ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải lập quy hoạch sử DỤng đẤT


I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI



tải về 1.76 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.76 Mb.
#36634
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI.

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xó hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển các ngành có khác nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm và hợp lý. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đích sử dụng thỡ hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hiệu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toàn xó hội. Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định diện tích đất đai thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất đai và các mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế - xó hội. Tiềm năng đất đai không chỉ là khai thác đất chưa sử dụng, mà cũn là khả năng khai thác chiều sâu đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp những định hướng phát triển kinh tế - xó hội.

Với nguyên tắc sử dụng đất đầy đủ, hợp pháp, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Việc khai thác sử dụng đất của huyện Vĩnh Lộc nằm trong bối cảnh chung của vùng đồng bằng sông Mã, trong tiến trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa nông thôn cần được thực hiện theo những quan điểm sau:

- Sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả quỹ đất hiện có cho các mục đích khác nhau.

- Sử dụng đất phải ưu tiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo an toàn lương thực, cung cấp nông sản cho xó hội, khai thỏc vựng cõy cụng nghiệp tập trung, vựng sản xuất hàng húa, tạo nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Đầu tư khai thác quỹ đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp; sử dụng có hiệu quả và ổn định lâu dài đối với nhóm đất phi nông nghiệp, đồng thời phải dành quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trường học, các trung tâm văn hóa, thể thao,..

- Phát triển mạng lưới đô thị, các tụ điểm kinh tế theo hướng đô thị hóa, phát triển tiểu thủ công nghiệp. Tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trong huyện.

Thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Từ nay đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển biến mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Vỡ vậy phải dành quỹ đất thích hợp cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu đô thị. Do đó đất đai sẽ có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng để phù hợp với nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần tham gia.

Tuy nhiên, cần cân đối và luận chứng chặt chẽ khi chuyển đất nông nghiệp, hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp. Về nguyên tắc chỉ nên chuyển những đất nông nghiệp có năng suất thấp và không ổn định sang mục đích sử dụng khác vỡ sản xuất nụng nghiệp đũi hỏi đất phải có chất lượng nhất định.

Đầu tư theo chiều sâu vào đất là quan điểm trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xó hội. Chiến lược này gắn liền với việc sử dụng đất đai hợp lý trong từng thời điểm lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Trong một số năm trước đây việc sử dụng đất của các ngành cũn cú sự chồng chộo và bất hợp lý gõy lóng phớ đất đai. Cần có quy hoạch chung và thống nhất quản lý, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo thời gian, thời điểm cho phù hợp. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai để sử dụng đất hợp lý và cú hiệu quả cao nhất.

1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Cần phỏt triển một nền nông - lâm nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn lương thực, thỏa món nhu cầu lương thực cho người dân. Muốn vậy cần ổn định diện tích trồng cây lương thực, phát triển trồng cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả tập trung. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phân bón, kỹ thuật luân canh, xen canh vào sản xuất. Đưa các giống thích nghi với điều kiện khí hậu, tiểu vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn, khoanh nuôi rừng hợp lý, kết hợp với khai thác cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến và làm nguyên liệu giấy, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái chung trong phạm vi toàn tỉnh.

Nông nghiệp trong thời gian tới cần phát triển toàn diện nhằm nâng cao mức sống cho nhân dân, chuyển đổi bộ mặt nông thôn. Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường. Nâng cao trình độ quản lý sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến.



Qua đánh giá về điều kiện tự nhiờn, cỏc nguồn tài nguyờn; thực trạng phỏt triển kinh tế - xó hội; hiện trạng sử dụng đất và kết quả điều tra cho ta thấy một số đánh giá cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Vĩnh Lộc như sau:

2. Tiềm năng đất đang sử dụng:

2.1. Tổng quỹ đất đang sử dụng của toàn huyện là 14287,79 ha, chiếm 90,41% diện tích tự nhiên, đã sử dụng vào các mục đích:

Đất sản xuất nông nghiệp: 6780,93 ha chiếm 47,46% diện tích đất đang sử dụng.

Đất lâm nghiệp: 3343,78 ha chiếm 23,40% diện tích đất đang sử dụng.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 247,85 ha, chiếm 1,73% diện tích đất đang sử dụng.

Đất ở: 915,07 ha chiếm 6,41% diện tích đất đang sử dụng.

Đất chuyên dùng: 1655,50 ha chiếm 11,58% diện tích đất đang sử dụng.

2.2. Khả năng chuyển đổi cơ cấu, các loại đất đang sử dụng.

a. Tiềm năng đất đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp:

Đối với đất sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Lộc hiện có 6780,93 ha, chiếm 42,91% diện tích tự nhiên. Như vậy, khả năng thâm canh tăng vụ còn rất lớn, nếu chuyển đổi cơ cấu cây con, mùa vụ, có biện pháp thâm canh thích hợp, cải tạo tốt đồng ruộng, đầu tư thuỷ lợi thực hiện tưới tiêu chủ động và tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra, diện tích gieo trồng có thể tăng hàng ngàn ha. Đây là giải pháp ít tốn kém, có hiệu quả kinh tế và có tính khả thi cao. Ngoài ra, còn một số vùng thấp, trũng, nếu được đầu tư cải tạo có thể xây dựng các loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, trang trại tổng hợp.

b. Tiềm năng đất đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp có rừng:

Tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu là rừng sản xuất với diện tích hiện có 3343,78 ha. Phân bố tập trung ở các xã: Vĩnh Hùng, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hưng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Long, Vĩnh An và Vĩnh Tân.

Là rừng gỗ trồng nên có nhiều khả năng bố trí xen canh các cây nguyên liệu phục vụ sản xuất thủ công nghiệp như: trúc, song, mây,...; các cây dược liệu thông dụng: sâm nam, môn thục, cam thảo, chè dây... và phát triển mô hình chăn nuôi dưới tán rừng, nhất là đối với các con nuôi đặc sản: hươu lấy nhung, lấy thịt; lợn cỏ; gà giống địa phương;... phát triển mô hình kinh doanh đa dạng dưới tán rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp huyện Vĩnh Lộc đã và đang được nâng dần về diện tích và chất lượng. Kết hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá truyền thống thôn làng, các khu di tích lịch sử văn hoá, sẽ là tiềm năng phát triển dịch vụ sinh thái, gắn liền với bảo vệ thiên nhiên, môi trường.



c. Tiềm năng đất đang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

Sự phân bố các khu dân cư nông thôn và đô thị của huyện khá hợp lý, đã có từ lâu đời, các khu dân cư đều ở nơi cao ráo. Mỗi đơn vị hành chính xã, thị trấn đều có trung tâm hành chính, kinh tế và dịch vụ thương mại.

Đất chuyên dùng của huyện được bố trí ở những vùng đất có địa hình hợp lý, phù hợp với xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Hầu hết các diện tích này đang phát huy tác dụng tốt. Khả năng chuyển từ đất chuyên dùng sang các loại đất khác không nhiều, mà chủ yếu là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên diện tích đã có, giảm bớt việc lấy đất nông, lâm nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hoá. Trên địa bàn huyện, diện tích xây dựng công sở, trung tâm hành chính đến nay đã tương đối đủ.

2.3 Tiềm năng đất chưa sử dụng:

Hiện tại, huyện Vĩnh Lộc có diện tích đất chưa sử dụng là 1515,58 ha chiếm 9,59% diện tích tự nhiên. Tiềm năng có thể khai thác để trồng lúa, cây ăn quả, một số chuyển sang đất chuyên dùng, còn đại bộ phận trồng cây lâm nghiệp...Ngoài ra, còn nhiều nơi có thể khai thác đá làm nguyên vật liệu xây dựng từ núi đá không có rừng cây.

2.3.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn:

Nền kinh tế của huyện muốn phát triển được không chỉ phát triển mình ngành nông nghiệp mà còn phải phát triển cả công nghiệp, dịch vụ vì công nghiệp và dịch vụ là ngành mang lại nhiều lợi nhuận. Các sản phẩm nông nghiệp cần được chế biến thành các sản phẩm hàng hoá để đưa ra thị trường bán với giá thành cao nên các khu công nghiệp chế biến được hình thành; bên cạnh việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp thì còn có các ngành chế biến công nghiệp như khai thác núi đá, các nhà máy gạch... cũng là tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Ngoài ra còn có các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm đã được hoàn thiện.



Thị trấn Vĩnh Lộc là đô thị duy nhất của huyện có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí cũng như tiềm năng để phát triển. Cùng với sự đô thị hoá ngày càng nhanh do vậy khu đô thị của Vĩnh Lộc trong thời gian tới cũng cần mở rộng các thị tứ, các khu sản xuất kinh doanh gần thị trấn góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế của huyện.

Dân số trong huyện tăng nên nhu cầu đất ở trong khu dân cư cũng tăng theo, để phát triển nền kinh tế và thuận tiện việc đi lại, giao lưu nên đất ở cũng được quy hoạch theo dọc các tuyến đường lớn. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm là hạn chế việc lấy đất canh tác có hiệu quả vào việc quy hoạch khu dân cư, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế dịch vụ làm thay đổi bộ mặt nông thôn.



2.4. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch - dịch vụ:

Vĩnh Lộc là địa bàn phân bố nhiều di tích văn hoá, có bề dầy về lịch sử và truyền thống cách mạng; thiên nhiên, con người và các di tích lịch sử hoà quyện, tạo nên bức tranh hoành tráng, sống động trong lịch sử dựng nước và giữ nước với 114 di tích còn tồn tại đến ngày nay; trong đó có 11 di tích cấp Quốc gia; có một di tích Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 26/7/2010; là căn cứ để quảng bá giá trị của di tích với cả Thế giới; tạo địa chỉ thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển các sản phẩm du lịch; điểm đến đối với du khách; điểm nhấn cho phát triển kinh tế du lịch của cả nước, cả tỉnh Thanh Hoá và của Vĩnh Lộc; tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện;

Trong những năm tới phải triển khai việc xây dựng quy hoạch và lập các dự án đầu tư phát triển du lịch. Có chiến lược phát triển du lịch một cách đồng bộ, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Xúc tiến tuyên truyền quảng cáo, tập trung khai thác các điểm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách. Đào tạo lực lượng nhân viên có sự am hiểu về du lịch để quản lý và truyền bá cho du khách. Đây là ngành có tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao nên cần được quan tâm đúng mức của huyện.

Mạng lưới buôn bán lẻ được mở rộng khắp toàn huyện, đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá và dịch vụ đời sống của nhân dân trong huyện. Hình thành các trung tâm thương mại và tụ điểm kinh tế sầm uất, các trung tâm xã đều có chợ và các tụ điểm buôn bán, góp phần lưu thông, phân phối hàng hoá, tạo bộ mặt nền kinh tế huyện phát triển.

2.5. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng :

Nguồn đất của Vĩnh Lộc có đủ các loại phục vụ cho sự phát triển cả về nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới sẽ chuyển một phần sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho các công trình trọng điểm, các công trình công cộng, các khu thương mại, khu đất công nghiệp... nên cơ cấu sử dụng đất cũng thay đổi theo. Đối với đất sản xuất nông nghiệp cơ cấu giảm nhưng trong thời gian tới sẽ được đầu tư thâm canh tăng năng suất bằng việc áp dụng các giống mới có năng suất cao. Đất lâm nghiệp diện tích tăng lên do huyện biết cách khai thác nguồn đất đồi núi chưa sử dụng để trồng cây vừa bảo vệ môi trường, đồng thời chống lũ lụt xói mòn. Đất ở tại các khu dân cư xã, thị trấn hàng năm tăng do dân số tăng nên nhu cầu đất ở tăng, đồng thời các vùng quy hoạch mới gần đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại và phát triển kinh tế nên dân di chuyển ra vùng quy hoạch mới. Đất mở các khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng đều tăng do nhu cầu phát triển kinh tế. Đất đai huyện Vĩnh Lộc có đầy đủ tiềm năng để phát triển cơ sở hạ tầng.



II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT.

1. Những định hướng lớn:

- Xây dựng nền kinh tế hàng hóa đủ năng lực cạnh tranh thị trường, lấy công nghiệp - dịch vụ làm trọng tâm phát triển tạo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ;

- Đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ sở đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn;

- Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển;

- Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm;

- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người dân tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội; nâng cao dân trí, mức sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh;

- Phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

2. Các chỉ tiêu định hướng:

a. Phương án phát triển kinh tế.

- Các căn cứ xây dựng phương án:

+ Thành tựu đạt được trong những năm đổi mới (lấy 2010 làm gốc so sánh các chỉ tiêu);

+ Lợi thế so sánh và những hạn chế thách thức đối với huyện;

+ Những yếu tố tác động bên trong và bên ngoài;

+ Các mục tiêu, nhiệm vụ đòi hỏi phải đề ra.



+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 16,0%/năm;

Bảng 12: Các chỉ tiêu phát triển

Chỉ tiêu

2010

 


Dự kiến

Nhịp độ tăng (%)

2015

2020

2010-2015

2016-2020




1. Dân số trung bình (ng­ười)

80.200

82.574

84.329

0,59

0,40

0,49

2. Tổng GTGT (tỷ.đ,giá 94)

437,5

881,3

1.934,6

10,0

17,0

16,0

- Nông-Lâm-Thuỷ sản

204,1

291,6

405,2

7,4

6,8

7,1

- Công nghiệp-xây dựng

72,7

199,6

517,7

22,4

21,0

21,7

- Dịch vụ

160,7

390,0

1.011,7

19,4

21,0

20,2

3. Cơ cấu kinh tế (%)

100,0

100,0

100,0

So sánh 2020/2010

- Nông-Lâm-Thuỷ sản

45,5

35,0

25,0

- 20,5%

- Công nghiệp-xây dựng

22,3

28,0

35,0

12,7%

- Dịch vụ

32,2

37,0

40,0

7,8%

4. Thu nhập bình quân đầu ng­ười










 

 

 

- Triệu đồng, giá 94

5,5

10,7

23,0

14,4

16,6

15,5

- Giá thực tế

14,9

31,1

71,7

 

 

 

- USD

720

1.409

3.031

 

 

 

5. Nhu cầu đầu t­ư

2010-2015

2016-2020

2010-2020

 

Tổng số

BQ/năm

Tổng số

BQ/năm

Tổng số

BQ/năm

- Tỷ đồng, giá 94

2.004

409

4.983

997

7.027

703

- Giá thực tế

5.580

1.116

14.509

2.902

20.089

2.009

Đây là phương án tích cực, trong vòng 10 năm tổng sản phẩm tăng gấp 4,4 lần, tương ứng nâng thu nhập đầu người lên 4,2 lần. Cơ cấu kinh tế được chuyển đổi mạnh mẽ với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm ưu thế. Thực hiện phương án đòi hỏi huy động nguồn lực to lớn, tập trung cao hơn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ là những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng tăng trưởng cao mang tính đột biến cho cả nền kinh tế ngay trong thời kỳ 2010 - 2015; phương án huy động được cao hơn lợi thế so sánh về tài nguyên nhân văn du lịch của huyện. Nếu thiếu chuẩn bị tốt mọi mặt, thiếu gắn kết sự phát triển chung của vùng, của tỉnh, cũng sẽ không thu hút được nguồn lực từ bên ngoài, phương án cũng sẽ không thực hiện được;

Bảng 13: So sánh một số chỉ tiêu với cả tỉnh

Chỉ tiêu

2010-2015

2016-2020

2010-2020

1. Tốc độ tăng trưởng (%/năm)










- Toàn tỉnh

17,5

19,2

18,3

- Vĩnh Lộc










+ Phương án

15,0

17,0

16,0

So sánh: Vĩnh Lộc/Toàn tỉnh (%)

85,0

88,5

87,0

2. Thu nhập bình quân đầu người (USD)

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

- Toàn tỉnh

810

2.100

3.727

- Vĩnh Lộc










+ Phương án

720

1.409

3.031

So sánh: Vĩnh Lộc/Toàn tỉnh (%)

88,9

67,1

81,3

Phương án khai thác nội lực và nguồn lực bên ngoài cao hơn, đáp ứng mục tiêu Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015 về: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập người dân và cơ cấu kinh tế năm 2015”; thực hiện rút ngắn nhanh hơn khoảng cách phát triển giữa huyện và trung bình cả tỉnh. Để thực hiện phương án, Vĩnh Lộc phải nỗ lực phấn đấu trở thành vùng nông nghiệp sạch với các sản phẩm chất lượng cao; vùng kinh tế du lịch với nhiều sản phẩm phong phú cùng với các trung tâm văn hoá tâm linh, văn hoá lịch sử cũng như hàng loạt các khu nghĩ dưỡng, khu vui chơi, giải trí, tham quan các di thắng,...; tham gia mạnh vào công nghiệp làm hàng xuất khẩu, bổ sung sự cân đối cho các vùng trọng điểm của tỉnh.


tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương