Tạ Thùy Linh nghiên cứu quy trình xử LÝ MẪu nưỚc tiểU ĐỂ phân tích một số chất ma túy tổng hợp nhóm ats bằng phưƠng pháp ce-c4d luận văn thạc sĩ khoa họC


Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên



tải về 0.76 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.76 Mb.
#26421
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên

thêm chuẩn MDA




Mức 1

Mức2

Mức3

Nồng độ MDA chuẩn thêm vào trước khi chiết(ppm)

30

70

100

Nồng độ MDA thu hồi được(ppm)

26,8

64,5

95,4

Hiệu suất thu hồi (%)

89,2

92,1

95,4

Hiệu suất thu hồi trung bình (%)

92,2


Bảng3.13. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên

thêm chuẩn MDMA




Mức 1

Mức2

Mức3

Nồng độ MDMA chuẩn thêm vào trước khi chiết(ppm)

30

70

100

Nồng độ MDMA thu hồi được(ppm)

29,0

69,8

98,7

Hiệu suất thu hồi (%)

96,7

99,8

98,7

Hiệu suất thu hồi trung bình (%)

98,4


Bảng3. 14. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp dựa trên

thêm chuẩn MDEA




Mức 1

Mức2

Mức3

Nồng độ MDEA chuẩn thêm vào trước khi chiết(ppm)

30

70

100

Nồng độ MDEA thu hồi được(ppm)

27,1

62,4

93,6

Hiệu suất thu hồi (%)

90,4

89,1

93,6

Hiệu suất thu hồi trung bình (%)

91,0

Các kết quả ở bảng 3.11 đến 3.14 với hiệu suất thu hồi của MA,MDA, MDMA, MDEA khá cao, cho thấy phương pháp có độ đúng cao.

* Độ chụm của phương pháp: Để đánh giá độ chụm của phương pháp, chúng tôi tiến hành làm lặp lại 3 lần để khảo sát độ lặp lại của MA, MDA, MDMA và MDEA ở mức nồng độ 30ppm. Mỗi lần làm được bơm mẫu độc lập, mỗi mẫu được đo 3 lần, lấy kết quả diện tích pic trung bình. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.15. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp chiết lỏng-lỏng trong định lượng MA, MDA, MDMA và MDEA

Số lần chiết

SMA(mVs)

SMDA(mVs)

SMDMA(mVs)

SMDEA(mVs)

1

38,7

61,6

34,6

39,6

2

39,2

61,4

33,2

38,1

3

38,1

62,5

34,1

39,7

CV%

1,42

0,95

2,09

2,29

Từ kết quả trên ta thấy độ lệch chuẩn tương đối (RSD) < 3 %. Tức là mức độ dao động của các kết quả thử nghiệm độc lập quanh giá trị trung bình có thể chấp nhận được. Điều đó chứng tỏ phương pháp chiết lỏng – lỏng có độ lặp lại tốt.

3.4. Nghiên cứu, tối ưu các điều kiện của quá trình chiết pha rắn nhằm xác định MA, MDA, MDMA, MDEA trong mẫu nước tiểu

3.4.1. Khảo sát lựa chọn cột chiết

Dựa trên các vật liệu sẵn có trong phòng thí nghiệm, chúng tôi sử dụng hai loại cột SCX và C18 để tiến hành xử lý mẫu với hai quy trình tương ứng như sau:



Quy trình 1:

Chuẩn bị dung dịch mẫu: thêm 10 µL MA 1000 ppm và 25 µL MDA, MDMA, MDEA nồng độ 1000 ppm vào 1,5 mL hỗn hợp nước tiểu, sau đó thêm 0,5 mL dung dich H3PO4 10mM vào hỗn hợp này.
Cột SCX
Hoạt hóa (2ml MeOH, 1ml H2O, 0,5ml axit H3PO4)
Nạp mẫu
Rửa cột (1 ml axit H3PO4 10mM, 0,5 ml axit CH3COOH 0,1M, 1ml MeOH)
Thổi khô cột
Rửa giải (2ml amoniac/MeOH 3% v/v )
Cô cạn bằng dòng khí nito


Hòa tan cặn trong 100µl MeOH



Quy trình 2:

Chuẩn bị mẫu: thêm 10 µL MA 1000 ppm và 25 µL MDA, MDMA, MDEA nồng độ 1000 ppm vào 5,0 mL hỗn hợp nước tiểu, chỉnh hỗn hợp này về pH 9 sau đó thêm 1 mL dung dịch đệm Borat pH 9.

Cột C18
Hoạt hóa (3ml MeOH, 3ml H2O, 3ml đệm Borax pH9)
Nạp mẫu
Rửa cột (2ml MeOH/H2O 1/9)
Thổi khô cột
Rửa giải (2ml MeOH ngâm trong 5 phút)
Cô cạn bằng dòng khí nito


Hòa tan cặn trong 100µl MeOH

Kết quả khảo sát quy trình xử lý mẫu nước tiểu trên cơ sở sử dụng hai loại cột chiết C18 và SCX được thể hiện trong hình 3.10 và bảng 3.16:


Hình 3.10. Điện di đồ phân tích mẫu SPE sử dụng cột SCX và cột C18
Bảng 3.16. Hiệu suất thu hồi của quá trình chiết khi sử dụng cột SCX và cột C18

Loại cột

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

SCX

79,9

36,3

-

60,0

C18

71,5

79,9

82,1

88,9

Kết quả trên cho thấy khi sử dụng cột SCX không phát hiện được tín hiệu của chất MDMA và độ thu hồi của các chất khá thấp. Mặt khác với cột C18 phát hiện được tất cả các chất phân tích, độ thu hồi từ 71 ÷ 89%. Do đó, chúng tôi lựa chọn cột C18 cho những khảo sát tiếp theo.



3.4.2. Khảo sát pH của dung dịch đệm

Qua tham khảo tài liệu [14, 22], chúng tôi tiến hành khảo sát ở các pH khác nhau: 5; 6; 7; 8 (đệm photphat) và pH 9; 10 (đệm amoni). Kết quả thu được được thể hiện trong hình 3.11, 3.12 và bảng 3.17:





Hình 3.11. Điện di đồ xác định 4 chất ma túy trong nhóm ATS
với các điều kiện pH đệm khác nhau

1: dung dịch đệm photphat pH 5 2: dung dịch đệm photphat pH 6

3: dung dịch đệm photphat pH 7 4: dung dịch đệm photphat pH 8

5: dung dich đệm amoni pH 9 6: dung dịch đệm amoni pH 10


Bảng 3.17. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích ở các pH khác nhau của đệm


pH

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

5

84,7

97,9

61,3

67,4

6

110,0

111,9

105,6

109,8

7

91,8

90,9

101,4

88,8

8

87,7

93,9

98,9

79,8

9

69,8

77,1

84,0

85,9

10

89,2

90,1

66,9

88,8





Hình 3.12. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích ở các pH khác nhau của đệm

Nhìn vào kết quả trên ta thấy ở pH = 9, độ thu hồi của các chất là thấp nhất và ở pH = 6, độ thu hồi của các chất là lớn nhất. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn pH đệm tối ưu là 6.



3.4.3. Khảo sát thành phần dung dịch rửa tạp

Nền mẫu nước tiểu thường khá phức tạp, chứa rất nhiều chất khác nhau như ezym, vitamin, axit amin, các hợp chất hữu cơ và các ion như: Na+, NH4+, Mg2+,Cl-, SO42-,… để giảm ảnh hưởng của các chất này đến kết quả phân tích điện di thì cần lựa chọn dung môi rửa tạp phù hợp, làm giảm các ion ảnh hưởng và hạn chế rửa giải chất phân tích ra khỏi cột trong giai đoạn này.

Do vậy, chúng tôi khảo sát bốn hệ dung dịch rửa tạp khác nhau bao gồm:

Dung dịch 1: 1,0 mL H20  1,0 mL n-hexan 2,0 mL MeOH/H20 (1/9 v/v)

Dung dịch 2: 2,0 mL MeOH/H20 (1/9 v/v)

Dung dịch 3: 1,0 mL axit axetic2,0 mL MeOH/H20 (1/9 v/v)

Dung dịch 4: 1,0 mL H20  1,0 mL H3PO4 (10mM) 2,0mL MeOH/H20 (1/9 v/v)

Kết quả thu được được thể hiện trong hình 3.13 và bảng 3.18:





Hình 3.13. Điện di đồ xác định 4 chất ma túy trong nhóm ATS
với các dung dịch rửa tạp khác nhau

Bảng 3.18. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích khi sử dụng

dung dịch rửa tạp khác nhau

Dung dịch rửa tạp

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

1

-

94,5

95,6

97,1

2

-

97,4

97,6

100,3

3

97,3

96,2

96,2

98,4

4

101,3

100,7

97,5

102,1

Từ kết quả trên cho thấy, dung dịch 1 và 2 cho lượng cation rất nhiều và tín hiệu pic tạp ngay sát MA cũng rất lớn còn khi sử dụng hỗn hợp dung dịch 3 và 4, lượng cation giảm đi đáng kể và tín hiệu pic tạp bên trái của MA cũng giảm xuống. Đặc biệt, khi sử dụng dung dịch 4, pic tạp cạnh MA giảm rõ rệt, tách hẳn ra khỏi pic MA. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn dung dịch rửa tạp là 1,0 ml H20, 1,0ml H3PO4 (10mM), 2,0 ml MeOH/H20 (1/9 v/v) cho những khảo sát tiếp theo.

3.4.4. Ảnh hưởng của thể tích dung dịch axit H3PO4 dùng để rửa tạp đến hiệu suất thu hồi của chất phân tích

Để khảo sát khả năng rửa tạp chất của dung dịch H3PO4, chúng tôi tiến hành khảo sát ở các mức thể tích H3PO4 là 1,0 mL; 2,0 mL; 3,0 mL. Kết quả được thể hiện trong hình 3.14 và bảng 3.19:





Hình 3.14. Điện di đồ xác định 4 chất ma túy trong nhóm ATS
với thể tích H3PO4 rửa tạp khác nhau

Bảng 3.19. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích khi sử dụng thể tích dung dịch H3PO4 rửa tạp khác nhau

Thể tích H3PO4 (ml)

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

1

104,5

106,4

106,6

103,3

2

102,2

101,6

94,6

100,3

3

93,6

98,9

89,1

98,8

Kết quả phân tích cho thấy pic tạp ngay cạnh MA luôn có trong nền mẫu nước tiểu vì khi phân tích mẫu trắng đã có tín hiệu pic này. Khi sử dụng 2,0 ml hoặc 3,0 mL H3PO4, tín hiệu pic tạp ngay cạnh pic MA giảm đi rõ rệt so với khi sử dụng 1,0 mL H3PO4. Tuy nhiên, khi lượng H3PO4 là 3,0 mL, độ lớn của pic tạp này không thay đổi đáng kể so với khi sử dụng 2,0 mL H3PO4, mà hiệu suất thu hồi của các chất có giảm đi một chút, đặc biệt là độ thu hồi của MDMA giảm từ 94,6 xuống 89,1%. Vì thế, chúng tôi lựa chọn thể tích H3PO4 rửa tạp là 2,0 mL.



3.4.5. Khảo sát ảnh hưởng của dung môi rửa giải

Chúng tôi tiến hành khảo sát các các loại dung môi rửa giải sau:

Dung môi A: 2,0 mL hỗn hợp clorofom/2 - propanol/NH4OH 25% (80/20/2 v/v/v)

Dung môi B: 2,0 mL hỗn hợp CH2Cl2/2 - propanol/NH4OH 25% (80/20/2 v/v/v)

Dung môi C: 2,0 mL Methanol

Dung môi D: 2,0 mL hỗn hợp etyl axetat/MeOH/NH4OH 25% (78/20/2 v/v/v)

Kết quả thu được được thể hiện trong hình 3.15 và bảng 3.20:



Hình 3.15. Điện di đồ xác định 4 chất ma túy trong nhóm ATS
với các dung môi rửa giải khác nhau


Bảng 3.20. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích khi sử dụng dung môi

rửa giải khác nhau

Dung môi rửa giải

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

A

83,7

77,9

66,6

62,9

B

100,1

86,5

85,9

100,9

C

100,7

104,6

94,1

107,0

D

100,9

108,5

95,7

109,4

Kết quả trên cho thấy độ thu hồi của các chất phân tích khi sử dụng 2,0 mL hỗn hợp clorofom/2 - propanol/NH4OH 25% (80/20/2 v/v/v) là thấp nhất. Các hỗn hợp khác cho độ thu hồi của các chất khá cao, đặc biệt là MeOH và hỗn hợp D (etyl axetat/MeOH/NH4OH 25% (78/20/2 v/v/v)) cho độ thu hồi các chất đều trên 95%. Tuy nhiên để đơn giản trong quá trình thực hiện chiết pha rắn, chúng tôi chọn dung môi rửa giải là Methanol.



3.4.6. Ảnh hưởng của thể tích rửa giải đến độ thu hồi của các chất phân tích

Thể tích dung môi rửa giải càng ít càng tốt nhưng phải đảm bảo rửa giải hết chất phân tích ra khỏi vật liệu hấp phụ. Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 mức thể tích Methanol rửa giải: 1,0 ml; 2,0 m; 3,0 ml. Kết quả thu được như trong bảng 3.21



Bảng 3.21. Hiệu suất thu hồi của chất phân tích khi sử dụng thể tích dung môi

rửa giải khác nhau

Thể tích MeOH (ml)

Hiệu suất thu hồi (%)

MA

MDA

MDMA

MDEA

1

89,5

84,0

88,6

86,6

2

102,0

101,8

95,5

101,6

3

104,4

103,9

96,1

106,4

Từ kết quả trên ta thấy với thể tích MeOH là 1,0 mL, hiệu suất thu hồi các chất phân tích là thấp nhất. Độ thu hồi các chất khi sử dụng 2,0 mL và 3,0 mL có sự chênh lệch không nhiều và hiệu suất thu hồi đều nằm trong khoảng 95,5 ÷ 106,4 %. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thể tích rửa giải tối ưu là 2,0 mL MeOH.

Như vậy, sau khi khảo sát các điều kiện liên quan đến kết quả của quá trình chiết pha rắn, chúng tôi chọn được các điều kiện tối ưu cho quy trình chiết pha rắn như sau:

- Cột chiết pha rắn là cột C18

- Dung dịch đệm thêm vào mẫu phân tích: đệm photphat pH 6 (0,1 M)

- Dung dịch rửa tạp: 1,0 mL H20  2,0 mL H3PO4 10 mM 2,0 mL hỗn hợp MeOH/H20 (1/9 v/v)

- Dung môi rửa giải: 2,0 mL Methanol



Với quy trình chiết pha rắn này, mẫu được làm sạch đồng thời và được làm giàu lên 50 lần. Do vậy, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng trong mẫu nước tiểu đạt được với các chất như sau: LOD và LOQ của MA lần lượt là 10 ppb; 34 ppb; LOD và LOQ của các chất MDA, MDMA, MDEA là 50 ppb và 166 ppb.

3.4.7 Đánh giá độ đúng và độ chụm của phương pháp chiết pha rắn

*Độ đúng của phương pháp: Để đánh giá độ đúng của phương pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát chiết mẫu trắng đã thêm chuẩn ở 3 mức nồng độ (cụ thể 3 mức là 15 ppm, 35 ppm và 50 ppm đối với MA; đối với MDA, MDMA và MDEA 3 mức lần lượt là 30 ppm, 70 ppm và 100 ppm) với quy trình chiết pha rắn tối ưu như đã nêu trong mục 3.4.6. Cặn chiết được hòa tan vào 100µl MeOH rồi tiến hành thêm chuẩn hỗn hợp chất trước khi bơm mẫu vào thiết bị CE. Mỗi mẫu được đo lặp lại 3 lần và lấy kết quả diện tích pic trung bình, kết quả được trình bày ở bảng 3.22 và 3.23.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương