THẾ thân bồ TÁt câu xá luận tụng lưỢc thích I


Chương II: Vấn đề ba phần đoạn



tải về 0.86 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.86 Mb.
#36476
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Chương II: Vấn đề ba phần đoạn


Trước khi giải thích chánh văn, cần phải minh định sự kết cấu của luận này có đủ ba phần (tự, chánh tông và lưu thông) hay không. Đó là qui tắc chung để giảng giải kinh điển Phật giáo.

PHẦN TỰ: phần mở đầu, nói nguyên do viết luận.

PHẦN CHÁNH TÔNG: phần thuyết minh nội dung giáo nghĩa

PHẦN LƯU THÔNG: phần kết luận, nói lên sự mong mỏi giáo nghĩa của luận được truyền bá rộng rãi ở mai sau.

Vậy, ba phần của luận này được phân chia như thế nào?

Như trên, ta đã biết ngài Thế Thân giảng luận Tì-bà-sa của Hữu bộ tại nước Kiền-đà-la, đúc kết nghĩa lý đã giảng trong một ngày thành một bài tụng. Cứ như vậy, khi giảng xong, góp thành 600 bài tụng căn bản của Cu-xá. Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của vua nước Ca-thấp-di-la và ngài Ngộ Nhập, Bồ tát Thế Thân lại giải thích các bài tụng đó, đồng thời thêm vào các bài tụng thất ngôn (theo bản dịch Hán) và văn trường hàng đầu và cuối. Do đó, khi minh định ba phần đoạn của luận này chúng ta cần xét dưới hai khía cạnh:

1. Căn cứ vào 600 bài tụng căn bản: từ câu thứ nhất “Hữu lậu, vô lậu pháp, trừ đạo dư hữu vi…” cho đến câu tụng “trì hữu thuyết hành giả, thử tiện trú thế gian” cuối phẩm Định, quyển 29, để quán sát thì chỉ có hai phần chánh tông và lưu thông, chứ không có phần tự.

Bởi vì từ bài tụng đầu (“hữu lậu vô lậu pháp…”) cho đến bài tụng thứ 599 thuộc phần chánh tông, bài tụng thứ 600 (“Phật chánh pháp hữu nhị…”) thuộc phần lưu thông.

2. Căn cứ vào 600 bài tụng căn bản với các bài tụng thất ngôn và văn trường hàng ở đầu và cuối thì:

- Phần tự: gồm 3 bài tụng thất ngôn đầu (từ câu “Chư nhất thiết chủng chư minh diệt” cho đến hết) và văn trường hàng.

- Phần chánh tông: gồm 600 bài tụng căn bản (từ câu “hữu lậu vô lậu pháp” cho đến hết) và văn trường hàng.

- Phần lưu thông: gồm 3 bài tụng thất ngôn (từ câu “dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo…” của quyển 30).

Vì sao? Bởi lẽ, 3 bài tụng đầu và văn trường hàng đã giải thích rõ sự quy kính đức Thế Tôn của Luận chủ trước khi tạo luận. Cho nên, đó là phần tự. 3 bài tụng thất ngôn sau cùng (bắt đầu từ câu “dĩ thiện thuyết…”) tán thán pháp môn đã được trình bày ở trước đó để khuyến khích tu học, rõ ràng đó là phần lưu thông. Song, ở trước câu “dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo” của quyển 30, tức quyển 29, đã có phân biệt các pháp môn, cho nên có người cho rằng từ đó trở xuống là phần lưu thông.

Nhưng nếu khảo sát một cách tỉ mỉ thì trong 9 phẩm của toàn thể bộ luận, 8 phẩm đầu và phẩm Phá ngã sau cùng, có thể phê phán theo hai cách:

Quyển 29 của bộ luận này, trước phẩm Phá ngã có ba bài tụng thất ngôn (từ câu “Đại sư thế nhãn…”) đó là lời văn thêm vào khi giải thích 600 bài tụng căn bản. Văn đó được xem là phần tự của phẩm Phá ngã.

Giờ đây, căn cứ vào 8 phẩm trước hết để phân làm 3 phần:

1. Phần tự: từ câu “Chư nhất thiết chủng chư minh diệt” cho đến hết 3 bài tụng thất ngôn và văn trường hàng.

2. Phần chánh tông: từ câu “hữu lậu vô lậu pháp” cho đến hết 600 bài tụng căn bản và văn trường hàng.

3. Phần lưu thông: từ đầu “Ca-thấp-di-la nghĩa lý thành” cho đến hết bài tụng thất ngôn này.

Trong 600 bài tụng căn bản, bài tụng cuối của phẩm Định (từ câu “Phật chánh pháp hữu nhị…”) thường được xếp vào phần lưu thông. Song ở đây xếp vào phần chánh tông. Điều này dường như không xác đáng lắm. Tuy nhiên, theo sự giải thích đó, xếp vào phần chánh tông cũng không có gì sai lầm.

Lại nữa, căn cứ vào phẩm Phá ngã để phân làm ba:

1. Phần tự: từ câu “Đại sư thế nhãn…” của quyển 29 cho đến hết 3 bài tụng thất ngôn.

2. Phần chánh tông: từ phẩm Phá ngã về sau.

3. Phần lưu thông: từ câu “Dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo” của quyển 30, cho đến hết 3 bài tụng thất ngôn.

Tuy nhiên, câu tụng “Đại sư thế nhãn…” ở cuối phẩm Định đầu phẩm Phá ngã mà xếp vào phần tự của phẩm Phá ngã thì có người cho rằng như vậy là không đúng. Nhưng xét theo bản cựu dịch luận Cu-xá, câu tụng trên được đặt dưới đề mục của phẩm Phá ngã, thì thấy rằng nó không thuộc về phẩm Định mà là phần tự để dẫn khởi cho phẩm Phá ngã.

Ở đây, khi giảng luận này, không đề cập đến văn trường hàng, mà chỉ giới hạn trong 600 bài tụng căn bản và các bài tụng thất ngôn ở đầu và cuối, cho nên không thể theo những cách phân chia nói trên, chỉ căn cứ vào sự giải thích của Cu-xá tụng sớ. Theo đó thì:

1. Phần tự: từ câu “Chư nhất thiết chủng chư minh diệt” đến hết 3 bài tụng thất ngôn. 

2. Phần chánh tông: gồm 600 bài tụng căn bản.

3. Phần lưu thông: từ câu “Ca-thấp-di-la nghĩa lý thành” đến hết.

---o0o---


Chương III: Bố cục phần tựa


Ba bài tụng thất ngôn của phần tựa được chia thành từng đoạn riêng biệt. Bài tụng đầu trình bày rõ nguyên do tạo luận. Hai bài tụng sau nhắm giải đáp các vấn nạn. Tất cả sự vật trong vũ trụ, bất cứ lớn hay nhỏ, hễ phát sinh thì chắc chắn có nguyên do. Vì vậy, Luận chủ tạo luận này không phải là không lý do. Cho nên, khi trình bày lý do tạo luận và giải đáp những vấn nạn về luận này, tác giả đã chia phần lý do tạo luận làm hai đoạn:

1.Ba câu đầu: nói lên lòng qui kỉnh của Luận chủ đối với Phật.


2.Câu cuối: nói về lý do phát khởi của luận.

Trong phần qui kỉnh, hai câu đầu thuyết minh ba đức (trí đức, đoạn đức và ân đức) của Phật. Câu thứ ba nêu rõ đức để qui kỉnh. Lại nữa, trong hai câu đầu, chữ “Chư” ở đầu câu chỉ cho nhân cách, tức ba đức: trí, đoạn và ân.

Hai bài tụng tiếp theo gồm ba đoạn: nêu lên thể của đối pháp, giải thích chữ “Tạng”,và thuyết minh về ý nói và người nói. 

Xin xem đồ biểu dưới đây. 

Đồ biểu 3: Phần tựa
A. Thuyết minh phần tựa   
I. Tựa qui kỉnh
  1. Ba đức của Phật:
     a) Nhân cách sở y của đức....................................... Chư
     b) Đức sở y của nhân cách:
        - Đức tự lợi:
        + Trí đức.................. nhất thiết chủng (minh diệt)
        + Đoạn đức.................................... chư minh diệt
       - Đức lợi tha.............. bạt chúng sanh xuất sanh tử nê
   2. Nêu sự qui kỉnh đức:.............. Kính lễ như thị như lý sư
II. Tựa phát khởi........... Đối pháp tạng luận ngã đương thuyết.
B. Giải thích nạn vấn. 
I. Nói thể của Đối pháp... Tịnh huệ tùy hành danh đối pháp.
II. Giải thích chữ “tạng.............. Nhiếp bỉ thắng nghĩa bỉ cố.
III. Nêu ý nói và người nói: Nhược ly trạch pháp định vô dư.



tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương