cứ vào kết quả xử lý, tổng hợp phiếu điều tra, mặt bằng chung của huyện, các chỉ tiêu đã lựa chọn ở trên được phân thành 5 cấp sau: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp (xem bảng A.11, A.12).


tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương