Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA



tải về 15.16 Mb.
trang134/134
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích15.16 Mb.
#30102
1   ...   126   127   128   129   130   131   132   133   134

XUÂN TIÊU 春 宵

Xuân: Mùa xuân. Tiêu: Đêm.

Xuân tiêu là đêm mùa xuân, một đêm thật là quý giá. Tô Thức có câu: Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim 春 宵 一 刻 值 千 金, tức là đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.



Khoa thược dược mơ mòng thuỵ vũ,

Đoá hải đường thức ngủ xuân tiêu.

(Cung Oán Ngâm Khúc).



Trăm năm nhân cảnh là dường ấy,

Một khắc xuân tiêu đáng mấy chăng.

(Chữ Nhàn, Khuyết Danh)



XUÂN THU 春 秋

Xuân Thu là hai trong bốn mùa tiết, dùng để tiêu biểu cho một năm, dùng để nói về tuổi tác, hoặc dùng để chỉ một thời đại.

Ngoài ra, “Xuân Thu” còn là bộ sử của Đức Khổng Tử chép truyện của nước Lỗ, các việc nhà Chu và việc các nước chư hầu từ thời Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công.

Hình thức là bộ sử biên niên, vắn tắt, nhưng nếu xét về tinh thần thì bộ Xuân Thu là sách để tâm truyền cái đại nghĩa “danh” và “phận”, đường luân lý đạo đức và chánh trị của Đức Khổng Tử. Vì thế, người sau mới gọi là “Kinh Xuân Thu”.

1.- Dùng để chỉ một năm:

Những là phiền muộn đêm ngày,

Xuân thu biết đã đổi thay mấy lần.

(Truyện Kiều).

2.- Dùng để nói về tuổi tác:

Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi,

Đã có chồng chưa được mấy con.

(Thơ Nguyễn Trãi).

3.- Dùng để chỉ một thời Xuân Thu:

Từ rằng: Trong miếu hiếu từ,

Thờ ông Mẫn Tử ở kỳ Xuân Thu.

(Dương Từ hà Mậu).

4.- Kinh Xuân Thu:

Thi, Thư, Dịch, Lễ đều tinh,

Xuân Thu nghĩa cả cho minh nghiệp nhà.

(Gia Huấn Ca).



XUẤT GIA 出 家

Xuất: Đi ra. Gia: Nhà.

Xuất gia có nghĩa “Xuất thế tục gia 出 世 俗 家” là rời khỏi nhà ở thế tục, tức bỏ gia đình, vợ con quyến thuộc, và địa vị trong xã hội để vào chùa tu hành. Bổn phận của người xuất gia là: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh 上 求 佛 道, 下 化 眾 生” nghĩa là trên cầu tu học được đạo giải thoát, dưới hoằng hoá cứu khổ chúng sanh.



Xuất gia lại muốn tu trai,

Ngôi thiêng phó thác cho người đào thơ.

(Quốc Sử Diễn Ca).



XUẤT XỬ 出 處

Xuất là ra làm quan, xử là ở nhà hay thôi quan trở về quê ở ẩn.

Kinh Dịch có câu: Quân tử chi đạo hoặc xuất hoặc xử 君 子 之 道, 或 出 或 處, nghĩa là đạo của người quân tử hoặc xuất hoặc xử.

Xưa nay xuất xử thường hai lối,

Mãi thế rồi ta sẽ tính đây.

(Thơ Nguyễn Công Trứ).



Quân thân thề hết lòng thờ một,

Xuất xử cầu chưa đạo được hai.

(Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).



XÚC CẢNH HỨNG HOÀI 觸 景 興 懷

Xúc cảnh: Tiếp xúc với phong cảnh hay cảnh vật. Hứng hoài: Ôm mối tình hứng.

Tâm lý của con người thường thay đổi tuỳ theo cảnh vật bên ngoài. Như vậy, trông thấy cảnh vật, say mê cảnh vật, mà ôm mối tình hứng.



Có câu xúc cảnh hứng hoài,

Đường xa vọi vọi, dặm dài vơi vơi.

(Lục Vân Tiên).



XUY CẦU 吹 求

Do câu “Xuy mao cầu tỳ 吹 毛 求 疵”, tức là thổi lông tìm vết.

Xuy cầu theo nghĩa bóng là bươi móc những điều xấu xa của kẻ khác.

Rằng: Mi sao khéo khinh đời!

Xuy cầu bây nỡ rậm lời làm chi.

(Hoa Điểu Tranh Năng).



XUY MAO CẦU TỲ 吹 毛 求 疵

Xuy mao: Thổi lông, bới lông. Cầu tỳ: Tìm vết.

Xuy mao cầu tỳ là bới lông tìm vết, ý muốn nói bươi móc điều xấu xa của kẻ khác.



Quan rằng: Kêu vậy biết sao,

Đây ta cũng chẳng xuy mao cầu tỳ.

(Truyện Trê Cóc).



XUY TIÊU 吹 簫

Tức là thổi tiêu, nói việc Trương Lương đánh tan rã quân Sở bằng tiếng tiêu.

Khi Sở Bá Vương Hạng Võ bị quân Hán vây ở Cai Hạ, Trương Lương thổi ống tiêu, làm cho quân của Hạng Vương buồn nản trốn đi, tan rã gần hết.

Xuy tiêu khiến giặc lòng sinh chán,

Tịch cốc theo tiên kế rất mầu.

(Thơ Lê Quý Đôn).



XUYÊN DƯƠNG 穿 楊

Xuyên: Đâm thủng qua. Dương: Cây dương liễu.

Xuyên dương là bắn tên xuyên lá dương liễu.

Do tích Dưỡng Do Cơ người nước Sở, đứng xa trăm bước bắn cung, mũi tên xuyên qua cành dương liễu. Xem: Xuyên dương trăm bộ.

Chàng dầu cung quế xuyên dương,

Thiếp xin hai chữ tao khương cho bằng.

(Lục Vân Tiên).



Cầm tên giao lại Soạn Chi,

Rằng: Tay diệu thủ, tài kỳ xuyên dương.

(Nữ Tú Tài).



Văn đã nên tài phò tá,

Võ tua ra sức xuyên dương.

(Nhạc Hoa Linh).



XUYÊN DƯƠNG TRĂM BỘ

Bởi chữ “Bách bộ xuyên dương 百 步 穿 楊” lấy từ tích Dưỡng Do Cơ người nước Sở, đời Đông Châu, làm tùy tướng quan Lệnh doãn Nhạc Bá, có biệt tài bắn cung, đứng cách xa một trăm bước, bắn vào cành dương liễu, phát nào cũng đều trúng cành dương liễu cả.

Xem: Dưỡng Do Cơ.

Xuyên dương trăm bộ đấng nên tài,

Vùi lấp bấy chầy chí khí trai.

(Đạo Sử).



XƯƠNG MAI

Bởi chữ “Mai cốt cách 梅 骨 格” tức là xương vóc con người mảnh khảnh như cây mai.

Xương mai ý nói dáng dấp như hình mai, tức là dáng người mảnh mai thanh tú.

Xương mai tính đã rũ mòn.

Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay!

(Truyện Kiều).



Sầu dường bể, khắc như năm,

Xương mai chịu được mấy lăm mà gầy!

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



Ứa bốn bể hai hàng luỵ ngọc,

Gầy ba đông một vóc xương mai.

(Thơ Tản Đà).



Xương mai một nắm hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

(Thơ Tản Đà).



XƯƠNG TÔNG 昌 宗

Xương Tông họ Trương, người đời nhà Đường, có dung mạo đẹp đẽ, cùng với anh là Trương Địch Chi được Võ Hậu say mê, cho phép tự do ra vào cung cấm. Khi Trung Tông trở lại nắm triều chánh, hai anh em Trương Xương Tông đều bị giết chết.



Ðường xưa Võ hậu thiệt gì,

Xương Tông khi trẻ, Tam Tư lúc già.

(Lục Vân Tiên).



XƯỚNG TUỲ 唱 隨

Xướng: Dẫn dắt. Tuỳ: Theo.

Do câu “Phu xướng phụ tuỳ 夫 唱 婦 隨”, chồng xướng vợ theo. Ý nói tình nghĩa vợ chồng hoà hợp cùng nhau theo khuôn phép.



Đuốc hoa lồng bóng trăng tròn,

Tình riêng vẹn cả vào khuôn xướng tuỳ.

(Hoa Tiên Truyện).



Xướng tuỳ đều giữ đạo hằng,

Một nhà hảo hợp dễ chăng mấy người.

(Nhị Độ Mai).



Nghĩa chàng tình cũ nghĩa ghi,

Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may.

(Truyện Kiều).



Phải đoái thương chút phận nữ nhi,

Mà gìn chữ xướng tùy cho phải đạo.

(Phương Tu Đại Đạo).



TÁC PHẨM

TRÍCH DẪN TRONG SÁCH
- Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập (Bạch Vân Quốc Ngữ), Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Giáo dục.

- Bần Nữ Thán, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Bất Phong Lưu Truyện, Lý Văn Phức, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Bích Câu Kỳ Ngộ, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Bình Ngô Đại Cáo, bản dịch của Trúc Khê, trích Văn Đào Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Bướm Hoa Tân Truyện, Vô Danh Thị, Quán Văn Đường Tàng Bản, Bính Thìn 1916.

- Cai Vàng Tân Truyện, Vô Danh Thị, Khải Định Kỷ Mùi, 1919.

- Cáo Thị Cần Vương, Khuyết Danh, trích trong Thi Văn Quốc Cấm Thời Pháp Thuộc, Thái Bạch, nhà xuất bản Khai Trí.

- Cổ Tháp Linh Tích, không ghi tên, Tập San Khảo Cổ Sài Gòn, Số 3, 1960.

- Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Cung Trung Bảo Huấn, Bùi Vinh, trích trong Văn Học Việt Nam, Phạm Thế Ngũ.

- Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, Sư Pháp Tính, Thư viện Société Asiatique, Paris, Cảnh Hưng năm thứ 22 Tân Tỵ 1761.

- Chiến Tụng Tây Hồ Phú, Phạm Thái, trích Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, Hà Như Chi, nhà xuất bản Sống Mới.

- Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh (Thập Loại Chúng Sanh), Nguyễn Du.

- Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đoàn Thị Điểm, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Dì ghẻ Con Chồng, Vô Danh Thị, Phúc An Tàng Bản, Khải Định năm thứ sáu 1921.

- Dương Từ Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu, nhà xuất bản Tổng Hợp.

- Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Quốc Sử Diễn Ca), Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, Văn Học.

-. Đạo Sử Quyển I và II, Nữ Đầu Sư Hương Hiếu biên soạn, Hội Thánh giữ bản quyền.

- Gia Huấn Ca, Nguyễn Trãi, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Giác Thời Rằng Phật Mê Là Chúng Sinh, tức Truyện Thơ Hứa Sử (Hứa Sử Tân Truyện), Nguyễn Văn Sâm phiên âm, giới thiệu và chú giải.

- Hàn Vương Tôn Phú, Đặng Trần Thường, Vĩnh Hưng Long thư quán, Hà nội, 1931.

- Hạnh Thục Ca, Nguyễn Nhược Thị, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Hịch Tây Sơn, Khuyết Danh, trích từ Văn Học Nam Hà của Nguyễn Văn Sâm, Lửa Thiêng 1972.

- Hoa Điểu Tranh Năng, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Hoa Tiên Truyện, Nguyễn Huy Tự, nhà xuất bản Lửa Thiêng.

- Hoài Nam Khúc, Hoàng Quang, trích từ Văn Học Nam Hà của Nguyễn Văn Sâm, Lửa Thiêng 1972.

- Hồng Đức Quốc Âm tức “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập”, Văn Hoá, 1965.

- Huấn Nữ Ca, theo bản Bửu Hoa Các, khắc in tại Phật Trấn Trung Hoa, thế kỷ thứ XIX, do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm.

- Hương Sơn Hành Trình, Chu Mạnh Trinh, trích trong Văn Đàn Bảo Giám, Mặc Lâm xuất bản.

- Kim Thạch Kỳ Duyên, Bùi Hữu Nghĩa.

- Kinh Sám Hối, Hội Thánh Cao Đài, trích trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

- Kinh Tận Độ, Hội Thánh Cao Đài, trích trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

- Kinh Thế Đạo, Hội Thánh Cao Đài, trích trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

- Kính Thăm Cha Mẹ, Khuyết Danh, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Khuê Phụ Thán, Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang), trích Văn Đàn Bảo Giám, Mặc Lâm xuất bản.

- Khuyên Thế Nhân, Khuyết Danh, trích trong Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Khuyên Trung Nghĩa, tức là bài Hịch “Khuyên Mọi Người Trung Nghĩa”, vua Lê Hiếu Tông, trích từ Quốc Văn Cụ Thể, Bùi Kỷ, sách giáo khoa Tân Việt.

- Lộ Địch Diễn Ca, Ưng Bình Thúc Dạ Thị, Bản viết tay1941.

- Lục Súc Tranh Công, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Lưu Bình Diễn Ca, Vô Danh Thị, Quảng Thịnh Đường tàng bản, Khải Định Nhâm Tuất, 1922.

- Lưu Nữ Tướng, Văn Học xuất bản, 1965.

- Mai Đình Mộng Ký, Nguyễn Huy Hổ, Trường Thi xuất bản, năm 1956.

- Mẹ Ơi, Con Muốn Lấy Chồng, Lê Quý Đôn, trích trong Vân Đài Loại Ngữ, nhà xuất bản Miền Nam.

- Mỹ Nữ Cống Hồ, Vô Danh Thị, Phúc An Đường Tàng bản, Khải Định năm thứ sáu.

- Nam Cầm Khúc, Tuy Lý Vương, Bản của Bửu Cầm, Viện Khảo Cổ.

- Nữ Phạm Diễn Nghĩa Từ, Tuy Lý Vương, Bản của Giáo Sư Bửu Cầm.

- Nữ Tú Tài, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Nữ Trung Tùng Phận, Giáng cơ của Đoàn Thị Điểm, Hội Thánh Cao Đài xuất bản.

- Ngã Ba Hạc Phú, Nguyễn Bá Lân, trích Văn Học Việt Nam, Phạm Thế Ngũ.

- Ngoạ Long Cương Vãn, Đào Duy Từ, Trích Văn Đàn Bảo Giám, Mặc Lâm xuất bản.

- Ngụ Đời, Bài thi giáng cơ của Đức Lý Thái Bạch, trích trong Đạo Sử của bà Hương Hiếu.

- Ngọc Kiều Lê, Khoa học xã hội, năm 1976.

- Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Hùm hiệu đính và chú thích.

- Nhạc Hoa Linh, Nguyễn Văn Sâm phiên âm sơ chú, Nguyễn Khắc Kham hiệu đính, Lê Văn Đặng bạt và thực hiện chữ nôm.

- Nhân Nguyệt Vấn Đáp, Vô Danh Thị, Bản chép tay năm 1917.

- Nhị Độ Mai,Thi Nham Đinh Gia Thuyết hiệu đính và chú thích, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Nhị Thập Tứ Hiếu, Lý Văn Phức, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Phản Tây Hồ Tụng, Phạm Thái, trích trong Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Phương Hoa, Văn Học, năm 1964.

- Phương Tu Đại Đạo, Phạm Công Tắc, tự Ái Dân, Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh xuất bản năm 1969.

- Quan Âm Diễn Ca Toàn Truyện, Vô Danh Thị, Bửu Hoa Các Tàng Bản, Năm Bính Thân 1896.

- Quan Âm Thị Kính, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Sãi Vãi, Nguyễn Cư Trinh, nhà sách Khai Trí.

- Song Tinh Bất Dạ, Nguyễn Hữu Hào, Bản của Đông Hồ Lâm Tấn Phát, 1945.

- Sơ Kính Tân Trang, Phạm Thái, nhà xuất bản Giáo dục.

- Tài Tử Đa Cùng Phú, Cao Bá Quát, trích Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, Hà Như Chi.

- Tam Tự Kinh Diễn Nghĩa, Phước Trai Tiên Sinh, Bửu Hoa Các Tàng Bản.

- Tây Sương, Lý Văn Phức, Văn Hoá, 1961.

- Tần Cung Nữ tức “Tần Cung Nữ Oán Bái Công”,

- Tỳ Bà Hành,

- Tiễn Chồng Đánh Giặc, Khuyết Danh, trích trong Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Tô Công Phụng Sứ, Khuyết Danh, trích Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ, Quốc Học Tùng Thư.

- Tội Vợ Vợ Chịu, tức Truyện Thơ Trương Thiện Hữu, Viện Việt Học California 2010.

- Tống Thần Cùng, Khuyết Danh, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Tuý Sơn Vân Mộng, bài phú giáng cơ năm 1930 của một Đấng khuyết danh, trích Cao Đài Tự Điển của Đức Nguyên.

- Tụng Cảnh Tây Hồ, Nguyễn Huy Lượng, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Tư Dung Vãn, Đào Duy Từ, Hợp Tuyển Thơ Văn Việt Nam, Văn Hoá, 1962.

- Tứ Thời Khúc Vịnh, Hoàng Sĩ Khải, trích Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ, Quốc Học Tùng Thư.

- Tử Tế Mẫu Văn, Khuyết Danh, trích Văn Hoá Tập San, số 4-5 năm 1969, Nha Văn Hoá Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hoá xuất bản.

- Tự Tình Khúc, Cao Bá Nhạ, trích Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, Hà Như Chi, nhà xuất bản Sống Mới.

- Tự Thuật Ký, Lý Văn Phức, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Thạch Sanh Lý Thông Thư, Dương Minh Đức Thị, Tự Lâm Cục Tàng Bảng.

- Thanh Hoá Quang Phong, Vương Duy Trinh, Liễu Văn Đường Tân Truyện, Thành Thái Giáp Thìn.

- Thánh Giáo Dạy Đạo, Giáng cơ Quan Thế Âm Bồ Tát, trích Kinh Phật.

- Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn.

- Thiên Nam Minh Giám, Nhà xuất bản Thuận Hoá, năm 1994.

- Thiên Nam Ngữ Lục, nhà xuất bản Văn Hoá.

- Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm, Ngô Điền, trích Văn Đàn Bảo Giám, Mặc Lâm xuất bản.

- Trọng Tương Vấn Hớn, Nguyên tác khuyết danh, Dịch giả:Võ Tế Mỹ, Đặng Ngọc Có và Nguyễn Quới Mai, xuất bản tại Sài Gòn năm 1906.

- Truyện Kiều, Nguyễn Du, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Truyện Phan Trần, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt xuất bản.

- Truyện Từ Thức, nhà xuất bản Văn Học.

- Truyện Trê Cóc, Vô Danh Thị, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Truyện Trinh Thử, Hồ Huyền Qui, sách Giáo khoa Tân Việt.

- Truyện Vương Tường, Khuyết Danh, trích Văn Học Việt Nam, Phạm Văn Diêu, Tân Việt xuất bản.

- Văn Tế Lục Tỉnh, tức Văn Tế Lục Tỉnh Tử Sĩ Đàn, Nguyễn Đình Chiểu, trích trong Thi Văn Quốc Cấm Thời Pháp Thuộc, Thái Bạch, xuất bản Khai Trí.

- Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, trích trong Thi Văn Quốc Cấm Thời Pháp Thuộc, Thái Bạch, nhà xuất bản Khai Trí.

- Văn Tế Nguyễn Biểu, Trần Trùng Quang, trích Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ, Quốc Học Tùng Thư.

- Văn Tế Võ Tánh tức là Văn Tế Phò Mã Võ Tánh và Thượng Thư Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu, trích Văn Học Việt Nam của Phạm Văn Diêu.

- Văn Tế Tướng Sĩ Rằm Tháng Bảy, Phan Huy Ích, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Văn Tế Thuốc Phiện, Khuyết Danh, trích Văn Đàn Bảo Giám, Mặc Lâm xuất bản.

- Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ, Nguyễn Văn Thành, trích Văn Học Việt Nam, Phạm Văn Diêu.

- Văn Tế Trương Công Định, Nguyễn Đình Chiểu, trích trong Thi Văn Quốc Cấm Thời Pháp Thuộc, Thái Bạch, nhà xuất bản Khai Trí.

- Văn Tế Trương Quỳnh Như, Phạm Thái.

- Văn Tế Vua Quang Trung, Lê Ngọc Hân, trích Văn Đàn Bảo Giám, nhà xuất bản Mặc Lâm.

- Việt Nam Phong Sử, Nguyễn Văn Mại, Phủ Quốc Vụ Khanh, Sài Gòn,1914.

- Việt Sử Diễn Nghĩa Tứ Tự Ca, Hường Thiết, Hường Nhung, Quốc Sử Quán Huế, Khải Định năm thứ sáu 1921.

- Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa, Không ghi tên, Viện Khảo Cổ Sài Gòn.





tải về 15.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   126   127   128   129   130   131   132   133   134




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương