Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu đẬp trụ ĐỠ



tải về 395.9 Kb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích395.9 Kb.
#16930
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

7Thi công và nghiệm thu móng cọc


Trong những điều kiện khu vực tập trung dân cư, đô thị thì công tác thi công cọc phải đảm bảo theo “Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen”.

7.1Đối với móng cọc sử dụng cọc đóng:


Cọc đóng ở đây bao gồm các loại cọc được chế tạo sẵn, được hạ xuống cao độ thiết kế theo các phương pháp chấn động như: Đóng, ép hay rung.

Công tác triển khai kiểm tra thiết bị, trình tự thi công móng cọc cho đập Trụ đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra phải tuân theo các quy định sau:


7.1.1Đối với cọc được thi công dưới nước phải có sàn đạo thi công với các thiết bị hạ cọc không phải là tàu đóng cọc có hệ dẫn hướng và sàn đạo đi kèm. Cao độ của khung dẫn hướng trên hệ sàn đạo phải cao hơn mực nước cao nhất trong quá trình thi công tối thiểu 0,5m. Đối với hệ sàn đạo sử dụng hạ cọc xiên yêu cầu số tầng khung dẫn hướng tốt thiểu là 02 tầng.

7.1.2Khi thi công cọc bằng phương pháp đóng, rung phải đảm bảo đạt độ chối tính toán (không được nhỏ hơn 0,2cm/một nhát búa) tương ứng với quy trình và thiết bị lựa chọn trong hồ sơ thiết kế BVTC. Độ chối tính toán của cọc được quy định trong hồ sơ thiết kế BVTC tương ứng với loại búa, loại cọc dẫn, trọng lượng các vật đệm cọc, sức chịu tải của cọc trong hồ sơ thiết kế BVTC.

7.1.3Trường hợp nhà thầu thi công sử dụng thiết bị hạ cọc, cọc dẫn, vật đệm cọc khác với thông số trong hồ sơ thiết kế nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu theo “Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen” thì độ chối kết thúc đóng cọc phải được tính toán lại và có sự chấp thuận của đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và Chủ đầu tư.

7.1.4Khi không có yêu cầu cụ thể về loại búa, đơn vị thi công nên lựa chọn loại búa có quả búa trọng lượng lớn và chiều cao rơi nhỏ để tránh vỡ đầu cọc. Trong trường hợp phải khoan mồi, độ sâu khoan mồi cọc bằng 0,9 chiều sâu hạ cọc trong đất, đường kính lỗ khoan mồi bằng 0,9 đường kính cọc tròn hoặc 0,8 đường chéo cọc vuông cũng như cọc đa giác, và được điều chỉnh theo kết quả hạ thử cọc.

7.1.5Đối với cọc được hạ xuống bằng búa rung thì năng suất hạ rung ở giai đoạn cuối không nhỏ hơn 5 cm/phút, khi không đạt được có thể áp dụng phương pháp xói đất phía dưới mũi cọc hoặc dùng búa rung loại lớn hơn.

7.1.6Khi cọc ống BTCT hay cọc ống thép theo thiết kế có nhồi BT, sau khi hạ xong cọc, phải làm sạch đất trong lòng cọc, nghiệm thu chiều sâu đáy cọc, đặt lồng cốt thép (nếu có) sau đó đổ bê tông nhồi vào lòng cọc lên đến đỉnh cọc. Công việc đổ bê tông lòng ống phải liên tục để không làm mất độ linh động BT. Trong trường hợp ngược lại chỉ cho phép tiếp tục công việc khi có giải pháp đảm bảo chất lượng liên kết tốt ở mặt tiếp giáp giữa phần bê tông mới đổ và phần đó đổ trước đó.

7.1.7Việc đổ đầy hỗn hợp bê tông trong lòng cọc ống BTCT, cọc ống thép ở phạm vi có dấu hiệu thay đổi nhiệt độ do tác động của môi trường xung quanh (nước, không khí, đất) phải thực hiện theo yêu cầu đặc biệt được chỉ dẫn trong BVTC (lựa chọn thành phần hỗn hợp, cách đổ nhồi bê tông, làm sạch mặt trong lòng cọc,...). Cụ thể ở cao trình dưới phạm vi có dấu hiệu thay đổi nhiệt độ một đoạn bằng một lần đường kính cọc nhưng không nhỏ hơn 1m, để đảm bảo an toàn cho cọc có thể hạn chế sự xuất hiện vết nứt trong khối bê tông nhồi.

7.1.8Đối với cọc ống thép có đường kính lớn (D  60cm), khi hạ cọc cần sử dụng thiết bị hạ chuyên dụng cho cọc ống thép.

7.1.9Đối với các công trình có thiết kế cọc xiên với độ xiên 1:5 nếu không có hồ sơ và yêu cầu của BVTC thì bắt buộc khi đóng phải dùng búa có giá dẫn hướng, kết hợp khung dẫn hướng, tuyệt đối không được dùng búa treo làm ảnh hướng đến kết cấu cọc trong quá trình đóng hạ cọc.

7.1.10Chiều cao đập đầu của cọc BTCT các loại, chiều cao kết cấu liên kết của cọc ống các loại được quy định như sau:


- Tối thiểu là 2D (D là đường kính, cạnh chéo lớn nhất của tiết diện cọc) với cọc có D < 60cm;

- Tối thiểu là không nhỏ hơn 1,2m với cọc có D  60cm;


7.1.11Đối với cọc BTCT các loại, công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất thực hiện theo yêu cầu tại Điều 5.1 - TCVN 9394:2012 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”.

7.1.12Đối với cọc thép các loại (ống thép, thép hình cán nóng), công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất theo Điều 5.2 - TCVN 9394:2012 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra cần thỏa mãn yêu cầu sau:


- Cọc thép hoàn toàn là cọc mới; đảm bảo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế;

- Kiểm tra xuất xứ, kích thước hình học, dung sai, khối lượng đơn vị, thành phần hóa học, chỉ tiêu cơ lý, các tiêu chí chấp nhận hình dạng của cọc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đối chiếu với yêu cầu của thiết kế.


7.2Đối với móng cọc khoan nhồi


Công tác triển khai kiểm tra thiết bị, trình tự thi công móng cọc cho đập Trụ đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9395:2012 ''Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra phải tuân theo các quy định sau:

7.2.1Theo đặc điểm kỹ thuật có thể chia ống vách thành hai loại:


a) Các ống vách thuộc thiết bị khoan có kích thước về đường kính, chiều dài mỗi ống được chế tạo theo tính năng, công suất của từng loại máy khoan. Các ống này được rút lên trong quá trình đổ BT;

b) ống vách theo yêu cầu thi công không phụ thuộc thiết bị khoan và để lại trong kết cấu với mục đích:

- Giữ thành vách;

- Hoặc làm ván khuôn đối với phần cọc ngậm trong nước, cao hơn đáy sông;

- Bảo vệ cọc bê tông cốt thép trong trường hợp dòng chảy có vận tốc lớn và nhiều phù sa.

7.2.2Loại ống vách sử dụng để thi công cọc khoan nhồi phải có chứng chỉ đảm bảo chất lượng.

7.2.3Công tác định vị, lắp đặt ống vách cần lưu ý những điểm sau:


- Khi lắp đặt ống vách ở trên cạn: Công tác đo đạt định vị thực hiện bằng máy kinh vĩ và thước thép; dùng cần cẩu để lắp đặt đúng vị trí theo quy định của hồ sơ thiết kế BVTC.

- Khi lắp đặt ống vách vùng nước sâu: Ngoài việc sử dụng các loại máy móc thiết bị trên để do đạt và định vị cần dùng thêm hệ thống khung dẫn hướng. Khung dẫn hướng dùng để định vị ống vách phải đảm bảo ổn định dưới tác dụng của lực thuỷ động.


7.2.4Cao độ đỉnh và chân ống vách cần thỏa mãn thêm những điểm sau:


- Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn; phương pháp, loại thiết bị khoan v.v.. mà quyết định đặt cao độ đỉnh và đáy ống vách cho phù hợp. Chân ống vách phải đặt phía dưới đường xói lở cục bộ đó được tính toán tại vị trí khoan tối thiểu là 1m.

- Trong trường hợp khoan cọc nhồi ở vùng bị ảnh hưởng của thuỷ triều, nếu dùng dung dịch vữa sét (bentonnite) để giữ ổn định vách, thì đỉnh ống vách phải cao hơn mực nước thi công tối thiểu là 2m. Khi khoan trên cạn, hoặc khoan trên sông bằng biện pháp đắp đảo cát thi công, ngoài những yêu cầu trên cần phải đặt ống vách cao hơn mặt đất hiện tại hay mặt đảo cát tối thiểu 0,3m.


7.2.5Công tác xác định cao độ dung dịch khoan cần chú ý thêm những điểm sau:


- Cao độ dung dịch khoan giữ ổn định thành vách phải cao hơn mực nước ngầm hoặc mực nước thi công (nước tĩnh trong sông, hồ hay mực nước thủy triều lớn nhất ứng với tần suất phục vụ thi công) tối thiểu 1,5m. Tại những nơi nước ngầm tạo dòng thấm lớn hoặc có áp lực ngang khác cần phải tính toán kỹ để quyết định cao độ này.

- Trong quá trình khoan phải luôn theo dõi việc cấp vữa sét cho bơm hút (phương pháp tuần hoàn ngược). Nếu hết vữa sét dự trữ thì phải ngừng khoan. Trong mọi trường hợp cấm để dung dịch khoan trong hố khoan bị hạ thấp hơn 1m so với độ cao quy định.


7.2.6Chiều cao đập đầu cọc tối thiểu 1D và không ≤ 1,2m với cọc khoan nhồi có đường kính D60cm.



tải về 395.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương