Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA



tải về 15.16 Mb.
trang131/134
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích15.16 Mb.
#30102
1   ...   126   127   128   129   130   131   132   133   134

VIỆT THƯỜNG 越 裳

Tên nước Việt Nam ngày xưa, vào đời vua Hùng Vương, chỉ miền đất từ Thanh Hoá vào Nam.



Hoài hoan: Nghệ; Cửu chân: Thanh;

Việt thường là cõi Trị, Bình trung châu.

(Quốc Sử Diễn Ca).



Ðào Nguyên lại trổ trái hai lần,

Ai ngỡ Việt Thường đã thấy lân.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



VIN CÀNH QUẾ

Bởi chữ “Chiết quế 折 桂” tức là bẻ cành quế.

Quế là loại cây có vỏ ngoài rất thơm, trong văn chương người ta thường ví cây quế với sự hiển đạt, như “Chiết quế” (Bẻ cành quế), “Phan quế” (Vin cành quế) hay “Thiềm cung chiết quế” (Bẻ cành quế trên cung trăng) đều chỉ sự thi đỗ, hiển đạt; “Sân quế”, “Ngũ quế” để chỉ những gia đình có con em hiển đạt, do điển tích Đậu Yên Sơn.

Có người lại cho rằng cây quế đến mùa thu tươi tốt, mà mùa thu cũng là mùa thi cử. Vì sự liên hệ đó, nên người ta dùng chữ “Bẻ quế” hay “Vin quế” để nói về sự đỗ đạt.



Ứng mộng triệu kẻ vin cành quế,

Người thất thời ẩn thế quy y.

(Nhạc Hoa Linh).



VIN NHÀNH QUẾ

Bởi chữ “Phan quế 攀 桂” tức vin cành quế, đồng nghĩa với chữ Chiết quế (Bẻ cành quế), đều có nghĩa chỉ sự thi đỗ.

Thơ Đỗ Phủ đời nhà Đường có câu: Chuyển bồng hành địa viễn, Phan quế ngưỡng thiên cao 轉 蓬 行 地 遠, 攀 桂 仰 天 高, nghĩa là dưới đất chuyển bồng lăn xa tít, trên trời vin quế ngửa nhìn cao.

Xem: Chiết quế.



Mong vin nhành quế tay còn thấp,

Rắp bước thang mây gót chửa cao.

(Thơ Tôn Thọ Tường).



VIN RỒNG

Do chữ “Phan long phụ phụng 攀 龍 附 鳳”, tức là vịn con rồng, dựa con phụng. Ý muốn nói dựa vào thi cử mà lập sự nghiệp.

Xem: Phan long phụ phụng.

Dạy rằng mây gió gặp kỳ,

Vin rồng nay hội nam nhi vẫy vùng.

(Hoa Tiên Truyện).



VINH HIỂN 榮 顯

Vinh: Vẻ vang. Hiển: Tiếng tăm, được ngưỡng mộ.

Vinh hiển là vẻ vang, có tiếng tăm, danh vọng được ngưỡng mộ.



Ngọn bèo chân sóng lạc loài,

Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu ly.

(Truyện Kiều).



Chàng dầu vinh hiển cảnh Thần,

Gởi trong giấc mộng đặng gần cùng nhau.

(Kinh Thế Đạo).



Buồn chia thảm sớt chẳng nên hồi,

Vinh hiển nay mình đã đặng ngôi.

(Thiên Thai Kiến Diện).



VINH HOA 榮 華

Hay “Vinh huê”.



Vinh: Vẻ vang. Hoa: Tốt, thịnh vượng.

Vinh hoa là vẻ vang và thịnh vượng, nói chung là hiển đạt. Kinh Lễ có câu: Thảo mộc vinh hoa 草 木 榮 華, nghĩa là cây cỏ đơm bông tươi tốt.

Xem: Vinh hoa lợi lộc.

Rồng rắn cùng đời, rồng hóa rắn,

Vinh huê ngó lại, giấc mơ màng.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



Vinh hoa phẩm cũ ngôi xưa đó,

Khổ cực các con chớ bỏ trường.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



Tẻ vui thú vị riêng mùi hưởng,

Ðừng tưởng vinh hoa khó phụ phàng.

(Đạo Sử).



Nhượng vinh huê trong buổi sang giàu,

Khuyên học khách ăn rau chê bệ ngọc.

(Phương Tu Đại Đạo).



VINH HOA LỢI LỘC 榮 華 利 祿

Vinh hoa: Chỉ cây cỏ đơm bông, ý nói vinh hiển. Lợi lộc: Ý nói thu thêm vào tiền bạc hay phẩm vật.

Vinh hoa lợi lộc là nói người vinh hiển, lại có đầy đủ về tiền tài vật chất.



Cứ mến vinh hoa cùng lợi lộc,

Chẳng lo kiếp thác đến gần nơi.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển)



VINH HƯƠNG 榮 鄉

Vinh: Cây cỏ tươi tốt, thành danh hiển đạt. Hương: Làng quê.

Vinh hương nghĩa là vinh hiển trở về làng quê hương. Đồng nghĩa với chữ “Vinh qui”.

Xem: Vinh quy.

Để tôi tuyển trạch được ngày,

Cùng nhau ta sẽ vui vầy vinh hương.

(Nữ Tú Tài).



Ngó trông rợp bóng quan hà,

Thẻ bài phụng chỉ ngọn cờ vinh hương.

(Nhị Độ Mai).



VINH KHÔ 榮 枯

Vinh: Cây cỏ tươi tốt. Khô: Cây cỏ héo úa.

Vinh khô nói về sự tươi tốt hay khô héo của cây cỏ. Nghĩa bóng dùng để chỉ sự thịnh suy, cùng thông của người đời.



Vương Duy có câu: Sương phong dữ xuân nhật, kỷ độ tạo vinh khô 霜 風 與 春 日, 幾 度 造 榮 枯, nghĩa là ngày xuân cùng sương gió, mấy độ gặp vinh khô.

Hãy cho vẹn tấm trung nghì,

Vinh, khô, đắc, táng, sá chi cuộc đời.

(Nhị Độ Mai).



Sinh từ gặp bước gian truân,

Vinh, khô gọi nếm mùi trần chút chơi.

(Bích Câu Kỳ ngộ).



VINH NHỤC 榮 辱

Vinh: Vẻ vang. Nhục: Chịu cảnh xấu hổ.

Vinh nhục là hai cảnh đời trái nhau, khi thì vẻ vang, vinh hiển, lúc thì xấu xa, nhục nhã.



Thưa rằng: Đã tiếng trượng phu,

Sụ đời vinh nhục chi cho bận lòng.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



Vinh nhục đòi phen vui lẫn khóc,

Ghét thương lắm lúc giận pha cười.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



VINH QUY 榮 歸

Vinh: Vẻ vang. Quy: Trở về làng.

Từ chữ “Vinh quy bái tổ 榮 歸 拜 祖”, nghĩa là vinh hiển trở về làng để lạy tổ tiên.

Vinh quy là làm nên sự vẻ vang như thi đỗ, làm quan rồi trở về làng để lạy tổ tiên.

Xem: Vinh quy bái tổ.



Tử Trung nghe rõ phân minh,

Vợ chồng sắm sửa khởi trình vinh quy.

(Nữ Tú Tài).



Vinh quy vừa định tuần sau,

Vừa nghe biên báo vội hầu quan sai.

(Hoa Tiên Truyện).



Hớn Minh, Tử Trực vào tâu,

Xin đưa quốc trạng kịp chầu vinh quy.

(Lục Vân Tiên).



VINH QUY BÁI TỔ 榮 歸 拜 祖

Vinh quy: Vẻ vang trở về. Bái tổ: Lạy tổ tiên.

Ngày xưa, các sĩ tử thi đỗ làm quan được triều đình ban cho áo mão, dù lộng để trở về quê lạy tổ tiên, ông bà một cách vẻ vang, gọi là Vinh quy bái tổ.

Xem: Áo gấm hoàn hương.

Mổ mai chưng bước cống nghè,

Vinh quy bái tổ ngựa xe đưa mừng.

(Thanh Hoá Quan Phong).



VĨNH BIỆT 永 別

Vĩnh: Mãi mãi. Biệt: Xa cách, ly biệt.

Vĩnh biệt là xa cách nhau mãi mãi. Vĩnh biệt còn nói là sự ly biệt của kẻ chết người sống.



Sụt sùi huyết lệ thấm bào,

Một phen vĩnh biệt muôn thâu thảm sầu.

(Hạnh Thục Ca).



Niềm thủ túc đã đành vĩnh biệt,

Càng nhớ nhau càng tiếc tình nồng.

(Kinh Thế Đạo).



VĨNH QUYẾT 永 決

Vĩnh: Dài, mãi mãi. Quyết: Ly biệt.

Vĩnh quyết là một từ dùng để nói sự ly biệt với người chết, tức là sự cách biệt mãi mãi.



Chắc ngày mai trúc lại vầy,

Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau.

(Truyện Kiều).



Còn vướng nỗi đề huề nhiều ít,

Nỡ liều thân vĩnh quyết sao đành.

(Tự Tình Khúc).



VĨNH SANH 永 生

Vĩnh: Hằng, mãi mãi. Sanh: Sống.

Vĩnh sanh là hằng sống, tức chỉ nơi sống hạnh phúc mãi mãi của linh hồn, nói khác hơn là cõi Tiên.

Xem: Hằng sanh.

Tiếng chuông thức giấc huỳnh lương,

Toan nương thuyền huệ vào đường vĩnh sanh.

(Nữ Trung Tùng Phận).



VĨNH THÚC 永 叔

Âu Dương Tu tự là Vĩnh Thúc, người đời Tấn, đỗ Tiến sĩ, ban đầu làm gián quan, những điều nghị luận của ông rất xác thực. Ông là người học rộng, kiến thức uyên bác, văn chương hơn hẳn người đương thời. Âu Dương Tu chống lại chính sách của Vương An Thạch, nên bị đổi ra đất Thanh Châu. Về sau ông được thăng lên Thái tử Thiếu sư Trí sự.



Tráp Vĩnh Thúc tay phong lại mở,

Tập Thiếu Lăng câu lựa câu ngâm.

(Tự Tình Khúc).

VÓ CÂU

: Vó ngựa. Câu: Một loại ngựa nhỏ, hay. Vó câu chỉ một loài ngựa chạy nhanh.

Chiếu phụng mười hàng tơ cặn kẻ,

Vó câu nghìn dặm tuyết xông pha.

(Thơ Trần Trùng Quang).



Đường xa giong ruổi vó câu,

Thoắt đà tới phủ họ Châu bao giờ.

(Nhị Độ Mai).



Rõ ràng áo gấm về quê,

Vó câu lỏng khấu, bánh xe êm bồ.

(Hoa Tiên Truyện).



VÓ KÝ

Ký là con kỳ ký 騏 驥, giống ngựa thuần một màu lông xanh đậm, là một loại ngựa tốt, có thể chạy hằng nghìn dặm, gọi là thiên lý mã.

Vó ký là vó câu của ngựa ký, tức con ngựa kỳ ký.

Đường mây vó ký lần lần trải,

Ải tuyết cờ mao thức thức pha.

(Thơ Nguyễn Biểu).



Hai chữ tin hồng trao gác nguyệt,

Một roi vó ký tếch đường mây.

(Thơ Chu Mạnh Trinh).



VÕ CỬ 武 舉

Võ cử là một lối khoa cử tuyển chọn những người có sức mạnh và võ nghệ đến dự thi.

Đời Võ Hậu bắt đầu mở võ cử để chọn lựa người giỏi bắn cung cỡi ngựa, thông thạo về binh khí võ nghệ. Sang đời Tống việc thi võ mới dựa theo thi văn để áp dụng, tức là cũng tổ chức thi đình và có treo bảng những người thi đỗ. Những người trúng tuyển võ cử gọi là võ cử xuất thân.

Thám hoa võ cử xuất thân,

Ba nơi tọa trấn mấy lần đổng binh.

(Nhị Độ Mai).



VÕ GIÁ VÂN ĐẰNG 雨 駕 雲 騰

Hay “Vũ giá vân đằng

Nghĩa từ chữ “Đằng vân giá võ 騰 雲 駕 雨”.

Võ giá: Cỡi mưa. Vân đằng: Đè mây. Võ giá vân đằng cũng như nói đi mây về gió, chỉ một môn pháp thuật nói về sự biến hóa, mượn mây mưa bay đi.

Xem: Đằng vân giá võ.



Ào ào tiếng gió lay rừng,

Giữa trời võ giá vân đằng đem đi.

(Nhị Độ Mai).



VÕ GIÁP VĂN KHÔI 武 甲 文 魁

Giáp: Giáp bảng, tức đứng đầu bảng. Khôi: Đứng hàng đầu.

Võ giáp văn khôi là kẻ đứng đầu hàng võ và hàng văn.



Ngoài ra võ giáp văn khôi,

Quan bào trâm hốt nhác coi ngở là…

(Hà Thành Thất Thủ).



VÕ HẬU 武 后

Hay “Vũ Hậu”.

Võ Hậu là vợ của vua Đường Cao Tông, người ở đất Hứa Châu. Trước làm Tài nhân vua Đường Thái Tông, khi Thái Tông mất, Cao Tông lên ngôi, bà được đưa vào cung làm Hoàng hậu.

Vua Cao Tông bị bịnh nên mọi việc trong triều đều do Võ Hậu quyết định cả, đến khi Cao Tông mất, một mình Võ Hậu đứng ra chắp chánh, phế vua Trung Tông, lên ngôi cải hiệu nước là Châu. Võ Hậu tánh người dâm đãng, nhưng có tài, biết dùng người. Về sau trong triều nổi loạn, bọn Trương Giản Chi nhân lúc Võ Hậu bịnh, ép phải nhường ngôi lại cho vua Trung Tông.

Chẳng bao lâu Võ Hậu mất, thuỵ là Tắc Thiên.

Thỉnh ông Đại Thánh Tề Thiên,

Thỉnh bà Võ Hậu đều liền đến đây.

(Lục Vân Tiên).



Kìa như Vũ Hậu cũng nồng,

Mày ngài sanh được bệ rồng mấy phen.

(Truyện Trinh Thử).



Hớn dầu yếu, giận Lữ làm quái gở;

Đường chưa suy, giận dám lăng loàn.

(Sãi Vãi).



VÕ KIẾT 武 吉

Võ Kiết là người tiều phu, quê ở Tây Kỳ còn mẹ già, nhà nghèo, nhưng rất hiếu thảo. Hằng ngày, ông vào rừng kiếm củi đem tiền về đổi gạo nuôi mẹ. Một ngày nọ, sau khi gánh củi về, vô tình gánh củi đụng phải một người chết, ông bị bắt giam. Khương Thượng bày kế, ông mới thoát chết, nhờ vậy vua Văn Vương mới biết được Khương Thượng là bậc hiền tài, ngồi câu ở trên sông Vị, nên thỉnh về phong chức.



Non sanh vắng gót anh hùng,

Rõ cơn Võ Kiết lánh vòng Văn Vương.

(Ngụ Đời).



VÕ LĂNG 武 陵

Hay “Vũ lăng

Võ lăng hay Vũ lăng là tên một huyện thuộc tỉnh Hồ Nam, có động Đào Nguyên. Theo Đào Hoa Nguyên Ký, có người đánh cá ở đất Vũ Lăng lạc vào động Đào Nguyên gặp tiên. Do đó “Vũ Lăng” cũng như chữ “Đào Nguyên” được dùng để chỉ cõi tiên.

Xem: Đào Nguyên.



Thảo mà cánh điệp lá đào,

Đi về Vu Giáp ra vào Vũ Lăng.

(Mai Đình Mộng Ký).



VÕ MÔN 禹 門

Hay “Vũ môn”.



(Hay vũ): Vua Võ (Hay Vũ). Môn: Cửa.

Võ môn là cửa Võ, một cái cửa do vua Võ đào để trị thuỷ, nên gọi là Võ môn. Hằng năm vào tháng 7, mưa đổ xuống, cá sắp thành hàng, nhảy lên núi cao. Con nào nhảy được, tức là thi đỗ, được hoá thành rồng. Vì vậy, người ta dùng chữ “Vũ môn” để chỉ việc thi đỗ. Sách Tàu có câu: “Vũ môn tam cấp lãng 禹 門 三 級 浪”, nghĩa là Cửa Vũ có ba bực sóng, dùng để chỉ việc thi cử, tuyển lựa người tài giỏi.

Nước Việt Nam huyện Hương Khê tỉnh Hà Tỉnh và Nghệ An, trên chót núi cũng có một cái hồ ba bực, không khác gì nơi sông Trường giang.

Xem: Long môn.

1.- Võ môn:

Võ môn mừng đã đến tuần,

Phượng loan rầy gặp phong vân phải tầm.

(Truyện Phan Trần).



Võ môn mấy lượt đã từng qua,

Nên nghiệp giang san bởi chữ hòa.

(Đạo Sử).

2.- Vũ môn:

Một phen cá vượt vũ môn,

Ba chàng cùng chiếm khôi nguyên tú tài.

(Nữ Tú Tài).



VÕ MÔN BA ĐỢT SÓNG

Hay “Vũ Môn ba đợt sóng

Bởi chữ “Võ Môn tam cấp lãng 禹 門 三 級 浪”.

Võ môn ba đợt sóng ý nói người thi đỗ ví như cá hóa long phải nhảy qua ba lần sóng mới vào cửa Võ được. Xem: Võ Môn.



Cậy tài sinh cũng xem sao,

Vũ môn ba đợt sóng đào xem khinh,

(Nhị Độ Mai).



VÕ THANG

Tức vua Võ Vương và vua Thành Thang, là hai ông vua thời nhà Thương và nhà Châu.

Võ Vương tên Phát, con của vua Châu Văn Vương, cùng với Lữ Vọng thống lãnh quân chư hầu, đem binh đông chinh phạt Trụ, dựng nghiệp nhà Châu.

Thành Thang là vị vua diệt nhà Hạ, sáng nghiệp nhà Thương.

Xem: Thang Võ.

Trên ngai vàng chúa sánh Võ Thang,

Dưới bệ ngọc tôi phen Y Lữ.

(Nhạc Hoa Linh).



Giấu vuốt nanh chờ vận Võ Thang,

Nuôi vây cánh cướp người thương khách.

(Kim Thạch Kỳ Duyên).



VÕ VƯƠNG 武 王

Hay “Vũ vương”.

Võ Vương là con của vua Châu Văn Vương, tên Phát, cuối đời nhà Ân, kế vị cha giữ chức Tây Bá.

Vua Trụ bạo ngược, Võ vương thống lãnh quân chư hầu đông chinh, đánh bại vua Trụ ở Mục Dã, diệt nhà Ân, dựng nghiệp nhà Châu. Sau khi Trụ vương mất, Võ vương lên ngôi vua, đóng đô ở đất Cảo, trị vị được mười chín năm, thiên hạ được đại trị.



Chưa chi đã vội đạo thường,

Di Tề hổ mặt Vũ vương thẹn lòng.

(Thiên Nam Ngữ Lục).



Áo Võ Vương sao chẳng thấy gầy,

nỡ để dân đen bùn lấm.

(Gia Định Thất Thủ Phú).



VÓC DÊ DA CỌP

Lấy nghĩa từ câu “Dương chất hổ bì 羊 質 虎 皮” có nghĩa là thân hình con dê mà khoác da con cọp, dùng để chỉ việc thực chất kém cỏi, yếu hèn mà bên ngoài tỏ vẻ tài ba, mạnh mẽ.



Thấy nay cũng nhóm văn chương,

Vóc dê, da cọp khôn lường thực hư.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



VÓC MIỆNG GẤM LÒNG

Nghĩa từ chữ “Tú khẩu cẩm tâm 繡 口 錦 心” tức là miệng thêu lòng gấm, dùng để nói người có tài về văn chương, hay lời nói văn hoa mỹ lệ.

Xem: Cẩm tâm tú khẩu.

Khen câu ngọc đúc vàng hun,

Vóc trong miệng, gấm trong lòng vẽ nên.

(Nhị Độ Mai).



VOI CÀY CHIM CẤY

Nói về việc vua Thuấn bị bà mẹ ghẻ xúi cha là Cổ Tẩu, sai Thuấn đi cày ở đất Lịch Sơn, là nơi có nhiều thú dữ. Vua Thuấn vẫn nghe lời. Lòng hiếu thảo cảm động trời cao, khiến voi ra cày đất, chim ra nhặt cỏ.



Xưa ruộng Thuấn voi cày chim cấy,

Vì hiếu thân nổi dậy tuổi tên.

(Nữ Trung Tùng Phận).



VONG GIA THẤT THỔ 亡 家 失 土

Vong gia: Hết nhà. Thất thổ: Mất đất.

Vong gia thất thổ nghĩa là mất cả nhà cửa ruộng đất do tai biến hay cờ bạc hút sách.



Huống chi người tài thiển trí ngu,

Chơi quá độ cũng vong gia thất thổ.

(Văn Tế Thuốc Phiên).



VONG HƯƠNG THẤT THỔ 亡 鄉 失 土

Vong hương: Mất quê hương. Thất thổ: Mất đất đai. Vong hương thất thổ có nghĩa là mất xóm làng mất đất đai, ý nói xa lìa quê hương, ruộng đất.

Kẻ nào gắng đặng thì đi,

Vong hương thất thổ quản gì tấm thân.

(Hoài Nam Khúc).



VONG PHẾ 亡 廢

Vong: Mất. Phế: Bỏ.

Vong phế là bỏ mất.



Ghen sợ nổi nghiệp nhà vong phế,

Ghen sợ mê chẳng kể vợ con.

(Phương Tu Đại Đạo).



VÒNG DANH XIỀNG LỢI

Tức danh như chiếc vòng buộc người háo danh, lợi tựa dây xích xiềng kẻ hám lợi. Ý nói danh lợi là chiếc vòng, sợi dây xiềng xích trói buộc người chẳng được tự do.



Vòng danh xiềng lợi thả dong,

Vật ngoài gió bụi, người trong tiên thần.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



VÕNG DÙ

Võng dù là chiếc võng và cây dù (Cây lọng), là hai vật mà người xưa mỗi khi thi đậu làm quan đều được nằm võng khiên, che dù lọng để vinh quy bái tổ.

Võng dù dùng để chỉ sự làm quan, sang cả.

Bà con họ nội xa đàng,

Võng dù xin rước về làng thuở xưa.

(Dương Từ Hà Mậu).



Bởi xưa cha mẹ khéo tu,

Ngày nay con cháu võng dù nghinh ngang.

(Ca Dao).



VỌNG PHU 望 夫

Vọng: Trông ngóng. Phu: Chồng.

Vọng phu là trông chồng.

Tương truyền có hai anh em ruột với nhau, lúc nhỏ khi giỡn chơi nhau, người anh vô tình chém nhằm đầu người em gái một nhát dao, sợ quá trốn đi mất tích. Về sau, cả hai lớn lên lầm kết duyên vợ chồng với nhau. Một hôm, người chồng phát hiện vợ mình có vết thẹo nơi đầu, hỏi rõ căn nguyên, mới biết là em ruột mình. Người chồng cảm thấy tội lỗi, bỏ đi biệt tích. Người vợ không biết gì, cứ bồng con lên đỉnh núi trông chồng. Lâu ngày hai mẹ con đều hoá đá. Người đời bèn gọi tượng đá đó là hòn Vọng phu. Hiện ở Bình Định, Thanh Hoá đều có núi Vọng phu.

Hay đâu chút phận bọt bèo,

Lại mang lấy tiếng ở đèo Vọng phu.

(Dương Từ Hà Mậu).



Non sông cách trở vững ba thu,

Giấc bướm mơ mòng núi Vọng phu.

(Truyện Trinh Thử).



Vọng phu còn đá còn trinh,

Tiền đường còn sóng trung trinh hãy còn.

(Thơ Tản Đà).



VÔ CAN SÁT MẠNG 無 干 殺 命

Vô can: Không can dự tới, không dính líu tới. Sát mạng: Hay sát mệnh là giết chết mạng sống.

Vô can sát mạng ý muốn nói những loài vật không can dự đến mình, nghĩa là không hại mình, mà mình lại giết hại mạng sống nó thì thật oan uổng cho.



Bền công kinh sách xem coi,

Vô can sát mạng thiệt thòi rất oan.

(Kinh Sám Hối).



VÔ ĐỊNH 無 定

Vô Định là tên một con sông ở tỉnh Thiểm Tây. Nước sông chảy xiết cuốn theo cát trôi đi, nên lòng sông có chỗ sâu có chỗ cạn, do vậy người ta mới gọi là Vô Định Hà. Từ thời xưa nơi bờ sông này là bãi chiến trường.

Trong Đường Thi có câu: Khả liên Vô Định hà biên cốt, Do thị thâm khuê mộng lý nhân 可 憐 無 定 河 邊 骨, 猶 是 深 閨 夢 裏 人, nghĩa là Thương thay đống xương chồng chất bên bờ sông Vô Định, thế mà trong chốn khuê phòng, vợ còn mộng thấy chồng về.

Nghĩa bóng: Xương những kẻ chết không ai chôn.



Ngẫm từ dấy việc binh đao,

Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.

(Truyện Kiều).



VÔ MINH 無 明

Vô minh là không sáng suốt, tức là còn mê muội, tối tăm, không thấy được cái lẽ thật của sự vật, nhận hiểu sai lầm về con người và muôn vật.

Vô minh gây ra lầm lỗi, tạo nên oan nghiệt, phải chịu nhiều phiền não. Vô minh căn bản nhất là nhận lầm ngũ uẩn, mà cho cái Ta là thật (Ngã chấp), chấp tâm vọng tưởng sinh diệt là tâm mình. Đó là nguyên nhân căn bản của khổ đau.

Kinh Viên Giác nói: Chúng sanh chấp thân tứ đại này là thật, tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là vô minh.



Lụy vì một tính vô minh,

Cho nên lọc dọc tử sinh nghiệp dầy.

(Hứa Sử Tân Truyện).



VÔ SỰ TIỂU THẦN TIÊN 無 事 小 神 仙

Vô sự: Không có việc gì cả. Tiểu thần tiên: Vị thần tiên nho nhỏ.

Vô sự tiểu thần tiên ý muốn nói người không có việc phiền não, tai nạn xảy đến là vị thần tiên nhỏ.



Ở thế có khôn thì có khó,

Chữ rằng: Vô sự tiểu thần tiên.

(Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).



VÔ THƯỜNG 無 常

Vô thường là một quan niệm căn bản của Đạo Phật. Vô thường là không thường còn, không thường hằng. Tức là tất cả các pháp, mọi sự vật đều không phải là nằm yên bất biến, mà chúng luôn luôn thay đổi, tức có dòng sanh diệt liên tục. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Kinh Pháp cú nói: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường”.Vô thường đồng nghĩa với chết, là một đặc ngữ dùng riêng trong kinh văn nhà Phật.

Vô thường theo sự tín ngưỡng của Phật giáo trong dân gian còn có nghĩa như quỷ vô thường, một loại quỷ dẫn hồn người chết xuống Diêm Vương.

Đống xương Vô Định sương phau trắng,

Giọt máu Vô thường cỏ nhuộm thâm.

(Thơ Huỳnh Mẫn Đạt).



Sát sanh, tửu sắc, dầy dầy,

Đến khi hết số, mắc tay Vô thường.

(Hứa Sử Tân Truyện).



Vô thường chạy đã hết hơi,

Bước vào trong miếu bày lời hoạn quan.

(Tội Vợ Vợ Chịu).



VÔ ƯU 無 憂

: Không. Ưu: Lo nghĩ, tức phiền não.

Vô ưu là không lo nghĩ, không phiền não. Theo Phật, thế gian là cõi phiền não, khổ sở, muốn không bị phiền não, nghĩa là Vô ưu thì phải đến cõi Niết Bàn, hay cõi Cực Lạc Thế Giới. Vậy cõi “Vô ưu” là chỉ cõi Niết Bàn hay cõi Tây Phương Cực Lạc.



Vẹn nhơn đạo, đi lần nẻo chánh,

Đến vô ưu đặng lánh nhơn luân.

(Nữ Trung Tùng Phận).



VỖ BỤNG TRỜI NGHIÊU

Vào đời vua Nghiêu, một vị vua thời thượng cổ nước Tàu, các vị bô lão thường vỗ bụng mà ca hát để ngợi khen cảnh thái bình thịnh trị của đất nước.



Trên lọ phải vén quần vua Tống,

ra sức anh uy;

Dưới cũng vui vỗ bụng trời nghiêu,

dắng ca canh tạc.

(Ngã Ba Hạc Phú).



VỢ CHỒNG NGÂU

Tức Ngưu lang chức nữ.

Do tích sau khi Chức Nữ được gả cho Ngưu lang, bèn sinh trễ biếng công việc dệt cửi, Ngọc Hoàng cả giận, bắt hai người phải xa nhau, mỗi người ở một bên sông Ngân Hà. Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần vào đêm thất tịch, tức mồng 7 tháng 7, có đàn quạ đội cầu cho vợ chồng Ngưu Nữ hội kiến. Đêm đó, vì hai vợ chồng Ngâu cùng nhau than khóc, nên thành những giọt mưa tầm tã, gọi là mưa Ngâu.

Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu,

Doành thu nên để bắc cầu mấy phen!

(Bích Câu Kỳ Ngộ).




tải về 15.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   126   127   128   129   130   131   132   133   134




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương