Tạ Thùy Linh nghiên cứu quy trình xử LÝ MẪu nưỚc tiểU ĐỂ phân tích một số chất ma túy tổng hợp nhóm ats bằng phưƠng pháp ce-c4d luận văn thạc sĩ khoa họC


Bảng 3.22. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên thêm chuẩn MA



tải về 0.76 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.76 Mb.
#26421
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 3.22. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên thêm chuẩn MA




Mức 1

Mức 2

Mức 3

Nồng độ MA chuẩn thêm vào trước khi chiết(ppm)

15

35

50

Nồng độ MA thu hồi được(ppm)

14,9

31,6

43,0

Hiệu suất thu hồi (%)

99,6

90,4

86,1

Hiệu suất thu hồi trung bình (%)

92,0



Bảng 3.23. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên

thêm chuẩn MDA, MDMA và MDEA

Hiệu suất thu hồi ở các mức (%)

MDA

MDMA

MDEA

Hiệu suất thu hồi mức 1

99,8

99,6

80,9

Hiệu suất thu hồi mức 2

99,8

99,2

99,6

Hiệu suất thu hồi mức 3

98,7

98,4

99,8

Hiệu suất thu hồi trung bình

99,4

99,0

93,4

Các kết quả ở bảng 3.22 đến 3.23 với hiệu suất thu hồi của MA, MDA, MDMA, MDEA khá cao từ 92% trở lên, cho thấy phương pháp có độ đúng cao.



* Độ chụm của phương pháp: Để đánh giá độ chụm của phương pháp, chúng tôi tiến hành làm lặp lại 3 lần để khảo sát độ lặp lại của MA, MDA, MDMA và MDEA ở mức nồng độ 30ppm. Mỗi lần làm được bơm mẫu độc lập, mỗi mẫu được đo 3 lần, lấy kết quả diện tích pic trung bình. Kết quả thu được được thể hiện trong bảng 3.24:

Bảng 3.24. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp CE-C4D trong định lượng MA, MDA, MDMA và MDEA

Số lần chiết

SMA(mVs)

SMDA(mVs)

SMDMA(mVs)

SMDEA(mVs)

1

46,5

73,7

36,2

36,5

2

46,2

74,1

35,5

37,0

3

45,8

73,5

35,8

36,1

CV%

0,76

0,41

0,98

1,23

Các kết quả trong bảng cho thấy, độ lệch chuẩn tương đối (RSD) < 3 %. Tức là mức độ dao động của các kết quả thử nghiệm độc lập quanh giá trị trung bình có thể chấp nhận được. Điều đó chứng tỏ phương pháp chiết pha rắn có độ lặp lại tốt.

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi thấy qui trình phân tích đã đáp ứng được các yêu cầu về độ lặp lại và độ thu hồi trong phân tích lượng vết các hợp chất hữu cơ trong nền mẫu phức tạp, nhưng quy trình chiết lỏng- lỏng có ưu điểm nổi trội là dung môi dễ bay hơi, quy trình đơn giản, dễ áp dụng và có giá thành rẻ hơn. Cả hai quy trình đều có độ lệch chuẩn tương đối của các chất phân tích (RSD)  3%, độ thu hồi của các chất phân tích từ 89,1 % - 99,4%. Do đó, chúng tôi áp dụng cả hai quy trình chiết trên để phân tích các mẫu thực tế.

3.5. Phân tích mẫu thực tế

Chúng tôi áp dụng cả hai quy trình xử lý mẫu trên (1 số mẫu sẽ được xử lý bằng SPE, 1 số khác sẽ sử dụng chiết lỏng lỏng, thông tin mẫu được nêu trong bảng 3.25 và kết quả được nêu trong bảng 3.26) để phân tích một số mẫu nước tiểu của người bị tình nghi đã sử dụng các chất ma túy tổng hợp do Viện Khoa học hình sự và Đội giám định hóa học – Phòng kỹ thuật hình sự - CATP Hà Nội cung cấp.



Bảng 3.25. Thông tin các mẫu nước tiểu được phân tích

Mẫu

Thời gian sử dụng

Thời gian thu mẫu

H1

01/4/2015

01/4/2015

H2

07/5/2015

9/5/2015

H3

11/5/2015

12/5/2015

H4

12/5/2015

13/5/2015

H5

12/5/2015

13/5/2015

H6

12/5/2015

13/5/2015

H7

13/5/2015

14/5/2015

H8

14/5/2015

15/5/2015

H9

18/5/2015

19/5/2015

H10

18/5/2015

19/5/2015

H11

01/6/2015

02/6/2015

H12

02/6/2015

03/6/2015

H13

15/5/2015

21/5/2015

H14

7/7/2015

7/7/2015

H15

20/7/2015

21/7/2015

H16

23/7/2015

28/7/2015

H17

23/7/2015

24/7/2015

H18

20/7/2015

24/7/2015

H19

3/8/2015

12/8/2015

H20

10/8/2015

12/8/2015

(Ghi chú: thời gian sử dụng ghi theo lời khai của đối tượng)

Các mẫu nước tiểu sau khi chiết được pha loãng với tỉ lệ thích hợp sau đó tiến hành phân tích điện di bằng phương pháp thêm chuẩn.

Mức 0: không thêm chuẩn vào mẫu phân tích

Mức 1: thêm một lượng dung dịch chuẩn MA thích hợp vào mẫu phân tích



Kết quả phân tích các mẫu nước tiểu được thể hiện trong bảng 3.28 dưới đây:

Bảng 3.26. Kết quả phân tích một số mẫu nước tiểu chứa ma túy

Mẫu

Hàm lượng MA trong mẫu (ppm)

Chiết lỏng – lỏng

Chiết pha rắn

H1

-

12,10 ± 0,54

H2

-

8,3 ± 0,32

H3

-

42,40 ± 1,02

H4

-

0,50 ± 0,02

H5

2,60 ± 0,06

2,70 ± 0,05

H6

-

0,70 ± 0,02

H7

0,30 ± 0,01

0,30 ± 0,01

H8

-

41,60 ± 1,04

H9

1,0 ± 0,02

-

H10

3,40 ± 0,08

-

H11

1,13 ± 0,05

-

H12

0,23 ± 0,01

-

H13


-

H14

16,4 ± 0,08

-

H15

10,6 ± 0,05

-

H16

4,55 ± 0,07

-

H17

5,57 ± 0,03

-

H18

9,28 ± 0,04

-

H19


-

H20

20,4 ± 1,02

-

+ Ghi chú: LOD của CE đối với MA là 10ppb, LOD của GC/MS đối với MA là 0,01 ppm. Dấu “ - ” chỉ không phân tích mẫu.

Kết quả phân tích cho thấy, các đối tượng sử dụng ma túy với liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau sẽ cho hàm lượng MA trong các mẫu nước tiểu khác nhau. Hàm lượng có sự khác biệt khá lớn, dao động trong khoảng từ 0,3 đến 42,4ppm.

Hình 3.16 thể hiện kết quả điện di đồ của một số mẫu nước tiểu và kết quả xác định hàm lượng ATS trong mẫu H2, H12 bằng phương pháp thêm chuẩn.

Thông tin chi tiết việc xác định hàm lượng ATS trong các mẫu nước tiểu khác được nêu trong phụ lục.





Hình 3.16. Điện di đồ phân tích một số mẫu nước tiểu

Khi sử dụng phương pháp thêm chuẩn nhiều điểm, ta xây dựng đường thêm chuẩn để xác định hàm lượng của MA. Bằng cách ngoại suy từ đồ thị sẽ tìm được giá trị nồng độ Cx cần tìm tại vị trí có giá trị y=0.

Như vậy, khi đường thêm chuẩn có dạng: y=a+bx thì hàm lượng MA trong mẫu được xác định bằng công thức:


Trong đó: 50 là hệ số làm giàu của quy trình xử lý mẫu, n là hệ số pha loãng dịch chiết thu được trước khi phân tích điện di.

* Phân tích mẫu H2

Sau khi chiết, cặn chiết được hòa tan trong 100 µl Methanol, sau đó pha loãng 9 lần bằng nước đề-ion. Hàm lượng MA trong mẫu được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn như sau:

+ Mức 1: Không thêm chuẩn vào 900 µL mẫu

+ Mức 2: Thêm 9 µL dung dịch chuẩn MA 1000 ppm vào 900 µL mẫu

+ Mức 3: Thêm 18 µL dung dịch chuẩn MA 1000 ppm vào 900 µL mẫu

+ Mức 4: Thêm 27 µL dung dịch chuẩn MA 1000 ppm vào 900 µL mẫu

Tiến hành phân tích điện di với các điều kiện tối ưu, mỗi mẫu được đo lặp lại 3 lần và lấy kết quả diện tích pic trung bình.

Kết quả phân tích điện di thu được như trong hình 3.17 bảng 3.27 dưới đây.





Hình 3.17. Điện di đồ xác định MA trong mẫu nước tiểu H2

ở các mức nồng độ khác nhau

Bảng 3.27. Kết quả phân tích mẫu nước tiểu H2

Nồng độ MA thêm chuẩn (ppm)

Mẫu nước tiểu H2

Diện tích pic trung bình (mV.s)

Hàm lượng MA trong mẫu H2 (ppm)

0

52,0

8,30 ± 0,32

10

64,2

20

74,8

30

86,3



* Phân tích mẫu H12



Hình 3.18. Điện di đồ xác định MA trong mẫu nước tiểu H12

ở các mức nồng độ khác nhau

+ 1: Không thêm chuẩn vào 80 µL mẫu

+ 2: Thêm 2 µL dung dịch chuẩn MA 1000 ppm vào 80 µL mẫu

+ 3: Thêm 4 µL dung dịch chuẩn MA 1000 ppm vào 80 µL mẫu


    1. Phân tích đối chứng phương pháp CE-C4D với phương pháp GC/MS

Để đánh giá phương pháp CE-C4D, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên một số mẫu (gồm mẫu H11, H12, H13, H14, H15, H16, H17, H18, H19, H20) và gửi sang phân tích đối chứng tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, sử dụng trên thiết bị GC/MS. Các sắc đồ phân tích đối chứng tương ứng được nêu trong phụ lục. Kết quả phân tích một số mẫu thực của 2 phương pháp được so sánh trong bảng 3.28.
Bảng 3.28. Kết quả phân tích một số mẫu thực bằng phương pháp GC/MS

Mẫu

Nồng độ MA/CE (ppm)

Nồng độ MA/ GC-MS (ppm)

% chênh lệch giữa hai phương pháp

H11

1,13

1,32

14,4

H12

0,23

0,29

13,8

H13






H14

16,4

15,2

7,89

H15

10,6

9,5

11,6

H16

4,55

4,2

8,33

H17

5,57

4,9

13,6

H18

9,28

9,1

1,97

H19






H20

20,4

19,3

5,69

+ Ghi chú: LOD của CE đối với MA là 10ppb, LOD của GC/MS đối với MA là 0,01 ppm.

Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy, sai số giữa hai phương pháp dao động trong khoảng 1,97% - 14,4%, nằm trong khoảng sai số cho phép. Vì thế nên nồng độ của MA thu được từ hai phương pháp là khá phù hợp, chứng tỏ độ đúng của phương pháp CE là cao. Do đó hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp CE-C4D để tách và xác định hàm lượng các chất ma túy tổng hợp nhóm ATS trong mẫu nước tiểu (mẫu sinh học),… và mở rộng nghiên cứu cho các đối tượng mẫu khác.



KẾT LUẬN
Với đề tài “nghiên cứu quy trình xử lý mẫu nước tiểu để phân tích một số chất ma túy tổng hợp nhóm ATS bằng phương pháp CE-C4D”, luận văn đã thu được một số kết quả sau:

- Xây dựng đường chuẩn cho MA trong khoảng nồng độ 5 ÷ 60 ppm và 10 ÷ 120 ppm với các chất MDA, MDMA, MDEA. Tất cả các phương trình hồi quy đều cho hệ số tương quan R2> 0,998. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của MA là 0,5 ppm và 1,7 ppm, của các chất MDA, MDMA, MDEA là 2,5 ppm và 8,3 ppm. Các giá trị CV % đều nhỏ hơn 3% nằm trong giới hạn cho phép.

- Tối ưu quy trình xử lý mẫu bằng chiết lỏng – lỏng và chiết pha rắn. Phương pháp xử lý mẫu cho độ thu hồi của các chất nằm trong khoảng 95,5 ÷ 102,0 %. Với quy trình này, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng trong mẫu nước tiểu đạt được của MA lần lượt là 10 ppb và 34 ppb; của các chất MDA, MDMA, MDEA là 50 ppb và 166 ppb cho thấy phương pháp có thể áp dụng phân tích các mẫu thực tế.

- Phân tích 20 mẫu nước tiểu do Viện Khoa học hình sự và Đội giám định hóa học - Phòng kỹ thuật hình sự - CATP Hà Nội cung cấp. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng MA trong các mẫu nước tiểu nằm trong khoảng từ 0,3 - 42,4 ppm.

- Đã tiến hành phân tích đối chứng 10 mẫu nước tiểu xác định hàm lượng MA bằng phương pháp GC-MS tại Viện Khoa học hình sự. Kết quả cho thấy sai số giữa phương pháp CE-C4D và GC-MS dao động trong khoảng 1,97% - 14,4%, nằm trong khoảng sai số cho phép với cỡ hàm lượng ppm. Điều này cho thấy phương pháp CE-C4D đáng tin cậy.

Từ các kết quả thu được cho thấy phương pháp điện di mao quản tích hợp detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE - C4D ) phù hợp với việc xác định đồng thời hàm lượng 4 chất MA, MDA, MDMA, MDEA trong mẫu nước tiểu.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

A - TIẾNG VIỆT

  1. Mai Thanh Đức, Nguyễn Thị Ánh Hường (2013), Điện di mao quản kết nối với cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc CE-C4D, Công ty Cổ phần 3SANALYSIS.

  2. Trần Minh Hương (2004), Các chất ma túy thường gặp và phương pháp giám định trong mẫu phẩm sinh học, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

  3. Nguyễn Thị Ánh Hường (2010), Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.

  4. Đặng Đức Khanh, Trần Việt Hùng, Trần Thị Thúy (2011), “Xây dựng quy trình phân tích đồng thời các chất ma túy tổng hợp MA, MDA, MDMA trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ”, Báo quân đội nhân dân online.

  5. Liên hợp quốc (2014), Công bố Báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2014 do các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 26/6 tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Bộ lao động – thương binh và xã hội.

  6. Phạm Luận (2005), Cơ sở lý thuyết của Sắc kí điện di mao quản hiệu năng cao, Giáo trình giảng dạy dành cho sinh viên chuyên ngành Hóa Phân tích, Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên Hà Nội.

  7. Phạm Luận (2014), Phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

  8. Nguyễn Văn Ri (2012), Các phương pháp tách sắc ký, Sách chuyên đề phân tích cho sinh viên, Đại học khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

  9. Tạ Thị Thảo (2010), Bài giảng chuyên đề thống kê trong hóa phân tích, ĐH Quốc gia Hà Nội.

  10. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 93/2001/QĐ-TTG: Về tháng hành động phòng, chống ma túy và ngày toàn dân phòng, chống ma túy.

  11. Vũ Ngọc Bừng (1994), Các chất ma túy, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội.

  12. Vũ Thị Thu Nga, Lê Minh Giang Bùi Minh Hảo, Hồ Thị Hiền (2011), “Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y tế Công cộng, Số 21, trang 44-49.

B - TIẾNG ANH

  1. B.K. Gan, D. Baugh, R.H. Liu and A.S. Walia (1991), “Simultaneous analysis of ampheta- mine, methamphetamine, and 3,4-methylen dioxy metham phetamin in urine samples by solid-phase extraction, derivatisation, and gas chromatography/mass spectromctry”, J. Forens. Sci. 36, pp. 1331- 1341.

  2. Bruno S. De Martinis, Allan J. Barnes, Karl B. Scheidweiler and Marilyn A. Huestis (2007), Journal of Chromatography B, 852, pp. 450-458Marleen Laloup, Gaëlle Tilman, Viviane Maes, G. D. Boeck, P. Wallemacq, J. Ramaekers and N. Samyn (2005), “Validation of an ELISA-based screening assay for the detection of amphetamine, MDMA and MDA in blood and oral fluid”, Forensic Science International, 153, pp. 29-37.

  3. E.M.P.J. Garrido, J.M.P.J. Garrido, N. Milhazes, F. Borges, and A.M. Oliveira-Brett (2010), “Electrochemical oxidation of amphetamine-like drugs and application to electroanalysis of ecstasy in human serum”, Bioelectrochemistry, 79, pp.77-83.

  4. Eunyoung Han, Wonkyung Yang, Jaesin Lee, Yonghoon Park, Eunmi Kim and Heesun Chung (2005), “The prevalence of MDMA/MDA in both hair and urine in drug users”, Forensic Science International, 152, pp.73-77.

  5. Hans-J6rg Helmlin, Katrin Bracher, Daniel Bourquin, David Vonlanthen and Rudolf Brenneise (1996), “Analysis of 3,4 Methylene dioxymethamphetamine (MDMA) and its Metabolites in Plasma and Urine by HPLC-DAD and GC-MS”, Journal of Analytical Toxicology, 20, pp.432-440.

  6. John T. Cody (2008), Handbook of Analytical Separations, Forensic Science, Vol. 6, pp.165-174.

  7. José Luiz da Costa, Alice Aparecida da Matta Chasin (2004), “Determination of MDMA, MDEA and MDA in urine by high performance liquid chromatography with fluorescence detection”, Journal of Chromatography B, 811, pp. 41-45.

  8. Kan-Jung Chia, Shang-Da Huang (2005), “Simultaneous derivatization and extraction of amphetamine-like drugs inurine with headspace solid-phase microextraction followed by gaschromatography–mass spectrometry”, Analytica Chimica Acta, 539, pp. 49-54.

  9. Karine M. Clauwwaert, Jan F. Van Bocxlaer and André P. De Lenheer (2001), “Stability study of the designer drugs “MDA, MDMA and MDEA” in water, serum, whole blood and urine various storage temperatures”, Forensic Science International, 124, pp. 36-42,

  10. Lin Zhang, Zhao-Hong Wang, Hong Li, Yong Liu and Meng Zhao (2014), “Simultaneous determination of 12 illicit drugs in whole blood and urine by solid phase extraction and UPLC–MS/MS”, Journal of Chromatography B, 955-956, 00. 10-19.

  11. Marta Concheiro, Ana de Castro, O. Quintela, Manuel Lo´pez-Rivadulla and Angelines Cruz (2005), “Determination of MDMA, MDA, MDEA and MBDB in oral fluid using high performance liquid chromatography with native fluorescence detection”, Forensic Science International, 150, pp. 221-226.

  12. Marleen Laloup, Gae ¨lle Tilman, Viviane Maes, Gert De Boeck, Pierre Wallemacq, Jan Ramaekers, and Nele Samyn (2005), “Validation of an ELISA-based screening assay for the detectionof amphetamine, MDMA and MDA in blood and oral fluid”, Forensic Science International, 153, pp.29-37

  13. Nikolaos Raikos, Klio Christopoulou, Georgios Theodoridis, Heleni Tsoukali and Dimitrios Psaroulis (2003), “Determination of amphetamines in human urine by headspace solid-phase microextraction and gas chromatography”, Journal of Chromatography B, 789, pp. 59-63.

  14. Rochelle Epple, Lucas Blanes, Alison Beavis, Claude Roux, Philip Doble (2010), “Analysis of amphetamine-type substances by capillary zone electrophoresis using capacitively coupled contactless conductivity detection”, Electrophoresis, 31, pp. 2608-2613.

  15. Satoshi Chinaka, Nariaki Takayma and Kazuichi Hayakawwa (2005), “Simulataneous chiral analysis of methamphetamine and related compounds by capillary electrophoresis/Mass spectrometry using anionic cyclodextrin”, Analytical sciences, 21, pp. 15-19.

  16. Shahram Seidi, Yadollah Yamini, Tahmineh Baheriand RouhollahFeizbakhsh (2011), “Electrokinetic extraction on artificial liquid membranes of amphetamine-typestimulants from urine samples followed by high performance liquidchromatography analysis”, Journal of Chromatography A, 1218, pp. 3958-3965.

  17. Thi Anh Huong Nguyen, Thi Ngoc Mai Pham, Thi Thao Ta, Xuan Truong Nguyen, Thi Lien Nguyen, Thi Hong Hao Le, Israel Joel Koenka, Jorge Sáiz, Peter C. Hauser, Thanh Duc Mai (2015), “Screening determination of four amphetamine-type drugs in street-grade illegal tablets and urine samples by portable capillary electrophoresis with contactless conductivity detection”, Science and Justice, 55, pp. 481–486.

  18. Thitirat Mantim, Duangjai Nacapricha, Prapin Wilairat, Peter C. Hauser (2012), “Enantiomeric separation of some common ontrolledstimulants by capillary electrophoresis with contactless conductivity detection”, Electrophoresis, 33, pp. 388-394.

  19. Toraj Ahmadi-Jouibari, Nazir Fattah and Mojtaba Shamsipur (2014), “Rapid extraction and determination of amphetamines in human urinesamples using dispersive liquid–liquid microextraction andsolidification of floating organic drop followed by high performance liquid chromatography”, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 94, pp. 145-151.

  20. United nations international drug control programme (2011), A summary of commercially available products and their applications: guidance for the selection of suitable product, Scientific and technical notes, pp. 5-6.

  21. United nations office on drugs and crime (2010), World drug report 2010, United nations, New York, pp. 95-96.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương