ThS. bs. Trần Trung Nghĩa


Các chỉ định trị liệu của DRA



tải về 1.53 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích1.53 Mb.
#33343
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Các chỉ định trị liệu của DRA

  • Giai đoạn loạn thần cấp tính trong tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt.

  • Điều trị duy trì trong tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt

  • Hưng cảm

  • Trầm cảm loạn thần

  • Rối loạn hoang tưởng

  • Rối loạn nhân cách ranh giới

  • Rối loạn loạn thần do sử dụng chất

  • Sảng và sa sút tâm thần

  • Rối loạn tâm thần do bệnh lý cơ thể

  • Tâm thần phân liệt trẻ em

  • Rối loạn phát triển lan tỏa

  • Hội chứng Tourette

  • Bệnh Hungtington

  • Tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt: các thuốc DRA đều có tác dụng điều trị ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt. Thuốc có hiệu quả điều trị triệu chứng cấp tính và ngăn ngừa tái phát. Thuốc có hiệu quả đáng kinh ngạc với các triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt (như: ảo giác, hoang tưởng, kích động). Các triệu chứng âm tính lại hầu như ít cải thiện và có thể nặng hơn vì thuốc gây hạn chế diễn tả bằng nét mặt, gây mất vận động, các tác dụng phụ giống triệu chứng âm tính.

  • Tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt có đặc điểm là giai đoạn thuyên giảm và tái phát. Thuốc DRA làm giảm nguy cơ tái nặng của triệu chứng loạn thần sau khi đã được điều trị ổn định bằng thuốc trong giai đoạn cấp tính. Do đó, sau giai đoạn loạn thần đầu tiên, bệnh nhân phải điều trị duy trì từ 1 - 2 năm; nếu đã tái phát nhiều giai đoạn loạn thần, thời gian duy trì là 2 - 5 năm. Thậm chí có một số nhà lâm sàng khuyên dùng đến suốt đời.

  • Hưng cảm: thuốc DRA có hiệu quả điều trị triệu chứng loạn thần của cơn hưng cảm. Vì các thuốc chống hưng cảm (như lithium) có khởi phát hiệu quả chậm hơn so với thuốc chống

  • loạn thần trong việc điều trị triệu chứng cấp tính, nên cách điều trị chuẩn cho cơn hưng cảm là

  • kết hợp thuốc DRA hoặc SDA với lithium, lamotrigine, carbamazepine, valproate và sau đó dần dần bỏ thuốc chống loạn thần.



  • Trầm cảm có triệu chứng loạn thần: điều trị kết hợp thuốc chống loạn thần và một thuốc

  • chống trầm cảm là cách điều trị cho trầm cảm nặng có loạn thần. Ngoài cách này, còn có thể

  • dùng choáng điện (ECT - electroconvulsive therapy).

  • Rối loạn hoang tưởng: rối loạn này cũng đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc DRA.

  • Kích động trầm trọng và hành vi bạo lực: với những bệnh nhân này, tùy theo chẩn đoán, có thể điều trị bằng DRA. Các triệu chứng như: cáu kỉnh quá mức, mất kiểm soát xung động, gây hấn nhiều, tăng động quá mức, kích động, đáp ứng với điều trị ngắn hạn bằng các thuốc DRA. Trẻ khuyết tật về tâm thần, đặc biệt là chậm phát triển tâm thần nặng, rối loạn tự kỷ, thường có giai đoạn bạo lực, gây hấn, kích động, cũng đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Tuy nhiên, điều trị lặp lại thuốc chống loạn thần để kiểm soát hành vi xung động ở trẻ em vẫn còn là điều đang bàn cãi.

  • Hội chứng Tourette: thuốc DRA còn được dùng để điều trị rối loạn Tourette, bệnh lý thần kinh có biểu hiện bằng những tic vận động và phát âm. Haloperidol và pimozide (Orap) là thuốc thường được dùng nhất nhưng những thuốc DRA khác cũng có hiệu quả. Một số nhà lâm sàng lại ưa dùng clonidine để điều trị bệnh lý này vì ít có nguy cơ bị tác dụng phụ về thần kinh. Pimozide cũng ít được dùng hơn vì tác dụng phụ về tim mạch.

  • Rối loạn nhân cách ranh giới: những bệnh nhân này có những trãi nghiệm về các triệu chứng loạn thần thoáng qua, như: rối loạn tri giác, tính nghi ngờ, ý tưởng liên hệ, hung hăng, có thể cần phải được điều trị bằng DRA. Bệnh lý này cũng cần điều trị bằng thuốc ổn định khí sắc.

  • Sảng và sa sút tâm thần: khoảng 2/3 bệnh nhân kích động đáp ứng với điều trị bằng

  • DRA. Thuốc có tiềm lực cao thường dùng liều thấp (VD: haloperidol 0.5 - 1mg/ngày). Các thuốc DRA cũng được dùng để điều trị triệu chứng loạn thần và kích động trong sảng. Tuy

  • nhiên, cần phải xác định nguyên nhân gây sàng, vì sảng do ngộ độc các thuốc kháng cholinergic có thể trở nặng nếu dùng các thuốc DRA có tiềm lực thấp do có tác dụng kháng muscarinic đáng kể.

  • Rối loạn loạn thần có liên quan đến chất: ngộ độc cocain, amphetamine, phencyclidine hay những chất khác có thể gây triệu chứng loạn thần. Vì các triệu chứng này thường tự giới hạn theo thời gian nên cũng cần tránh dùng các thuốc DRA trừ phi bệnh nhân kích động, gây hấn dữ dội. Thường chỉ dùng benzodiazepine để bệnh nhân êm dịu. Benzodiazepine nên được dùng thay thế DRA trong trường hợp ngộ độc phencyclidine để tránh tác dụng anticholinergic của DRA. Nếu bệnh nhân có hoang tưởng, ảo giác như trong cai rượu, các thuốc DRA có thể làm tăng nguy cơ gây co giật.

  • Tâm thần phân liệt ở trẻ em: bệnh nhi cần được điều trị bằng thuốc chống loạn thần

  • mặc dù vẫn còn ít nghiên cứu về điều này. Các nghiên cứu hiện nay còn đề nghị điều trị với

  • những triệu chứng rối loạn sớm ở trẻ em có nguy cơ bị tâm thần phân liệt nhằm ngăn ngừa các triệu chứng bộc phát. Cần xem xét kỹ lưỡng các tác dụng phụ, đặc biệt các triệu chứng nhận thức và tình trạng thức tỉnh.

  • Các chỉ định khác về tâm thần và bệnh lý không phải tâm thần: thuốc DRA còn làm giảm run giật của bệnh lý Huntington. Bệnh nhân này có thể có triệu chứng ảo giác, hoang tưởng, hưng cảm, hưng cảm nhẹ. Những triệu chứng này đáp ứng được với thuốc DRA và nên sử

  • dụng thuốc DRA có tiềm lực cao. Tuy nhiên, các nhà lâm sàng nên chú ý đến thể căng trương lực của bệnh lý này có thể là triệu chứng của hội chứng ngoại tháp.

  • Thuốc DRA còn dùng để điều trị rối loạn kiểm soát xung động nếu các can thiệp khác thất bại. Bệnh nhân bị rối loạn phát triển lan tỏa cũng có thể tăng động quá mức, gào thét, kích động tấn công. Một số triệu chứng này có thể đáp ứng với thuốc DRA tiềm lực cao, nhưng hiện có ít nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc điều trị này.

  • Các bệnh lý thần kinh hiếm gặp như: chứng múa vung (ballismus) và chứng múa vung nữa người (hemiballismus) với biểu hiện vận động đẩy tới của các chi, cũng đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Chỉ định khác của DRA là buồn nôn, nôn, nấc và ngứa kháng trị. Các bệnh lý nội tiết và động kinh thùy thái dương có biểu hiện loạn thần có thể đáp ứng với thuốc chống loạn thần.

        1. Tác dụng phụ:

    1. Hầu hết các tác dụng phụ của DRA là tác dụng phụ thần kinh. Các thuốc có tiềm lực

    2. thấp thường có nhiều tác dụng phụ không phải thần kinh hơn các thuốc có tiềm lực cao. Rối

    3. loạn vận động do thuốc là tác dụng phụ thường gặp của DRA (xem bài riêng).

    4. Hội chứng ác tính do thuốc chống loạn thần: đây là tác dụng phụ nguy hiểm chết người của DRA, có thể xuất hiện bất kì lúc nào trong quá trình điều trị. Bao gồm: sốt cao, cứng cơ

    5. nặng, loạn trương lực cơ, mất vận động, chứng không nói, lú lẫn, kích động, tăng nhịp tim và tăng huyết áp dẫn đến suy tim mạch. Về cận lâm sàng, có tăng bạch cầu, tăng CPK (creatinine phosphokinase), tăng men gan, tăng myoglobin huyết tương và myoglobin niệu, thường dẫn đến suy thận. Các triệu chứng thường tiến triển trong vòng 24 - 72 giờ, và hội chứng thường kéo dài 10 - 14 ngày nếu không điều trị. Chẩn đoán thường bị bỏ lỡ trong những ngày đầu, do tình trạng thu rút và kích động có thể bị nhầm là phản ứng nặng của tình trạng loạn thần. Nam thường gặp nhiều hơn nữ, người trẻ thường gặp nhiều hơn người già. Tỷ lệ tử vong có thể đến 20 - 30% hoặc cao hơn nếu dùng loại thuốc chích trước đó. Thường gặp do các thuốc có tiềm lực cao.

    6. Nếu nghi ngờ có hội chứng này, nên ngưng ngay DRA và xử lý như sau: trị liệu nâng đỡ, làm mát thân nhiệt, theo dõi sinh hiệu, cân bằng nước và điện giải, lượng nước tiểu. Thuốc chống parkinson được dùng để làm giãn tình trạng cứng cơ. Dantrolene (thuốc dãn cơ - xương) dùng liều 0.8 - 2.5mg/kg mỗi 6 giờ, đường tiêm truyền, tổng liều tối đa 10mg/ngày, có thể điều trị được. Khi bệnh nhân có thể uống, dùng dantrolene 100 - 200mg/ngày. Bromocriptine (20 - 30mg/ngày chia làm 4 lần) hoặc amantadine có thể kết hợp điều trị. Điều trị tiếp tục khoảng 5 - 10 ngày. Cũng nên tiếp tục điều trị loạn thần bằng cách đổi sang các thuốc DRA tiềm lực thấp hoặc thuốc SDR, dù các thuốc này, kể cả clozapine cũng có thể gây ra hội chứng ác tính.

    7. Ngưỡng động kinh: thuốc DRA có thể làm giảm ngưỡng động kinh. Chlorpromazine, thioridazine và các thuốc tiềm lực thấp khác được cho là gây ra động kinh nhiều hơn thuốc có tiềm lực cao. Molindone là thuốc ít gây động kinh nhất trong số các thuốc DRA. Nguy cơ cao bị co giật là ở những bệnh nhân đã có động kinh hoặc có tổn thương não.

    8. An thần: do phong tỏa thụ thể histamine Ht, nên DRA thường gây an thần. Chlorpromazine là thuốc DRA gây an thần nhiều nhất. Nên cho toàn bộ liều thuốc cả ngày vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tác dụng phụ an thần này, sau đó, bệnh nhân sẽ dung nạp

    9. dần tác dụng phụ này.

    10. Tác dụng anticholinergic trung ương: triệu chứng anticholinergic trung ương gồm: kích động dữ dội, mất định hướng thời gian, con người, nơi chốn, ảo giác, co giật, sốt cao và dãn

    11. đồng tử. Sửng sờ và hôn mê có thể xãy ra. Điều trị anticholinergic trung ương: ngưng ngay thuốc gây hội chứng này, theo dõi sát về y khoa, và dùng physostigmine 2mg truyền tĩnh mạch chậm, lặp lại sau 1 giờ nếu cần. Nếu dùng quá nhiều physostigmine sẽ gây nguy hiểm với triệu chứng ngộ độc: tăng tiết nước bọt, toát mồ hôi. Atropine có thể đối kháng lại tác dụng ngộ độc physostigmine.

    12. Tác dụng phụ tim: DRA làm giảm co bóp tim, hủy emzyme gây co bóp trong tế bào cơ tim, tăng tốc độ lưu hành catecholamine và kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ thất, kéo dài thời gian trơ của tế bào cơ tim. Thuốc DRA tiềm lực thấp gây ngộ độc tim nhiều hơn thuốc tiềm lực cao ... Chlorpromazine gây kéo dài khoảng QT và PR, gây vùi sóng T và suy giảm khoảng ST. Thioridazine và mesoridazine đặc biệt còn gây kéo dài nặng nề khoảng QT, có nguy cơ gây xoắn đỉnh. Những thuốc này chỉ được dùng khi những thuốc khác không có hiệu quả.

    13. Đột tử: có nhiều báo cáo cho thấy có nhiều trường hợp đột tử do tim mạch khi dùng DRA, có thể do loạn nhịp tim. Những nguyên nhân khác có thể gây đột tử là: co giật, ngạt, sốt

    14. ác tính, sốc tim, hội chứng ác tính.

    15. Hạ huyết áp tư thế: hạ huyết áp tư thế thường xuất hiện khi dùng thuốc có tiềm lực

    16. thấp, đặc biệt là chlorpromazine, thioridazine, chlorprothixene. Khi tiêm bắp thuốc có tiềm lực thấp, nên theo dõi huyết áp (khi nằm và đứng) trước và sau khi dùng liều đầu tiên và trong những ngày đầu điều trị.

    17. Hạ huyết áp tư thế do phong tỏa hệ adrenergic và thường chỉ xuất hiện trong những ngày đầu. Sau đó, thường bệnh nhân sẽ dung nạp với tác dụng phụ này. Do đó, chỉ nên dùng

    18. liều khởi đầu thấp đối với những thuốc này. Chóng mặt, té ngã dù không thường gặp nhưng có

    19. thể gây chấn thương cho bệnh nhân. Nên thông báo cho bệnh nhân biết về tác dụng phụ này, và hướng dẫn họ đứng lên từ từ sau khi nằm hoặc dựa lưng. Bệnh nhân nên tránh dùng caffein, rượu; và nếu không phải đang điều trị hạ áp, nên cho bệnh nhân ăn nhiều muối. Mang

    20. bít tất chặt có thể hữu ích.

    21. Hạ huyết áp có thể được điều trị bằng cách cho bệnh nhân nằm dài, chân gác cao hơn đầu, đạp hai chân như đi xe đạp. Dùng những thuốc tăng thể tích tuần hoàn hay tăng huyết áp, như norepinephrine, có thể được chỉ định trong những trường hợp nặng. Ngoài hạ huyết áp do thuốc phong tỏa a-adrenergic, thuốc còn phong tỏa tính kích thích a-adrenergic của epinephrine, nhưng lại không kích thích hệ p-adrenergic. Do đó, dùng epinephrine làm trở nặng tình trạng hạ huyết áp nên bị chống chỉ định dùng trong hạ huyết áp do thuốc chống loạn thần. Trong trường hợp hạ huyết áp này, những thuốc kích thích duy nhất a-adrenergic như metaraminol, norepinephrine là những thuốc được lựa chọn dùng để điều trị.

    22. Tác dụng phụ huyết học: giảm bạch cầu tạm thời khoảng 3500 cũng thường gặp nhưng không nặng. Giảm bạch cầu hạt là một tác dụng phụ nguy hiểm đe dọa tính mạng, gặp ở

    23. 1/10.000 bệnh nhân điều trị bằng DRA. Giảm tiểu cầu hoặc ban xuất huyết không do giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, giảm toàn thể các dòng tế bào máu cũng xuất hiện nhưng hiếm. Mặc dù chỉ định đếm công thức máu không phải thường quy, nhưng nếu bệnh nhân bị đau họng và

    24. sốt, cần phải thực hiện ngay công thức máu để kiểm tra những tác dụng phụ về huyết học. Nếu các chỉ số về máu thấp, nên ngưng ngay DRA và nên chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa huyết học. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này cao, khoảng 30%.

    25. Tác dụng phụ anticholinergic ngoại biên: tác dụng phụ này có các biểu hiện: khô miệng, mũi, nhìn mờ, táo bón, bí tiểu, giãn đồng tử thường gặp, đặc biệt là với thuốc có tiềm lực thấp như chlorpromazine, thioridazine, mesoridazine. Một số bệnh nhân có thể bị nôn, buồn nôn.

    26. Táo bón có thể điều trị bằng các chất xơ thường dùng, nhưng nếu táo bón nặng có thể do liệt ruột. Cần giảm liều DRA hoặc thay đổi thuốc khác ít tác dụng phụ anticholinergic. Pilocarpine có thể dùng để điều trị liệt ruột mặc dù tác dụng phụ này được cho là chỉ thoáng qua. Bethanechol (Urecholine) (liều 20 - 40mg/ngày) có thể dùng để điều trị bí tiểu.

    27. Tăng cân có liên quan đến tăng tần suất tử vong, mức độ bệnh và tình trạng không đáp ứng với thuốc. DRA tiềm lực thấp gây tăng cân đáng kể nhưng không nhiều như SDA như

    28. olanzapine, clozapine. Molindone và loxapine ít gây tăng cân nhất.

    29. Tác dụng phụ nội tiết: phong tỏa thụ thể dopamine tại rãnh củ phểu sẽ gây ra tăng tiết prolactine, làm vú to, tiết sữa, mất kinh, ức chết khoái cảm ở nữ và gây bất lực ở nam. Thuốc SDA, ngoại trừ risperidone, không liên quan đến tăng prolactine và là thuốc chọn lựa điều trị khi bệnh nhân mắc phải tác dụng phụ do tăng prolactine.

    30. Tác dụng phụ tình dục: cả nam và nữ khi dùng DRA đều bị giảm khoái cảm, giảm ham

    31. muốn tình dục. Khoảng 50% bệnh nhân nam dùng thuốc chống loạn thần cho biết bị rối loạn phóng tinh và cương cứng. Sildenafil (Viagra), vardenafil (Livitra) hay tadalafil (Cialis) thường được dùng để điều trị rối loạn cực khoái do thuốc chống loạn thần, nhưng hiện nay chưa có

    32. nghiên cứu nào về kết hợp giữa các thuốc này và DRA. Đặc biệt, thioridazine gây ra giảm ham muốn tình dục và phóng tinh ngược ở nam. Chứng cương cứng và đau khi khoái cảm cũng được được ghi nhận, có thể do tác động đối vận thụ thể a-adrenergic.

    33. Tác dụng phụ về da và mắt: viêm da dị ứng và nhạy cảm với ánh sáng có thể gặp, đặc biệt là với những thuốc tiềm lực thấp. Nổi mẩn ngứa, nổi ban sẩn, đóm xuất huyết và mụn nước có thể xuất hiện sớm trong những tuần đầu, và hồi phục dần. Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng giống như là tình trạng rám nắng nặng cũng xuất hiện ở những bệnh nhân dùng

    34. chlorpromazine. Những bệnh nhân này nên được cảnh báo về tác dụng phụ đó, và không phơi nắng quá 30 - 60 phút, và phải dùng thuốc chống nắng. Dùng chlorpromazine lâu dài có thể xuất hiện mảng da đổi màu xanh xám ở những vùng phơi nắng. Thay đổi ở da thường bắt đầu bằng màu nâu hoặc nâu vàng và tiến triển thành các màu: xám đen, xanh kim loại, máu đỏ tía. Những mảng đổi màu này hồi phụ dần khi bệnh nhân được đổi sang dùng thuốc khác.

    35. Nhiễm sắc tố võng mạc bất hồi phục có liên quan đến sử dụng thioridazine với liều trên 1000mg/ngày. Những triệu chứng sớm của tác dụng phụ này thỉnh thoảng có thể gây lú lẫn về đêm do gặp khó khăn về thị giác vào buổi tối. Nhiễm sắc tố có thể vẫn tiến triển sau khi đã ngưng dùng thioridazine, và cuối cùng là gây mù. Vì lí do này mà chỉ khuyên dùng thioridazine với liều tối đa 800mg/ngày.

    36. Bệnh nhân dùng chlorpromazine có thể bị nhiễm sắc tố lành tính ở mắt, đặc trưng bằng những hạt trầm tích nâu trắng ở mặt trước thủy tinh thể và mặt sau giác mạc, chỉ phát hiện khi khám bằng rạch thủy tinh thể. Trầm tích có thể tiến triển thành hạt trắng và vàng nâu, thường thành hình sao. Thường kết mạc đổi màu thành màu nâu. Không gây nguy hại cho võng mạc và thị giác vẫn không bao giờ bị suy giảm. Bệnh lý này thường hồi phục dần khi ngưng

    37. chlorpromazine.

    38. Vàng da: tăng men gan trong quá trình điều trị bằng DRA thường thoáng qua và không đáng kể về mặt lâm sàng. Khi lần đầu tiên dùng chlorpromazine, vàng da do thuyên tắc hoặc do ứ mật trong gan có thể gặp. Thường xuất hiện trong tháng đầu tiên khi điều trị và được dự báo trước bằng tình trạng đau bụng trên, buồn nôn, nôn. Sau đó thường có sốt, ban đỏ, tăng bạch cầu ái toan, bilirunin niệu, tăng bilirunin huyết thanh, tăng phosphatase kiềm, tăng men gan. Hiện nay những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện vàng da, nên ngưng ngay thuốc.

      1. Tiềm lực và tác dụng phụ của DRA

      1. Tên thuốc

      1. Phân loại hóa học

      1. Liều uống tương đương (mg)

      1. Tác dụng phụ

      1. An thần

      1. Tự động

      1. Ngoại tháp

      1. Pimozide

      1. Diphenylbutylpiperidine

      1. 1.5

      1. +

      1. +

      1. + + +

      1. Fluphenazine

      1. Phenothiazine

      1. 2

      1. +

      1. +

      1. + + +

      1. Haloperidol

      1. Butyrophenone

      1. 2

      1. +

      1. +

      1. + + +

      1. Thiothixene

      1. Thioxanthene

      1. 4

      1. +

      1. +

      1. + + +

      1. Trifluoperazine

      1. Phenothiazine

      1. 5

      1. + +

      1. +

      1. + + +

      1. Perphenazine

      1. Phenthiazine

      1. 8

      1. + +

      1. +

      1. ++/+++

      1. Molindone

      1. Didydroindolone

      1. 10

      1. + +

      1. +

      1. +

      1. Loxapine

      1. Dibenzoxazepine

      1. 10

      1. + +

      1. +/++

      1. ++/+++

      1. Prochlorperazine

      1. Phenothiazine

      1. 15

      1. + +

      1. +

      1. + + +

      1. Acetophenazine

      1. Phenothiazine

      1. 20

      1. + +

      1. +

      1. ++/+++

      1. Triflupromazine

      1. Phenothiazine

      1. 25

      1. + + +

      1. ++/+++

      1. + +

      1. Mesoridazine

      1. Phenothiazine

      1. 50

      1. + + +

      1. + +

      1. +

      1. Chlorpromazine

      1. Phenothiazine

      1. 100

      1. + + +

      1. + + +

      1. + +

      1. Chlorprothixene

      1. Thioxanthene

      1. 100

      1. + + +

      1. + + +

      1. +/++

      1. Thioridazine

      1. Phenothiazine

      1. 100

      1. + + +

      1. + + +

      1. +



    39. Thuốc chống loạn thần không điển hình:

    40. Các thuốc đối vận serotonine - dopamine (SDA - serotonine dopamine antagonist) còn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ 2, hoặc không điển hình. Bao gồm: risperidone,

    41. olanzapine, quetiapine, clozapine, ziprasidone. Thuốc phong tỏa thủ thể serotonine type 5-HT2 và thụ thể D2 làm cơ sở cho việc điều trị bệnh. SDA cũng tác động chuyên biệt hơn lên hệ

    42. dopamine ở mesolimbic nhiều hơn ở thể vân, liên quan đến việc phân ly nhanh chóng khỏi thụ thể D2.

    43. Tất cả các thuốc SDA có cùng đặc tính sau: (1) phong tỏa ít thụ thể D2 hơn so với DRA; (2) ít có nguy cơ mắc phải hội chứng ngoại tháp hơn so với DRA, nhất là rối loạn vận động muộn; (3) có hiệu quả rõ rệt trong điều trị tâm thần phân liệt và (4) có hiệu quả rõ rệt trong điều trị cơn hưng cảm. Các thuốc SDA đều có cấu trúc phân tử khác nhau, có ái lực thụ thể khác nhau. T ương tác giữa thụ thể với hiệu lực trị liệu cũng không rõ.

    44. Aripiprazole lại có một các tác động mới hơn: đối vận từng phần lên thụ thể dopamine. Đây là một tiến bộ xa hơn so với thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2 trong việc điều trị loạn thần.

    45. Mặc dù ít nhưng các thuốc SDA vẫn có tác dụng phụ ngoại tháp, thuốc SDA còn gây tăng cân đáng kể, và làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường Theo FDA của Hoa Kỳ, tất

    46. cả các thuốc SDA đều phải gắn nhãn cảnh báo cần được theo dõi sát xao vì nguy cơ gây bất thường đường huyết.

    47. Trong số những thuốc SDA, clozapine có đặc tính riêng biệt. Đây không được xem là thuốc chọn lựa hàng đầu vì các tác dụng phụ và cần phải kiểm tra huyết học mỗi tuần. Mặc dù thuốc này có hiệu quả cao trong điều trị hưng cảm, trầm cảm, nhưng vẫn không được FDA xếp vào chỉ định điều trị các tình trạng bệnh lý đó. Olanzapine được chỉ định là thuốc điều trị các giai đoạn hưng cảm cấp, mạn tính trong rối loạn lưỡng cực I, nhưng lại chỉ dùng cho những trường hợp thất bại trị liệu với những can thiệp khác (thuốc).

    48. Chỉ định trị liệu:

    49. Mặc dù đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị cơn hưng cảm, nhưng các thuốc

    50. này thường có ít như trị liệu thêm vào với trầm cảm kháng trị, PTSD (posttraumatic stress disorder), rối loạn hành vi trong sa sút tâm thần. Những thuốc SDA còn được xem là thuốc chọn lựa hàng đầu, ngoại trừ clozapine do thuốc này gây ra tác dụng phụ huyết học - nên cần theo dõi huyết học mỗi tuần

    51. Tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt: các SDA có hiệu quả trong điều trị các chứng loạn thần cấp và mãn, như tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc phân liệt, cả ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên. Các thuốc SDA có hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn, như các thuốc chống loạn thần điển hình (DRA) trong điều trị các triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt và có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với DRA trong điều trị triệu chứng âm tính. BN dùng

    52. Hóa dược trị liệuthuốc SDA ít bị tái phát hơn, ít phải nhập viện hơn, ít phải cần cấp cứu tâm thần, ít phải tư vấn điện thoại về tâm thần, và số ngày điều trị ngắn hơn so với dùng DRA.

    53. Vì clozapine có những tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng nên nói gần như chỉ dùng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt kháng với tất cả các thuốc chống loạn thần khác. Những chỉ định khác của clozapine bao gồm: rối loạn vận động muộn nặng, những bệnh nhân có ngưỡng dễ bị triệu chứng ngoại tháp. Những bệnh nhân dung nạp tốt với clozapine có thể sử

    54. dụng lâu dài. Tác dụng của clozapine có thể tăng lên do risperidone, aripiprazole do các thuốc này làm tăng nồng độ của clozapine và thỉnh thoảng có thể gây cải thiện về lâm sàng một cách ngoạn mục.

    55. Rối loạn khí sắc: tất cả các thuốc SDA được FDA chứng thực cho điều trị cơn hưng

    56. cảm. Olanzapine cũng được chứng minh là điều trị duy trì trong rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, nói chung, thuốc chống loạn thần điển hình và benzodiazepine có hiệu quả làm êm dịu cơn hưng cảm nhanh hơn các thuốc SDA. Các thuốc SDA còn có hiệu quả triệu chứng trầm cảm trong tâm thần phân liệt, tăng tác dụng chống trầm cảm trong điều trị cơn trầm cảm. Do đó, kết

    57. hợp thuốc SDA và thuốc chống trầm cảm thường dùng để điều trị trầm cảm kháng trị. Kết hợp fluoxetine và olanzapine là kết hợp được FDA khuyên dùng.

    58. Các chỉ định khác: có khoảng 10% bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi gây hấn và bạo lực. Thuốc SDA cũng có hiệu quả điều trị tình trạng gây hấn. Các chỉ định khác còn bao

    59. gồm: hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), rối loạn kiểu tự kỷ, rối loạn Tourette, bệnh Huntington, hội chứng Lesch-Nyhan. Risperidone và olanzapine còn được dùng để kiểm soát tình trạng gây hấn và tự gây thương tích ở trẻ em. Những thuốc này còn được chỉ định cùng với thuốc kích thích giao cảm, như methylphenidate hay dextroamphetamine để điều trị chứng tăng động - giảm chú ý ở trẻ em (ADHD), là những bệnh nhân thường có kết hợp cả rối loạn ứng xử, rối loạn chống đối (opposition-defiant disorder). Các thuốc SDA, đặc biệt là olanzapine, clozapine, quetiapine, còn có ích cho những bệnh nhân bị rối loạn vận động muộn. Thuốc có

    60. ngăn chặn những vận động bất thường trong rối loạn vận động muộn. Thuốc còn điều trị trầm

    61. cảm loạn thần, loạn thần thứ phát sau chấn thương đầu, sa sút tâm thần, loạn thần do thuốc.

    62. Điều trị bằng SDA còn làm giảm nguy cơ tự sát, ngộ độc nước ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân OCD kháng trị có thể đáp ứng với SDA, nhưng cũng có một số bệnh nhân có triệu chứng cấp cứu của OCD khi điều trị bằng SDA. Một số bệnh nhân rối loạn nhân cách

    63. ranh giới có thể cải thiện khi điều trị bằng SDA.


        1. tải về 1.53 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương