ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải lập quy hoạch sử DỤng đẤT



tải về 1.76 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.76 Mb.
#36634
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Nguồn (Báo cáo điều chỉnh QH tổng thể kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc và báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2012).


Bảng 06: Tình hình sản xuất nông nghiệp toàn huyện qua các năm

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Các năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

I.

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

a.

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

8560

8840

8941

8924

9148

9488

9476

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

58

57,7

57,9

58,5

56,8

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

52241

51486

53005

55543

53831

b.

Cây ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

2637

2747

2228

1829

2362

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

42

46

38

48

47,5

-

Sản lư­­ợng

Tấn

7300

 

11064

12581

8438

8742

11217

c.

Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

505

426

293

246

297

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

56

60

68

65

64

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

28280

25560

19924

15990

19008

c

Cây sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

96

68

95

118

75

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

53

60

101

71

124

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

5088

4080

9595

8378

9300

c

Cây chất bột khác

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

15

15

32

30

23

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

e.

Cây lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

130

170

137

128

100

92

77

-

Năng suất

Tạ/ha

14.2

17.1

21

21

27

20

26,6

-

Sản lư­­ợng

Tấn

184

290

187

263

270

182

205

h.

Cây vừng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

146

130

175

124

173

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

5

3

3

6

6,6

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

44

37

52

76

114

h.

Đậu t­­ơng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

110

170

239

753

539

425

747

-

Năng suất

Tạ/ha

13.2

10

12

13

11

12

13

-

Sản l­­ượng

Tấn

145.7

170

302

948

539

518

974

h.

Cây mía

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

190

310

364

692

398

421

399

-

Năng suất

Tạ/ha

547

335

515

483

472

510

530

-

Sản l­­ượng

Tấn

10400

10400

17509

18957

18755

21441

21147

g.

Rau màu

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

1547

1389

1334

1296

1322

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

9,97

9,67

10,67

10,56

10,03

-

Sản lư­­ợng

Tấn

 

 

15421

13427

14233

13682

13254

 

Đậu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

 

 

181

134

223

116

107

-

Năng suất

Tạ/ha

 

 

0,75

0,34

0,43

0,89

1,14

-

Sản l­­ượng

Tấn

 

 

135

45

95

100

122

II.

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trâu

Con

 

 

7966

7787

7475

6938

7406

-



Con

 

 

15313

14361

12629

9280

8493

-

Đàn lợn

Con

 

 

30814

33628

32370

29471

21098

-

Đàn dê

Con

 

 

 

 

 

 

 

-

Gà, vịt, ngan

1000 con

 

 

356

409

507

775

628

III

Nuôi trồngthuỷ sản

ha

 

 

 

 

 

 

 


(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh lộc)

b) Chăn nuôi: Chăn nuôi đang từng bước được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng vật nuôi đã được cải thiện và kết quả chăn nuôi đạt khá.

Năm 2010, tổng đàn trâu, bò: 15416 con. Trong đó: bò lai sind là 1108 con; tổng đàn lợn: 2020 con, trong đó: lợn nái là 4297 con, lợn hướng nạc là 7281 con.

Tổng đàn gia cầm 813000 con.

Trong đó:

- Tổng đàn trâu bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 là 7240 con (tăng 1 522 con/năm, đạt 127% so với thời kỳ 1996 - 2000), thời kỳ 2006-2010 đạt 7700 con/năm, bằng 107% trung bình tổng đàn thời kỳ 2001 - 2005.

- Tổng đàn bò trung bình hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 là 9,3 nghìn con, thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 nghìn con, tăng gấp 5 lần thời kỳ 2001 - 2005.

- Tổng đàn lợn bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 38,6 nghìn con (tăng 1,8 nghìn con so với thời kỳ 1996 - 2000), thời kỳ 2006 - 2010 đạt 33,7 nghìn con, giảm 4,9 nghìn con so vói thời kỳ 2001 - 2005.

- Tổng đàn gia cầm hàng năm đạt xấp xỉ 0,5 - 0,6 triệu con/năm.



- Tổng sản lượng thịt hơi năm 2005 đạt gần 4,2 nghìn tấn (thịt lợn 2,8 nghìn tấn), năm 2010 đạt 7,0 nghìn tấn (thịt lợn 3,5 nghìn tấn), gấp 1,7 lần sản lượng năm 2005.

- Tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 14,9 % năm 2000 lên 23,7% năm 2005; năm 2010 đạt 35,0 % trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình mới đã được phát triển dem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2010, toàn huyện có trên 100 trang trại chăn nuôi.

c) Lâm nghiệp:

Hàng năm, huyện thực hiện trồng mới thêm được trên 120 ha rừng tập trung theo dự án 147. Năm 2005, Vĩnh Lộc có diện tích rừng là 1084,1 ha; tăng gần 2 lần so với năm 2000 là 556,9 ha.

Trong năm 2010, toàn huyện đã trồng được 100 ha rừng tập trung theo dự án 147 tại 3 xã Vĩnh Minh, Vĩnh Hùng và Vĩnh Hòa, 66 000 cây phân tán trong nhân dân.

Kinh tế lâm nghiệp tuy chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu kinh tế huyện nhưng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển và góp phần cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế nạn xói mòn, rửa trôi, bảo vệ tài nguyên đất đai; là địa bàn cho việc phát triển các mô hình kinh tế mới, làm thay đổi cơ cấu sản xuất khối nông- lâm- thủy sản trên địa bàn huyện.



d) Thủy sản:

Nghề nuôi trồng thủy sản đang có những chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô và loại hình sản xuất. 90% diện tích mặt nước, ao hồ, đầm lầy đã được khai thác cho việc nuôi thả. Diện tích nuôi thả hàng năm đạt 250 ha, năm 2010 đạt gần 300 ha. Nghề nuôi cá lồng cũng được phát triển ở các vùng triền sông Mã, sông Bưởi. Mô hình nuôi trồng kết hợp lúa- cá trên diện tích lúa chiêm trũng cũng đang được phát triển. Năm 2010, toàn huyện có 420 cơ sở nuôi trồng thủy sản, tăng 90 cơ sở so với năm 2005; xây dựng được 15 trang trại nuôi trồng thủy sản. Kết quả nuôi thả đem về cho huyện một nguồn sản phẩm đáng kể. Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt: 865 tấn. Trong đó: Sản lượng nuôi trồng ước đạt 811 tấn, sản lượng đánh bắt ước đạt 54 tấn. Sản xuất thủy sản phát triển khá, giá trị thu nhập đến năm 2010 đạt trên 7,5 tỷ đồng.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:

Công nghiệp - xây dựng phát triển đúng hướng, tập trung phát triển, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng. Các loại hình doanh nghiệp có bước phát triển tích cực từ 58 doanh nghiệp năm 2005 tăng lên 81 doanh nghiệp vào năm 2010. Hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Minh.

Kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất thời kỳ 2001 - 2010 đạt 17,3 %/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện vẫn còn khiêm tốn. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu trong huyện, khối lượng sản phẩm vươn ra thị trường ngoài huyện còn rất hạn chế.

Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng từ 6,1 % năm 2005 lên 9,4 % năm 2009 và 10,4 % năm 2010.

Năm 2010, trên địa bàn huyện có 795 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, 17 tập thể sản xuất theo mô hình hợp tác xã, 3 doanh nghiệp tư nhân, 4 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1 công ty cổ phần và 770 tổ cá thể phân tán tại các hộ gia đình.

Năm 2010, cơ sở may xuất khẩu quy mô 500 bàn máy, công suất 2 triệu sản phẩm/năm được xây dựng tại Vĩnh Thành đã hoàn thành, sẽ có sản phẩm mới tham gia phát triển. Tuy vậy, năng lực sản suất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hiện vẫn còn hạn chế, chưa có các cơ sở công nghiệp lớn làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Xây dựng đề án đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2010-2015. Lập dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Vĩnh Minh, Vĩnh Hòa. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào huyện; phối hợp với công ty TNHH may Apparel Tech Vĩnh Lộc hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt: 112 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm.



Bng 07: Kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 2001-2010

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

2000

2005

2010

Tổng GTSX toàn huyện (tỷ đồng, giá 94)

308,32

467,99

844,25

GTXS công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

17,70

28,5

87,86

Tỷ trọng (%)

5,7

6,1

10,4

Nguồn: (Niên giám Thống kê tỉnh, Thống kê huyện và Dữ liệu văn kiện đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV- nhiệm kỳ 2010-2015)

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:

Các hoạt động dịch vụ đa dạng và đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dịch vụ thương mại phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm đạt 145,4 tỷ đồng, mặt hàng chính tham gia sản xuất là đá xẻ ốp lát và hàng may mặc.

Dịch vụ khách sạn, nhà hàng phát triển khá; dịch vụ giao thông, vận tải, vận chuyển hành khách phát triển tương đối đồng bộ như: xe khách, xe buýt, xe taxi.

Tổng giá trị doanh thu dịch vụ vận tải đạt 41,24 tỷ đồng, tăng 11,25% so với cùng kỳ. Tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình đường giao thông từ quốc lộ 217 đi thôn Tân phúc xã Vĩnh Phúc.

Năm 2010, toàn huyện có 2000 cơ sở, tổ chức tham gia hoạt động thương mại, bao gồm 4 doanh nghiệp Nhà nước, 6 cơ sở tập thể, 3 doanh nghiệp tư nhân, 5 công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ cá thể tham gia hoạt động dịch vụ thương mại. Toàn huyện có các chợ nông thôn phân bố khá đều trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa thông thường hàng ngày của người dân.

Trên địa bàn có 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu được phân bố khá hợp lý dọc theo quốc lộ 217, gồm Vĩnh Minh, Vĩnh Long, Vĩnh Tân, Vĩnh Quang; Vĩnh Hòa, Vĩnh Phúc, dọc theo quốc lộ 45 gồm Vĩnh Tiến, Vĩnh Ninh cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiên liệu phục vụ sản xuất và đời sống các hộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn.

Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2000 đạt 15,3 tỷ. Năm 2005 tăng lên 120 tỷ và năm 2010 đạt 415 tỷ. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 0,3 triệu, năm 2009 đạt 0,23 triệu USD, năm 2010 đạt tên 2,0 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 419 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 4367000 USD. Trong đó: giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 3167000 USD.



Hoạt động tín dụng, ngân hàng những năm gần đây đã đạt kết quả khá. Tác động của vốn vay ngân hàng đã thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là phát triển kinh tế hộ gia đình. Số hộ gia đình được vay vốn ngày càng tăng, sử dụng vốn vay của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Các mô hình sản xuất hợp tác xã, trang trại, các điển hình kinh tế mới đang hình thành và phát huy tác dụng có lợi cho việc cho việc đầu tư của ngân hàng. Năm 2005, tổng vốn huy động và cho vay là 87,5 tỷ (trong đó dài hạn và trung hạn là 25,4 tỷ; ngắn hạn 62,2 tỷ), tổng số hộ được vay là 6,6 nghìn hộ (trong đó trung và dài hạn là 3.000 hộ). Năm 2010, tổng huy động và cho vay đạt 164,9 tỷ, gấp gần 2 lần năm 2005 (trung và dài hạn là 37,1 tỷ đồng).

Hoạt động của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, kho bạc nhà nước huyện cơ bản đáp ứng được các nhu cầu về vốn sản xuất, giải quyết việc làm và phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.



2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

2.3.1. Dân số:

Theo số liệu báo cáo thống kê đến 31 tháng 12 năm 2010, Vĩnh Lộc có: 80983 khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 44667 người. Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh và dân tộc Mường; trong đó: dân tộc Kinh chiếm 98,5% và dân tộc Mường chiếm 1,5%. Dân cư phân bố khá đều trên lãnh thổ, dọc theo bờ sông Mã và dọc các trục đường giao thông liên huyện, liên xã.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,7%.



2.3.2. Lao động, việc làm & thu nhập.

- Lao động: Tổng lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2010 là: 44,66 ngàn người, chiếm 56,16% dân số; tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên 47,7 ngàn người; chiếm 98,6% tổng lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm trên 23,0% tổng số lao động toàn huyện; trong đó, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, đại học và trên đại học là 12,1% (chiếm 36% số lao động được đào tạo).

Hoạt động dạy nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực. Đã phối hợp, liên kết tổ chức các lớp đào tạo trình độ Đại học tại huyện cho 339 người; tổ chức bồi dưỡng nghề: Mây giang xiên, nghề mộc, nghề may xuất khẩu, nghề làm chiếu tre, chiếu trúc, nghề chế tác đá mỹ nghệ, nghề sửa chữa cơ khí,…cho hàng ngàn lượt lao động nông thôn; tổ chức các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân, từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác giải quyết việc làm được chú trọng, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho gần 2000 lao động; 35% lao động được qua đào tạo; trong 5 năm đưa 679 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ nghèo, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện khá; đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên.

- Thu nhập bình quân đầu người 16000000 đồng/người.



2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị.

Hệ thống đô thị của Vĩnh Lộc phát triển chậm. Năm 2010, trên địa bàn huyện có đô thị Thị trấn huyện đạt đô thị loại V. Thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên là 82,49 ha, dân số 2512 người, là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của toàn huyện.

Một số tụ điểm tiền đô thị đang được hình thành: Eo Lê - Vĩnh Quang, Làng Bèo - Vĩnh Long, Làng Còng - Vĩnh Hưng, Bồng Trung - Vĩnh Tân, Thôn Trung - Vĩnh Thịnh, Xóm 6 -Vĩnh Minh, Kim Sơn - Vĩnh An.

Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện là 3,0%, chỉ bằng 1/4 tỷ lệ chung cả tỉnh.



2.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn.

Năm 2010, dân số nông thôn có 78471 người, chiếm 96,89% dân số toàn huyện. Khu dân cư nông thôn ở Vĩnh Lộc tập trung thành các thôn, phân bố gắn liền với đồng ruộng thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Diện tích đất khu dân cư nông thôn mỗi hộ thường 200 - 400 m2. Việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn những năm gần đây có nhiều tiến bộ, đã thực hiện mô hình VAC, góp phần nâng cao thu nhập. Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư phát triển theo quy hoạch, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

2.5.1. Giao thông:

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường Quốc lộ 45 và Quốc lộ 217 đi qua bao gồm:

- Tuyến Quốc lộ 217 đi qua huyện với chiều dài 27 km, từ xó Vĩnh Thịnh-TT Vĩnh Lộc-Eo Lờ xó Vĩnh Quang đó được cải tạo, nâng cấp, tạo thuận lợi cho nhân dân qua lại, đoạn qua huyện đạt đường cấp IV miền núi.

- Tuyến Quốc lộ 45 đi qua huyện với chiều dài 12,15 km, từ xó Vĩnh Long-TT Vĩnh Lộc-xó Vĩnh Ninh (Cầu Kiểu) đó được cải tạo, nâng cấp, tạo thuận lợi cho giao thông qua lại, đoạn qua huyện đạt đường cấp IV đồng bằng.

- Tuyến đường tỉnh lộ 516 B đi qua huyện với chiều dài 5,25 km hiện tại đạt đường cấp VI miền núi.

- Tuyến đường huyện lộ có chiều dài 67,37 km:. Trong những năm tới cần được nhựa hoá và nâng cấp một số tuyến đường đã xuống cấp.

- Tuyến đường xã dài 92,8 km. Vị trí địa lý và các tuyến giao thông đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay để phát triển nền kinh tế hàng hoá, khai thác tốt các tiềm năng, mà giá trị đất đai cạnh quốc lộ 217 và quốc lộ 45 ngày càng được nâng cao là một thế mạnh quan trọng.

- Các công trình cầu trên địa bàn huyện: Cầu Kiểu trên quốc lộ 45, cầu Công trên quốc lộ 217, cầu Phúc Hưng, cầu Máng (Vĩnh Phúc); cầu Vụng, cầu Cuối Mổ Lội, cầu Cẩm Hoàng, cầu Qua đê, cầu Rễnh, cầu Văn Chỉ (Vĩnh Quang); cầu Kênh Nam, cầu Kênh Tiêu Chủ, cầu Cán Cờ, cầu Thong Dong, cầu Chân Bông, cầu Đình Giếng (Vĩnh Yên); cầu Tân Lập, cầu Ông Hán, cầu Võ (Vĩnh Long); cầu Táp Lô, cầu Thổ Phụ, cầu Thổ Hồng (Vĩnh Tiến); cầu Kiểu, cầu Nhòi, cầu Đồng Mau, cầu Bổng Chùa (Vĩnh Ninh); cầu Máng, cầu Nấp Nang (Vĩnh Khang); cầu Công, cầu Vĩnh Hòa (Vĩnh Hòa); cầu Đồng Mực, cầu Thác (Vĩnh Hùng); cầu Đa Bút (Vĩnh Tân); cầu Đá (Vĩnh Thịnh) đã được xây dựng và hoàn thành đảm bảo thông tuyến trong mọi điều kiện thời tiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế giữa các xã trong huyện, với các huyện bạn và với các vùng miền trong cả nước.

- Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng và nâng cấp. Đến năm 2010, đường ô tô đã đến đươc 100% trung tâm thôn, xóm trong điều kiện thời tiết bình thường và 100% tuyến được bê tông hóa.

- Các tuyến giao thông đường thủy trên sông Bưởi, sông Mã được hoàn thiện và đưa vào khai thác tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa giữa huyện và các huyện bạn trong toàn tỉnh. (Nguồn: Số liệu phòng Công Thương).

2.5.2. Thuỷ lợi:

Các công trình đầu mối được được đầu tư nâng cao năng lực và hiệu quả phục vụ:

Địa bàn huyện có sông Mã và sông Bưởi chạy qua 14 xã (Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Minh, Vĩnh An, Vĩnh Tân, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long) và có hệ thống đê sông Mã dài 28,00 km.

- Về tưới: Có các trạm bơm: Trạm Yên Thôn - Vĩnh Yên, được nâng cấp, cải tạo đạt năng lực tưới thiết kế 2 800 ha. Trạm bơm Vĩnh Hùng và 31 trạm bơm điện khác cũng đã được hoàn thiện, đưa tổng năng lực tưới bằng bơm toàn huyện đạt 7900 ha. Toàn huyện có 7 hồ đập bao gồm: Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An đã được đầu tư nâng cấp đạt tổng năng lực tưới bằng hồ đập đạt 520 ha. Đến năm 2010, tổng năng lực tưới toàn huyện là 8 420 ha, tăng 1 530 ha so với năm 2005. Đủ năng lực đảm bảo tưới cho 100% diện tích lúa 2 vụ.

- Về tiêu: Trên địa bàn huyện có 2 hệ thống tiêu chính:

+ Hệ thống tiêu Cầu Mư với trạm bơm tiêu Cầu Mư hiện còn nhánh kênh T2 chưa được hoàn thành, vì vậy mới phát huy được 50 % năng lực hệ thống và cũng mới giải quyết được 50% diện tích cần tiêu. Cần đầu tư hoàn thành nhánh kênh T2 để phát huy 100% năng lực của dự án tiêu Cầu Mư.

+ Hệ thống tiêu Đa Bút (Vĩnh Minh) - Hà Lĩnh đã được đầu tư để giải quyết tiêu úng cho toàn bộ diện tích vùng trũng của các xã Vĩnh An, Vĩnh Minh, Vĩnh Tân, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hùng …

- Hiện tại Vĩnh Lộc đã có nhà máy nước giai đoạn đầu công suất 1350 m3/ngày đêm tại thị trấn huyện, thực hiện cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho hơn 7 000 dân của thị trấn huyện và xã Vĩnh Thành, đạt sản lượng 370 nghìn m3/năm.

Để chủ động trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi của Vĩnh Lộc còn phải tập trung đầu tư lớn để nâng cấp, tu sửa nhiều công trình thuỷ lợi như: Đê, kè, cống, kênh mương, đặc biệt là xử lý sạt lở và tu bổ đê Sông Bưởi...



2.5.3. Giáo dục - đào tạo:

Huyện Vĩnh Lộc có 03 trường trung học phổ thông, 16 trường trung học cơ sở, 17 trường tiểu học và 16 trường mầm non; 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường tiểu học, trung học kiên cố, đạt 81,5%. Số giáo viên đứng lớp các cấp học đảm bảo theo quy định, tỷ lệ các cháu trong độ tuổi các cấp học được đến trường ngày càng nâng lên.

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục có bước phát triển mới, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS; chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tốt; hàng năm có trên 99% học sinh THCS và trên 99% học sinh THPT đậu tốt nghiệp (Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp THPT là: Trường THPT Vĩnh Lộc 100%, Trường THPT Tống Duy Tân 99,7%, Trường THPT bán công Trần Khát Chân 97,7% và Trung tâm giáo dục thường xuyên 100%); tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 5,3 - 6,2%; tỷ lệ trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, THCN đạt 45,2%; có 25/53 trường đạt chuẩn Quốc gia; các xã, thị trấn đã thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được đầu tư. Xã hội hóa giáo dục, đào tạo có chuyển biến, hoạt động khuyến học, khuyến tài được chú trọng.



- Khối nhà trẻ, mẫu giáo: Huy động được 2820 cháu, đạt tỷ lệ huy động 99% số cháu trong độ tuổi. Có 4/16 trường mẫu giáo đạt chuẩn Quốc gia.

- Khối tiểu học: Huy động được trên 5000 em, đạt tỷ lệ huy động 98,5% số em trong độ tuổi. Có 14/17 trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Khối trung học cơ sở: Huy động được trên 5000 em, đạt tỷ lệ huy động 968,5% số em trong độ tuổi. Có 6/16 trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Khối phổ thông trung học: Huy động được trên 4000 nghìn em, đạt tỷ lệ huy động 98,5% số em trong độ tuổi. Hàng năm, tỷ lệ học sinh THPT đậu tốt nghiệp đạt trên 95%, số học sinh thi đậu cao đẳng và đại học đạt trên 40%

- Giáo dục thường xuyên và dạy nghề của huyện phát triển mạnh: luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bổ túc văn hóa. Dạy nghề, bổ túc nghiệp vụ theo nhu cầu của cán bộ và con em nhân dân trên địa bàn huyện.

2.5.4. Y tế:

Công tác bảo vệ và chăm sốc sức khỏe cho nhân dân đạt nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định dưới 0,7%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 17,02% giảm 6,67% so với năm 2005. Mạng lưới y tế xã được củng cố và mở rộng một số xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. 50% trạm y tế cơ sở có bác sỹ; có 4,3 bác sỹ trên 1 vạn dân; 80% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh, không để dịch lớn xảy ra.

Trong năm 2010 số người khám, chữa bệnh là 67352 người tại bệnh viện Đa khoa huyện, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là: 8422 người với tổng số ngày điều trị là 69001 ngày, công suất giường bệnh là 189%.

Năm 2010 có 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Năng lực khám và chữa bệnh của hệ thống y tế huyện được bổ sung, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao. Huyện có 1 bệnh viện trung tâm và 1 phòng khám đa khoa khu vực quy mô 100 giường bệnh, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại (máy X Quang, máy siêu âm, máy gây mê, máy điện tim, máy thở oxy …) 100% số xã có trạm y tế xã, tổng số giường bệnh tuyến xã có 92 giường, tổng số y, bác sỹ 72 người. Các trạm y tế đều được trang bị dụng cụ y tế của UNICEP, đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tại cộng đồng.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 4,4% giảm 1,3% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo cân nặng là 17,05%.



2.5.5. Văn hoá:

Các hoạt động văn hóa, thông tin có nhiều hình thức phong phú, đa dạng, truyền tải kịp thời thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được tập trung chỉ đạo có hiệu quả.

Năm 2010 toàn huyện có 103/131 làng, khu phố khai trương làng, khu phố văn hóa, 121/127 làng được công nhận làng văn hóa; 44/78 cơ quan đã khai trương cơ quan có nếp sống văn hóa; 5 xã được công nhận xã văn hóa chiếm tỷ lệ 31,25%. Hàng năm có 82,1% gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Nếp sống văn minh trong nông thôn được xây dựng, những nét đẹp truyền thống quê hương được giữ gìn và phát triển để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống từng bước được khôi phục góp phần tạo nên cuộc sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú trong nhân dân.

Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được quản lý, bảo vệ và tu bổ, tôn tạo đúng Luật di sản. Hiện tại, các di tích đang được tu bổ, tôn tạo như quần thể di tích Đền thờ Trần Khát Chân, chùa Hoa Long xã Vĩnh Thịnh, đền Trịnh Khả xã Vĩnh Hòa, Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng và các di tích, danh thắng khác do xã, thị trấn đảm nhiệm, đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

2.5.6. Thể dục, thể thao:

Huyện đã có 1 sân vận động trung tâm, diện tích 1,2 ha và nhà thi đấu trung tâm có khả năng tổ chức các giải thi đấu cấp tỉnh. 16 xã trong huyện đều có sân vận động cấp xã phục vụ luyện tập và thi đấu các môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông.... Số người tập luyện thường xuyên 27060 người. Số gia đình thể thao 4350 hộ, chiếm 20% số hộ trong toàn huyện; số câu lạc bộ thể dục thể thao là 125 câu lạc bộ. 100% số trường học trong huyện thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất.



2.5.7. Năng lượng:

Hệ thống điện nông thôn đã được quan tâm đầu tư phát triển. Năm 2010 toàn huyện có 91 trạm biến áp, công suất mỗi trạm từ 120 KVA-150 KVA, có 16/16 xã thị trấn có điện lưới Quốc gia. Đến nay đã có 100% số hộ dùng điện. Tuy nhiên. Lưới điện trên địa bàn huyện là khá hoàn thiện cả về năng lực và sự phân bố, thuận lợi cho việc cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.

2.5.8. Bưu chính viễn thông:

Bưu chính, viễn thông phát triển nhanh và đa dạng các loại hình dịch vụ, hiện nay 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã; mật độ đạt 16,5 máy điện thoại cố định/100 người; 1153 thuê bao Internet; gần 100 thuê bao truyền hình cáp; phát hành báo chí mỗi ngày bình quân trên 700 tờ, doanh thu tăng bình quân 6%/năm. Toàn huyện đã được phủ sóng điện thoại di động.



2.6. Quốc phòng - An ninh.

Công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện không ngừng được củng cố và phát triển, chất lượng hoạt động của các lực lượng vũ trang ngày được nâng cao đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hàng năm, huyện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, thực hiện phối hợp tác chiến, bổ sung lực lượng dự bị cho các đơn vị chủ lực. Các cơ sở hạ tầng phục vụ việc huấn luyện, tác chiến được xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu huấn luyện các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ đủ năng lực triển khai bảo vệ một cách tốt nhất tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước khi có tình huống xảy ra.

Kết hợp chặt chẽ giữa đảm bảo quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống bão lụt, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.

Những mặt làm được:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư và phát huy tác dụng.



Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,6 lần; 100% số hộ dân đã có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Người dân được chăm sóc sức khoẻ, được chữa bệnh, con em được phổ cập giáo dục đạt 100%, cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển nhằm thu hút lượng khách du lịch, làm tăng nguồn thu cho huyện nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm đương vai trò là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, từng bước đi vào chuyên môn hoá các khâu sản xuất; sản xuất lương thực tăng vượt bậc, là huyện có bình quân lương thực cao nhất so với các huyện trong tỉnh, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực trên địa bàn và tạo nền tảng vững chắc cho phát triển các ngành kinh tế khác. Đã xuất hiện những mô hình sản xuất mới với những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với yêu cầu thị trường.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có bước chuyển đổi; dịch vụ thương mại, vận tải và các dịch vụ khác đều có tiến bộ. Hoạt động giao thương trên địa bàn huyện và các địa phương khác đều thông thoáng và tiện lợi.

Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống được tăng cường mạnh theo hướng công nghiệp hoá.

Những mặt đã làm được vừa phản ánh việc vận dụng đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của huyện Vĩnh Lộc, vừa thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Vĩnh Lộc.

Bên cạnh những mặt đã làm được thì huyện Vĩnh Lộc vẫn còn một số tồn tại sau:

Một số lĩnh vực quan trọng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Phát triển nông nghiệp chưa toàn diện, chưa vững chắc, ngành nghề trong nông thôn phát triển chậm, còn ảnh hưởng nhiều của thời tiết, thiên tai, nhất là bão lụt, úng hạn; chăn nuôi đại gia súc giảm sút; hiệu quả kinh tế rừng chưa cao. Việc triển khai thực hiện phát triển kinh tế hộ theo mô hình nhà vườn theo chủ trương của huyện chậm; giao thông - thuỷ lợi nội đồng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Phát triển, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, du nhập nghề mới còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời kỳ CNH, HĐH. Phát triển doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng hoá, hoạt động thương mại, dịch vụ còn ít.

Kinh tế du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đầu tư và khai thác du lịch còn gặp nhiều khó khăn.

Phong trào xây dựng đời sống và nếp sống văn hóa chưa bền vững, không đồng đều giữa các cơ quan, địa phương. Một số quy định, quy ước làng văn hóa về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tuy đạt được kết quả tích cực nhưng chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Đạo đức, lối sống trong một bộ phận thanh, thiếu niên, học sinh đang được sự quan tâm lo lắng của nhiều người.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục về đạo đức, lối sống, lý tưởng cho học sinh còn nhiều hạn chế. Một bộ phận giáo viên có hiệu quả công tác chưa cao, chậm đáp ứng với những yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

Xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, TDTT, giáo dục, y tế chưa mạnh, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động này còn khó khăn.

Công tác tuyên truyền quảng bá, nhất là việc nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng thiết chế văn hoá ở một số đơn vị chưa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng đúng mức.

Quản lý nhà nước tuy đã được tăng cường song hiệu quả chưa cao, nhất là trong quản lý, quy hoạch, xây dựng đô thị.

PHẦN II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI



tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương