Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu đẬp trụ ĐỠ


Nhận bàn giao vị trí cao tọa độ mốc, xác định tim tuyến công trình (thông thường tim công trình thiết kế trùng với tim cầu giao thông hoặc tuyến cừ chống thấm)



tải về 395.9 Kb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích395.9 Kb.
#16930
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

4.1Nhận bàn giao vị trí cao tọa độ mốc, xác định tim tuyến công trình (thông thường tim công trình thiết kế trùng với tim cầu giao thông hoặc tuyến cừ chống thấm).

4.2Xác định phạm vi giải phóng mặt bằng:


- Mặt bằng xây dựng bao gồm hai phần chính là mặt bằng mất đất vĩnh viễn và mặt bằng mất đất tạm thời phục vụ thi công công trình được xác định bằng hệ thống mốc giải tỏa mặt bằng, phần mất đất vĩnh viễn bao gồm thân công trình, phạm vi gia cố lòng dẫn chủ yếu nằm ngay trên dòng chảy, chỉ có nhà quản lý và kè bờ nối tiếp, đường ra vào công trình là phần kết nối với hai bờ sông.

- Hệ thống mốc giải phóng mặt bằng do ban đền bù giải phóng mặt bằng và địa chính địa phương đo đạc cắm mốc. Các mốc góc bằng BT, mốc trung gian bằng cọc gỗ sơn.


4.3Phát quang, tạo mặt bằng công trường, xây dựng công trình phụ tạm:


- Khu vực mặt bằng xây dựng bao gồm mặt bằng mất đất vĩnh viễn và mặt bằng mất đất tạm thời phục vụ thi công công trình được giới hạn bằng các mốc giải tỏa mặt bằng phải phát quang dọn vệ sinh.

- Đơn vị thi công phải xây dựng công trình phụ trợ phục vụ công tác xây dựng. Khu vực phụ tạm bao gồm bến bãi bốc dỡ vật liệu, bãi tập kết thiết bị, nhà lán tạm để ở, kho xưởng, nhà làm việc của công trường phải được bố trí cách mép biên mặt bằng khu vực xây dựng công trình chính tối thiểu 5m.

- Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp, việc bố trí công trình phụ tạm có thể chồng lấn lên mặt bằng xây dựng các hạng mục của công trình chính nhưng phải đảm bảo kết thúc sử dụng công trình phụ tạm trước khi xây dựng phần hạng mục công trình tại vị trí đó.

- Cao độ nền công trình phụ trợ gồm kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu phải đảm bảo không bị ngập nước trong suốt thời gian thi công.


4.4Phạm vi bảo vệ thi công và tập kết thiết bị dưới nước


- Khu vực thi công đập trụ đỡ trên lòng sông tự nhiên phải được bố trí hệ thống cáp bảo vệ an toàn, có biển báo, chỉ dẫn và phân luồng tàu thuyền qua lại trong suốt quá trình thi công.

- Mặt bằng tập kết thiết bị máy móc thi công dưới nước như: cần cẩu, xà lan, máy đóng cọc, tàu hút bùn v.v..phải được bố trí gần vị trí thi công và tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trong quá trình thi công.


5Công tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình

5.1Công tác trắc địa, không chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình đối với Đập trụ đỡ tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 8223:2009; TCVN 8224:2009; TCVN 8225:2009, ngoài ra còn tuân theo các yêu cầu sau đây:

5.2Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xét thích hợp sao cho từ các điểm đo có thể xác định được tim trụ và kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công.

5.3Đối với đập Trụ đỡ có tổng khẩu độ thông nước trên 150m, cống có tháp kéo van tính từ đỉnh trụ pin lên đỉnh tháp cao hơn 15m, cần phải lập bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc trong hồ sơ thiết kế.

5.4Toàn bộ bản vẽ thiết kế MLĐ do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển giao bằng văn bản cho bên nhà thầu tiếp nhận công tác đo đạc và định vị kết cấu công trình. Biên bản nghiệm thu MLĐ phải có sơ hoạ mặt bằng vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng công trình, dạng và độ sâu chôn cọc, toạ độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc trong hệ thống toạ độ và cao độ nhà nước. Đối với các cầu trên cống có chiều dài trên 300m, các cầu treo dây xiên, cầu nối tiếp đường cong, cũng như cầu có trụ cao hơn 15m, trong biên bản nghiệm thu MLĐ có bản vẽ mặt bằng khu vực công trình, trong đó có vị trí và cao trình cọc tiêu cọc mốc, kèm theo những chỉ dẫn cần thiết để thực hiện công tác đo đạc.

5.5Việc phân định tim đường nhánh tạm thời, việc lập thêm (nếu cần) mạng đường sườn cũng như mọi công việc kiểm tra đo đạc khi tiến hành xây lắp, đều phải do nhà thầu thực hiện.

5.6Khi tiến hành tổ chức xây dựng, cần kiểm tra công tác đo đạc theo từng thời điểm sau:

- Sau khi làm xong phần móng mố trụ (trước khi bắt đầu xây thân mố trụ).

- Sau khi xây mố trụ (sau khi làm xong phần móng mố trụ)

- Thực hiện các bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc trong quá trình xây thân mố trụ

5.6.1Những yêu cầu kỹ thuật, khối lượng và phương pháp công tác đo đạc được chỉ dẫn trong i.

            1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra công tác đo đạc

TT

Nội dung kiểm tra

Phương pháp hoặc cách thức kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

1

Số lượng cọc tiêu cọc mốc trong mạng lưới đo đạc đối với công trình có tổng khẩu độ thoát nước trên 100m, đập có có tháp van cao hơn 15m, thực hiện theo bản vẽ thiết kế MLĐ.

Dùng trắc đạc (tiến hành đo khi nghiệm thu MLĐ)


Từng cọc


2

Số lượng cọc mốc và cọc tiêu trên mặt bằng mạng lưới đo đạc dọc theo tim tuyến được quy định:

+ Đối với đập trụ đỡ có khẩu độ thông nước từ 50m đến 100m, 1 mốc cao đạc và không dưới 2 cọc tiêu cho mỗi bờ.

Đối với đập trụ đỡ có tổng khẩu độ thoát nước trên 100m, đập có tháp van cao hơn 15m: 2 mốc cao đạc và không dưới 2 cọc tiêu cho mỗi bờ.


Dùng trắc đạc (tiến hành đo khi nghiệm thu MLĐ)


Từng cọc mốc và cọc tiêu


3

Sai số quân phương (mm) quy định:

+ Toạ độ các cọc theo mặt bằng mạng đo cơ sở là 6

+ Mốc cao đạc ở trên bờ và trên mặt mố trụ: mốc lâu dài là 3, mốc tạm thời là 5.


Dùng trắc đạc (tiến hành đo theo mặt bằng phẳng).

Dùng trắc đạc (đo cao trình theo hình học hoặc lượng giác, dùng máy toàn đạc.



Toàn bộ cọc tiêu trên mặt bằng đo

Toàn bộ cọc mốc





5.6.2 Với công trình có chiều dài hơn 100m, có tháp van cao hơn 15m, các cọc tiêu cọc mốc của đường sườn cơ bản đều bằng BTCT, trên mặt cọc có gắn điểm tim để đảm bảo mạng lưới đo chuẩn xác. Khi khẩu độ bé hơn 100m cho phép sử dụng cọc gỗ có đầu đinh thép để làm đường sườn cơ bản.

5.6.3 Mốc cao đạc được bố trí cách đường tim tuyến không quá 80m, nhưng phải nằm ngoài phạm vi có bố trí kết cấu tạm.

5.6.4 Để quan sát chuyển vị và biến dạng của các mố trụ (đối với công trình có ghi trong bản vẽ thiết kế MLĐ), cần phải đánh dấu cố định điểm đo hoặc gắn cục sứ có đầu hình chỏm cầu (tráng men) lên đỉnh mố trụ ở vị trí thuận tiện đặt thước đo ngắm.

5.6.5Trường hợp chiều dài đập dưới 100m thì trong mạng lưới tam giác cho phép đo bằng 1 cơ tuyến, còn nếu chiều dài lớn hơn thì ít nhất phải đo bằng 2 cơ tuyến.

5.6.6Cơ tuyến phải được cắm trên chỗ đất phẳng có độ dốc nhỏ hơn 1%. Trong trường hợp đặc biệt cho phép cắm một mạng lưới cơ tuyến độc lập.

5.6.7Chiều dài của cơ tuyến phải đo với độ chính xác quy định ở ii và chính xác gấp 2 lần so với khi đo khoảng cách giữa các mốc định vị tim tuyến.

            1. Yêu cầu về độ chính xác khi đo cơ tuyến góc và các dụng cụ cần thiết

Chiều dài của công trình

(m)


Độ chính xác cần thiết khi đo

Độ chính xác cần thiết khi đo góc (giây)

Độ khíp cho phép trong các mạng (giây)

Các dụng cụ cần dùng để đo và số lần khi đo góc

- Nhỏ hơn 100

- Từ 100 đến 300

- Từ 300 đến 1000

- Lớn hơn 1000



1/10.000

1/30.000


1/50.000

1/80.000


 20

 7


 3

 1,5


 35

 10


 5

 2


-Thước thép hoặc thước cuộn. máy toàn đạc 30” với 2 lần quay vòng.

- Thước đo hoặc thước cuộn có khắc ly máy toàn đạc 10'' với 3 lần quay vòng.

- Thước đo thép hoặc máy đo quang điện, máy toàn đạc 1'' với 3 lần quay vòng.

- Máy đo quang điện, máy toàn đạc 1'' với 5 lần quay vòng.





5.6.8Việc định các tim trụ trên một đường thẳng cần tiến hành bằng phương pháp giao điểm với góc vuông ít nhất là từ 2 điểm của hệ thống đa giác đạc và đặt các tim trụ trên đường tim tuyến với độ lệch cho phép lớn nhất là 15mm. Việc định vị các bộ phận của trụ sau này cần tiến hành từ các tim của trụ bằng cách giản đơn, ưu tiên là bằng phương pháp tọa độ vuông góc.

5.6.9Trong quá trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim trụ.

5.6.10Với công trình dài trên 100m phải đặt:


- Trên thành của mỗi mố: mốc cao đạc theo mẫu đã quy định. Giữa các mốc đó với nhau và với các mốc chuẩn phải đi cao đạc ít nhất là 3 lần, với sai số bình quân 10mm.

- Trên các mũ trụ: mốc cao đạc ở các nơi thuận tiện cho việc đặt thước ngắm trên các trụ sửa chữa lại mà trước đây đã quan sát thấy có biến dạng hoặc tại các trụ làm mới trong điều kiện địa chất phức tạp, phải để trong các hòm kín, mỗi trụ 2 ống thuỷ bình đặt vuông góc với nhau. Mỗi ống thuỷ bình này có khắc độ kiểm tra nhỏ hơn 20 giây. Trước khi bàn giao cho sử dụng, nhà thầu thi công phải tiến hành cho xong việc khảo sát độ lún và biến dạng bằng mốc cao đạc và bằng ống thuỷ bình.




tải về 395.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương