Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu đẬp trụ ĐỠ


Đập Trụ đỡ đài thấp thi công theo phương pháp đổ bê tông trong nước



tải về 395.9 Kb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích395.9 Kb.
#16930
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

9.5Đập Trụ đỡ đài thấp thi công theo phương pháp đổ bê tông trong nước


Công tác thi công kết cấu BTCT trụ và dầm đáy của đập Trụ đỡ theo phương pháp đổ bê tông trong nước yêu cầu tuân theo: Điều 9.1; Điều 9.2; Điều 9.3. Ngoài ra cần tuân theo các quy định sau đây:

9.5.1Khung cốt thép và ván khuôn được lắp dựng trên bờ hoặc trên hệ nổi bằng phẳng thành một khối để cẩu lắp vào vị trí trụ pin. Thép chịu lực và thép cấu tạo được buộc thành lưới, néo giằng tạo thành khung chắc chắn theo đúng kích thước hình học, khi không có chỉ dẫn hay yêu cầu hàn nối trong hồ sơ BVTC thì các mối nối, mắt lưới phải buộc bằng thép buộc. Khung lưới thép là cơ sở để định vị liên kết ván khuôn.

9.5.2Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng kín khít với nhau và liên kết chắc chắn với cốt thép bằng bulong thép không rỉ. Chiều dày lớp bê tông bảo hộ thép là khoảng cách giữa ván khuôn với cốt thép tuân theo hồ sơ BVTC. Ván khuôn sử dụng để thi công trụ được hàn thành tấm lớn và ghép nối với nhau tại các vị trí có thay đổi hình học hoặc liên kết với khe van, khe phai. Tại các vị trí nối ghép phải xảm trét kín bằng vật liệu chuyên dụng.

9.5.3Công tác đập đầu cọc, xử lý phạm vi cốt thép cọc kết nối với kết cấu trụ, công tác làm phẳng hố móng phải được thực hiện trước khi cẩu, định vị, lắp dựng khối cứng cốt thép và ván khuôn vào vị trí kết cấu trụ pin đang thi công. Khối cứng cốt thép và ván khuôn phải được neo giữ cố định trong suốt quá trình thi công đổ bê tông trong nước.

9.5.4Công tác đổ bê tông phải được thi công bằng công nghệ rút ống thẳng đứng đã được trình bày trong mục 8.3.2 của tiêu chuẩn này

9.6Thi công Đập trụ đỡ đài cao


Trường hợp thi công trụ pin và dầm đỡ van theo kết cấu trụ đỡ đài cao phải tuân theo các yêu cầu và quy định sau đây:

9.6.1Dầm van và một phần trụ pin (đoạn khe van) vẫn được thi công trong khung vây cọc ván thép và tuân thủ theo các quy định, yêu cầu như Điều 9.1; điều 9.2; điều 9.3 và điều 9.4. Cốt thép phần trụ thi công trong khung vây được để chờ khoảng 30cm để thi công phần trụ bên trên.

9.6.2Cao trình đáy ván khuôn và cốt thép phần trụ đài cao được lựa chọn dưới mực nước thi công khoảng 50cm. Phần ván khuôn và liên kết với hệ thống cọc chịu lược được thi công trong nước. Thời điểm đổ bê tông phần trụ đài cao được lựa chọn là thời điểm mực nước triều xuống min nhất. Khi đó việc thi công đổ bê không ảnh hưởng nhiều bởi mực nước.

9.6.3Cốt thép phần trụ trên đầu cọc chịu lực phải được liên kết với phần trụ pin đã được thi công cùng với dầm van và toàn bộ phạm vi trụ đài cao được đổ bê tông cùng một khối.


Thi công và nghiệm thu dầm

10Thi công và nghiệm thu dầm đỡ van

10.1Dầm đỡ van thi công trong khung vây

10.1.1Yêu cầu thi công và nghiệm thu dầm đỡ van trong khung vây được tiến hành giống như với công tác thi công trụ pin bằng khung vây.

10.1.2Hàng cừ chống thấm được liên kết với dầm đỡ van theo hình thức ngàm hoặc khớp tùy theo hồ sơ thiết kế cụ thể. Trước khi tiến hành đổ bê tông dầm đỡ van, phần liên kết giữa cừ chống thấm và dầm đỡ van phải được kiểm tra kỹ lưỡng, trường hợp ngàm thì cốt thép chịu lực của dầm đỡ van phải được liên kết hàn vững chắc với cốt thép của cừ chống thấm.

10.1.3Việc thi công dầm đỡ van trong khung vây có thể được tiến hành đồng thời cùng với trụ pin trong phân đoạn thi công để giảm khối lượng khung vây.

10.1.4Trường hợp phân đoạn thi công cắt khớp tại vị trí giao giữa dầm van và trụ pin thì cây cừ chống thấm tại vị trí tiếp giáp phải để chờ me cừ sẵn cho việc thi công nối tiếp phân đoạn sau đó.

10.2Dầm đỡ van thi công dạng lắp ghép

10.2.1Dầm van BTCT được gia công cốt thép và thi công trên bãi đúc theo đúng hồ sơ thiết kế. Kích thước hình học phải đảm bảo đúng theo yêu cầu, đặc biệt là chiều dài dầm van và bề rộng bụng dầm van, nơi hợp long với hàng cừ chống thấm đã được thi công sẵn trong nước. Sai số cho phép đối với chiều dài dầm van khi đúc sẵn không lớn hơn 1,5cm; bề rộng bụng dầm van hợp long với cừ sai số không lớn hơn 2cm. Công tác kiểm tra, nghiệm thu phải được tiến hành theo trình tự trước khi cẩu lật dầm van trên bãi đúc và lắp đặt cao su kín nước.

10.2.2Cần cẩu trên xà lan di chuyển và đưa dầm van vào vị trí lắp đặt. Trong quá trình di chuyển, dây móc cầu vào vị trí móc nối đặt sẵn trên dầm van phải luôn duy trì căng, không được lệch tránh trường hợp dầm van bị nứt trong quá trình di chuyển.

10.2.3Căn chỉnh khe dầm van và 2 cây cừ mang cống rồi hạ dần dần. Công tác hạ phải thật đều, chênh lệch độ cao lớn nhất giữa hai đầu dầm van trong quá trình hạ không lớn hơn 5cm. Thời điểm lựa chọn hạ dầm van phải là thời điểm mực nước ít thay đổi, lưu tốc qua cống nhỏ hơn 0,5m/s.

10.2.4Kiểm tra cao độ vị trí tim dầm so với hồ sơ thiết kế thiết kế, khả năng làm việc của cao su kín nước. Chênh lệch cao độ 2 đầu dầm sau khi hạ an toàn tại vị trí công trình không sai số quá 1cm.

10.2.5Đối với dầm van dạng phao nổi, ngoài các yêu cầu trên đây còn phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu riêng cho các cấu kiện nổi.

11Thi công nối tiếp bờ và gia cố lòng dẫn


Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu gia cố lòng dẫn và nối tiếp bờ phải tuân theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn: TCVN 8305:2009 – “Công trình thủy lợi - Kênh đất - Yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu”, ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

11.1Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác đất

11.1.1Khi thi công nạo vét lòng dẫn ở vùng đông dân cư, vùng đất yếu, dễ lún sụt, thì phải lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

11.1.2Khi nạo vét lòng dẫn bằng xói hút thì cần phải theo dõi kiểm tra đường ống hút và bãi chứa bùn thải tránh gây tràn hay vỡ đường ống, bờ bao để đảm bảo môi trường và an toàn cho người cũng như máy móc thi công.

11.1.3Khi nạo vét lòng dẫn tại những vị trí có hệ số mái thay đổi hoặc đào đất mái sông phải kết hợp cơ giới với thủ công để đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

11.1.4Phải thường xuyên kiểm tra chiều sâu và cao trình nạo vét so với thiết kế. Việc đo và kiểm tra được tiến hành định kì 2 -4 giờ một lần, bằng thước đo tại 3 đểm, tại chỗ đào đất, ở giữa thân tầu và ở đuôi tầu hoặc đo liên tục bằng loại máy đo siêu âm.

11.1.5Trường hợp đất đào nạo vét lòng dẫn được tận dụng để đắp mang cống, đê bao, đường nối tiếp… thì phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật tương ứng về công tác chế bị, san ủi, đầm nén đối với công trình đê đập và công trình giao thông.

11.1.6Tại những vị tri đặt lớp gia cố mà lòng dẫn hoặc mái sông bị xói sâu thấp hơn cao trình thiết kế sau khi nạo vét và tại vị trí tiếp giáp với công trình sau khi thi công khung vây thì cần phải san gạt hoặc dùng vật liệu như đất, cát, bao tảI đất…để đắp bù đến cao trình thiết kế đặt lớp gia cố. Bao tải đất,cát được sử dụng để đắp bù lòng dẫn hay mái sông hoặc vị trí tiếp giáp là loại 35bao/1m3. Khi thi công bao tải đất, cát trên mái phải thi công từ dưới chân lên để tránh sạt lở.

11.1.7Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.

11.1.8Khi thi công đắp đất mang cống phần tiếp giáp với trụ phải kết hợp thủ công với cơ giới để đắp đạt độ chặt thiết kế và hạn chế rung động ảnh hưởng đến công trình.

11.1.9Khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trước khi tiến hành đắp đất phải tiến hành tiêu thoát nước, vét bùn, khi cần thiết phải đề ra biện pháp chống đùn đất nền sang hai bên trong quá trình đắp đất. Không được dùng đất khô nhào lẫn đất ướt để đầm nén. Khi đắp đất phải tính hao hụt trong vận chuyển từ 0,5% đến 1,5% khối lượng tuỳ theo phương tiện vận và cự li vận chuyển.

11.1.10Nếu bờ nối tiếp có kết nối với tuyến đê bao hay đường giao thông thì trong quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn tương ứng về đắp đê và tiêu chuẩn giao thông.

11.1.11Lòng dẫn sau khi được nạo vét phải bằng phẳng đặc biệt là tại vị trí đặt lớp gia cố. Phải kiểm tra cao độ đáy lòng dẫn tại những vị trí đặt lớp gia cố và đảm bảo chênh lệch cao độ không quá 1% chiều dày lớp gia cố.

11.1.12Phải có biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng tại vị trí tiếp giáp giữa công trình (Trụ pin, dầm van…) với vật liệu đắp bù và đáy lòng dẫn sau khi nạo vét.

11.1.13Trong quá trình thi công cần bố trí thợ lặn để kiểm tra độ phẳng của lòng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng thi công.

11.1.14Vật liệu và thiết bị trước khi thi công phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Công tác nghiệm thu chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Khối lượng nghiệm thu và hình thức tiến hành theo quy định và thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và đơn vị thi công.

11.1.15Trong quá trình thi công cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng vật liệu đắp và độ chặt của khối đắp. Sau khi hoàn thành mỗi công đoạn rải, san, đầm cần tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm kiểm tra dung trọng, nếu đạt yêu cầu sẽ cho đắp lớp khác. Nếu chưa đạt cần phải đầm thêm và lấy mẫu thí nghiệm lại cho đến khi đạt yêu cầu.



tải về 395.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương