ThS. bs. Trần Trung Nghĩa



tải về 1.53 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích1.53 Mb.
#33343
1   2   3   4   5   6   7   8   9



    1. CÁC THUỐC BENZODIAZEPINE (BZD) VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN THỤ THỂ BENZODIAZEPINE:

    1. Các thuốc benzdiazepine có tên gần giống nhau do có cùng cấu trúc phân tử. Thuốc cũng có cùng tác động lên các thụ thể, nên các thụ thể này được gọi là thụ thể benzodiazepine, có tác động điều chỉnh lên hoạt động của GABA (gamma aminobutyric acid). Các thuốc đồng vận không phải benzodiazepine, như zolpidem (ambien), zaleplon (Sonata) và eszopiclone (Lunesta), cũng được đề cập ở bài này do có hiệu quả lâm sàng dựa trên tương tác với phức hợp thụ thể GABA bằng cách kết nối khoá chặt hay kết hợp vớl thụ thể benzodiazepine. Flumazenil (Romazicon), một chất đối vận thụ thể benzodiazepine, được dùng để đảo nghịch tác dụng an thần do benzodiazepine trong cấp cứu quá liều benzodiazepine, cũng được đề cập ở bài này. Do benzodiazepine có hiệu quả giải lo âu nhanh chóng nên thuốc rất thường được sử dụng để điều trị ngay lập tức tình trạng mất ngủ, kích động hoặc lo âu trong các rối loạn tâm thần. Thêm vào đó, các thuốc benzodiazepine cũng có tác dụng gây mê, chống co giật và giãn cơ. Tuy nhiên, vì nguy cơ lệ thuộc về tâm thần và sinh lý, việc sử dụng lâu dài benzodiazepine trong kết hợp điều trị tâm thần, nên được cân nhắc.

    2. Một số BZD chính yếu:

    • Alprazolam (Xanax)

    • Clonazepam (Klonopin)

    • Diazepam (Valium)

    • Chlordiazepoxide (Librium)

    • Lorazepam (Ativan)

    • Oxazepam (Serax)

    • Prazepam (Centrex)

    • Clorazepate (Tranxene)

    • Triazolam (Halcion)

    • Temazepam (Restoril)

    • Flurazepam (Dalmane)

    • Midazolam (Versed)

    • Quazepam (Doral)

    • Flumazenil (Romazicon)

    • Mitrazepam

    • Lormetazolam

    • Loprazolam

    • Clobazam

    • Flunitrazepam

    • Brotizolam

    1. Tác động dược lý:Ngoại trừ clorazepate (Tranxene), tất cả các benzodiazepine được hấp thu hoàn toàn mà không thay đổi cấu trúc qua đường tiêu hoá. Độ hấp thu và đạt nồng đồ đỉnh, thời gian khởi phát tác động nhanh nhất là diazepam (Valium, Seduxen), lorazepam (Ativan, Temesta), alprazolam (Xanax), triazolam (Halcion) và estazolam (ProSom). Việc khởi phát tác động nhanh quan trọng với những bệnh nhân sử dụng đơn độc benzodiazepine để êm dịu trong giai đoạn lo âu cấp tính, hoặc để ngủ nhanh. Một số benzodiazepine có hiệu quả khi dùng đường tiêm tĩnh mạch, trong khi chỉ có lorazepam và midazolam (Versed) được hấp thu nhanh và nồng độ đáng tin cậy khi dùng đường tiêm bắp.

    2. Diazepam, chlordiazepoxide, clonazepam (Klonopin, Rivotril), clorazepate, flurazepam (Dalmane), prazepam (Centrax), quazepam (Doral) và halazepam (Paxipam) có thời gian bán huỷ trong huyết tương thay đổi từ 30 - 100 giờ, và vì vậy được gọi là các benzodiazepine tác dụng dài. Thời gian bán huỷ của các chất này có thể đến 200 giờ ở những bệnh nhân có di truyền tình trạng chuyển hoá chậm. Bởi vì để đạt nồng độ thuốc ổn định trong huyết tương có thể cần đến 2 tuần, nên những bệnh nhân đã từng có triệu chứng ngộ độc thuốc sau 7 - 10 ngày nên được đánh giá lại liều điều trị.

    3. Thời gian bán huỷ của lorazepam, oxazepam (Serax), temazepam (Restoril) và estazolam khoảng 8 - 10 giờ. Alprazolam có thời gian bán huỷ khoảng 10 - 15 giờ. Triazolam có thời gian bán huỷ ngắn nhất (khoảng 2 - 3 giờ). Việc đánh giá này được xem xét khi sử dụng thuốc đường uống.

    4. Ưu điểm của thuốc tác dụng dài so với thuốc có tác dụng ngắn là số lần sử dụng ít hơn, ít thay đổi nồng độ huyết tương, ít gây hiện tượng cai nghiện. Bất tiện của thuốc tác dụng dài là sự tích luỷ thuốc, tăng nguy cơ suy giảm chức năng tâm thần vận động vào ban ngày. Thuận lợi của thuốc tác dụng ngắn so với thuốc tác dụng dài là không tích luỷ thuốc và ít gây an thần vào ban ngày. Bất tiện của thuốc tác dụng ngắn là sử dụng nhiều lần, gây tình trạng nghiện

    5. nhanh chóng và nặng nề. Tình trạng mất ngủ nẩy ngược và quên thuận chiều được cho là do thuốc tác dụng ngắn nhiều hơn so với thuốc tác dụng dài.

    6. Zaleplon, zolpidem và eszopiclone có cấu trúc khác hẳn và khác ở việc kết hợp với tiểu đơn vị của thụ thể GABA. Các benzodiazepine hoạt hoá tất cả 3 vị trí kết nối chuyên biệt GABAa - benzodiazepine, gây mở kênh clor và làm giảm kích thích tế bào cơ, tế bào thần kinh. Zolpidem, zaleplon và eszopiclon có tính chọn lọc trên một số các tiểu đơn vị của thụ thể GABA. Do điều này nên hiệu quả an thần chọn lọc hơn, và tương đối không gây giãn cơ, không có hiệu quả chống động kinh.

    7. Zolpidem, zaleplon, eszopiclon được hấp thu nhanh và tốt hơn qua đường uống, mặc dù sự hấp thu thuốc có thể tạm hoãn tối đa 1 giờ nếu được dùng chung với thức ăn. Zaleplon

    8. đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong 1 giờ và thời gian bán huỷ khoảng 1 giờ. Nếu được dùng ngay sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ, ăn uống thịnh soạn, đạt nồng độ đỉnh chậm hơn khoảng 1 giờ, làm giảm hiệu quả khởi phát giấc ngủ. Thời gian bài tiết hoàn toàn khoảng 6 giờ ở người trưởng thành khoẻ mạnh. Eszopiclone kết nối kém với protein huyết tương (52 - 59%). Chuyển hoá nhanh và không có chất chuyển hoá hoạt động của các thuốc zolpidem, zaleplon, eszopiclone giúp tránh tích tụ thuốc trong huyết tương so với các thuốc benzodiazepine tác dụng dài.

    1. Chỉ định trị liệu:

    1. Mất ngủ:

    1. Mất ngủ là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý tâm thần hay thực thể, nên các

    2. thuốc ngủ không nên dùng liên tiếp quá 7 - 10 ngày mà không tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ. Thực ra, nhiều bệnh nhân gặp tình trạng khó duy trì giấc ngủ và sử dụng kéo dài tác dụng gây ngủ của thuốc. Temazepam, flurazepam, và triazolam là những benzodiazepam có chỉ định duy nhất cho tình trạng mất ngủ. Zolpidem, zaleplon và eszopiclone cũng chỉ có chỉ định duy nhất với tình trạng mất ngủ. Trong khi những thuốc này thường không gây ra tình trạng mất ngủ nảy ngược sau khi ngưng việc sử dụng thuốc trong một thời gian, nhưng một số bệnh nhân vẫn gặp tình trạng khó ngủ tăng dần trong những đêm đầu tiên sau khi ngưng thuốc. Việc sử dụng zolpidem, zaleplon và eszopiclone kéo dài hơn một tháng cũng không ảnh hưởng đến những khó chịu khi ngưng thuốc đột ngột. Không có bất kì sự dung nạp thuốc (khi đo bằng các thang giấc ngủ) khi thử nghiệm eszopiclone trong 6 tháng.

    3. Flurazepam, temazepam, quazepam, estazolam và triazolam là những benzodiazepine đã được chứng minh cho tác dụng gây ngủ. Về nguyên tắc các thuốc ngủ benzodiazepam khác nhau ở thời gian bán huỷ; benzodiazepine có thời gian bán huỷ dài nhất, triazolam ngắn nhất. Flurazepam có thể gây ra suy giảm nhẹ tình trạng nhận thức ngay sau khi sử dụng; triazolam có thể gây nảy ngược tình trạng lo âu nhẹ và quên thuận chiều. Quazepam gây buồn ngủ ban ngày khi dùng lâu. Temazepam hay estazolam có thể thích hợp với đa số người trưởng thành. Estazola gây khởi phát giấc ngủ nhanh chóng và hiệu quả trong khoảng 6 - 8 giờ.

    1. Các rối loạn lo âu:

    1. Rối loạn lo âu lan toả: Các thuốc benzodiazepine có hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ tình trạng lo âu do rối loạn lo âu lan toả. Hầu hết bệnh nhân được điều trị thuốc này trong một thời gian ngắn chuyên biệt và định rõ giới hạn. Vì rối loạn lo âu lan toả là một bệnh lý mãn tính có tỷ lệ tái diễn cao nên một số bệnh nhân bị rối loạn này thường được cho điều trị duy trì kéo dài bằng benzodiazepine.

    2. Rối loạn hoảng loạn: Alprazolam và clonazepam, hai thuốc benzodiazepine có tiềm lực cao, thường được dùng điều trị rối loạn hoảng loạn, có kèm hoặc không ám sợ đám đông. Mặc dù các thuốc SSRI (serotonine selective reuptake inhibitor - nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine) cũng được chỉ định để điều trị rối loạn này, nhưng các

    3. thuốc benzodiazepine có ưu thế gây hiệu quả nhanh chóng và không gây rối loạn hoạt động tình dục đáng kể và không gây tăng cân. Tuy nhiên, SSRI vẫn thường được chọn lựa điều trị hơn vì chúng có hiệu quả lên cả các bệnh kèm theo, ví dụ: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Các thuốc benzodiazepine và SSRI có thể được dùng phối hợp từ đầu cho các triệu chứng hoảng loạn cấp; sau đó benzodiazepine được giảm dần sau 3 - 4 tuần khi SSRI đã có hiệu quả điều trị.

    4. Ám sợ xã hội: Clonazepam có hiệu quả điều trị cho ám sợ xã hội. Các benzodiazepine khác (như diazepam) cũng được dùng như thuốc hổ trợ cho điều trị ám sợ xã hội.

    5. Các rối loạn lo âu khác: Các benzodiazepine được dùng phối hợp để điều trị rối loạn thích ứng có triệu chứng lo âu, lo âu bệnh lý với các tình huống xã hội (ví dụ: sau tai nạn), rối

    6. loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn sau sang chấn tâm lý (PTSD).

    7. Rối loạn trầm cảm - lo âu hổn hợp: Alprazolam được chỉ định điều trị lo âu phối hợp

    8. trầm cảm. Một số thuốc chống trầm cảm có nhiều đặc tính an toàn hơn, được ưa thích hơn đã làm alprazolam rơi xuống chọn lựa hàng thứ hai, nhưng có một số bệnh nhân đáp ứng kém với các thuốc chống trầm cảm lại đáp ứng tốt với alprazolam.

    1. Rối loạn lưỡng cực type I:

    1. Clonazepam, lorazepam và alprazolam có hiệu quả trong điều trị cơn hưng cảm và là thuốc hổ trợ thay thế thuốc chống loạn thần trong điều trị duy trì. Khi kết hợp với lithium hay lamotrigine, clonazepam có thể tăng thời gian ổn định bệnh giữa các cơn chu kỳ và các giai đoạn trầm cảm.

    1. Trạng thái bồn chồn không yên (akathisia):

    1. Thuốc chọn lựa hàng đầu trong điều trị trạng thái bồn chồn thường là chất đối vận thụ thể p2 adrenergic. Tuy nhiên, các thuốc benzodiazepine cũng có hiệu quả điều trị cho một số bệnh nhân bị trạng thái bồn chồn.

    1. Bệnh Parkinson:

    1. Một số bệnh nhân bệnh Parkinson nguyên phát có thể đáp ứng với việc sử dụng zolpidem lâu dài nhằm làm giảm tình trạng vận động chậm chạp và tình trạng cứng đờ. Zolpidem được dùng với liều 10mg x 4 lần/ngày trong nhiều năm có thể được bệnh nhân dung nạp tốt mà không gây buồn ngủ.

    1. Các chỉ định khác trong tâm thần:

    1. Chlordiazepoxide (Librium) được dùng đề điều trị các triệu chứng cai rượu. Các thuốc benzodiazepine khác (nhất là lorazepam dùng đường tĩnh mạch) cũng được dùng để kiểm soát triệu chứng kích động do sử dụng chất (như lạm dụng amphetamine) và kích động do loạn

    2. thần, trong lúc cấp cứu. Các thuốc benzodiazepine còn được dùng thay thế amobarbital (Amytal) trong những cuộc phỏng vấn có hổ trợ thuốc. Các thuốc benzodiazepine còn được dùng để điều trị trạng thái căng trương lực. Một số bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng có triệu chứng lo âu hay hoảng loạn cũng đáp ứng với thuốc benzodiazepine.

    1. Flumazenil trong trường hợp quá liều BZD:

    1. Flumazenil được sử dụng nhằm mục đích đảo nghịch tác dụng phụ an thần, quên, triệu chứng tâm thần - vận động do chất đồng vận thụ thể benzodiazepine, như các thuốc

    2. benzodiazepine, zolpidem, zaleplon. Flumazenil được dùng đường tĩnh mạch, có thời gian bán huỷ 7 - 15 phút. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của flumazenil là buồn nôn, nôn, choáng váng, kích động, cảm xúc dao động, dãn mạch da, đau vị trí tiêm (thuốc), mệt mỏi, nhìn kém, đau đầu. Tác dụng phụ nguy kịch thường gặp nhất do flumazenil là thúc đẩy cơn co giật, nhất

    3. là các bệnh nhân bị động kinh, những bệnh nhân lệ thuộc sinh lý với benzodiazepine, những

    4. bệnh nhân uống số lượng lớn benzodiazepine. Dùng flumazenil đơn độc cũng có thể gây giảm sự hồi phục trí nhớ.

    5. Trong trường hợp quá liều nhiều loại thuốc, tác động do ngộ độc (như: co giật, loạn nhịp tim) nhiều loại thuốc (như: thuốc 3 vòng) có thể xuất hiện rõ ràng hơn khi có hiệu quả đảo nghịch của flumazenil với hiệu quả của benzodiazepine. Ví dụ: co giật do quá liều thuốc 3 vòng có thể được giảm nhẹ phần nào khi bệnh nhân cũng dùng quá liều benzodiazepine. Nhưng khi dùng flumazenil, tình trạng co giật, loạn nhịp tim do ngộ độc thuốc 3 vòng có thể xuất hiện và

    6. gây ra tình trạng nguy kịch. Flumazenil không gây đảo nghịch tác động của rượu ethanol, các thuốc nhóm barbiturate, các chất gốc opiate. Điều trị ban đầu các trường hợp quá liều hay nghi ngờ quá liều benzodiazepine nên dùng liều flumazenil đầu tiên là 0.2mg (2mL) tiêm tĩnh mạch trong 30 giây. Nếu tình trạng ý thức không phục hồi sau 30 giây, dùng liều kế tiếp là 0.3mg (3mL) tiêm trong 30 giây. Liều sau đó là 0.5mg (5mL) nếu sau 30 giây vẫn chưa hồi phục ý thức. Trong 1 phút, tổng liều flumazenil không được quá 3mg. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng không nên vội vã chỉ định sử dụng flumazenil. Trước khi sử dụng flumazenil, nên thiết lập đường truyền tĩnh mạch và đường thở hổ trợ đảm bảo chắc chắn. Bệnh nhân nên được hồi tỉnh dần.

    7. Hầu hết các bệnh nhân quá liều benzodiazepine đáp ứng với liều tích luỹ flumazenil 1 - 3mg. Với liều trên 3mg không chắc sẽ có hiệu quả cao hơn. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 5 phút nhận liều tích luỹ flumazenil 5mg, nguyên nhân chính của tỉnh trạng an thần chắc chắn không do chất đồng vận thụ thể benzodiazepine và việc tăng thêm liều flumazenil cũng không có hiệu quả gì thêm.

    8. Tình trạng an thần có thể xuất hiện trở lại ở 1 - 3% bệnh nhân được điều trị với

    9. flumazenil. Có thể ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng này bằng cách dùng liều lặp lại flumazenil

    10. trong khoảng 20 phút. Khi điều trị lặp lại, không dùng quá 1mg (0.5mg trong 1 phút) ở bất kỳ thời điểm nào, và không không dùng quá 3mg trong 1 giờ.

    1. Thận trọng và các tác dụng phụ của BZD:

    1. Tác dụng phụ thường gặp nhất của benzodiazepine là tình trạng lừ đừ, gặp ở 10% bệnh nhân dùng thuốc. Do tác dụng phụ này, nên khuyên bệnh nhân dùng thuốc cẩn thận khi lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm. Tình trạng lừ đừ có thể kéo dài suốt ngày sau khi dùng thuốc benzodiazepine nhằm điều trị mất ngủ trong đêm trước, nên còn gọi là tính an thần còn thừa vào ban ngày. Một số bệnh nhân còn bị tình trạng thất điều (< 2%) và choáng váng (< 1%). Các triệu chứng này có thể gây ra tình trạng suy sụp tinh thần, gây ưu phiền, nhất là ở người già. Hầu hết các tác dụng phụ nguy hiểm của các thuốc benzodiazepine xuất hiện khi

    2. dùng chung với các chất gây an thần như rượu ethanol. Kết hợp này có thể gây tình trạng lừđừ rõ rệt, mất ức chế, hay gây cả tình trạng ức chế hô hấp. Hiếm hơn, chất đồng vận thụ thể

    3. benzodiazepine có thể gây suy giảm nhận thức nhẹ.

    4. Các thuốc benzodiazepine tiềm lực cao, đặc biệt là triazolam, zolpidem, có thể gây quên thuận chiều. Tăng tình trạng gây hấn ngược có thể gặp ở những người sử dụng benzodiazepine, mặc dù tác dụng này thường gặp ở những người bị sang chấn não trước đó. Phản ứng dị ứng với thuốc hiếm khi gặp, nhưng có một số nghiên cứu ghi nhận tình trạng nổi

    5. sẩn hồng ban, ngứa toàn thân. Các triệu chứng ngộ độc benzodiazepine gồm có: lú lẫn, nói líu ríu, mất điều hoà động tác, lừ đừ, khó thở, giảm phản xạ.

    6. Triazolam được chú ý nhiều nhất do những ghi nhận về biểu hiện gây hấn hành vi dữ dội khi dùng triazolam. Do vậy, nhà sản xuất khuyến cáo không nên dùng thuốc quá 10 ngày khi điều trị mất ngủ, và các bác sĩ nên đánh giá cẩn thận những bất thường khi có thay đổi nổi bật về tư duy, hành vi ở các bệnh nhân dùng triazolam, đánh giá thích hợp tất cả các nguyên nhân có thể có. Triazolam chính thức bị cấm ở Anh năm 1991. Những bệnh nhân bệnh gan, người già hầu như chắc chắn có tác dụng phụ hoặc triệu chứng ngộ độc khi dùng benzodiazepine, như: hôn mê gan, đặc biệt khi dùng lặp lại hoặc dùng liều cao. Các thuốc benzodiazepine có thể gây giảm hô hấp rõ rệt ở các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,

    7. gây ngừng thở lúc ngủ. Alprazolam còn gây kích thích ăn uống và gây tăng cân. Các thuốc

    8. benzodiazepine nên được dùng một cách thận trọng ở những người có tiền căn lạm dụng chất, rối loạn nhận thức hay nhược cơ nặng.

    9. Một số dữ liệu cho thấy các thuốc benzodiazepine gây quái thai. Do đó, không nên dùng thuốc trong thai kì. Ngoài ra, việc sử dụng benzodiazepine ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra hội chứng cai ở trẻ sơ sinh. Thuốc được tiết qua sữa với nồng độ đủ gây ảnh hưởng lên trẻ sơ sinh. Các thuốc benzodiazepine có thể gây khó thở, chậm nhịp tim và lừ đừ ở trẻ dưỡng nhi.

    10. Zolpidem và zaleplon thường được dung nạp tốt. Với liều 10mg zolpidem/ngày và liều

    11. 10mg zaleplon/ngày, một số ít bệnh nhân cảm thấy choáng váng, lừ đừ, khó tiêu hay tiêu chảy. Zolpidem và zaleplon cũng tiết qua sữa nên bị chống chỉ định cho những bà mẹ đang cho con bú. Liều zolpidem và zaleplon nên giảm ở người già, người bị suy gan.

    12. Một một số hiếm trường hợp, zolpidem gây ra ảo giác và thay đổi hành vi. Kết hợp zolpidem và SSRI có thể kéo dài thời gian tồn tại ảo giác ở các bệnh nhân nhạy cảm.

    13. Eszopiclone dùng ở người già có liên quan giữa liều lượng và tác dụng phụ gây đau, khô miệng và ngữi thấy mùi khó chịu, nhất là tình trạng ngữi thấy mùi khó chịu.

    1. Dung nạp - lệ thuốc và cai nghiện:

    1. Khi dùng các thuốc benzodiazepine trong một thời gian ngắn (1 - 2 tuần) với liều trung bình, thuốc không gây dung nạp, lệ thuộc hoặc tình trạng cai nghiện rõ rệt. Các thuốc

    2. benzodiazepine tác động nhanh (như triazolam) có thể có ngoại lệ, vì một số bệnh nhân được ghi nhận có tình trạng lo âu tăng dần sau khi dùng liều duy nhất benzodiazepine. Một số bệnh nhân dung nạp với tác dụng giải lo âu của benzodiazepine và cần phải tăng liều để duy trì tác

    3. dụng giảm lo âu.

    4. Hóa dược trị liệuHội chứng cai nghiện, hay còn gọi là hội chứng ngưng thuốc, xuất hiện tuỳ thuộc vào

    5. thời gian dùng thuốc, liều sử dụng, tốc độ giảm liều và thời gian bán huỷ của loại thuốc sử

    6. dụng. Hội chứng cai benzodiazepine có biểu hiện bằng tình trạng lo âu, bồn chồn không yên,

    7. hốt hoảng, toát mồ hôi, cáu kỉnh, mệt mỏi, mê sảng, run, mất ngủ, cảm giác yếu ớt. Ngưng đột ngột benzodiazepine, đặc biệt là các loại thuốc có thời gian bán huỷ ngắn, sẽ gây ra hội chứng cai nặng nề, gồm các biểu hiện: trầm uất, hoang tưởng, sảng, co giật. Các triệu chứng nặng hầu như xuất hiện khi sử dụng flumazenil nhằm mục đích đảo nghịch nhanh chóng các hiệu quả của các chất đồng vận thụ thể benzodiazepine. Một số đặc điểm của hội chứng cai có thể

    8. gặp trong 90% các trường hợp sử dụng benzodiazepine. Tiến triển thành hội chứng cai nặng

    9. chỉ gặp ở những bệnh nhân dùng benzodiazepine liều cao và kéo dài. Sự xuất hiện hội chứng cai có thể tạm hoãn trong 1 - 2 tuần khi được điều trị bằng benzodiazepine thời gian bán huỷ dài. Đặc biệt alprazolam có thể gây ra hội chứng cai nặng ngay lập tức khi ngưng thuốc, nên

    10. cần phải giảm thuốc từ từ.

    11. Khi ngưng thuốc, cần giảm liều từ từ (25% trong 1 tuần), nếu không, hầu như sẽ xuất hiện tình trạng tái diễn hoặc dội ngược các triệu chứng (đang/vừa mới điều trị bằng benzodiazepine). Theo dõi các triệu chứng (có thể đánh giá bằng các thang chuẩn hoá) và nâng đỡ tâm lý rất có ích để ngưng benzodiazepine thành công. Sử dụng đồng thời carbamazepine (Tegretol) khi đang ngưng/giảm benzodiazepine được cho là biện pháp cai benzodiazepine nhanh hơn, dung nạp tốt hơn so với việc giảm liều benzodiazepine đơn thuần. Liều carbamazepine để hổ trợ cai benzodiazepine thay đổi trong khoảng 400 - 500mg/ngày. Một số bác sĩ lâm sàng ghi nhận tình trạng đặc biệt khó khăn khi cai alprazolam, nhất là với những bệnh nhân sử dụng alprazolam liều cao, kéo dài. Đã có một số nghiên cứu báo cáo điều trị cai alprazolam thành công bằng clonazepam, bằng cách giảm liều từ từ. Zolpidem và zaleplon có thể gây ra hội chứng cai nhẹ, kéo dài khoảng 1 ngày, khi trước đó điều trị bằng liều cao. Hiếm hơn, một số bệnh nhân dùng zolpidem với liều 300 - 400mg/ngày, khi ngưng đột ngột sẽ gây ra triệu chứng cai kéo dài đến 4 ngày hoặc hơn. Tình trạng dung nạp với tác dụng an thần không xãy ra với việc sử dụng zolpidem và zaleplon.

    1. Tương tác thuốc:

    1. Tương tác của các thuốc đồng vận thụ thể benzodiazepine mạnh và thường dùng nhất thường gây ra tình trạng an thần (buồn ngủ) và suy hô hấp, khi sử dụng đồng thời benzodiazepine, zolpidem, zaleplon các chất gây ức chế thần kinh trung ương, như rượu, các thuốc barbiturate, thuốc chống trầm cảm TCA, thuốc đối vận thụ thể dopamine (DRA - dopamine receptor antagonist), các chất opioid, các thuốc kháng histamine. Mất điều hoà, chứng mất vận ngôn hầu như luôn xuất hiện khi kết hợp lithium, thuốc chống loạn thần, clonazepam với nhau. Kết hợp thuốc benzodiazepine với clozapine có thể gây sảng, và do đó, nên tránh sự kết hợp này. Cimetidine, disulfiram, isoniazide, estrogen và thuốc tránh thai đường uống làm tăng nồng độ huyết tương của diazepam, clorazepate, chlordiazepoxide, flurazepam, prazepam và halazepam. Cimetidine làm tăng nồng độ huyết tương của zaleplon. Nefazodone, fluvoxamine có thể làm tăng nồng độ huyết tương của triazolam, alprazolam đến nồng độ ngộ độc. Vì vậy, nhà sản xuất nefazodone khuyến cáo liều triazolam nên giảm 75%, liều alprazolam giảm 50% khi kết hợp với nefazodone. Những thuốc không cần toa thuộc họ hồ tiêu, được quảng cáo có tác dụng giải lo âu, có thể có khả năng tác động như chất đồng vận

    2. Hóa dược trị liệuthụ thể benzodiazepine thông qua hiệp đồng quá mức lên thụ thể GABA. Carbamazepine có thể làm giảm nồng độ huyết tương của alprazolam. Thực phẩm và chất kháng acid có thể làm giảm nồng độ huyết tương của các thuốc benzodiazepine. Hút thuốc có thể làm tăng chuyển hoá các thuốc benzodiazepine. Rifampin (Rifadin), phenytoin (Dilantin), carbamazepine, phenobarbital làm tăng đáng kể quá trình chuyển hoá của zaleplon. Các thuốc benzodiazepine có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của phenytoin, digoxin. Các thuốc SSRI có thể kéo dài và làm nặng hơn tình trạng ảo giác do zolpidem.

    1. Giao thoa giữa BZD - zolpidem và zaleplon:

    1. Chưa phát hiện được sự giao thoa trong phòng thí nghiệm giữa việc sử dụng các thuốc benzodiazepine, zolpidem và zaleplon.

    1. Liều lượng và hướng dẫn lâm sàng:

    1. Trong lâm sàng, quyết định điều trị bằng benzodiazepine cho các bệnh nhân lo âu nên được cân nhắc cẩn thận. Các nguyên nhân bệnh lý thực thể gây lo âu (như: suy giáp, nghiện cafein, thuốc đang sử dụng ...) phải được loại bỏ hẳn. Việc dùng benzodiazepine nên được bắt đầu bằng liều thấp và nên chú ý đến đặc tính gây an thần của thuốc, khả năng lạm dụng thuốc. Thời gian trị liệu nên được thiết lập từ lú bắt đầu trị liệu, tính cần thiết của việc tiếp tục trị liệu phải được đánh giá lại mỗi tháng do những vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc

    2. benzodiazepine lâu dài. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân bị rối loạn lo âu không đáp ứng với bất kì trị liệu nào ngoại trừ thuốc benzodiazepine dùng kéo dài.

    3. Các thuốc benzodiazepine có nhiều dạng trình bày khác nhau. Clonazepam có dạng trình bày dưới dạng dung dịch nước, nên dễ dùng cho các bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt thuốc viên. Alprazolam được trình bày dưới dạng phóng thích kéo dài, làm giảm số lần sử dụng. Một số thuốc benzodiazepine có hiệu lực cao hơn thuốc BZD khác nên có thể chỉ cần

    4. dùng liều tương đối thấp hơn so với một số thuốc khác mà vẫn có hiệu quả tương đương. Ví

    5. dụ: clonazepam là một BZD có hiệu lực cao, liều 0.25mg tương đương liều 5mg của diazepam; và tương đương 15mg oxazepam, nên oxazepam gọi là thuốc BZD có hiệu lực thấp.

    6. Zaleplon có dạng trình bày là viên nang 5 và 10mg. Liều 10mg zaleplon là liều thường sử dụng cho một người trưởng thành, nhưng liều tối đa đến 20mg. Liều duy nhất zaleplon có thể gây ngủ 4 giờ, ít gây tình trạng khó chịu sau đó. Với một người 65 tuổi, hay bị suy gan, chỉ nên dùng liều 5mg.

    7. Exzopiclone có dạng trình bày là viên nén 1 - 2 - 3mg. Liều khởi đầu không nên vượt quá 1mg với những bệnh nhân suy gan nặng, hay những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức

    8. chế men CYP 3A4. Liều được khuyên sử dụng nhằm dễ đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ khoảng 2 - 3mg cho một người trưởng thành (18 - 64 tuổi) và là 2mg cho người già (từ 65 tuổi trở lên). Liều 1mg giúp đi vào giấc ngủ tốt dùng cho người già lần đầu tiên bị khó ngủ.

      1. Thuốc

      1. Tên thương mại

      1. Liều tương

      1. Liều sử

      1. Dạng trình bày





      1. đương (mg)

      1. dụng (mg)




      tải về 1.53 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương