Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu đẬp trụ ĐỠ


Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu trải vải địa kỹ thuật



tải về 395.9 Kb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích395.9 Kb.
#16930
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

11.2Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu trải vải địa kỹ thuật


Khi thi công vải địa kỹ thuật phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Ngoài ra còn phải tuân theo các yêu cầu sau:

11.2.1Trước khi tiến hành thi công phải chuẩn bị nền, xử lý bề mặt tiếp xúc và dọn sạch các vật sắc, nhọn…dễ làm rách vải.

11.2.2Trong quá trình thi công cần bố trí thợ lặn để thường xuyên kiểm tra chất lượng và chỉ thi công trải vải cũng như cho thợ lặn kiểm tra khi lưu tốc dòng chảy v ≤ 0,5m/s.

11.2.3Khi thi công nên kết hợp trải vải trên mái và lòng dẫn cùng một lúc. Trải vải theo trình tự từ đỉnh mái xuống lòng dẫn. Khi thi công lựa chọn thời điểm mực nước thấp, lưu tốc nhỏ để thi công.

11.2.4Sau khi trải vải phải định vị ghim và giữ vải không bị xê dịch do tác động của dòng chảy. Vải phải được neo tại đỉnh và chân dốc, chiều dài đoạn vải neo tối thiểu là 1m.

11.2.5Trong quá trình thi công, tại những vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp vải hoặc vị trí nối phải có biện pháp xử lý. Nếu vải được nối tại hiện trường thì phải đặt chồng lên nhau ít nhất 20cm, đường khâu không nên đặt vuông góc với phương có tải trọng lớn nhất.

11.2.6Trong quá trình thi công phải đảm bảo hệ thống phao neo chắc chắn, an toàn.

11.2.7Công tác trải vải địa kỹ thuật phải tuân theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đầy đủ các tài liệu theo quy định và sau khi đã kiểm tra chất lượng cũng như khối lượng thi công.

11.3Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tác gia cố bằng: rọ đá, thảm đá, mái sông và nối tiếp bờ

11.3.1Rọ thép khi sử dụng đều phải xuất trình phiếu xuất kho và kiểm định chất lượng sản xuất của cơ sở sản xuất theo đúng thông số yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.

11.3.2Cốt thép làm rọ đúng chủng loại thiết kế, là loại thép mạ điện hoặc thép mạ kẽm có bọc hợp chất Polyvinyl-clorua (PVC), đảm bảo đường kính, lớp mạ bền chặt, không bị bong rộp, trầy xước quá giới hạn quy định, đảm bảo cường độ chịu kéo của dây thép theo BS 1052:1980. Dây buộc và khung thép định hình cũng phải được mạ kẽm.

11.3.3 Rọ thép phải được ghép buộc, căng kéo theo đúng yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp.

11.3.4Công tác đo đạc, kiểm tra mặt rọ đá khi nghiệm thu chỉ nên tiến hành khi vận tốc dòng chảy nhỏ hơn hoặc bằng 0,3 m/s. Trường hợp đặc biệt phải tiến hành đo đạc trong điều kiện vận tốc dòng chảy lớn hơn 0,3 m/s thì cần thống nhất giữa các bên liên quan. Đối với lòng dẫn rộng, có độ sâu lớn mà phải đo bằng thủ công thì có thể dựng sào thẳng, cứng, khắc độ tới 1 cm, sổ đo ghi chính xác tới 0,50 cm. Trước khi đo phải kiểm tra dụng cụ đo.

11.3.5Trường hợp kết cấu có tính chất quan trọng, khi chủ đầu tư yêu cầu cần phải có thợ lặn hỗ trợ kiểm tra nghiệm thu mặt rọ đá với những chỗ ngập sâu dưới nước.

11.3.6Sai số cho phép khi thi công rọ đá, tính theo chiều dày rọ đá gia cố và mặt cắt nghiệm thu nạo vét lòng dẫn trong phạm vi ±10cm

11.3.7Khối lượng rọ và đá hộc nghiệm thu tính bằng số rọ chẵn và khối lượng trong 1 rọ tính theo kích thước hình học của rọ. Nếu hồ sơ thiết kế có quy định sai số mặt gia cố thì theo yêu cầu của thiết kế.

11.4Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu gia cố lòng dẫn bằng bê tông vữa dâng


Khi thi công và nghiệm thu gia cố lòng dẫn bằng bê tông vữa dâng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng đồng thời phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và nghiêm thu bê tông vữa dâng tại mục 8 của tiêu chuẩn này. Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

11.4.1Trước khi thi công, lòng dẫn cần được nạo vét, làm phẳng đến cao độ thiết kế.

11.4.2Trong quá trình thi công phải tiến hành phân khoảnh đổ hợp lý, phải có biện pháp xử lý chỗ tiếp giáp giữa hai khoảnh đổ. Dùng các tấm BTCT đúc sẵn, hoặc tấm thép, gỗ theo kích thước của khoảnh đổ thiết kế để làm ván khuôn của khoảnh đổ.

11.4.3Phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng và cao độ thiết kế của lòng dẫn bằng thước, máy đo kết hợp với thợ lặn.

11.5Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tác trồng cỏ gia cố mái

11.5.1Khi trồng cỏ gia cố, phải chọn loại cỏ có bộ rễ chắc, phát triển và sống giai (cỏ dầy, cỏ may...) phải đánh cỏ từng vầng ghim chắc vào mái.

11.5.2Nếu gieo cỏ thì phải phủ lớp đất hữu cơ trước khi gieo, chiều dày lớp đất hữu cơ khoảng 20 - 30cm. Nên chon phối hợp 3 loại cỏ để gieo: Loại bụi thấp, loại họ đậu và loại cỏ có bộ rễ phát triển.

11.5.3Cần phải trồng cỏ gia cố sau khi hoàn thành công việc hoàn thiện công trình đất để cho cỏ có thời gian bén rễ, phát triển và có đủ khả năng bảo vệ mái trước mùa mưa bão. Nếu đất quá khô phải tưới nước cho cỏ, duy trì tưới nước trong 2 tuần đầu sau khi trồng để tạo độ ẩm cần thiết và làm chắt đất với tép, để cây cỏ ổn định và phát triển.

11.5.4Kiểm tra và trồng dặm thay thế những cây bị chết hoặc sinh trưởng yếu kém để đảm bảo đủ mật độ tối thiểu 95% cây sinh trưởng theo mật độ thiết kế.

11.5.5Quá trình nghiệm thu trồng cỏ được chia thành 2 giai đoạn: Sau khi trồng 3 tháng (giai đoạn 1) và sau khi trồng 6 tháng (giai đoạn 2).


- Nghiệm thu giai đoạn 1 để đánh giá khả năng thích nghi, phát triển của cỏ và đánh giá qui trình chăm sóc (bón phân, tưới nước, trồng dặm cỏ đúng như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật....). Giai đoạn này phải đạt yêu cầu: mỗi gốc cỏ đều có >3 nhánh mới/cây, lá xanh, không bị khô đầu lá và tất cả cây chết đó được trồng dặm lại, bảo đảm đúng mật độ thiết kế.

- Nghiệm thu giai đoạn 2 để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ cũng như khả năng che phủ phát triển bề mặt gia cố. Giai đoạn này phải đạt yêu cầu: trên 95% cây sống, trung bình có ít nhất 6 nhánh/cây, các lá giữa 2 cây trên cùng hàng đó giao nhau, khép tán và lá phải có màu xanh tươi thể hiện cây sống tốt. Chiều cao của cây > 80cm, rễ cây bám chặt vào mái dốc và nền.


11.6Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tấm lát các loại


Công tác gia cố mang cống, mái sông và nối tiếp bờ bao gồm công tác thi công tấm lát BTCT đổ tại chỗ và công tác thi công chế tạo, lắp đặt tấm lát BTCT hoặc các cấu kiện chế tạo sẵn để gia cố mang cống và mái sông. Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tác bê tông phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng, các yêu cầu quy định trong mục 9 của tiêu chuẩn này. Ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

11.6.1Khi thi công gia cố bờ trên mái cần phải bố trí các lỗ thoát nước để làm giảm áp lực nước ngầm lên mái. Tại vị trí lỗ thoát nước phải bố trí tầng lọc ngược hoặc vải địa kỹ thuật.

11.6.2Khi gia bờ bằng các tấm bê tông đúc sẵn thì ngoài việc kiểm tra chất lượng các tấm bê tông theo các tiêu chuẩn về thi công bê tông đúc sẵn, tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu trong xây dựng thủy lợi. Ngoài ra, còn phải kiểm tra độ bằng phẳng của các tấm, xử lý khe tiếp giáp giữa các tấm theo yêu cầu thiết kế.

11.6.3Đối với các tấm BTCT hoặc các cấu kiện chế tạo sẵn dùng để thi công mang cống lắp ghép thì yêu cầu sai số về kích thước hình học trong công tác chế tạo không được vượt quá ±5mm.

11.6.4Các tấm BTCT chế tạo sẵn dùng để gia cố mái phải được liên kết với nhau thành một khối để giữ ổn định bảo vệ mái. Khoảng cách cứ 5 -10m bố trí một khe lún.

11.6.5Khi lát phải căng dây và lát các tấm lát trên đường thẳng nối giữa các mốc đó gắn trên lớp nền. Sau đó lát các cấu kiện nằm trong phạm vi các mốc cao độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho toàn mặt bằng hoặc công trình là từ trong lát ra ngoài. Khi lát trên mái nghiêng phải căng dây dọc các mốc chuẩn ở chân mái, sau đó lát hàng dưới cùng ở chân mái trước. Lát lần lượt từ dưới lên trên đỉnh mái.

11.6.6Khi thi công, tại những vị trí thừa, thiếu so với kích thước tấm lát chế tạo, không đủ bố trí tấm lát thì phải chế tạo riêng các tấm lát cho phù hợp hoặc thi công đổ bù tại chỗ.

11.6.7Trước khi sử dụng, các cấu kiện chế tạo sẵn phải được nghiệm thu tại nơi sản xuất chế tạo, đảm bảo yêu cầu chất lượng của các cấu kiện. Những cấu kiện, tấm lát không đảm bảo chất lượng, bị sứt mẻ, cong vênh, kích thước không đảm bảo theo yêu cầu thì phải loại bỏ.

11.6.8 Trong quá trình thi công phải thường xuyên dùng thước, ni vô, máy trắc đạc để kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc mái đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Mặt lát, lắp ghép phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ, sai số về cao độ và độ dốc cũng như chênh lệch độ cao giữa hai mép của vật liệu lát liền kề không vượt quá giá trị trong bảng 7 và bảng 8.

            1. Dung sai cho phép

Loại vật liệu lát

Khe hở với thước 3m

Dung sai

cao độ


Dung sai

độ dốc


Tấm lát bê tông cốt thép

 5mm

 2cm

0,5%

Các cấu kiện bê tông định hình

 3mm

 1cm

0,3%



            1. Chênh lệch độ cao giữa hai mép vật liệu lát

Loại vật liệu lát

Chênh lệch độ cao

Tấm lát bê tông cốt thép

 3 mm

Các cấu kiện định hình

 3 mm



11.6.9Độ dốc và phương dốc của mặt lát, lắp ghép phải theo đúng thiết kế, nếu có chỗ lồi hoặc lõm quá mức cho phép thì đều phải được lát và lắp ghép lại. Mặt lắp ghép các cấu kiện khi đi lên không được rung và võng.



tải về 395.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương