THẾ thân bồ TÁt câu xá luận tụng lưỢc thích I



tải về 0.86 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.86 Mb.
#36476
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Tiết 12: Ba sự đoạn


Trong 18 giới, giới nào bị đoạn trừ ở kiến đạo? giới nào bị đoạn trừ ở tu đạo? và giới nào ở kiến đạo và tu đạo đều không bị đoạn trừ?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Thập ngũ duy tu đoạn;


Hậu tam giới thông tam.
Bất nhiễm, phi lục sanh,
Sắc định phi kiến đoạn. (36)

Dịch nghĩa:

15 giới trước chỉ có tu đoạn;
ba giới sau thông cả ba.
Vì không nhiễm ô, vì không do ý căn sanh
Và vì là sắc pháp, nên nhất định không phải là kiến đoạn. 

(tụng 36)

Hai câu đầu giải đáp vấn đề. Hai câu sau bác lập trường của bộ phái khác.

Thế nào là kiến đoạn (darśanaheya), tu đoạn (bhāvanaheya) và phi sở đoạn (aheya)?

Khi chúng ta phát chơn trí vô lậu đoạn trừ tất cả các phiền não thuộc mê lý (mê lầm về lý nhân quả của mê ngộ) từ vô thỉ đến nay và thấy rõ lý Tứ đế; bấy giờ gọi là kiến đạo. Từ đó luôn luôn tu tập các căn lành để đoạn trừ các phiền não thuộc về mê sự (mê lầm về lý của sự vật). Đó là tu đạo. Những gì bị đoạn trừ ở điạ vị kiến đạo thì gọi là pháp thuộc kiến đạo sở đoạn. Bị đoạn trừ ở địa vị tu đạo, được gọi là tu đạo sở đoạn. Còn những pháp nào không bị đoạn trừ ở kiến đạo và tu đạo tức các pháp vô lậu, thì nói là pháp thuộc phi sở đoạn.

Thập ngũ duy tu đoạn: 15 giới (5 căn, 5 cảnh và 5 thức) chỉ thuộc tu đạo sở đoạn, không thông với hai sở đoạn kia. Bởi vì bản chất của chúng là hữu lậu chứ không phải vô lậu, nên không thuộc phi sở đoạn. Lại nữa, chúng không có sự mê lầm đối với lý nhơn quả mê ngộ và cũng chẳng phải do kiến hoặc trực tiếp sanh khởi nên không thuộc kiến sở đoạn. Chỉ ở địa vị tu đạo nhờ luôn luôn tu tập các căn lành, giới nào có thể đoạn trừ bằng tự tánh thì dùng thanh gươm trí tuệ vô lậu để đoạn trừ (tự tánh đoạn), giới nào không thể đoạn trừ được bằng tự tánh như các pháp thiện, vô ký, thời khiến cho nó xa rời sự trói buộc của các phiền não năng duyên mà được giải thoát (sở duyên đoạn) cho nên 15 giới chỉ ở địa vị tu đạo mới đoạn trừ được.

Hậu tam giới thông tam: 3 giới sau, ý, pháp và ý thức, mỗi giới đều bao gồm cả ba trường hợp, kiến, tu và phi sở đoạn. Tại sao vậy? Đương khi phiền não mê lý sanh khởi thì đồng thời các giới này cũng cùng sanh khởi, tất nhiên có tâm vương và tâm sở, đắc, bốn tướng, v.v… Tâm vương là ý giới và ý thức giới. Phiền não là tâm sở. Đắc, bốn tướng đều thuộc về pháp giới. Ở địa vị kiến đạo khi khởi được cái chơn trí vô lậu thì ba giới này cùng với kiến hoặc đồng thời đều bị đoạn trừ. Nếu ngoại trừ tâm vương, tâm sở, đắc, bốn tướng cùng với kiến hoặc sanh khởi; còn lại ý, pháp, ý thức tánh chất của chúng thông với hữu lậu nên ở trong trường hợp tu sở đoạn (gồm tự tánh đoạn và sở duyên đoạn); chúng lại còn thông với vô lậu cho nên thuộc phi sở đoạn.

Bất nhiễm, phi lục sanh, sắc… bác giáo nghĩa của Kinh bộ. Kinh bộ cho rằng dị sanh tánh và thân, ngữ nghiệp dẫn đến cõi ác đều bị đoạn trừ ở địa vị kiến đạo. Dị sanh tánh là tên khác của phàm phu. Phàm phu luân chuyển trong sanh tử thọ sanh trong các loài khác nhau. Chúng ta ở trong địa vị phàm phu thường cùng với dị sanh tánh không thể rời nhau. Nếu khởi được cái chơn trí kiến đạo vô lậu thì ngay thân ta là Thánh giả, tất xa rời cái dị sanh tánh,  bởi vì không khởi các nghiệp thân và ngữ để chiêu cảm quả báo đi đến các cõi ác. Trái lại, Tát-bà-đa Hữu bộ thì cho rằng tổng quát có ba tính chất không bị đoạn trừ ở địa vị kiến đạo:

a. Bất nhiễm,  tức là thiện hữu lậu và vô phú vô ký không có tính chất ô nhiễm.

b. Phi lục sanh , chẳng phải do căn thứ sáu sanh tức năm thức trước do 5 căn sanh khởi chứ chẳng phải do đệ ý căn sanh ra.

c. Sắc, thuộc về sắc pháp, tức tất cả các sắc pháp.

Pháp nào có ba tính chất trên đây thì nhất định không phải là pháp bị đoạn trừ ở địa vị kiến đạo. Dị sanh tánh mà Kinh bộ nói đến, bởi bản chất của nó là vô phú vô ký, tức không nhiễm ô. Thân và ngữ nghiệp đưa đến ác thú tức động tác của thân thể và sự phát động của ngôn ngữ, chúng thuộc về sắc pháp, cho nên chẳng phải là pháp bị đoạn trừ ở địa vị kiến đạo.

---o0o---

Tiết 13: Kiến và phi kiến


Đoạn 1: Vấn đề chính
Trong 18 giới, giới nào thuộc về kiến (dṛṣṭi), giới nào thuộc phi kiến?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Nhãn pháp giới nhất phần,


Bát chủng thuyết danh kiến.
Ngũ thức cu sanh huệ,
Phi kiến bất đạc cố. (37)
Nhãn kiến sắc đồng phần,
Phi bỉ năng y thức;             
Truyền thuyết bất năng quán,
Bị chướng chư sắc cố. (38)

Dịch nghĩa:

Nhãn giới và một phần pháp giới,
Là tám thứ huệ thuộc về kiến.
Huệ cùng sanh với năm thức,
Không phải kiến vì không có suy đạc. (tụng 37)
Nhãn căn thấy sắc đồng phần,
Chứ không phải thức năng y của nó.
Truyền thuyết nói không thể thấy,
Vì bị chướng ngại bởi các sắc. (tụng 38)

Trong tụng văn, hai câu đầu nói nhãn căn và một phần pháp giới, tức tám huệ tương ưng với thức thứ 6, thuộc về kiến, còn 16 giới kia và một phần pháp giới còn lại thì thuộc về phi kiến.

Tám huệ  là 5 thức kiến nhiễm ô, tức thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ kiến; cùng với chánh kiến thuộc thiện hữu lậu tương ưng với ý thức; chánh kiến vô lậu phát ra trong thân hàng hữu học; và chánh kiến vô lậu phát ra trong thân bậc vô học.

Kiến có hai nghĩa, quán chiếu và quyết đạc. Nhãn căn quán chiếu sắc cảnh, còn tám thứ huệ có khả năng quyết đạc cảnh sở duyên cho nên đều gọi là kiến.

Sáu câu tiếp theo, kể từ câu “ngũ thức cu sanh huệ”, là để ngăn ngừa nạn vấn. Trong đó, hai câu đầu nhằm bác quan điểm ngài Diệu Âm, một trong bốn bình gia của Đại-tì-bà-sa, cho rằng nhãn thức do tương ưng với huệ mới thấy sắc. Nay đây, không chấp nhận chủ trương đó, Luận chủ cho rằng huệ tương ưng với 5 thức trước là phi kiến. Bởi lẽ, kiến có đủ hai nghĩa thẩm lự và quyết định, còn 5 thức trước thì có tánh phân biệt kế đạc, cho nên nói là phi kiến.

Từ câu “Nhãn kiến sắc đồng phần” trở xuống căn cứ vào nhãn kiến để phân biệt hai thuyết về thức kiến và căn kiến. Ngài Pháp Cứu, một trong bốn bình gia của Tì-bà-sa, chủ trương nhãn thức kiến. Ngài Thế Hữu chủ trương nhãn căn kiến. Văn tụng này của nhà chủ trương căn kiến giải thích cho nhà chủ trương thức kiến.

Nhà chủ trương thức kiến hỏi rằng: Nếu bảo là nhãn căn thấy thì khi các thức khác khởi còn nhãn thức không sao lại không thấy tất cả cảnh sắc?

Nhà căn kiến đáp: Chẳng phải tất cả nhãn căn đều thấy, chỉ khi nhãn căn và nhãn thức đồng phần hợp tác mới gọi là thấy, cho nên nói “nhãn kiến sắc đồng phần.”

Nhà thức kiến lại hỏi: Nếu bảo rằng nhãn căn và nhãn thức hợp tác mới thấy sắc thì nhãn thức là năng y chứ chẳng phải nhãn căn là năng y, làm sao gọi là căn kiến được?

Nhà căn kiến đáp: Thức là năng y, chắc chắn không thể thấy. Vì sao? Vì nếu bảo rằng thức thấy, mà thức thì vô đối, không bị chướng ngại đối với tường vách v.v… như vậy đáng lý nó phải thấy các sắc đằng sau vật chướng ngại, nhưng thực tế thì không phải thế. Còn nhãn căn thì bị cảnh vật làm chướng ngại, không thể thấy được các sắc đằng sau vật chướng ngại, cho nên nói “truyền thuyết bất năng quán, bị chướng chư sắc cố.”

Thế nhưng, đặt hai chữ “truyền thuyết” ở đây, chính là ngầm nói lên cái ý Luận chủ chấp nhận thuyết thức kiến và không tin thuyết căn kiến.

Đoạn 2: Các vấn đề liên hệ

Trong đoạn nói về kiến và phi kiến trên đây, còn có những điểm chưa được rõ ràng, nên ở đây, sẽ giải quyết những vấn đề nêu sau:

1. Một mắt thấy hay hai mắt thấy
2. Căn cảnh ly hay hiệp
3. Căn cảnh cùng lượng hay không cùng lượng
4. Thời gian của sáu thức
5. Vì sao căn là sở y
6. Theo căn đặt tên cho thức
7. Đồng và dị theo giới địa.

1. Một mắt thấy hay hai mắt thấy.
Khi nhãn căn thấy sắc cảnh, do một mắt hay hai mắt thấy ?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Hoặc nhị nhãn cu thời,


Kiến sắc phân minh cố. (39)

Dịch nghĩa:

Hoặc hai mắt cùng thấy,
Vì thấy sắc rõ ràng hơn. (½ tụng 39)

Theo Tì-bà-sa quyển 13, Độc tử bộ cho rằng một mắt thấy. Hai mắt không thể cùng thấy sắc trong cùng một thời gian; nhưng nếu hai mắt cùng thấy như là đồng thời, thì hai con mắt bên phải và trái cùng có những tia nhìn lanh lẹ, giao thế liên tục để nhìn thấy sắc. Tuy nhiên, Tát-bà-đa bộ thì cho rằng có lúc thấy bằng một mắt, có lúc bằng hai mắt, do đó trong tụng văn đặt chữ “hoặc” để chỉ cho ý nghĩa không cố định. Khi mà hai mắt cùng thấy không phải vì chúng giao thế nhau liên tục như các nhà Độc tử bộ chủ trương, do đó tụng văn nói “nhị nhãn cu thời”, vì khi hai mắt cùng thấy sắc thì sự thấy rõ ràng hơn.



2. Căn cảnh ly hiệp.

Khi 6 căn thủ 6 cảnh, chúng có trực tiếp đến cảnh (hiệp) hay không đến cảnh (ly) ?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt.

Nhãn, nhĩ, ý, căn cảnh,
bất chí, tam tương vi. (39b) 

Dịch nghĩa.

Ba căn, nhãn, nhĩ và ý, đến cảnh;
còn ba căn kia không đến. (tụng 39b)

Theo Tì-bà-sa quyển 13 thì đến và không đến có hai: 1. Có công năng hiệp với cảnh gọi là đến. Cả 6 căn đều như vậy. 2. Bản chất vốn không gián cách nên gọi là đến. Giữa căn và cảnh không một chút gián cách nào. Ở đây, căn cứ theo nghĩa thứ hai nên cho rằng ba căn, nhãn, nhĩ và ý không trực tiếp đến cảnh; còn ba căn, tỹ, thiệt và thân thì trái lại phải trực tiếp đến cảnh. Bởi vì nhãn căn có thể thấy các sắc cảnh cách xa mà không thấy được thuốc nhỏ trong nó; nhĩ căn chỉ nghe được những âm thanh cách xa chứ không thể nghe được những âm thanh của vật sát nó. Đây là những lý do căn không trực tiếp đến thủ cảnh.

Nhưng Tì-bà-sa còn một thuyết nữa, cho rằng nhĩ căn cũng có thể nghe được những âm thanh phát ra từ trong lỗ tai, nên có cả hai trường hợp đến cảnh và không đến cảnh. Đó không phải là ý nghĩa chính thức của Hữu bộ, vì Hữu bộ cho rằng âm thanh của lỗ tai, mặc dù là rất gần nhưng vẫn có khoảng cách ít nhất từ một cực vi trở lên, nếu chạm vào nhĩ căn thì không thể nghe được. Ở đây, căn cứ theo Hữu bộ, chỉ chọn trường hợp căn không đến cảnh.

Ý căn vốn là tâm thức, không có hình thể, không phải là sắc pháp hữu tình, nên dù những pháp ở xa nó vẫn có thể thâu nhận một cách dễ dàng.

Do đó, tụng nói nhãn, nhĩ và ý thì căn không đến cảnh. Còn ba căn, tỹ, thiệt và thân, thì chỉ có thể thâu nhận cảnh tiếp xúc sát với căn, hễ cảnh mà ly cách căn, không thể thâu nhận được, cho nên nói “tam tương vi” (ba căn đó thì trái lại).

Nếu căn cứ theo Chánh lý luận quyển 8, dù ba căn tỹ, thiệt và thân, dù được nói là đến cảnh, nhưng trong đó không phải không có sự sai biệt. Giả sử đem một cực vi phân ra làm bốn phần, khoảng cách giữa tỹ căn và hương trần là ba phần cực vi; thiệt căn thâu nhận vị trần khoảng cách có 2 phần và thiện căn thâu nhận xúc trên là 1 phần. Đây là sự phân biệt tỉ mỉ.



3. Căn cảnh cùng hay không cùng lượng.

Trong 6 căn mỗi căn đối với cảnh của chính nó, chỉ thâu nhận cảnh cùng khối lượng, hay là thâu nhận cả cảnh không cùng khối lượng?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Ưng tri tỹ đẳng tam,
Duy thủ đẳng lượng cảnh. (40a)

Dịch nghĩa:

Nên biết ba căn, tỹ, thiệt, thân,
Chỉ thủ cảnh cùng lượng. (tụng 40a)

Nghĩa là ba căn tỹ, thiệt và thân chỉ thâu nhận cùng khối lượng ngang chúng; 2 căn nhãn và nhĩ khi thì thâu nhận cảnh cùng lượng, khi thì thủ cảnh không cùng lượng ngang chúng. Bởi vì, ba căn tỹ, thiệt và thân trực tiếp đến cảnh, chỉ thâu nhận cảnh cùng lượng. 2 căn nhãn và nhĩ không trực tiếp đến thủ cảnh. Nhãn căn đối với sắc có lúc thâu nhận vật có lượng nhỏ li ti như thấy đầu sợi lông, có khi thâu nhận lượng rất lớn như thấy một hòn núi, có lúc thủ cảnh trung bình như thấy những vật lớn bằng trái bồ đào. Nhĩ căn cũng vậy, hoặc nghe tiếng lớn như sấm sét, hoặc tiếng nhỏ như tiếng muỗi vo ve, đó là không cùng lượng. Nếu nghe âm thanh vừa tai, không quá lớn hay quá nhỏ như tiếng đàn chẳng hạn, đó là cùng lượng. Cho nên, hai căn nhãn và nhĩ thủ cảnh không nhất định, thông cả cùng lượng và không cùng lượng.

Đến như ý căn, tâm thức vô hình chẳng phải sắc pháp do cực vi tạo thành, cho nên căn cảnh không tỹ đối nhau, Do đó xếp vào cùng lượng và không cùng lượng.

4. Thời gian của sáu thức.

Căn sở y của sáu thức thuộc về thời gian nào, quá khứ, hiện tại hay vị lai?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Hậu y duy quá khứ,
Ngũ thức y hoặc cu. (40b)

Dịch nghĩa:

Sở y của ý thức thuộc quá khứ,
Còn 5 thức, hoặc thuộc tất cả.

Hậu, chỉ ý thức. Ý thức chỉ lấy ý căn đã diệt trong quá khứ làm sở y. Nhưng năm thức trước không những chỉ dựa vào ý căn đó, mà còn dựa vào 5 căn ở hiện tại. Cho nên gọi “Ngũ thức y hoặc cu.” Cu chỉ cho 5 căn, vì trong thời hiện tại, chúng làm chỗ y cứ của “cu sanh thức.”

Tóm lại, chỗ nương tựa của ý thức là ý căn. Ý căn thì thuộc về đời quá khứ. Chỗ nương tựa của năm thức trước, sở y của mỗi thức đều có hai:

1. Năm căn thuộc về đời hiện tại, làm sở y riêng biệt cho 5 thức.


2. Ý căn thuộc về đời quá khứ, làm sở y chung cho năm thức.

5. Vì sao căn là sở y.

Sáu thức, khi sanh đều nhờ vào hai duyên là căn và cảnh, nhưng tại sao chỉ nói căn là sở y của thức, không nói cảnh là sở y ? 

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Tùy căn thức biến dị
Cố nhãn đẳng danh y. (41a)

Dịch nghĩa:

Thức biến dị theo căn,
Nên nói nhãn v.v… là sở y. (tụng 41a)

Nghĩa là, khi 6 thức sanh, tuy nương vào 2 duyên là căn và cảnh, nhưng tùy theo sự thêm bớt của căn mà thức năng y có bén nhạy hay trì độn. Cho đến cảnh sở duyên (như sắc v.v…) dù có thêm bớt, thì đối với thức cũng không có gì thay đổi, cho nên chỉ lấy căn làm chỗ nương tựa.



6. Về thức tùy căn lập danh.

Sáu thức vì sao không dựa theo cảnh sở duyên để gọi là sắc thức, cho đến xúc thức, mà chỉ dựa vào căn để gọi căn thức v.v…?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Bỉ cập bất cọng nhơn,
Cố tùy căn thuyết thức. (41b)

Dịch nghĩa:

Do nguyên nhân kia và nguyên nhân bất cọng,
Nên theo căn mà đặt tên thức. (tụng 41b)

Theo căn mà đặt tên thức vì căn có hai nghĩa: 1. Sở y thù thắng: Như đoạn trước đã nói, tùy theo sự thêm bớt của căn mà thức có bén nhạy hay trì độn. 2. Nguyên nhân bất cọng: căn nào là sở y cho thức đó chứ không phải là sở y cho các thức khác. Như nhãn căn chỉ là chỗ nương tựa cho nhãn thức… cho đến thân căn là chỗ nương tựa cho thân thức. Cảnh lại là đối tượng chung cho tự thức và tha thức nên không phải là bất cọng. Cho nên tụng văn nói “bỉ cập bất cọng nhơn.” Bỉ chỉ cho nghĩa sở y đã nói đoạn trước.



Hỏi: Ý căn là chỗ nương tựa chung cho 6 thức, cho nên thiếu nghĩa bất cọng, tại sao căn phải đủ hai nghĩa?

Đáp: Vấn đề này có nhiều cách giải thích. Ở đây chỉ lấy một nghĩa để trình bày. Nói là bất cọng có nghĩa: trong sở y chung và sở y riêng, năm thức chỉ căn cứ vào sở y riêng biệt để đặt tên. Nhưng ý thức nương vào ý căn, chỉ có sở y chung. Nhưng sở y chung đó chính là sở y riêng biệt của nó, cho nên ý thức cũng có nghĩa bất cọng.

7. Đồng và dị theo giới địa.

Tùy theo trú xứ của thân, lúc mắt nhìn thấy sắc thì thân thể, nhãn căn, sắc cảnh và nhãn thức cùng ở một cõi hay khác?

Đáp: thân, nhãn, sắc và thức có thể cùng ở một cõi và cũng có thể khác. Như thân sanh ở dục giới, lúc dùng con mắt dục giới để nhìn sắc cảnh ở cõi dục thì thân, nhãn, sắc và thức đồng ở một cõi. Nếu dùng con mắt sơ thiền để nhìn sắc cảnh ở cõi dục thì thân và sắc thuộc dục giới, nhãn và thức ở sơ thiền. Nếu dùng con mắt sơ thiền nhìn sắc cảnh sơ thiền thì thân thuộc dục giới, nhãn, sắc và thức thuộc sơ thiền. Nếu dùng mắt nhị thiền nhìn sắc cảnh cõi dục thì thân và sắc thuộc dục giới, nhãn thuộc nhị thiền, thức thuộc sơ thiền. Nếu dùng mắt nhị thiền nhìn sắc cảnh sơ thiền thì thân thuộc dục giới, nhãn và sắc thuộc nhị thiền, thức thuộc sơ thiền. Dùng con mắt tam thiền, tứ thiền để nhìn sắc cảnh ở các cõi dưới, hoặc sắc cảnh của chính cõi mình ở hay cõi khác cũng giống như vậy. Đến như thân sanh ở nhị thiền, tam thiền, dùng con mắt ở trong các cõi đó để nhìn sắc cảnh cùng cõi hay khác cõi thì cứ theo cách trình bày trên đây mà hiểu.

Tụng nói.

Âm Hán Việt:

Nhãn bất hạ ư thân,


Sắc thức phi thượng nhãn.
Sắc ư thức nhất thiết,
Nhị ư thân diệc nhiên. (42)
Như nhãn, nhĩ diệc nhiên,
Thứ tam giai tự địa.
Thân thức tự, hạ địa,
Ý bất định ưng tri. (43)

Dịch nghĩa:

Nhãn căn không ở dưới thân,
Sắc và thức không ở trên nhãn.
Sắc đối với thức thì thông tất cả.
Cả hai đối với thân cũng như vậy. (tụng 42)
Như nhãn căn, nhĩ căn cũng giống như thế.
Ba căn kế đều ở tự địa.
Thân thức thông cả tự địa và hạ địa.
Ý không cố định, nên biết. (tụng 43)

Để giải thích phần tụng văn trên đây, trước tiên cần tìm hiểu sự sai biệt giữa bốn loại: thân, nhãn, sắc và thức.

Thân, nhãn và sắc, cả ba đều thông cả 5 cõi là dục giới và tứ thiền. Nhãn thức chỉ thông hai cõi là dục giới và sơ thiền, từ nhị thiền trở lên không hiện khởi.

Nhãn bất hạ ư thân: nhãn căn so với thân, hoặc là ngang bằng, hoặc ở trên chứ không thể ở dưới. Như khi dùng mắt cõi dục để nhìn sắc cảnh ở dục giới, thì nhãn cùng với thân đồng một cõi. Nếu chứng được thiên nhãn ở sắc giới, thì thiên nhãn đó ở vào cõi trên thân. Vì rằng, khi đã chứng được thiên nhãn thù thắng thì không dùng con mắt hạ liệt của các cõi dưới.

Sắc, thức phi thượng nhãn: sắc và thức so với nhãn căn thì hoặc ngang bằng hoặc ở dưới, hoàn toàn không thể ở cõi trên. Như khi dùng con mắt cõi dục để nhìn sắc cảnh ở dục giới, thì sắc và thức này cùng với nhãn căn đồng một cõi. Nếu dùng con mắt nhị thiền để thấy sắc cảnh sơ thiền, thì sắc và thức thuộc sơ thiền, nhãn căn thuộc nhị thiền. Sắc và thức này so với nhãn căn, chúng đều thuộc cõi dưới. Vì rằng con mắt ở cõi dưới thô lậu, không thể nhìn thấy các sắc cảnh vi tế của các cõi trên, và thức của cõi trên không thể nương vào nhãn căn của các cõi dưới.

Sắc ư thức nhất thiết: Sắc sở duyên so với nhãn thức năng duyên thì thông tất cả, nghĩa là hoặc ngang bằng, hoặc trên hoặc dưới. Như khi dùng nhãn thức dục giới để phân biệt sắc cảnh dục giới thì sắc này đối với thức là cùng một cõi ngang nhau. Nếu dùng nhãn thức sơ thiền nhìn sắc cảnh dục giới, sắc đó đối với thức là dưới. Khi chứng đắc thiên nhãn nhị thiền, mượn nhãn thức sơ thiền để phân biệt sắc cảnh nhị thiền, thì sắc đó đối với thức là ở trên.

Nhị ư thân diệc nhiên: nhị tức là sắc và nhãn thức. Hai thứ này đối với thân, chúng hoặc ngang nhau, hoặc trên, hoặc dưới. Như khi thân ở cõi dục, khởi thức cõi dục, liễu biệt sắc cảnh dục giới, cả ba cùng ở chung một cõi. Khi thân ở dục giới mà khởi thiên nhãn của cõi trên; dùng thức của sơ thiền để liễu biệt sắc cảnh ở sơ thiền, thì sắc và thức này đối với thân, chúng ở trên. Khi thân sanh ở nhị thiền, mượn thức ở sơ thiền để phân biệt sắc cảnh cõi dưới thì sắc và thức này đối với thân là dưới.

Như nhãn, nhĩ diệc nhiên: đã giải thích nhãn căn, nay nhĩ căn cũng giống như vậy. Nghĩa là dựa theo nhãn căn, phần tụng văn của nhĩ cũng sẽ là: “nhĩ căn không ở dưới thân, thanh và thức không ở trên nhĩ, thanh đối với thức thì thông tất cả, thanh và nhãn thức đối với thân cũng vậy.”

Thứ tam giai tự địa: tiếp theo nhĩ căn là tỹ, thiệt và thân căn. Cả ba căn đều phải hiệp với cảnh mới phân biệt được cảnh, chỉ trực tiếp đến thủ cảnh. Vì thế căn, cảnh và thức đối với nhau đều phải cùng ở trong một cõi. Như lúc mũi ngửi hương thì tỹ căn, thiệt thức, hương cảnh cùng với thân đều cùng ở một cõi. Tuy nhiên trong đó tỹ thức và thiệt thức chỉ hệ thuộc vào dục giới.

Căn, cảnh, thức và thân tuy đồng ở một cõi nhưng thân thức thì thông cả dục giới và sơ thiền. Từ nhị thiền trở lên phải mượn mới có thể hiện khởi. Thân thức này so với thân xúc thì nó thông cả tự địa và hạ địa, và có một phần nào sai khác với các loại trước, nên nói là “thân thức tự hạ địa.” Tự: chỉ cho dục giới và sơ thiền. Thân thức ở dục giới và sơ thiền so với thân xúc đều chung một cõi nên gọi là tự. Nếu sanh vào ba cõi định ở trên, lúc mượn thức ở sơ thiền để phân biệt xúc cảnh ở các cõi trên thì thân xúc thuộc vào ba cõi định trên, thân thức thuộc sơ thiền, thân thức này so với thân xúc thì nó ở cõi dưới, cho nên nói là hạ.

Ý bất định ưng tri: Ý so với ý thức, pháp cảnh và thân thì hoặc đồng một cõi, hoặc là trên, hoặc là dưới, nó không có tính cách cố định. Suy kỹ sẽ thấy rõ điều này.

---o0o---


Tiết 14: Thứ - sở thức, 
thường - vô thường, căn và phi căn.


Sáu thức nội giới, có bao nhiêu thức cùng nhận thức một đối tượng? Bao nhiêu giới thường, vô thường? Bao nhiêu giới là căn, là phi căn?

Tụng đáp.

Âm Hán Việt:

Ngũ ngoại nhị sở thức.


Thường, pháp giới vô vi.
Pháp nhất phần thị căn,
Tịnh nội giới thập nhị. (44)

Dịch nghĩa:

Năm ngoại giới được nhận thức bởi hai thức.
Vô vi trong pháp giới là thường.
Một phần pháp giới là căn,
Và 12 nội giới. (tụng 44)

Trong bài tụng này, câu 1 nói về thức sở thức. Câu 2, thường và vô thường. Hai câu cuối, căn và phi căn.

1. Thức, sở thức. Năm ngoại giới tức sắc, thanh, hương, vị và xúc. Theo thứ tự, chúng được nhận thức bởi mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Lại nữa, tất cả chúng cùng được nhận thức bởi ý thức. Do đó, 5 ngoại giới được nhận thức bởi 6 nội thức, gồm 5 thức và ý thức. Như vậy, 12 giới còn lại chỉ được nhận thức bởi ý thức, vì chúng không phải là cảnh sở duyên của năm thức trước.

2. Thường và vô thường. Không có một giới nào hoàn toàn thường trụ. Chỉ có một phần pháp giới, tức vô vi, là thường trụ vì đó là pháp thường hằng. Như vậy, ngoài vô vi, một phần pháp giới còn lại, cùng 17 giới kia đều là vô thường.

3. Căn và phi căn. Có tất cả 22 căn: nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân căn; ý căn; nam, nữ căn; mạng căn; khổ, lạc, hỉ, ưu, xả căn; tín, cần, niệm, định, huệ căn; vị tri đương tri, dĩ tri và cụ tri căn. Nếu theo 18 giới mà phân biệt, thì 11 căn, từ mạng căn cho đến huệ căn, cọng với 3 vô lậu căn cuối (vị tri… căn) Tất cả 14 căn này được xếp vào một phần pháp giới (3 vô lậu căn tổng hợp 9 căn làm thể: ý, lạc, hỉ, xả, và tín… đến huệ. Nhưng thể của ý căn là tâm vương, không xếp ở pháp giới, do đó nói là một phần pháp giới). Tám căn còn lại, và một phần 3 vô lậu căn được xếp vào 12 xứ tức 6 căn, 6 thức. Vậy, trong 22 căn, từ nhãn, theo tên gọi của chúng, xếp vào 5 căn trong 18 giới; ý căn trong 22 căn bao gồm 7 tâm giới của 18 giới; nam và nữ căn xếp vào thân căn; một phần 3 vô lậu căn, xếp vào ý giới và ý thức giới.

Tóm lại, 12 giới và một phần giới là căn. Ngoài ra, 5 cảnh và một phần pháp giới không phải là căn.


 

Cu-xá luận tụng lược thích, phẩm phân biệt giới (hết)

---o0o---

Sách tham khảo

1. 俱 舍 論 記 (30 q.) 普 光 述 - 大 正 新 脩;第 四 十 一 卷。 No. 1821.

2. 俱 舍 論 疏 (30q.) 法寶撰 - 大 正 新 脩;第 四 十 一 卷 No.1822.

3. 俱 舍 頌 疏 (30q.) 圓 暉 述 - 大 正 新 脩;第 四 十 一 卷。 No.1823.

4. 阿 毘 達 磨 俱 舍 論 指 要 抄 (30q.) 湛 慧 撰 - 大 正 新 脩;第 六 十 三 卷 。 No. 2250.

5. 電 子 佛 學 辭 典。道 苑

6. 婆藪 槃 豆 法 師 傳 (1q.) 真 諦 譯 - 大 正 新 脩;第 五 十 卷 。 No. 2049.

7. 付 法 藏 因 緣 傳 (6q.)吉迦夜, 曇 暉 譯 -大 正 新 脩;第 五 十 卷。 No. 2058.

8. 大 唐 西 域 記 (12q.)玄 奘 譯; 辯 基 撰 - 大 正 新 脩;第 五 十 卷。 No. 2087.

9. 唯 識 三 十 頌 (1q.)。 世 身 造。 玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 三 十 一 卷。 No. 1586.

10.成 唯 識 論 述 記 (20q.)。窺 基 撰 - 大 正 新 脩;第 三 十 一 卷。 No. 1830.

11. Budhist Chinese-Sanskrit Dictionary by Akira Hirakawa. Published 1997 by The Reiyukai 1-7-8 Azabudai, Minato-ku, Tokyo, Japan. 

 12. 大 唐 慈 恩 寺 三 藏 法 師 傳 910q.)。 慧 立 本。顏 悰 箋 - 大 正 新 脩;第 五 十 卷。 No. 2053.

13. 佛 光 大 辭 典。台 灣。 1989 年 四月 四 版。

14. 大 毘 婆 沙 (200q.)。五 百 羅 漢 等 造。 玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 七 卷。 No. 1545.

15. 阿 毘 達 磨 界 身 足 論 (3q.). 世 有 造。 玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1540.

16. 阿 毘 達 磨 身 識 足 論 (16q.)。 提 婆 設 連 造。 玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1539.

17. 阿 毘 達 磨 集 異 門 足 論 (20q.)。舍 利 子 說。玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1536.

18. 阿 毘 達 磨 法 蘊 足 論 (20q.)。大 目乾連造。玄 奘譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1537.

19. 阿 毘 達 磨 品 類 足 論 (18q.)。世有造。玄奘譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1542.

20. 施 設 足 論 (7q.)。 竺 法 護… 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No - 1538.

21. 阿 毘 達 磨 發 智 論 (20 q.)。 迦 多 衍 尼 子。 玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 六 卷。 No. 1544.

22. 大 智 度 論 (100q.)。龍 樹 菩 薩 造。鳩 摩 羅 十 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 五 卷。 No. 1509.

23. 賢 劫 經 (8q.)。竺 法 護 譯 - 大 正 新 脩;第 十 四 卷。 No. 425.

24. 俱 舍 論 頌 疏 抄 (29q.)。英 憲 撰。大 正 新 脩;第 六 十 四 卷。 No.2254. 

25. 增 一 阿 含。 僧 伽 提 婆 譯 - 大 正 新 脩;第 二 卷. No. 125.

26. 成 唯 識 論 (10q.)。護 法… 造。玄 奘譯 - 大 正 新 脩;第 三 十 一 卷。No. 1585.

27.       *大 乘 起 信 論 (1q.)。 馬 鳴 菩 薩 造。真 諦 譯 - 大 正 新 脩;第 三 十 二 卷。 No. 1666.

            *大 乘 起 信 論 (2q.)。馬 鳴 菩 薩 造。 實 叉 難 陀 譯。大 正 新 脩;第 三 十 二 卷. No. 1667。

28. 分 別 功 德 經。分 別 功 德 論 (5q.)。失 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 五 卷。 No.1507

29.       *攝 大 乘 論 (2 q.)。阿 僧 伽 作。佛 陀 扇 多 譯 - 大 正 新 脩;第 三 十 一 卷。 No. 1592.

*攝 大 乘 論 (3 q.) 無 著 菩 薩 造。 真 諦 譯 - 大 正 新 脩;第 三 十 一 卷. No. 1593。

30. 阿 毘 達 磨 順 正 理 論 (80q.) 眾 賢 造。玄 奘譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 九 卷。 No. 1562.

31. 阿 毘 曇 心 論 (4q.) 法 勝 造。僧 提 婆, 慧 遠 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 八 卷。 No. 1550.

32. 雜 阿 毘 曇 心 論 (11q.) 法 救 造。僧 伽 跋 摩 等 譯。大 正 新 脩;第 二 十 八 卷。 No. 1552.

33. 入 阿 毘 達 摩 論 (2 q.)。塞 建 陀 羅 造。玄 奘 譯 - 大 正 新 脩;第 二 十 八 卷。 No. 1554.

34. 阿 毘 達 摩 藏 顯 宗 論 (40 q.)。眾 賢 造。玄 奘 譯。大 正 新 脩;第 二 十 九。 No. 1563. 

35. 蕐 嚴 孔 目 章 (4 q.)。 智 儼 集 - 大 正 新 脩;第 四 十 五 卷。 No. 1870. 



36. 辯 中 邊 論 述 記 (3q.)。 窺 基 撰 - 大 正 新 脩;第 四 十 四 卷。 No. 1835. 
 
---o0o---

HẾT

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương