Thuyết minh dự thảO



tải về 458.55 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích458.55 Kb.
#28169
1   2   3   4   5   6   7   8

2.2. Ngoài nước


Hiện có nhiều tổ chức Quốc tế tham gia vào soạn thảo tiêu chuẩn thiết bị viễn thông, như ITU-R, CISPR, CELENEC, IEC, ANSI (Bắc Mỹ), nhưng đối với thiết bị SRD nói chung và thiết bị audio không dây nói riêng chủ yếu do ETSI đề xuất. Phải nói thêm rằng, Châu Âu là khu vực có nhiều bằng sáng chế nhất trong lĩnh vực SRD, vì vậy các tiêu chuẩn cho SRD chỉ có ETSI soạn thảo và ban hành.

Thông thường, các tiêu chuẩn ETSI gồm 2 hoặc 3 phần; phần cuối đa phần là tiêu chuẩn hài hòa của ETSI, bao trùm các yêu cầu thiết yếu cần tuân thủ theo hướng dẫn của điều 3.2 cho thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE).



Có thể liệt kê loạt các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị audio không dây như sau:

  • EN 301 357-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 M. Part 1: Technical characteristics and test methods.

  • EN 301 357-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 M. Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.

  • EN 300 422-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Wireless microphone in the 25 MHz to 3 GHz frequency range Part 1: Technical characteristics and test methods.

  • EN 300 422-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Wireless microphone in the 25 MHz to 3 GHz frequency range Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.

  • CEPT/ERC/REC 70-03 relating to the use of Short Range Devices (SRD), annex 10, annex 13

  • ETSI EN 301 489-9: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 9: Specific conditions for wireless microphones, similar Radio Frequency (RF) audio link equipment, cordless audio and in-ear monitoring devices".

  • ETSI EN 300 220 (all parts): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be used in the 25 MHz to 1 000 MHz frequency range with power levels ranging up to 500 mW".

  • ETSI EN 301 908-1: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized EN for IMT-2000, introduction and common requirements, covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive".

  • ETSI EN 301 511: "Global System for Mobile communications (GSM); Harmonized EN for mobile stations in the GSM 900 and GSM 1800 bands covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE directive (1999/5/EC)".

  • ETSI TR 100 028: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics".

  • ETSI TR 100 027: "ElectroMagnetic Compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Methods of measurement for private mobile radio equipment".

  • ETSI TR 102 273 (all parts) (2001): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Improvement on Radiated Methods of Measurement (using test site) and evaluation of the corresponding measurement uncertainties".

  • ETSI EN 301 489-1: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements".

  • CEPT/ECC Report 73: "Compatibility of SRD in the FM radio broadcasting band".

  • IEC 60244-13 (1991): "Methods of measurement for radio transmitters - Part 13: Performance characteristics for FM sound broadcasting".

  • ANSI C63.5 (2006): "American National Standard for Calibration of Antennas Used for Radiated Emission Measurements in Electro Magnetic Interference".

  • IEC 60489-3 (1988): "Methods of measurement for radio equipment used in the mobile services. Part 3: Receivers for A3E or F3E emissions".

3. Tình hình sử dụng thiết bị audio tại Việt Nam và trên thế giới

3.1. Thiết bị audio không dây


3.1.1. Định nghĩa

Thiết bị vô tuyến cự ngắn SRD (Short Range Device) là thuật ngữ chung về các thiết bị vô tuyến hoặc thiết bị không dây, được thiết kế chế tạo để hoạt động trong một phạm vi hẹp. Điều này cũng có nghĩa là công suất bức xạ của thiết bị phải thấp, nhiễu ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị xung quanh ở mức chấp nhận được, vì vậy, đa phần chúng thuộc loại thiết bị vô tuyến sử dụng các dải tần số không cần xin cấp phép (Licence free).

Xét theo khía cạnh Quy định kỹ thuật, thiết bị audio không dây là một ứng dụng thuộc dạng SRD đặc thù (specific) với băng tần số được phân bổ một cách chính xác, cụ thể cho ứng dụng này.

Theo thông tư 03/2012/TT-BTTTT của Bộ TT & TT thì Thiết bị âm thanh không dây bao gồm các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để truyền dẫn âm thanh ở cự ly ngắn. Nó bao gồm một số loại điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay, tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính…



3.1.2. Các loại thiết bị audio không dây

Nói về thiết bị không dây, có 2 thuật ngữ đó là "cordless" và "wireless", mặc dù nó thường sử chung và đều có nghĩa là “không dây”.

“Cordless” thường được sử dụng để chỉ các thiết bị điện hoặc điện tử có thể hoạt động dựa vào nguồn cấp di động (ví dụ như pin hoặc ắc qui) mà không cần đến cáp hoặc dây để cắm vào nguồn điện chính, giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn. Đây thực sự là sự khác biệt lớn đối với thiết bị không dây wireless.

Thuật ngữ “cordless” không bị nhầm lẫn với “wireless” mặc dù chúng thường được sử dụng chung, có thể do một số thiết bị không dây cordless (như: cordless telephone) cũng là wireless.

Thuật ngữ "wireless" thường đề cập đến các thiết bị có sử dụng một số dạng năng lượng (ví dụ như, sóng radio, tia hồng ngoại, sóng siêu âm, vv) để truyền thông tin mà không cần sử dụng dây thông tin liên lạc (communication wires), không quan tâm đến thiết bị đó được cấp nguồn bằng ắc qui hoặc thông qua dây nguồn.

Trong khuôn khổ đề tài, nhóm chủ trì chỉ đi sâu vào loại thiết bị không dây cordless



3.1.2.1. Headphone không dây (cordless headphones)

Nói về headphone không dây cũng có 2 thuật ngữ đó là: Wireless headphones và cordless headphones. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Thực ra, chúng đều có nghĩa tương tự nhau, đều có nghĩa là tai nghe không có cáp hoặc dây kết nối chúng với các thiết bị nghe nhạc khác.

Trong khuôn khổ đề tài, nhóm chủ trì chỉ trình bày các tai nghe không dây cordless

Các tai nghe có một bộ thu bên trong và bộ khuếch đại. Các tín hiệu nhận được dưới dạng sóng radio và được bộ khuếch đại chuyển đổi chúng thành sóng âm thanh vào trong đôi loa nhỏ xíu. Cordless headphones sử dụng pin để cấp nguồn cho bộ thu và bộ khuếch đại.

Tất cả các tai nghe không dây (Cordless headphones) sử dụng một bộ phát và một bộ thu gắn trong tai để gửi và nhận tín hiệu âm thanh trong không gian không dây. Ba công nghệ truyền tín hiệu được sử dụng cho Cordless headphones đó là: sóng tần số vô tuyến (RF), hồng ngoại (IR), và công nghệ Bluetooth.

Các loại tai nghe không dây (cordless headphone):

+ Tai nghe không dây sử dụng công nghệ tần số vô tuyến (RF cordless headphones) hoạt động giống như các điện thoại nhà không dây trong đó các sóng radio, hoặc tín hiệu, có thể xuyên qua các bức tường phi kim loại. Điều này cho phép người sử dụng di chuyển được khắp nhà, miễn là vẫn nằm trong phạm vi của máy phát từ 100 đến 300 feet, tùy thuộc vào cường độ tín hiệu. Tần số vô tuyến thường cung cấp một tín hiệu mạnh, và do đó chất lượng âm thanh tốt khi không bị cản trở. Tuy nhiên, nhiễu là một trở ngại đối với công nghệ RF. Nhiễu xuất hiện khi thiết bị RF khác sử dụng cùng một tần số với nó, có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Ngoài ra, tai nghe RF sử dụng nhiều năng lượng hơn hơn tai nghe IF, làm giảm tuổi thọ của pin cần thiết để cấp nguồn cho bộ khuếch đại. Tai nghe không dây RF thuận tiện khi sử dụng trong nhà hoặc văn phòng.

+ Tai nghe không dây sử dụng công nghệ truyền âm thanh bằng tia hồng ngoại (Infrared cordless headphones): loại tai nghe này nhận tín hiệu âm thanh được phát ra là một chùm tia hồng ngoại từ trạm gốc. Để tai nghe làm việc hiệu quả, người đeo phải ở trong phạm vi máy phát. 30 feet là phạm vi phát tối đa của hầu hết các hệ thống tia hồng ngoại.

Dưới đây là một số ví dụ về tai nghe không dây sử dụng sóng FM


Tên sản phẩm

Thông số kỹ thuật

Panasonic RP-WF820EB-KFM Cordless Headphones.



Modulation method: FM

Carrier Frequency(MHz): 863-865

Transmit distance(m): 100

Frequency Response (Hz-kHz): 18-22 KHz

Distortion at 1kHz: Less than 1.0%

Transmitter

Power supply: DC12V 300mA AC Adaptor.


Panasonic WF950 Cordless Headphones



  • 100m FM Cordless Range

  • Automatic Tuning

  • Battery Charging Stand

  • Suroound Sound Control

  • 20hrs Battery Life

  • Frequency Response: 18Hz - 22kHz

  • Drive Unit; 40mm

THOMSON WHP331 cordless headphones



Đi bộ quanh nhà nghe nhạc mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Với phạm vi lên đến 100 ngoài nhà và 20 đến 30 m trong nhà, các tai nghe này hoạt động được 8 giờ bằng 2 pin AAA và dễ dàng sạc lại được. Loại tai nghe này giúp cho việc nghe nhạc cực kỳ thoải mái trong nhiều giờ.


3.1.2.2. Loa không dây (cordless)

Nói về loa không dây cũng có 2 thuật ngữ đó là: Wireless loudspeakers và cordless loudspeakers.

Loa không dây là một trong những hệ thống không dây dùng để nghe nhạc trên radio, xem phim trên đầu CD hoặc DVD cũng như xem các chương trình yêu thích trên tivi bất cứ khi nào.

Loa không dây (Cordless speakers) nhận tín hiệu âm thanh bằng cách sử dụng sóng vô tuyến điện. Những loa này thông qua bộ phát để tạo ra tín hiệu âm thanh. Nó dùng pin để cấp nguồn và bộ chuyển đổi nguồn để cắm vào ổ cắm điện AC. âm thanh của loa không dây có thể truyền đi được khoảng 320 feet ngoài trời và khoảng 100-130 feet trong nhà, xuyên qua trần nhà và các bức tường.

Wireless speakers bao gồm 2 bộ phận chính đó là một bộ loa chính kết hợp với bộ thu RF và một bộ phát RF. Bộ phát kết nối đầu ra audio của bất kỳ thiết bị âm thanh nào như thiết bị hi-fi, TV, máy tính, máy nghe nhạc mp3. Bộ thu được đặt ở vị trí mà người nghe muốn nghe âm thanh mà không cần sử dụng cáp. Bộ thu/loa thường có một ampli để boost tín hiệu âm thanh đến loa, nó được cấp nguồn bằng pin hoặc nguồn AC. Pin có thể dùng được 3 đến 4 giờ.

Trong phạm vi đề tài, nhóm chủ trì chỉ đề cập cụ thể đến các loại loa không dây cordless. Dưới đây là một số loại loa không dây:

+High-Frequency Cordless Speaker: Đây là loại loa không dây có âm thanh tiếng ồn kỹ thuật số cao. Nó được cấp nguồn bằng pin và bộ chuyển đổi nguồn. Nó cũng có thể được sử dụng cho máy tính cá nhân, máy nghe nhạc MP3, DVD cầm tay và bất kỳ thiết bị âm thanh khác.

+ Lexibook Remote Cordless Speaker System: loa này tương thích với tivi, các thiết bị Hi-Fi hoặc các thiết bị vô tuyến,. Nó hoạt động trong một phạm vi 100 mét. Loại loa này có thể kết nối với bất kỳ thiết bị âm thanh nào bằng cách sử dụng pin AA, bộ chuyển đổi nguồn và một thiết bị Bluetooth.

+ Yamaha Cordless Speakers: đây là loa cầm tay Bluetooth có trọng lượng nhẹ và hấp dẫn. Loa có bass dành cho những người muốn thưởng thức một âm thanh ở tần số trung và thấp. Nó có một thiết bị Bluetooth tích hợp trong nó. Ngoài ra, nó có trọng lượng nhẹ và đi kèm trong một thiết kế kiểu dáng đẹp.

Tên sản phẩm

Thông số kỹ thuật

REF:SEME-HAV-TRSP20KN

Loa này được trang bị chức năng dò tìm kênh tự động và có thể được cấp nguồn bằng pin hoặc bộ chuyển đổi. Loại này thích hợp cho TV, CD, PC, MP3, đài radio hoặc các thiết bị âm thanh khác.



• Transmission frequency: 863 MHz

• Frequency response: 30Hz – 11KHz

• S/N ratio: 55dB

• Music Power: 2 x 3.5W (RMS)

• Power transmitter: 12V

• Power loudspeakers: 12V or 6 x AA batteries

• Battery lifetime: ± 30 hours or more (depending on use of volume and bass boost)

• Range: 100 m (outdoor), 30 m (indoor)

• Dimension loudspeakers: 22.5 cm x Ø 107 cm


BEECH EFFECT CORDLESS SPEAKERS

Loại này dùng để kết nối với bất kỳ nguồn âm thanh nào, bao gồm hi-fi, TV, VCR, DVD, PC, CD, và radio, MP3/CD/radio cá nhân hoặc các thiết bị cầm tay khác mà không phải kéo dây khắp nơi.

Phạm vi ngoài trời khoảng 100m, trong nhà chỉ còn khoảng 30 – 40 m cho phép nghe nhạc hoặc xem tivi trong khi di chuyển khắp nhà.


Transmission Mode: UHF stereo

Transmission Frequency: 863-865 MHz

Operating Voltage:

Transmitter: DC 12.5V 150mA adaptor (Supplied)


Speaker: 6 x 'AA' size Alkaline batteries or DC 12V 500mA adaptor (Both supplied)

Frequency response: 65Hz - 12KHz

Distortion: <1.5%

Signal-to-noise Ratio: >50dB

Channel Separation: 30dB

Operation Distance: Up to 100M (Open Area)

Dimensions (approx):

Speaker: 233 x 175 x 75mm (HxWxD)

Transmitter: 30 x 133 x 90mm (HxWxD)


3.1.2.3. Micrô vô tuyến người dùng

Micrô vô tuyến người dùng được dùng cho các ứng dụng không chuyên nghiệp. Nó được sử dụng cho các hệ thống karaoke, máy quay video xách tay và các thiết bị tương tự.

Micrô vô tuyến (thường được gọi là wireless microphones hoặc cordless microphones) là các máy phát công suất thấp (< 50 mW) được thiết kế để đeo trên người hoặc cầm tay dùng để truyền âm thanh cự ly ngắn.

Cordless microphones truyền âm thanh không cần đến dây. Hoàn toàn không bị vướng bận bởi dây dợ loằng ngoằng, cordless microphones đem đến sự thoái mái cho phát thanh viên vô tuyến truyền hình hoặc người chủ chốt trong khi biểu diễn các chương trình như hòa nhạc, truyền hình trực tiếp trên TV, buổi biểu diễn. Với công nghệ phức tạp, cordless microphones được thay thế cho các microphone thường. Ngày nay các phóng viên đều sử dụng cordless microphones để tác nghiệp. Vì thế cordless microphones hoàn toàn có thể thay thế được các microphone truyền thống. Một số công ty sản xuất micrô không dây (cordless microphone): AKG, Audio-Technica, Azden, Electrovoice, Lectrosonics, Nady, Samson, Sennheiser, Shure, Sony, Telex.

Cordless microphone cũng được gọi là wireless microphones, được sử dụng rộng rãi bởi những người biểu diễn từ các ban nhạc rock đến các nhóm nhạc. Một micro gồm 2 bộ phận chính đó là bộ phát và bộ thu. Bộ phát bắt những gì đã nói hoặc đã biểu diễn và chuyển nó đến bộ thu sau đó phát tiếng nói hoặc âm nhạc.

Các loại microphone không dây cordless

Cordless microphones gồm có 2 loại chính đó là microphone độc lập mà có tay cầm và một bộ phát được lắp trong cán micro và loại microphone không dây cài áo. Sự khác nhau chính của 2 loại microphone này là microphone cầm tay có bộ phát được lắp trong cán micro trong khi microphone cài áo có một dây nhỏ nối đến bộ phát được cấp nguồn bằng pin được kẹp vào ve áo.

Hiện nay có 2 chuẩn đều đề cập đến micro vô tuyến người dùng đó là EN 300 422 (QCVN:) và EN 301 357. Đối với các loại micro vô tuyến có độ rộng băng tần < 200 KHz thì được đo thử theo EN 300 422, còn đối với các loại micro vô tuyến có độ rộng băng tần > 200 KHz thì được đo kiểm theo EN 301 357.

Trong phạm vi đề tài, nhóm chủ trì chỉ trình bày các dạng micro vô tuyến người dùng được sử dụng cho các ứng dụng không chuyên.

Tên sản phẩm

Thông số kỹ thuật

Microphone Shure ULXP7



Sản phẩm bao gồm:

- 2 micro không dây

- 1 receiver

- 1 dây nguồn

- 2 Ăng-ten

- 1 dây kết nối 6mm

- 4 pin 2A

- Valy nhôm cao cấp



Sản phẩm vừa ra mắt thị trường 3/2012 đáp ứng nhu cầu karaoke cao cấp gia đình và kinh doanh, với chất lượng âm thanh vượt trội, tần số mid được nâng cao và mở rộng làm cho âm thanh sáng và trung thực nhất,tiếng bass đầy đặn cho bạn thể hiện cảm xúc qua từng lời hát,công nghệ khóa tần số chống noise va loại bỏ tiếng ồn hiệu quả,sóng UHF cho 2 micro độc lập cho tín hiệu luôn mạnh khi hoạt động cùng lúc và khả năng thu bắt sóng lên tới 90m2, đặc biệt là khả năng chống hú tuyệt đối an toàn,tương thích với tất cả các dàn máy


Micro vô tuyến TOA WM-5220 UHF



Frequency Range: 690 - 865MHz, UHF

Channel Selectable: 16CH

RF Carrier Power: Less than 50mW

Tone Frequency: 32.768kHz

Modulation System: PLL synthesizer

Maximum Input Level: 126dB SPL

Maximum Deviation: ±40kHz

Battery: LR61 (AA)

Battery Life: More than 10hours (alkaline)

Indication: Power/Battery lamps

Antenna: Built-in type

Ambient Temperature: -10ºC to +50ºC



UHF Cordless Microphone (MU-823)


Mode: Frequency Modulated

Carrier Frequency: UHF 740-820MHz

Audio Frequency Response: 20Hz-20KHz+/-dB

THD: Less than 0.5%

Receive Stability: +/-5ppm

S/N Ratio: GT90dB


Working Range: GT80m

3.1.2.4. Thiết bị giám sát trong tai

Thuật ngữ IEM (In-Ear Monitor) dùng để miêu tả các loại tai nghe gắn sâu bên trong ống tai. Đó cũng là lý do mà một số người gọi nó là canalphone (canal: ống). Driver động của IEM cũng có cấu tạo tương tự như earbud nhưng nhỏ hơn nhiều. Nó được sử dụng cho các buổi hòa nhạc và các sân khấu.

Đây là là loại tai nghe mới dựa vào công nghệ tương tự các thiết bị trợ thính vì thế nó có thể mang đến cho người sử dụng những âm sắc chuẩn mực nhất định. Tai nghe in-ear xuất hiện và ngày càng được mọi người đón nhận vì nó có thể khắc phục một số vấn đề mà headphones và earphones gặp phải.  Loại tai nghe này đã trở thành lựa chọn của nhiều người thông qua kiểu dáng nhỏ gọn thay vì cồng kềnh khó mang đi của headphones, đồng thời nó cũng không bị rớt ra dễ dàng như earphones và cho âm thanh tốt hơn hẳn

3.1.2.5. Thiết bị âm thanh không dây trên ô tô;

Các hệ thống âm thanh trên ô tô được sử dụng để nghe nhạc trên các xe ô tô và các phương tiện giao thông khác (nếu được phép).

Ở hệ thống âm thanh của ô tô, người ta trang bị chủ yếu là chức năng thu sóng radio và chạy băng cassette. Tuy nhiên do tính ưu việt của công nghệ kỹ thuật số, ở các đời xe gần đây có trang bị đầu đĩa CD, máy nghe nhạc MP3, máy phát FM… để có thể dùng các tín hiệu kỹ thuật số.

Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tuỳ theo loại xe và cấp nội thất. Nhưng nhìn chung có các loại sau đây:



Radio: Ăng ten thu sóng Radio được truyền đi từ đài phát thanh và chuyển thành tín hiệu âm thanh rồi gửi tới bộ khuyếch đại. Phần lớn các Radio ngày nay đều có thể nhận sóng AM/FM và có một bộ dò sóng điện tử được điều khiển bằng một máy tính nhỏ.

Máy quay băng/ đĩa CD: Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi tín hiệu âm thanh tới bộ khuyếch đại. Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng chọn tự động .v.v. Đầu đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D-A (số/Analog) và gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại. Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh của đĩa CD rõ hơn so với băng từ. Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa CD là có thể lựa chọn bài hát rất nhanh.

Bộ khuếch đại: Bộ khuếch đại được dùng để khuếch đại tín hiệu từ Radio, băng từ, đĩa CD... và gửi tín hiệu này tới các loa.

Loa: Loa được dùng để chuyển tín hiệu điện đã được khuyếch đại thành dao động âm thanh trong không khí. Để nghe được tín hiệu âm thanh Stereo nhất thiết phải có 2 loa.



Bộ headunit được lắp đặt sẵn trên các xe hơi

Các thiết bị audio và video được cấp nguồn ăc qui 12 vôn, được sản xuất dùng cho các phương tiện giao thông trên biển, hàng không, các xe buýt. Nhưng chủ yếu là trên ô tô. Chúng được sử dụng để nghe nhạc trên các xe ô tô và các phương tiện vận chuyển khác (nếu được phép)



Ngoài hệ thống âm thanh được lắp đặt sẵn trên ô tô như trên, người dùng còn có thể trang bị thêm các thiết bị âm thanh không dây khác như:

+ Máy phát FM trên ô tô:

Máy phát FM là một thiết bị cầm tay cắm vào jack cắm tai nghe hoặc cổng ra của thiết bị âm thanh hay thiết bị video cầm tay, chẳng hạn như máy nghe nhạc cầm tay, máy nghe nhạc CD, hoặc hệ thống vô tuyến vệ tinh. Sau đó, âm thanh được phát sóng thông qua máy phát, và chơi thông qua một băng tần FM quảng bá. Mục đích của máy phát FM là chơi nhạc từ một thiết bị thông qua hệ thống âm thanh stereo trên ô tô, hoặc bất kỳ đài phát thanh nào.

Máy phát FM cắm vào đầu ra âm thanh của các thiết bị âm thanh và chuyển đổi đầu ra âm thanh thành tín hiệu radio FM, sau đó có thể được các ứng dụng như các radio cầm tay hoặc các radio trên ô thu được. Hầu hết các thiết bị trên thị trường hiện nay đều có phạm vi hoạt động ngắn khoảng 30 mét đối với các radio loại trung bình, 100 m đối với các radio loại tốt, phạm vi này cũng có thể được tăng lên nếu hoạt động tại các vị trí độ cao cao cố định, chẳng hạn như trong một căn hộ cao tầng hoặc tòa nhà cao và có thể phát sóng trên bất kỳ tần số FM nào từ 87,5 đến 108,0 MHz trong hầu hết các nơi trên thế giới, (hoặc băng tần 88,1 đến 107,9 ở Mỹ và Canada). Một số máy phát chi phí thấp hơn hoạt động trong băng tần từ 87,7 đến 91,9 MHz được phân bổ cho các chương trình phát sóng giáo dục tại Hoa Kỳ, hoặc dải tần số khác nào đó nhỏ hơn.

Máy phát FM thường có pin lắp sẵn, nhưng một số sử dụng các ổ cắm bật lửa trong xe hơi, hoặc được cấp điện từ cắm trên tường hoặc từ chính thiết bị. Chúng thường được sử dụng với các thiết bị âm thanh cầm tay như máy nghe nhạc MP3, cũng như các hệ thống hi-fi, hệ thống tin nhắn, vv. Chúng cũng được sử dụng để phát âm thanh từ các đầu ra khác (chẳng hạn như từ một card âm thanh của máy tính) trong cả ngôi nhà hoặc tòa nhà khác.



TuneCast II FM Transmitter


Thông số kỹ thuật

  • Phát trên các kênh FM có dải tần 88.1MHz-107.9MHz

  • Lưu được 4 tần số FM

  • Bật và tắt nguồn tự động

  • Có tính năng hiển thị bằng đèn LED khi pin yếu.

  • Phạm vi hoạt động: 10-30 feet (ở phạm vi 10 m hoặc nhỏ hơn sẽ giảm thiểu được nhiễu và có tín hiệu khỏe nhất)

  • Gồm có 2 pin AAA vì thế có thể chơi nhạc bất kỳ nơi nào, một dây nguồn kết nối với hộc châm thuốc trên ô tô.

  • Dải tần Audio: 50Hz to 15Khz

+ Máy nghe nhạc MP3 xe hơi:

Máy nghe nhạc mp3 xe hơi để chơi nhạc kỹ thuật số trực tiếp từ usb và thẻ nhớ vào hệ thống âm thanh xe hơi của riêng mình, với tiện ích di động sẽ mang đến cho người nghe thế giới âm nhạc thật sôi động, màn hình LCD sẽ dễ dàng cho bạn biết đó là bài hát hiện đang chơi cũng như các kênh FM Player mp3, có remote điều khiển từ xa không dây dễ dàng sử dụng và nhanh chóng, thuận tiện cho việc thưởng thức âm nhạc, pimped lên hệ thống âm thanh bất cứ khi nào mà không có sự rắc rối của việc thay đổi đĩa CD. Hỗ trợ thẻ nhớ microSDHC/USB lên đến 32GB, có thể sử dụng chân cắm sạc trên xe hơi để chơi nhạc





+ Microphone không dây

+ Tai nghe không dây cho ô tô: dùng để nghe điện thoại, xem phim, nghe nhạc hoặc chơi game (cắm vào màn hình gối ở ghế sau)

3.1.2.6. Thiết bị âm thanh không dây cá nhân

Máy phát không dây cá nhân cho phép thiết bị âm thanh cá nhân đeo trên người hoạt động không cần dây. Nó gồm:



  • Máy phát FM cá nhân

  • Hệ thống âm thanh surround cá nhân

  • Máy nghe nhạc MP3

  • Loa không dây mini

  • Tai nghe không dây cá nhân

3.1.2.7. Các hệ thống audio đa kênh băng rộng

Các hệ thống audio đa kênh băng rộng được sử dụng để truyền dẫn âm thanh số chất lượng cao. Chúng có thể là các hệ thống âm thanh surround hoặc hệ thống audio không nén (uncompressed audio) hoạt động ở dải tần phổ trên 1 GHz.



3.1.2.8. Các thiết bị công suất thấp băng tần II

Máy phát FM công suất thấp cự ly ngắn hoạt động trên băng tần FM quảng bá từ 87,5 MHz to 108 MHz được sử dụng để cung cấp một link RF giữa một thiết bị âm thanh cá nhân và các hệ thống giải trí trên ô tô hoặc tại nhà.

Dưới đây là một số hình ảnh của máy phát FM

Belkin TuneCastII FM Transmitter with a modified antenna

connected to an iPod video player.

Belkin TuneCast transmitter, for use with any device which has a 3.5mm headphone jack. Frequency range is 88.1 - 88.3 - 88.5 - 88.7 MHz





Belkin TuneCast II FM microtransmitter

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 458.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương