Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA



tải về 15.16 Mb.
trang127/134
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích15.16 Mb.
#30102
1   ...   123   124   125   126   127   128   129   130   ...   134

TRỜI TRU ĐẤT DIỆT

Tru 誅: Giết, phạt. Diệt 滅: Dứt, tiêu mất.

Bởi câu “Thiên tru địa lục 天 誅 地 戮” nghĩa là trời tru đất diệt.

“Trời tru đất diệt” là lời mà người ta thường hay dùng để thề thốt, có nghĩa là trời đánh phạt, đất tiêu diệt, lời thề độc địa.

Xem: Thiên tru địa lục.



Trời tru đất diệt về phần,

Ông bà bẻ cổ, họa gần chẳng chơi.

(Huấn Nữ Ca).



TRU DI TAM TỘC 誅 夷 三 族

Tru di: Giết chết. Tam tộc: Ba dòng họ: Họ cha, họ mẹ và họ vợ.

Tru di tam tộc là xử giết chết những người trong ba dòng họ. Đây là một hình phạt nặng trong chế độ vương quyền thời xưa đối với những kẻ trọng tội hay mang tội phản nghịch.



Bắt đặng chàng lộc thưởng quyền phong,

Bằng sơ phạm tru di tam tộc.

(Nhạc Hoa Linh).



TRUÂN CHUYÊN 迍邅

Truân: Bước khó khăn. Chuyên: Khó đi.

Truân chuyên là đi dùng dằng, bước đường gặp những khó khăn, không tiến tới được.

Nghĩa bóng: Chỉ sự gian nan vất vả.

Phồn hoa bõ lúc truân chuyên,

Đã đầy phúc hậu, lại bề hiển vinh.

(Hoa Tiên Truyện).



Gạt châu mới kể sự tình,

Nỗi quê cách trở nỗi mình truân chuyên.

(Truyện Phan Trần).



Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



Truân chuyên đã bấy nhiêu lần,

Nỗi oan chín khúc ruột dần chạnh đau.

(Đạo Sử).



Phạm Trọng Yêm mấy lần xa vợ,

Nợ quân vương nhiều thuở truân chuyên

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRÚC BẠCH 竹 帛

Trúc: Cây tre. Bạch: Lụa. Trúc bạch là tre và lụa.

Ngày xưa, người ta dùng cây tre chẻ ra miếng rồi bào cho láng để viết chữ. Đến thời nhà Tần, không viết vào tre nữa, mà viết trên lụa.

Theo Hậu Hán Thư, người ta thường chép công nghiệp vào trúc bạch.

Đề danh trúc bạch. Hưởng phúc thái bình.

Chẳng phụ lời Cung trung bảo huấn.

(Cung Trung Bảo Huấn).



TRÚC HOÁ RỒNG

Trúc hoá rồng, tức cây trúc biến hoá ra con rồng, hay gọi gậy rút đất, một bửu bối của vị tiên Hồ Công ban cho Phí Trường Phong dùng để cỡi du hành.

Xem: Hồ tiên.

Đài Vương tử vẳng nhàn xoang phượng,

Chằm cát pha trúc dễ hoá rồng.

(Hồng Đức Quốc Âm)



TRÚC LÂM 竹 林

Hay “Trúc Lâm Thất Hiền 竹 林 七 賢”.



Trúc lâm: Rừng tre. Thất hiền: Bảy người hiền.

Bảy người hiền ở rừng trúc.

Đời nhà Tấn có các ông Sơn Đào, Nguyễn Tịch, Kê Khang, Hướng Tú, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Vương Nhung, thường nhóm họp say sưa ở rừng trúc, người đời gọi là Trúc Lâm Thất Hiền.

Cũng không học thói Trúc lâm,

Rủ nhau uống rượu hôn trầm ngày đêm.

(Dương Từ Hà Mậu).



Trúc Lâm là bọn đắm say,

Nước loàn bầu rượu còn hay che mình.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



TRÚC LỆ 竹 淚

Trúc: Cây tre. Lệ: Nước mắt. Trúc lệ là nước mắt vấy vào thân tre.

Do tích: Vua Thuấn đi tuần thú Thương Ngô và chết ở đấy, hai bà vợ là Nga Hoàng, Nữ Anh đi tìm chồng. Khi đến bờ sông Tương hai bà ngồi khóc, nước mắt vẩy vào bờ trúc, về sau tre ở đây lấm tấm như trổ đồi mồi, gọi là “Tương trúc”.



Kìa đâu trúc lệ nhuộm thâu,

Tiêu tương lích chích mưa mau canh chầy

(Hoa Tiên Truyện).



TRÚC MAI 竹 梅

Hay “Trước mai”.

Trúc và mai là hai giống cây chịu đựng được tiết lạnh của ngày đông tháng giá. Trong khi các giống cây khác, lá đều rơi rụng, kém tươi thì trúc vẫn tươi xanh, mai hoa vẫn nở.

Vì vây, cây trúc, cây mai được đặt cạnh bên nhau, để chỉ nghĩa bạn bè hay tình chồng vợ bền chặt, khắng khít bên nhau.

Xem: Mai trúc.

1.- Trúc mai:



Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

(Truyện Kiều).



Sóng tình sao khéo mênh mang,

Trúc mai sao khéo mơ màng chăng ai?

(Hoa Tiên Truyện).



Trúc mai sum hợp một nhà,

Song tình đạo nghĩa đã già đồng cân.

(Thanh Hoá Quan Phong).

2.- Trước mai:

Chừ sao bỏ nghĩa én anh,

Thêm lê bỏ lựu, phụ tình trước mai.

(Nữ Trung Tùng Phận).



Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,

Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.

(Đạo Sử).



TRỤC LỢI XU DANH 逐 利 趨 名

Trục lợi: Đuổi theo mối lợi. Xu danh: Chạy theo công danh.

Trục lợi xu danh ý nói những người chỉ biết chạy đuổi theo lợi danh.



Xa những phường trục lợi xu danh,

Đến bợ đỡ đặng dành đi ngõ hậu.

(Phương Tu Đại Đạo).



TRUY HOAN 追 歡

Truy: Đuổi theo. Hoan: Vui.

Truy hoan là theo đuổi những cuộc vui chơi, đắm chìm trong cuộc hoan lạc.

Truy hoan còn dùng để chỉ trai gái vui vầy nhau.

Đợi chi gặp tiểu thơ mặt lọ,

Mới dằn lòng chẳng ngó cuộc truy hoan.

(Phương Tu Đại Đạo).



TRUY PHONG 追 風

Truy: Đuổi theo. Phong: Gió.

Truy phong là đuổi theo gió, tức chạy vùn vụt theo gió. Ý chỉ chạy rất mau lẹ.



Rằng: Ta có ngựa truy phong,

Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi.

(Truyện Kiều).



TRUYỀN HỊCH 傳 檄

Truyền: Trao cho. Hịch: Một thể văn dùng để hỏi tội, kêu gọi hay hiểu dụ.

Truyền hịch loan truyền bản hịch văn để nhân dân cùng biết. Ở nước ta, đời vua Hàm Nghi có ban hịch Cần Vương để kêu gọi sĩ phu giúp vua chống Pháp.



Chín tầng gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



Lữ Gia truyền hịch bốn phương,

Nỗi Hưng thơ dại, nỗi nàng dâm ô.

(Quốc Sử Diễn Ca).



TRUYỀN HIỀN 傳 賢

Truyền hiền là nói một vị vua đến cuối đời, đem ngôi báu truyền lại cho người hiền tài trong nước để cai trị muôn dân. Trái lại, truyền tử là đem ngôi báu truyền lại cho con trai.

Thời Thượng cổ nước Trung Quốc, vua Nghiêu nghe Thuấn là người hiếu đễ bèn đem ngôi vua truyền lại cho Thuấn. Sau vua Thuấn chọn Hạ Võ là vị hiền tài nhường ngôi cho lập nên nhà Hạ. Các Sử gia gọi đó là truyền hiền. Từ đó về sau, các vua chúa đều theo sự truyền tử.

Đế Nghiêu tìm hiếu truyền hiền,

Nương nơi gương ấy vẫn bền đạo con.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRUYỀN HƯƠNG 傳 香

Truyền hương là truyền kế lửa hương, tức là nối tiếp lại để thờ cúng tổ tiên ông bà.

Xem: Truyền kế lửa hương.

Đừng làm nhục tổ hổ tông,

Lập thân trả hiếu nối dòng truyền hương.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRUYỀN KẾ LỬA HƯƠNG

Truyền kế 傳 繼: Truyền lại cho đời sau kế tục. Lửa hương: Do chữ hương hỏa 香 火, tức nhang và đèn.

Truyền kế lửa hương chỉ sự nối tiếp để thờ cúng tổ tiên ông bà. Đồng nghĩa với câu: Truyền kế Tông môn.



Giọt máu mủ lưu truyền tại thế,

Con nhẫng mong truyền kế lửa hương.

(Kinh Thế Đạo).



TRUYỀN KẾ TÔNG MÔN 傳 繼 宗 門

Truyền kế: Truyền lại cho đời sau kế tục. Tông môn: Dòng họ.

Truyền kế tông môn nghĩa là dòng họ của tổ tiên được truyền lại cho đời sau kế tục.



Một câu sách nơi đây nên để,

Đặng làm phương truyền kế tông môn.

(Phương Tu Đại Đạo).



TRUNG CAN 忠 肝

Trung: Ngay với vua, với nước. Can: Gan.

Trung can là gan, lòng của người trung nghĩa.



Sửa mũ áo lạy về bắc khuyết,

Ngọn quang minh hun mát tấm trung can.

(Văn Tế Võ Tánh).



Hớn trào Quan Thánh bia danh,

Trung can nghĩa khí háo sanh giúp đời.

(Xưng Tụng Công Đức).



Tiết nghĩa trung can Hớn đảnh xây,

Phò Lưu dựng Thục một lòng ngay.

(Đạo Sử).



Tánh trung can đó chưa nên mặt,

Vì thuở cờ Mao chẳng phải hồi.

(Đạo Sử).



TRUNG CẦN 忠 勤

Trung: Hết lòng với vua. Cần: Siêng năng.

Trung cần là làm bề tôi hết lòng với vua với nước, và siêng năng cần mẫn làm việc.



Trước sau trải mấy mươi lần,

Môn phong vẫn giữ trung cần dám sai.

(Tự Tình Khúc).



TRUNG DUNG 中 庸

Trung Dung là một quyển sách của Thầy Tử Tư (Khổng Cấp), cháu nội của Đức Khổng Tử, học trò của Tăng Tử gom góp những phần uyên áo của Khổng Giáo viết thành một học thuyết. Theo sách Hán Thư, thiên Trung Dung trước chép ở trong sách Lễ Ký, mãi đến đời Tống mới in riêng ra thành sách.

Tử Tư dẫn lời Đức Khổng Tử giảng về Đạo Trung Dung như sau: Trung Hòa là cái tính tình tự nhiên của trời đất, Trung Dung là cái đức hạnh của con người. Trung là giữa, không lệch bên nào, Dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Vậy Trung Dung là phải có một thái độ ngay chính, lúc nào cũng không nghiêng không lệch, mà lại có cái sáng suốt biết rõ sự thật và thi hành ra thì làm không thái quá không bất cập.

Luận như yêu đạo thì sãi yêu đạo Trung dung,

Suy như yêu lòng thì sãi yêu lòng nhơn ngỡi

(Sãi Vãi).

Đọc cho đến Trung Dung, Đại Học,

Tứ Thư rồi lại đọc Ngũ Kinh.

(Gia Huấn Ca).



Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,

Từ bi Phật dặn: Lòng thành lòng nhơn.

(Kinh Cúng Tứ Thời).

Trung dung khá giữ Ðạo từ đây,

Hễ chắc tớ hay gặp chánh Thầy.

(Đạo Sử).



TRUNG GIỚI 中 界

Hay “Trung giái”.

Trung giái hay trung giới, là cõi ở giữa, trên Hạ giới tức là cõi trần và dưới Thượng giới tức là cõi Thiêng Liêng.

Cõi trần trung giái thinh thinh,

Phàm gian lao khổ đao binh tai nàn.

(Xưng Tụng Công Đức).



TRUNG HẬU 忠 厚

Trung: Ngay thẳng, hết lòng với người nào. Hậu: Dày, thuỷ chung.

Trung hậu là người có lòng trung thành bền bỉ, tức là người ngay thẳng có lòng thuỷ chung.



Trung hậu thế thường đời ít có,

Ham chi kết bạc gọi là lân.

(Đạo Sử).



TRUNG HIẾU 忠 孝

Trung: Hết lòng với vua với nước. Hiếu: Hết lòng thờ kính cha mẹ.

Trung hiếu là trung thành với Quốc gia dân tộc, và hiếu thảo với ông bà cha mẹ.



Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

(Lục Vân Tiên).



Hai chữ "tín, thành" an các nước,

Một câu "trung hiếu" dựng muôn nhà,

(Dương Từ Hà Mậu).



Trai trung hiếu sửa trau ba mối,

Đừng buông lung lầm lỗi năm hằng.

(Kinh Sám Hối).



Làu làu một tấm tợ đài gương,

Trung, hiếu, tiết, trinh vẹn mọi đường.

(Giới Tâm Kinh).



Nặng nghiệp phong trần buồn với phận,

Lo bề trung hiếu thẹn cho lòng.

(Đạo Sử).



TRUNG GIỚI 中 界

Hay “Trung giái”.

Trung giái hay trung giới, là cõi ở giữa, trên Hạ giới tức là cõi trần và dưới Thượng giới tức là cõi Thiêng Liêng.

Cõi trần trung giái thinh thinh,

Phàm gian lao khổ đao binh tai nàn.

(Xưng Tụng Công Đức).



TRUNG HẬU 忠 厚

Trung: Ngay thẳng, hết lòng với người nào. Hậu: Dày, thuỷ chung.

Trung hậu là người có lòng trung thành bền bỉ, tức là người ngay thẳng có lòng thuỷ chung.



Trung hậu thế thường đời ít có,

Ham chi kết bạc gọi là lân.

(Đạo Sử).



TRUNG HIẾU 忠 孝

Trung: Hết lòng với vua với nước. Hiếu: Hết lòng thờ kính cha mẹ.

Trung hiếu là trung thành với Quốc gia dân tộc, và hiếu thảo với ông bà cha mẹ.



Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

(Lục Vân Tiên).



Hai chữ "tín, thành" an các nước,

Một câu "trung hiếu" dựng muôn nhà,

(Dương Từ Hà Mậu).



Trai trung hiếu sửa trau ba mối,

Đừng buông lung lầm lỗi năm hằng.

(Kinh Sám Hối).



Làu làu một tấm tợ đài gương,

Trung, hiếu, tiết, trinh vẹn mọi đường.

(Giới Tâm Kinh).



Nặng nghiệp phong trần buồn với phận,

Lo bề trung hiếu thẹn cho lòng.

(Đạo Sử).



TRUNG SƠN 中 山

Hiệu của Tôn Văn, tự Dật Tiên, sinh tại tỉnh Quảng Đông, là nhà đại cách mạng dân chủ của nước Trung Hoa, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".



Nọ Dân ước tưởng thầy Lư còn đấy,

Nầy Tam dân như thấy cụ Trung Sơn.

(Thơ Huỳnh Thúc Kháng).



TRUNG TÍN 忠 信

Trung: Hết sức thành thật. Tín: Luôn giữ lời hứa.

Trung thành và tín nhiệm, tức là người ngay thật và biết giữ sự tín nhiệm.



Phận làm tớ thật thà trung tín,

Với chủ nhà trọn kính trọn ngay.

(Kinh Sám Hối).



TRUNG TRINH 忠 貞

Trung: Hết lòng với vua với nước. Trinh: Ngay thẳng. Đàn bà không thất tiết, hoặc con gái trong trắng.

Trung trinh là giữ tấm lòng ngay thẳng và trong trắng.



Trời nào phụ kẻ trung trinh,

Dù vương nạn ấy, ắt dành phúc kia.

(Nhị Độ Mai).



TRUNG TRỰC 忠 直

Trung: Hết lòng với vua, với nước. Trực: Thẳng.

Một lòng một dạ ngay thẳng cùng với vua, với nước, gọi là trung trực.



Người trung trực lo âu nợ nước,

Hưởng lộc vua tìm chước an bang.

(Kinh Sám Hối).



TRÙNG CỬU ĐĂNG CAO 重 九 登 高

Trùng cửu: Ngày mồng chín tháng chín. Đăng cao: Lên chỗ cao.

Ngày trùng cửu lên cao. Do tích trong Tục Tề Hài Ký chép: Hoàn Cảnh ở huyện Nhữ Nam theo tiên Phí Trường Phòng ngao du. Trường Phòng nói: Ngày 9 tháng 9 gia đình ngươi sẽ có tai nạn, mau bảo người nhà kiếm cây thù du cầm nơi tay, lên núi uống rượu cúc sẽ được khỏi nạn. Ông Hoàn Cảnh làm y theo lời ấy, cả nhà lên núi, chiều về thấy gà, chó, trâu, dê chết hết.

Vì vậy, người ta nói: Trùng cửu đăng cao, hiệu Hoàn Cảnh chi tỵ tai 重 九 登 高, 效 桓 景 之 避 災, nghĩa là ngày trùng cửu lên núi cao, bắt chước ông Hoàn Cảnh tránh nạn tai.

TRÙNG DƯƠNG 重 陽

Trùng: Ngày tháng đều giống nhau, gọi là trùng. Dương: Khí dương.

Trùng dương là ngày mồng 9 tháng 9, vì số 9 là số dương, nên hai số 9 gọi là trùng dương.

Trùng dương đồng nghĩa với trùng cửu.

Tục xưa đến ngày trùng dương, người ta thường hay lên núi cao uống rượu là do tích ông Hoàn Cảnh nghe lời của vị Tiên là Phí Trường Phòng đem cả gia đình lên núi cao, uống rượu cúc mà tránh được tai nạn.

Xem: Trùng cửu đăng cao.

Người xưa gặp tiết trùng dương,

Đều lên chơi núi, lánh đường họa tai.

(Dương Từ Hà Mậu).



TRÙNG QUAN 重 關

Trùng: Hai lần. Quan: Cửa ải.

Trùng quan là nhiều lớp cửa ải, nghĩa bóng dùng để chỉ sự xa xôi (Như qua nhiều lớp cửa ải).



Biếng trang điểm lòng người sầu tủi,

Xót nỗi chàng người cõi trùng quan.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



TRÙNG SINH 重 生

Trùng: Lại một lần nữa. Sinh: Sống.

Trùng sinh là làm cho sống lại một lần nữa.



Trùng sinh ân nặng bể trời,

Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi?

(Truyện Kiều).



TRUỒNG TRẦN NỖI CON

Tức con chịu cảnh trần truồng, ý nói tình cảnh của con chịu mọi thiếu thốn, đến nỗi không quần áo mặc, phải chịu cảnh trần truồng.



Còn thân thiếp chịu khốn nàn,

Tả tơi nỗi mẹ, truồng trần nỗi con.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRỪ KHIÊN 除 愆

Trừ: Dứt trừ. Khiên: Tội lỗi.

Trừ khiên là trừ diệt các tội lỗi trong kiếp trước gây ra.



Trương thẳng cánh con thuyền Bát Nhã,

Cổi đau thương giải quả trừ khiên.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRỪ MA ẾM QUỶ

Quỷ ma thường phá phách nhiễu hại con người, cho nên phải nhờ thầy bùa, thầy pháp để dùng phù phép ếm trừ.



Đồng rằng: Nghe tiếng thầy đây,

Trừ ma ếm quỷ phép thầy rất hay.

(Lục Vân Tiên).



TRỪ NGHIỆT 除 孽

Trừ: Diệt trừ. Nghiệt: Cái mầm ác, nghiệp ác.

Trừ nghiệt tức là tiêu trừ cái mầm ác.



Chuỗi bồ trừ nghiệt gió trăng,

Linh đơn cứu kẻ khổ phần liễu hoa.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRỪ QUÂN 儲 君

Trừ: Để dành. Quân: Vua.

Trừ quân có nghĩa là người để dành, sẽ lên làm vua. Chữ dùng để gọi các vị Thái tử, tức người sắp nối nghiệp làm vua.



Trừ quân vì một nết tà,

Đổi sang Long Cán còn là ấu niên.

(Quốc Sử Diễn Ca).



TRỪ TỊCH 除 夕

Trừ tịch là đêm cuối năm, tức là trừ bỏ lịch của năm cũ để thay năm mới vào.

Phong Thổ Ký chép: Trừ tịch đạt đán bất mân, vị chi thủ tuế 除 夕 達 旦 不 閔, 謂 之 守 歲, nghĩa là đêm trừ tịch suốt đến sáng vẫn không ngủ gọi là giữ năm.

Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,

Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu.

(Thơ Nguyễn Công Trứ).



TRỮ ĐỨC 貯 德

Trữ: Tích chứa. Đức: Phước đức.

Trữ đức tức là tích chứa phước đức. Muốn có phước đức người ta phải làm lành, làm thiện.



Bằng ta trữ đức làm lành,

Trời già kia phải thay cành đổi bông.

(Huấn Nữ Ca).



TRƯỚC CỬA TREO CUNG

Chỉ sinh con trai.

Theo phong tục ngày xưa, khi sinh được con trai, người ta thường lấy cung gỗ dâu, tên cỏ bồng treo trước cửa hay bắn ra bốn phương và trên dưới, ngụ ý nói đứa trẻ sau này có chí tung hoành ở bốn phương trời đất.

Xem: Tang bồng, hồ thỉ.



Gia tư thì cũng bậc trung,

Chỉ hiềm trước cửa treo cung còn chầy.

(Quan Âm Thị Kính).



TRƯỚC GIẶC XUA BINH

Trước giặc xua binh tức là đem binh tấn công trước đám quân giặc.



Cũng có kẻ gầy nên xã tắc,

Cũng có người trước giặc xua binh.

(Phương Tu Đại Đạo).



TRƯỚC TỬ

Hay “Trúc tử 竹 紫”.

Trước tử là một loạt trúc có thân màu đỏ tía.

Kìa cuối xóm mấy hàng trước tử,

Nọ đầu làng chày lữ phơi sương.

(Nữ Trung Tùng Phận).



TRƯỢC CHẤT BỤI HỒNG

Trược chất: Hay trọc chất 濁 質, tức là các chất uế trược, dơ bẩn. Bụi hồng: Bụi đỏ. Người ta cho rằng nơi cõi trần này đầy bụi bặm màu đỏ, nên gọi cõi này là hồng trần 紅 塵.

Trược chất bụi hồng là nói cõi đời đầy ô trược và bụi bặm, chỉ cõi thế gian.



Lánh xa trược chất bụi hồng,

Cung Tiên sớm tối vui vòng thung dung.

(Kinh Thế Đạo).



TRƯƠNG HOA 張 華

Trương Hoa đời Tấn, tự là Mậu Tiên, là người học rộng biết nhiều, giỏi về âm dương lý số. Thời Tấn Huệ Đế ông làm Thái tử Thiếu phó. Một hôm ông coi thiên văn thấy có luồng khí màu đỏ tía, mời Lôi Hoán đến xem, Hoán bảo đó là tinh khí của bửu kiếm ở đất Phong Thành xông lên. Sau Lôi Hoán cho đào nền nhà ngục, lấy được cái hòm đá, trong đó có hai cây gươm, một thanh có khắc chữ Long Tuyền, một thanh có khắc chữ Thái A.



Bà ngựa dầu lành nào Bá Nhạc,

Cái gươm nhẫn có thiếu Trương Hoa.

(Quốc Âm Thi Tập).



TRƯƠNG KHIÊN 張 牽

Theo Hán Thư: Trương Khiên, người đời Hán, là một tướng có tài quân sự và ngoại giao. Thời Hán Võ Đế, ông được vua đáp thuyền đi sứ Nhục Chi, qua đất Hung Nô, bị bắt giữ lại hơn mười năm. Sau ông cùng với Vệ Thanh đánh bại Hung Nô, lập nên công lớn, được phong Bác Vọng Hầu. Trương Khiên lại được đưa đi sứ thu phục các nước nhỏ miền tây bắc nước Trung Quốc theo về với Hán.



Đài Tử Lăng cao thu mát,

Trương Khiên nhẹ khách sang.

(Quốc Âm Thi Tập).



Thuyền họ Trương ở khô, còn sợ sóng tràn bờ;

Đất nhà Kỷ vốn hẹp, hãy sợ trời sập mái.

(Sãi Vãi).



TRƯƠNG LÝ 張 李

Họ Trương và họ Lý, dùng để chỉ chung người nào đó trong thiên hạ. Ví dụ như Trương tam Lý tứ tức là anh ba họ Trương, anh tư họ Lý.

Chữ dùng để nói chung cho một người nào đó.

Mấy người một ngựa một an,

Nay Trương mai thế gian hiếm gì.

(Quan Âm Thị Kính).



TRƯƠNG LIÊU 張 聊

Trương Liêu, tự là Văn Viễn, làm quan nước Nguỵ thời Tam Quốc. Trước theo Lữ Bố, sau về với Tào Tháo, lập nhiều chiến công. Liêu được Tào Tháo sai đóng đồn giữ đất Hợp Phì ở Giang Nam, khi Tôn Quyền đem mười vạn quân vây đánh Hợp Phì, Trương Liêu dẫn tám trăm quân đánh phá vòng vây, rồi giả bỏ chạy, Tôn Quyền thúc quân đuổi theo, đến Tiêu Diêu thì bị quân mai phục của Trương Liêu đánh tan, Tôn Quyền phải chạy bán sống bán chết mới thoát nạn, mười vạn quân Ngô bị đánh rã, chết quá nửa. Trận đánh này, gây tiếng vang khắp vùng Giang Nam, ai nghe đến cũng đều kinh hồn, trẻ nghe nói đến Trương Liêu đều mất vía không dám khóc đêm.



Dường Trương Liêu thuở Tiêu Tân,

Cả chẳng dám gần trẻ chẳng khóc đêm.

(Thiên Nam Ngữ Lục).



TRƯƠNG LƯƠNG 張 良

Trương Lương người đời Hán, tự là Tử Phòng. Tổ tiên là người nước Hàn, đến ông là năm đời làm tướng.. Khi Hàn bị Tần diệt, Trương Lương quyết chí báo thù, tìm cách mưu sát Tần Thuỷ Hoàng, nhưng việc không thành.

Hán Cao Tổ khởi binh, Trương Lương theo phò tá, lập nhiều công lớn. Lúc đánh thắng Sở Bá Vương Hạng Võ rồi lên ngôi, Cao Tổ phong cho Trương Lương tước Lưu Hầu. Nhưng vì quan niệm theo Đạo gia là “Công thành thân thối 功 成 身 退”, nên Trương Lương rút lui đi tu tiên và không thiết gì đến công danh phú quý.

Làm cây chuỳ Bác Lãng sa,

Trương Lương vì chúa đánh xa Tần Hoàng.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



Hạp tảo ngũ hồ song Phạm Lãi,

Khước giao tam kiệt độc Trương Lương.

(Thơ Nguyễn Công Trứ).




tải về 15.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   123   124   125   126   127   128   129   130   ...   134




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương