Thuyết minh dự thảO


Lựa chọn các tài liệu tham chiếu chính



tải về 458.55 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích458.55 Kb.
#28169
1   2   3   4   5   6   7   8

5.3 Lựa chọn các tài liệu tham chiếu chính


Các phân tích ở trên cho thấy: Các tiêu chuẩn ETSI là các tiêu chuẩn phù hợp với phạm vi của đề tài, đã được nhiều quốc gia chấp thuận áp dụng.

Sau khi xem xét nội dung, kết quả đề tài mã số 31-12-KHKT-TC và rà soát các tiêu chuẩn ETSI liên quan đến nội dung đề tài, nhóm chủ trì nhận thấy chỉ có bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 357 (2008-11) đưa ra các yêu cầu kỹ thuật rõ ràng và đầy đủ, phù hợp để phục vụ công tác đo kiểm, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp quy thiết bị audio không dây dải tần từ 25 MHz đến 2 GHz.

Do đó, để xây dựng bộ tiêu chuẩn thiết bị audio không dây dải tần 25 MHz đến 2 GHz, nhóm chủ trì đã lựa chọn các tài liệu quốc tế: ETSI EN 301 357: “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 MHz. Part 1: Technical characteristics and test methods. Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive”.

5.4 Giới thiệu về tài liệu ETSI EN 301 357


Tài liệu ETSI EN 301 357 gồm 2 phần:

Phần 1:

EN 301 357-1: Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 MHz. Part 1: Technical characteristics and test methods.

Phần 1 của bộ tiêu chuẩn bao gồm các điều kiện đo thử nghiệm, các chỉ tiêu tiêu kỹ thuật phương pháp đánh giá thiết bị audio không dây dải tần số từ 25 MHz đến 2 GHz.

Phần 2:

EN 301 357-2 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 MHz. Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive

Phần 2 của bộ tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu cần thỏa mãn để đảm bảo độ hài hòa theo điều 3.2 về thiết bị đầu cuối viễn thông. Nói một cách khác, đây là tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) cho thiết bị audio không dây.

Khi xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị, chỉ cần sử dụng phần 1 của bộ tiêu chuẩn này là đủ. Khi xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật lại phải sử dụng phần 2. Nhưng vì các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết của thiết bị nêu trong phần 2 đều tham chiếu sang phần 1, vì vậy phải sử dụng cả 2 phần để xây dựng QCVN.



ETSI EN 301 357-1 bao gồm các nội dung chính sau:

  • Các yêu cầu kỹ thuật chung: Các yêu cầu chung, yêu cầu đối với thiết bị cần thử nghiệm, yêu cầu cơ khí và điện..

  • Các điều kiện thử nghiệm; nguồn điện, môi trường (trong điều kiện bình thường và tới hạn).

  • Các điều kiện chung: Điều chế thử nghiệm bình thường, hộp ghép đo, bố trị đo bức xạ, các chế độ hoạt động của máy phát, bố trí tín hiệu đo tại đầu vào máy phát.

  • Phương pháp đo và mức giới hạn các thông số máy phát: Yêu cầu đối với thiết bị LPD băng tần II, Phương pháp đo và các mức giới hạn các thông số máy phát của thiết bị LPD băng tần II, Sai số tần số, Công suất sóng mang, Độ rộng băng thông của kênh, Phát xạ giả và bức xạ vỏ máy.

  • Các yêu cầu đối với máy thu: Phát xạ giả và bức xạ vỏ máy.

  • Độ độ không đảm bảo đo

  • Các phụ lục từ A đến F.

ETSI EN 301 357-2 cũng có các nội dung như ETSI 301 357-1, nhưng có cấu trú hơi khác, tập trung vào việc thử nghiệm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo ETSI EN 301 357-1.

5.5 Phạm vi dự thảo qui chuẩn


Căn cứ vào đề cương được duyệt cũng như việc lựa chọn tài liệu chính làm sở cứ mà nhóm chủ trì đã trình bày ở trên thì các thiết bị audio không dây trong qui chuẩn này được coi là thiết bị sóng ngắn (SRD), giới hạn công suất phát đối với các băng tần khác nhau được trình bày trong khuyến nghị CEPT/ERC/REC 70-03 [i.2], phụ lục 13 như sau:

Băng tần

Công suất

Khoảng cách kênh

Chú ý

a. 863-865 MHz

10 mW e.r.p.

Không có khoảng cách




b. 864.8-865.0 MHz

10 mW e.r.p.

50 kHz

Các thiết bị thoại tương tự băng hẹp.

c. 1795-1800 MHz

20 mW e.i.r.p.

Không có khoảng cách




d. 87.5-108.0 MHz

50 nW e.r.p.

200 kHz




Quy chuẩn này áp dụng đối với thiết bị audio không dây dải tần 25 MHz đến 2 GHz, bao gồm:

  • headphone không dây: Dự thảo qui chuẩn này áp dụng cho các loại headphone sử dụng cho các thiết bị cầm tay, ví du như: máy nghe nhạc CD cầm tay, cassette hoặc các thiết bị vô tuyến đeo trên người; các loại headphone sử dụng trên ô tô, ví dụ như sử dụng với radio hoặc điện thoại di động…

  • loa không dây (cordless loudspeakers);

  • micrô vô tuyến người dùng: Dự thảo này chỉ áp dụng cho micro vô tuyến người dụng được sử dụng cho các ứng dụng không chuyên, sử dụng băng tần có độ rộng lớn hơn 200 KHz ở dải tần 863 MHz đến 865 MHz. Đối với các loại micro chuyên nghiệp; micro vô tuyến người dùng có độ rộng băng tần chiếm dụng cực đại nhỏ hơn 200 KHz và không hoạt động ở băng tần 863 MHz đến 865 MHz hoặc các loại micro khác thì áp dụng theo QCVN xxx:201x/BTTTT (EN 300 422): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị micrô không dây dải tần từ 25 MHz đến 3 GHz.

  • thiết bị giám sát trong tai (IEM – in ear monitoring): Dự thảo qui chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị giám sát trong tai sử dụng hoặc điều chế tương tự có độ rộng băng tần 300 kHz hoặc điều chế số FDMA có độ rộng băng tần 300 kHz, 600 kHz, 1 200 kHz dải tần 863 MHz đến 865 MHz. Đối với thiết bị giám sát trong tai có độ rộng bằng tần chiếm dụng cực đại nhỏ hơn 200 KHz và không hoạt động trong băng tần 863 MHz đến 865 MHz thì áp dụng theo QCVN xxx:201x/BTTTT (EN 300 422): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị micrô không dây dải tần từ 25 MHz đến 3 GHz.

  • thiết bị không dây đặt trên ô tô: Ngoài hệ thống âm thanh đã được lắp đặt sẵn thì chỉ có các loại thiết bị âm thanh không dây loại cordless như máy phát FM, tai nghe không dây trên ô tô, máy nghe nhạc MP3 không dây được áp dụng theo dự thảo qui chuẩn này.

  • thiết bị không dây cá nhân: máy phát FM, loa không dây cá nhân, tai nghe không dây…

  • các hệ thống audio đa kênh băng rộng: Dự thảo qui chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống audio băng thông rộng đa kênh được sử dụng để truyền tải âm thanh số chất lượng cao như hệ thống âm thanh surruond hoặc âm thanh không nén hoạt động ở dải tần trên 1 GHz;

  • các thiết bị công suất thấp băng tần II: Dự thảo qui chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị công suất thấp băng tần II dải tần từ 87,5 MHz đến 108 MHz sử dụng băng tần có độ rộng lên đến 200 kHz và điều chế tương tự: các máy phát FM công suất thấp cự ly ngắn hoạt động trên băng tần FM quảng bá từ 87,5 MHz to 108 MHz;

Các thiết bị audio người dùng được sử dụng cho hệ thống audio và thoại hoạt động ở dải tần dưới 50 MHz và sử dụng điều chế băng hẹp được đo kiểm theo EN 300 220.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 458.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương