THẾ thân bồ TÁt câu xá luận tụng lưỢc thích I


Tiết 3: Giải thích chữ “TẠNG”



tải về 0.86 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.86 Mb.
#36476
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

Tiết 3: Giải thích chữ “TẠNG”


Như trên, đã giải thích danh từ Đối pháp. Vậy, thế nào là Đối Pháp tạng?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Nhiếp bỉ thắng nghĩa y bỉ cố


Thử lập đối pháp Cu-xá danh.

Dịch nghĩa:

Vừa thâu thắng nghĩa kia, vừa căn cứ vào đó,

Vì thế, bản luận được mệnh danh là Đối Pháp Cu-xá.

Tụng văn trên đây, câu trước giải thích về chữ “Tạng”, câu sau giải thích về nhan đề của luận này.

Tạng (kośa)  có 2 nghĩa:

1. Năng nhiếp : khả năng thâu tóm. Luận này bao hàm giáo nghĩa đặc thù của Đối pháp như đã được thuyết minh trong các luận Lục túc và Phát trí, cho nên gọi là “Tạng.” Ví như cái hầm và cái kho có công năng chứa giữ các giống lúa và tài sản.

2. Sở y : giáo nghĩa Đối pháp được thuyết minh trong các luận Lục túc và Phát trí là nơi căn cứ cho luận này; mặc dù có vài chỗ bị bài bác nhưng vẫn là sở y. Ví như cái bao đựng gươm là sở y của gươm, cho nên được gọi là “bao gươm”

Năm chữ “nhiếp bỉ thắng nghĩa y bỉ” trong tụng văn là chỉ cho hai nghĩa năng nhiếp và sở y nói trên. Theo đó, “nhiếp bỉ thắng nghĩa” diễn tả ý nghĩa năng nhiếp và “y bỉ” diễn tả ý nghĩa sở y.

“Tạng” đã có hai nghĩa thì khi luận này được gọi là Đối pháp tạng  cũng có hai nghĩa.

1. Theo nghĩa năng nhiếp, Đối pháp là pháp được thâu tóm. Trong kho tàng của luận này chứa đựng thắng nghĩa của các luận Lục túc và Phát trí, do đó gọi là Đối pháp tạng (Abhidharma-kośa). Theo văn pháp Sanskrit, đây là giải thích tập hợp danh từ theo luật y chủ (tat-puruṣa).

2. Theo nghĩa sở y, “Đối pháp tạng” cũng chỉ chung cho các luận Lục túc và Phát trí chứ không phải đặc biệt của luận này. Đây là giải thích tập hợp danh từ theo luật hữu tài (bahu-vrīhi).

Do đó, 8 chữ “cố, thử lập Đối pháp Cu-xá danh” lẽ ra phải được đọc hai lần:

1. Nhiếp bỉ thắng nghĩa cố thử lập Đối pháp Cu-xá danh;


2. Y bỉ cố thử lập Đối pháp Cu-xá danh.

---o0o---


Tiết 4: Trình bày ý nói và người nói


Danh từ Đối pháp tạng  đã được giải thích xong. Song, người đặt danh xưng ấy có ý gì, và trước đó đã có ai đề cập đến chưa?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Nhược ly trạch pháp định vô dư


Năng diệt chư hoặc thắng phương tiện
Do hoặc thế gian phiêu hữu hải
Nhân thử truyền Phật thuyết Đối pháp.

Dịch nghĩa:

Nếu lìa trạch pháp thì nhất định không còn
Phương tiện thù thắng nào khác có khả năng diệt trừ mê hoặc.
Do mê hoặc mà thế gian trôi nổi trong biển Hữu;
Vì vậy, truyền thuyết cho rằng chính Phật đã nói Đối pháp.

Trong tụng văn trên đây, 3 câu đầu và 5 chữ “nhơn thử (...) thuyết Đối pháp” của câu 4, trả lời cho ý thú của luận; còn 5 chữ “truyền Phật thuyết Đối pháp” của câu 4 trả lời cho câu hỏi về người tạo luận. Vì vậy, 3 chữ Đối pháp tạng phải được đọc theo 2 cách như trên.

Trạch pháp (dharma-pravicaya) là trí tuệ, vì trí tuệ có khả năng giản trạch các pháp. Chư hoặc (kleśāḥ) là phiền não làm phát sanh và tăng trưởng ác nghiệp, chính là loại phiền não mê lý và mê sự mà ở địa vị kiến đạo và tu đạo mới đoạn trừ được.

Thế gian (loka) có hai: hữu tình thế gian và khí thế gian. Ở đây chỉ đề cập đến hữu tình thế gian, tức chúng sanh trong thế giới mê vọng. Hữu hải (bhāvārnava) là biển sanh tử của ba cõi (dục, sắc và vô sắc). Sự xoay vần trong ba cõi, nhơn quả không mất, nên gọi là tam hữu. Chúng sanh sống và chết trôi nổi trong đó nên gọi là biển sanh tử.

Ý đoạn văn này nói rằng, nếu lìa trí huệ có công năng giản trạch các pháp thì quyết định không có cách nào khác hơn để đoạn trừ phiền não. Nếu phiền não không bị đoạn trừ, thì sức mạnh của nó làm chúng sanh trôi nổi trong biển sanh tử của ba cõi. Ở đây, vì muốn chúng sanh đạt được trí huệ vô lậu có công năng biện biệt các pháp, cho nên nói Đối pháp. Song, Đối pháp này trước đó đã có ai nói chưa? – Có. Đức Thế Tôn đã nói rải rác trong các thời thuyết pháp. Về sau, các đệ tử mới kết tập các lời đó, truyền lại cho đời sau, cho nên trong tụng văn nói: “truyền Phật thuyết Đối pháp.” Chẳng hạn, vào khoảng 300 năm sau Phật nhập diệt, có ngài Đạt-ma-đa-la (Dharmatrāta: Pháp Cứu) kết tập những bài tụng của Phật nói về vô thường thành phẩm “Vô thường”, kết tập những bài tụng nói về “Không, Vô ngã” thành phẩm “Không, Vô ngã” để truyền lại cho đời sau.

Đoạn trên, đã giải thích văn nghĩa của phần tựa.  



[1] Bản Hán chư được dịch từ đại từ, nhân xưng thứ ba, số ít yaḥ của Skt.- TS

[2] Nhất thiết chủng 一切種, Hán dịch bất biến từ (trạng từ) sarvathā của Skt.- TS

---o0o---


Chương V: Bố cục phần chánh tôn


Phần chánh tôn có 600 bài tụng. Văn trong ấy tuy rất nhiều nhưng tóm tắt, có thể chia ra làm hai phần.

1. Trình bày tổng quát về toàn thể bộ luận: gồm 3 bài tụng đầu.


2. Giải thích riêng về ý nghĩa và tông chỉ trong phần tổng quát, gồm 597 bài tụng kế tiếp.

Trong 3 bài tụng đầu, câu 1 thuyết minh tổng quát về pháp hữu lậu và vô lậu, sẽ được quảng diễn trong 2 phẩm “Giới” và “Căn.” 3 câu tụng kế tiếp thuyết minh riêng về pháp hữu lậu sẽ được quảng diễn trong 3 phẩm: Thế gian, Nghiệp và Tùy Miên. 

8 câu trong 2 bài tụng sau thuyết minh riêng về pháp vô lậu sẽ được quảng diễn trong 3 phẩm: Hiền thánh, Trí và Định. 

597 bài tụng còn lại, phân làm 8 đoạn:

Đoạn 1: gồm 42 bài tụng, thuyết minh tổng quát về bản thể của pháp hữu lậu và vô lậu.
Đoạn 2: gồm 74 bài tụng, thuyết minh tổng quát về tác dụng của pháp hữu lậu và vô lậu.
Đoạn 3: gồm 39 bài tụng, thuyết minh chi tiết về quả của pháp hữu lậu.
Đoạn 4: gồm 131 bài tụng thuyết minh chi tiết về nhân của pháp hữu lậu.
Đoạn 5: gồm 69 bài tụng, thuyết minh chi tiết về duyên của pháp hữu lậu.
Đoạn 6: gồm 83 bài tụng, thuyết minh chi tiết về quả của pháp vô lậu.
Đoạn 7: gồm 61 bài tụng, thuyết minh chi tiết về nhân của pháp vô lậu.
Đoạn 8: thuyết minh chi tiết về duyên của pháp vô lậu, 93 bài tụng.

Trong đó, đoạn 1 và 2 thừa tiếp ý của 2 bài tụng sau, phần nêu tổng quát ở trên. Xem đồ biểu dưới đây.

Đồ biểu 7: Bố cục phần chánh tông



tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương