Thuyết minh dự thảO


Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn



tải về 458.55 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích458.55 Kb.
#28169
1   2   3   4   5   6   7   8

5. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn

5.1. Lý do, mục đích xây dựng qui chuẩn


Thiết bị audio không dây thuộc loại thiết bị cự ly ngắn – SRD và cũng là 1 trong các đối tượng được áp dụng tại các quy chuẩn đối với thiết bị SRD mà Bô TTTT đã ban hành và đang nghiên cứu xây dựng.

QCVN 55 : 2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 9KHz – 25 MHz.

Dự thảo QCVN XXX: 2012/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 25 MHz – 1 GHz.

Bộ tiêu chuẩn của ETSI cho thiết bị SRD dải tần số từ 1 GHz – 4 GHz. Ngành đã soạn thảo bộ Quy chuẩn Quốc gia dựa trên các tài liệu này, nhưng chưa ban hành.

Các quy chuẩn và dự thảo quy chuẩn trên áp dụng chung cho nhiều loại thiết bị nên chưa đầy đủ và phù hợp với loại hình thiết bị vô tuyến cụ thể. Gây khó khăn cho việc sản xuất, nhập khẩu và chứng nhận hợp qui đối với loại hình thiết bị bị vô tuyến cụ thể.

Thiết bị audio không dây là một loại thiết bị SRD cụ thể nên cần phải có một tiêu chuẩn cụ thể cho chủng loại thiết bị này. Qui chuẩn này qui định rõ các chủng loại thiết bị audio, dải tần, công suất. Do đó rất thuận tiện cho việc đo kiểm theo các yêu cầu kỹ thuật, công bố và chứng nhận hợp quy chủng loại thiết bị này. Hiện Ngành chưa có tiêu chuẩn riêng cho loại thiết bị này. Do vậy, việc xây dựng qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị audio không dây dải tần 25 MHz đến 2 GHz sẽ đáp ứng được yêu cầu sử dụng tần số hiệu quả, phục vụ cho việc chứng nhận và công bố hợp qui thiết bị audio không dây dải tần 25MHz đến 2 GHz trước khi đưa vào hoạt động trên mạng viễn thông quốc gia.


5.2. Thu thập, phân tích các tiêu chuẩn


Để xây dựng bộ QCVN cho các thiết bị SRD chúng ta nên dựa trên một số sở cứ sau:

- Các tài liệu quốc tế về tiêu chuẩn hóa cho thiết bị audio không dây

- Phương thức xây dựng các bộ QCVN cho nhóm thiết bị vô tuyến cự ly ngắn ở Việt Nam

5.2.1. Phân tích một số tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị audio không dây


5.2.1.1. ETSI EN 301 357-1/2

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Codless audio devices in the range 25 MHz to 2000 MHz. Part 1: Technical characteristics and test methods. Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.

ETSI 301 357 quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị audio không dây hoạt động trong dải tần số từ 25 MHz đến 2 GHz, bao gồm:


  • Các yêu cầu chung (thiết bị đo thử, thiết kế cơ khí và điện, diễn giải kết quả đo)

  • Các điều kiện thử nghiệm (nguồn điện thử nghiệm, các điều kiện thử nghiệm bình thường, các điều kiện thử nghiệm tới hạn)

  • Các điều kiện chung (điều chế thử nghiệm bình thường, anten giả, hộp ghép đo, vị trí đo và bố trí đo bức xạ)

  • Các yêu cầu và phép đo đối với máy phát (bức xạ, sai số tần số, bức xạ giả, độ rộng băng thông của kênh…)

  • Các yêu cầu đối với máy thu (phát xạ giả và bức xạ vỏ máy)

ETSI EN 301 357-1 chỉ đưa ra các đặc tính kỹ thuật của thiết bị và phương pháp thử nghiệm cùng với một số phụ lục kèm theo, phục vụ cho công tác đo kiểm thiết bị; trong khi đó ETSI EN 301 357-2 lại nêu các yêu cầu thiết yếu để đảm bảo hài hòa theo điều 3.2 cho thiết bị đầu cuối (R&TTE) cho khu vực Châu Âu, nhưng các tiêu chí kỹ thuật của thiết bị hoàn toàn dựa trên ETSI EN 301 357-1, vì vậy, khi xây dựng TCKT hoặc QCKT Quốc gia cần phải sử dụng cả 2 tài liệu này.

Hiện chưa có tiêu chuẩn Việt Nam cho các thiết bị loại này.

5.2.1.2.ETSI EN 300 422-1/2

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Wireless microphone in the 25 MHz to 3 GHz frequency range Part 1: Technical characteristics and test methods. Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE Directive.

Đây là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị Micro không dây dải tần số từ 25 MHz đến 3 GHz. Những dải tần số được chia nhỏ thành cac băng tần: A, b, C, D, e1, e2, e3, e4, f, g, h1, h2, i…

Các loại thiết bị microphone không dây được qui định trong tài liệu này bao gồm:



  • Microphone không dây chuyên nghiệp;

  • Microphone không dây cài áo;

  • Các hệ thống kiểm âm bằng tai nghe (in ear monitoring systems);

  • Microphone vô tuyến người dùng (consumer radio microphones);

  • Microphone không dây dùng cho các hệ thống hướng dẫn du lịch (tour guide systems); và

  • Các thiết bị trợ giúp nghe (Aids for the handicapped).

Trong bộ tiêu chuẩn có quy định rõ yêu cầu về công suất phát tối đa, khoảng cách kênh và kỹ thuật truy nhập.

ETSI 300 422 quy định các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị micro không dây hoạt động trong dải tần số từ 25 MHz đến 3 GHz, bao gồm:



  • Các yêu cầu chung (thiết bị đo thử, thiết kế cơ khí và điện, diễn giải kết quả đo)

  • Các điều kiện thử nghiệm (nguồn điện thử nghiệm, các điều kiện thử nghiệm bình thường, các điều kiện thử nghiệm tới hạn)

  • Các điều kiện chung (điều chế thử nghiệm bình thường, anten giả, hộp ghép đo, vị trí đo và bố trí đo bức xạ)

  • Các yêu cầu và phép đo đối với máy phát (độ ổn định tần số, bức xạ giả, băng thông cần thiết, phát xạ giả…)

  • Các yêu cầu đối với máy thu (phát xạ giả)

ETSI EN 300 422-1 chỉ đưa ra các đặc tính kỹ thuật của thiết bị và phương pháp thử nghiệm cùng với một số phụ lục kèm theo, phục vụ cho công tác đo kiểm thiết bị; trong khi đó ETSI EN 300 422-2 lại nêu các yêu cầu thiết yếu để đảm bảo hài hòa theo điều 3.2 cho thiết bị đầu cuối cho khu vực Châu Âu; các tiêu chí kỹ thuật của thiết bị hoàn toàn dựa trên ETSI EN 300 330-1, vì vậy, khi xây dựng TCKT hoặc QCKT Quốc gia cần phải sử dụng cả 2 tài liệu này.

Bộ TTTT chưa ban hành bộ tiêu chuẩn nào tương tự như bộ tiêu chuẩn này.
5.2.1.3. Khuyến nghị ERC/Rec. 70-03 Relating to the use of Short Range Devices (phiên bản 7-5/2012), annex 10, 13

Đây là khuyến nghị về phân bố phổ tần số cho các thiết bị SRD áp dụng cho các nước thuộc CEPT. Khuyến nghị này là tài liệu tham chiếu cho tất cả các nước Châu Âu trong việc soạn thảo các Quy chuẩn Quốc gia, nhằm đảm bảo độ hài hòa với các hướng dẫn cho thiết bị đầu cuối vô tuyến và hữu tuyến (R&TTE). Khi sử dụng khuyến nghị này cần nhớ rằng nó chỉ đưa ra các yêu cầu chung nhất cho các nước thuộc CEPT; điều đó cũng có nghĩa là nó không bắt buộc tất cả các nước thuộc CEPT phải tuân thủ đầy đủ. Các nhà quy hoạch tần số của mỗi quốc gia có thể dùng những băng tần bổ sung khác cho SRD theo bảng tần số của mình. Tuy nhiên, khi chọn các thông số SRD đặc thù, có liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người thì cả các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị SRD đều phải chú ý đặc biệt đến khả năng bị nhiễu từ các hệ thống khác trên các kênh lân cận hoặc các kênh cùng tần số.



Trong khuyến nghị này đã cụ thể hóa những yêu cầu về phổ tần số, mức công suất bức xạ cực đại, khoảng cách kênh... Một số ứng dụng cho thiết bị SRD được cho trong bảng sau:

Các ứng dụng SRD theo khuyến nghị Rec. 70-03

Annex

Application

Ứng dụng

01

Non-specific Short Range Devices

Thiết bị SRD dạng chung

02

TRACKING, TRACING AND DATA ACQUISITION




03

WIDEBAND DATA TRANSMISSION SYSTEMS

Các hệ thống truyền dẫn số băng rộng

04

RAILWAY APPLICATIONS

Các ứng dụng cho ngành đường sắt

05

Road Trasnport & Traffic Telematics (RTTT)

Vận tải đường bộ, giám sát lưu lượng giao thông

06

RADIODETERMINATION APPLICATIONS

Các ứng dụng vô tuyến xác định

07

Alarms

Thiết bị báo động/cảnh báo

08

Model Control

Điều khiển mô hình

09

Inductive Aplications

Các ứng dụng cảm ứng điện từ

10

RADIO MICROPHONE APPLICATIONS INCLUDING TRợ GIÚP NGƯờI NGHE CÓ THÍNH GIÁC KÉM

Các ứng dụng micrô vô tuyến bao gồm cả những thiết bị trợ giúp bệnh nhân bị hỏng thính giác.

11

RADIO FREQUENCY IDENTIFICATION APPLICATIONS

Các ứng dụng nhận dạng bằng tần số vô tuyến

12

ACTIVE MEDICAL IMPLANTS AND THEIR ASSOCIATED PERIPHERALS

Thiết bị y học và các thiết bị ngoại vi phụ trợ

13

Wireless Audio Applications

Các ứng dụng âm thanh không dây

Khuyến nghị ERC/Rec. 70-03 gồm 13 phụ lục như trình bày trong bảng 1, tương đương với 13 ứng dụng cụ thể, phân chia theo nghiệp vụ từ a) đến n). Trong đó phụ lục 13 trình bày về các ứng dụng âm thanh không dây.

Phụ lục 13: Wireless Audio Applications (WAA)

Phụ lục này quy định băng tần số và các thông số cho các ứng dụng WAA…được quy định từ băng a) đến d).



Băng tần


Công suất

Spectrum access and Mitigation requirement


Khoảng cách kênh


Quyết định ECC/ERC


Chú ý

a 863-865 MHz

10 mW e.r.p.

Không có yêu cầu

Không có khoảng cách







b 864.8-865.0 MHz

10 mW e.r.p.

Không có yêu cầu

50 kHz




Các thiết bị thoại tương tự băng hẹp

c 1795-1800 MHz

20 mW e.i.r.p.

Không có yêu cầu

Không có khoảng cách







d 87.5-108.0 MHz

50 nW e.r.p.

Không có yêu cầu

200 kHz







Ứng dụng cho các hệ thống Audio không dây bao gồm loa không dây, headphone không dây, headphone không dây di động sử dụng cho thiết bị radio, máy cassette, máy nghe nhạc CD đeo trên người, headphone không dây sử dụng trên xe cộ, ví dụ như sử dụng để nghe radio hoặc điện thoại di động … thiết bị kiểm âm (tai nghe nhét sâu trong tai) sử dụng cho các buổi hòa nhạc hoặc các lĩnh vực sân khấu khác.

Các tiêu chuẩn hài hòa áp dụng:

EN 301 357 băng a), c) và d)

EN 300 220 băng b)



5.2.2. Một số tiêu chuẩn khác xếp theo trình tự quan trọng

5.2.2.1. ETSI TR 100 028

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics

Đây là tiêu chuẩn về độ không đảm bảo đo của thiết bị vô tuyến di động, nó bao gồm


  • Các phương pháp tính toán độ không đảm bảo đo tổng của từng tham số đo.

  • Độ không đảm bảo đo có thể chấp nhận được cho từng tham số đo

  • Phương pháp áp dụng độ không đảm bảo đo để giải thích kết quả đo.

5.2.2.2. ETSI TR 100 027

ElectroMagnetic Compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Methods of measurement for private mobile radio equipment.

Đây là tiêu chuẩn về phương pháp đo các thiết bị vô tuyến di động cá nhân

Các phương pháp đo thử nghiệm được qui định trong tài liệu này được sử dụng để xác định các đặc tính điện của thiết bị vô tuyến điện trong các dịch vụ vô tuyến di động.

ETSI TR 100 027 quy định các phương pháp đo các thiết bị vô tuyến di động cá nhân, bao gồm:


  • Các yêu cầu chung

  • Thiết lập các phép đo dẫn xạ

  • Thiết lập các phép đo bức xạ

  • Các phép đo đối với máy phát (đo dẫn xạ, các phép đo bức xạ: sai số tần số (30 MHz to 1 000 MHz), công suất bức xạ hiệu dụng (30 MHz to 1 000 MHz), phát xạ giả bức xạ (30 MHz to 4 GHz or 12,75 GHz), công suất kênh lân cận)

  • Các phép đo đối với máy thu (đo dẫn xạ, đo bức xạ, bức xạ, tần số hoạt động, bức xạ giả, chu kỳ phát)

5.2.2.3. ETSI EN 301 489-1

Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements.

EN 301 489-1: Các yêu cầu chung về EMC cho thiết bị vô tuyến

Đây là tiêu chuẩn về EMC cho thiết bị vô tuyến. ETSI EN 301 489-1 quy định các yêu cầu chung về EMC cho thiết bị vô tuyến, bao gồm:



  • Các điều kiện thử (bố trí tín hiệu thử, băng tần loại trừ của thiết bị truyền thông vô tuyến…)

  • Các tiêu chuẩn thực hiện

  • Các phương pháp đo và giới hạn đối với EMC emissions (cấu hình đo thử nghiệm, các cổng vào/ra nguồn DC, ….)

  • Các phương pháp đo và giới hạn đối với các phép đo thử miễn nhiễm (immunity) (cấu hình thử, trường điện từ tần số vô tuyến, phóng tĩnh điện….)

Đã ban hành QCVN 31:2011/BTTTT dựa trên tiêu chuẩn EN 302 296 v1.1.1 (2005-01), EN 301 489-1 v1.8.1 (2008-04) và EN 301 489-14 v1.2.1 (2003-05).

5.2.2.4. ETSI EN 301 489-9:

"Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 9: Specific conditions for wireless microphones, similar Radio Frequency (RF) audio link equipment, cordless audio and in-ear monitoring devices".

Đây là tiêu chuẩn về EMC cho thiết bị vô tuyến.

ETSI 301 489-9 cùng với EN 301 489-1 [1] đưa ra những đánh giá về micro không dây, thiết bị kết nối âm thanh tần số vô tuyến (RF), thiết bị âm thanh không dây, kể cả các máy phát công suất thấp băng tần II, tai nghe nhét sâu trong tai và thiết bị phụ trợ,…liên quan đến tương thích điện từ (EMC).

ETSI 301 489-9 quy định các điều kiện cụ thể đối với micrô không dây, thiết bị audio tần số vô tuyến, thiết bị audio không dây và các thiết bị IEM (tai nghe nhét trong tai), bao gồm:


  • Các điều kiện thử nghiệm

  • Các phép và các giới hạn đối EMC emissions.

  • Các phép đo và các mức thử miễn nhiễm.

5.2.3 Phân tích tiêu chuẩn thiết bị audio không dây của một số quốc gia


Không phải mọi nước đều ban hành các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật riêng về viễn thông. Đa phần các nước áp dụng trực tiếp các Tiêu chuẩn Quốc tế, hoặc khu vực. Các nước thuộc cộng đồng Châu Âu đều áp dụng các tiêu chuẩn ETSI ban hành. Nhật Bản và Bắc Mỹ lại tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn riêng của họ. Đối với các nước khu vực Đông Nam Á đều tuân theo các chuẩn Châu Âu hoặc sử dụng các khuyến nghị ITU làm tiêu chuẩn.

Đối với tiêu chuẩn thiết bị audio không dây (một loại ứng dụng thuộc dạng SRD đặc thù) thì không có tiêu chuẩn hoặc qui chuẩn kỹ thuật riêng rẽ mà áp dụng luôn tiêu chuẩn ETSI liên quan. Ví dụ như Ireland sử dụng EN 301 840 cho ứng dụng micro không dây ngoại nhập dải tần 1,7857-1,7994 GHz; Ethiopian sử dụng EN 300 422 cho ứng dụng Audio không dây 2,400-2,4835 GHz; Tiểu Vương Quốc Ả rập thì sử dụng EN 300 406 cho các ứng dụng không dây dải tần 1,88-1,90 GHz; Úc sử dụng EN 300 422 cho ứng dụng micrô không dây dải tần 25 MHz đến 3 GHz…



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 458.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương