T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a


Các quá trình hỗ trợ dự án của tổ chức



tải về 1.07 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích1.07 Mb.
#32543
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

6.2 Các quá trình hỗ trợ dự án của tổ chức

6.2.1 Quá trình quản lý mô hình vòng đời


6.2.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý mô hình vòng đời là để định nghĩa, duy trì và đảm bảo tính khả dụng của các chính sách, các quá trình vòng đời, mô hình vòng đời và các thủ tục cho việc sử dụng bởi tổ chức có liên quan tới phạm vi của tiêu chuẩn này.

Quá trình này cung cấp các thủ tục, quá trình và chính sách vòng đời phù hợp với mục tiêu của của tổ chức, cũng như được định nghĩa, thích ứng, cải thiện và duy trì để hỗ trợ các nhu cầu dự án riêng biệt trong ngữ cảnh một tổ chức và có khả năng được áp dụng sử dụng các công cụ và phương pháp hiệu quả, đã được minh chứng.

6.2.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý mô hình vòng đời gồm:



  1. Các chính sách và thủ tục cho việc quản lý và phát triển các quá trình và các mô hình vòng đời được cung cấp;

  2. Trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và thẩm quyền đối với quản lý vòng đời được định nghĩa;

  3. Các thủ tục, mô hình và quá trình vòng đời được tổ chức sử dụng, được định nghĩa, duy trì và hoàn thiện;

  4. Các cải tiến cho quá trình ưu tiên được triển khai.

6.2.1.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Tổ chức sẽ triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng có liên quan tới quá trình quản lý mô hình vòng đời.



6.2.1.3.1 Thiết lập quá trình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



6.2.1.3.1.1 Tổ chức sẽ thiết lập một tập các quá trình thuộc tổ chức cho tất cả các quá trình vòng đời phần mềm và mô hình vòng đời như đã áp dụng với các hoạt động kinh doanh của họ. Quá trình và ứng dụng của chúng theo các trường hợp cụ thể sẽ được tài liệu hóa trong sách báo xuất bản của tổ chức. Khi thích hợp, cơ chế kiểm soát quá trình nên được thiết lập để phát triển, giám sát, kiểm soát và cải tiến quá trình.

CHÚ THÍCH: Thiết lập cơ chế kiểm soát quá trình bao gồm định nghĩa trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và thẩm quyền đối với quản lý vòng đời.



6.2.1.3.2 Đánh giá quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.1.3.2.1 Tổ chức nên phát triển, tài liệu hóa và áp dụng thủ tục đánh giá quá trình. Các hồ sơ ghi đánh giá nên được đưa ra và duy trì.

6.2.1.3.2.2 Tổ chức sẽ lập kế hoạch và tiến hành soát xét các quá trình với các khoảng thời gian thích hợp để bảo đảm duy trì tính phù hợp và hiệu quả của chúng dưới sự chân thực của kết quả đánh giá.

6.2.1.3.3 Cải tiến quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.1.3.3.1 Tổ chức sẽ thực hiện các cải tiến đối với các quá trình bởi vì tổ chức đó xác định là cần thiết như kết quả của sự soát xét và đánh giá quá trình. Tài liệu hướng dẫn quá trình nên được cập nhật để tham chiếu sự cải tiến trong các quá trình tổ chức.

6.2.1.3.3.2 Dữ liệu đánh giá, kỹ thuật và lịch sử nên được tập hợp và phân tích để đạt được sự hiểu biết về các ưu điểm và nhược điểm của các quá trình được sử dụng. Các phân tích này nên được sử dụng như sự phản hồi để cải tiến các quá trình đó, để khuyến nghị thay đổi trong chỉ dẫn của dự án (hoặc các dự án phát sinh) và để xác định các nhu cầu thúc đẩy công nghệ.

6.2.1.3.3.3 Dữ liệu chi phí chất lượng nên được tập hợp, duy trì và sử dụng để cải tiến các quá trình của tổ chức đó như một hoạt động quản lý. Các dữ liệu đó sẽ đáp ứng được mục đích thiết lập chi phí cho cả việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề và sự không phù hợp trong các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm.

6.2.2 Quá trình quản lý cơ sở hạ tầng


6.2.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý cơ sở hạ tầng là để cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho dự án nhằm hỗ trợ mục tiêu của dự án và tổ chức từ đầu tới cuối vòng đời.

Quá trình này định nghĩa, cung cấp và duy trì các phương tiện, các công cụ, và tài sản công nghệ thông tin và truyền thông cần thiết cho việc kinh doanh của tổ chức trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

6.2.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý cơ sở hạ tầng gồm:



  1. Các yêu cầu cho cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các quá trình được định nghĩa;

  2. Các thành phần cơ sở hạ tầng được nhận biết và chỉ rõ;

  3. Các thành phần cơ sở hạ tầng được mua;

  4. Các thành phần cơ sở hạ tầng được triển khai;

  5. Cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, ổn định được duy trì và cải tiến.

CHÚ THÍCH: Các thành phần cơ sở hạ tầng có thể bao gồm phần cứng, phần mềm, các phương pháp, công cụ, kỹ thuật, tiêu chuẩn và các phương tiện cho sự phát triển, vận hành hoặc duy trì.

6.2.2.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Tổ chức sẽ triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý cơ sở hạ tầng.



6.2.2.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.2.3.1.1 Cơ sở hạ tầng nên được định nghĩa và tài liệu hóa để đáp ứng các yêu cầu của quá trình sử dụng quá trình này, xem xét các kỹ thuật, công cụ, tiêu chuẩn và thủ tục có khả năng áp dụng.

6.2.2.3.1.2 Việc thiết lập cơ sở hạ tầng nên được lập kế hoạch và tài liệu hóa.

6.2.2.3.2 Thiết lập cơ sở hạ tầng

Hoạt động này bao gồm các hoạt động sau:



6.2.2.3.2.1 Việc cấu hình cơ sở hạ tầng nên được lập kế hoạch và tài liệu hóa. Chức năng, khả năng thực hiện, độ tin cậy, tính an toàn, tính khả dụng, các yêu cầu không gian, thiết bị, các chi phí và các ràng buộc thời gian nên được xem xét.

6.2.2.3.2.2 Cơ sở hạ tầng sẽ được thiết lập trong thời gian thực thi của quá trình liên quan.

6.2.2.3.3 Bảo trì cơ sở hạ tầng

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:



6.2.2.3.3.1 Cơ sở hạ tầng sẽ được bảo trì, giám sát và chỉnh sửa khi cần để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của quá trình sử dụng quá trình này. Như một phần của việc bảo trì cơ sở hạ tầng, phạm vi mà cơ sở hạ tầng thuộc sự quản lý cấu hình sẽ được định nghĩa.

6.2.3 Quá trình quản lý danh mục dự án


6.2.3.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý danh mục dự án là để khởi tạo và duy trì các dự án cần thiết, hiệu quả và phù hợp để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Quá trình này cam kết đầu tư các tài nguyên và kinh phí tổ chức phù hợp và ban hành các thẩm quyền cần thiết để thiết lập các dự án được lựa chọn. Quá trình này thực hiện khả năng duy trì chất lượng các dự án để xác nhận rằng chúng bảo đảm hoặc có thể được thực hiện lại để bảo đảm, sự đầu tư được duy trì.

6.2.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý danh mục dự án gồm:



  1. Các cơ hội kinh doanh, các đầu tư hoặc những thứ cần thiết được xác định rõ, được ưu tiên và được lựa chọn;

  2. Các tài nguyên và ngân sách cho mỗi dự án được xác định và cấp phát;

  3. Các thẩm quyền và trách nhiệm giải trình quản lý dự án được định nghĩa;

  4. Các dự án đáp ứng các yêu cầu của bên liên quan và bản thỏa thuận được chấp nhận;

  5. Các dự án không đáp ứng các yêu cầu của bên liên quan hoặc bản thỏa thuận được thực hiện lại hoặc chấm dứt.

6.2.3.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Tổ chức sẽ triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý danh mục dự án.



6.2.3.3.1 Khởi tạo dự án

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.3.3.1.1 Tổ chức sẽ xác định, ưu tiên, lựa chọn và thiết lập các cơ hội kinh doanh mới, các liên doanh hoặc doanh nghiệp theo một cách phù hợp với chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoạt động của tổ chức đó.

CHÚ THÍCH: Ưu tiên dự án được khởi tạo và thiết lập các ngưỡng giới hạn để xác định dự án nào sẽ được thực thi.



6.2.3.3.1.2 Tổ chức sẽ định nghĩa các trách nhiệm giải trình và thẩm quyền cho mỗi dự án.

6.2.3.3.1.3 Tổ chức sẽ xác định kết quả được kỳ vọng của các dự án.

6.2.3.3.1.4 Tổ chức sẽ phân phối các tài nguyên để đạt được mục tiêu dự án.

6.2.3.3.1.5 Tổ chức sẽ xác định bất kỳ giao diện đa dự án nào phải được dự án quản lý và hỗ trợ.

CHÚ THÍCH: Điều này bao gồm cách sử dụng các hệ thống phụ trợ và các thành phần hệ thống chung được sử dụng nhiều hơn trong một dự án.



6.2.3.3.1.6 Tổ chức sẽ chỉ rõ các mốc soát xét và các yêu cầu báo cáo của dự án sẽ gây ảnh hưởng tới sự thực thi của dự án.

6.2.3.3.1.7 Tổ chức sẽ cấp phép cho dự án để bắt đầu thực thi các kế hoạch dự án được phê chuẩn, bao gồm cả các kế hoạch kỹ thuật.

6.2.3.3.2 Đánh giá danh mục đầu tư

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.3.3.2.1 Tổ chức sẽ đánh giá các dự án đang diễn ra để khẳng định rằng:

  1. Các dự án đang thực hiện tiến độ để đạt được mục đích đã thiết lập;

  2. Các dự án đang thực hiện tuân theo chỉ dẫn dự án;

  3. Các dự án đang được tiến hành theo các thủ tục và kế hoạch vòng đời hệ thống;

  4. Các dự án vẫn còn tồn tại, theo như chỉ định bởi nhu cầu duy trì dịch vụ, việc triển khai sản phẩm thực tế hoặc các lợi ích đầu tư có thể chấp nhận được.

6.2.3.3.2.2 Tổ chức sẽ tác động để duy trì hoặc thực hiện lại dự án đang thực hiện tốt hoặc dự án có thể được mong đợi là thực hiện tốt bằng việc thực hiện lại thích hợp.

6.2.3.3.3 Đóng dự án

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.3.3.3.1 Tổ chức phải tác động để chấm dứt hoặc đình chỉ dự án khi mức khó khăn hay rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức đó lớn hơn lợi ích đầu tư tiếp tục, nếu thỏa thuận cho phép điều đó.

6.2.3.3.3.2 Sau khi hoàn thành thỏa thuận đối với các sản phẩm và dịch vụ, tổ chức phải thực hiện đóng dự án dựa vào bản thỏa thuận và các thủ tục, chính sách của tổ chức.

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức đảm bảo rằng việc tổ chức vẫn ghi chép việc lưu giữ tài liệu hướng dẫn sau khi dự án được đóng.

CHÚ THÍCH 2: Sau khi đóng dự án, tổ chức có thể cho phép loại bỏ dự án đó khỏi danh mục dự án.

6.2.4 Quá trình quản lý nguồn nhân lực


6.2.4.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý nguồn nhân lực là để cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực cần thiết và để duy trì năng lực của họ, phù hợp với nhu cầu kinh doanh.

Quá trình đảm bảo việc cung cấp nguồn cung ứng nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng đủ khả năng thực hiện các quá trình vòng đời để đạt được các mục tiêu của khách hàng, của dự án và của tổ chức.

6.2.4.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý nguồn nhân lực gồm:



  1. Các kỹ năng được các dự án yêu cầu được xác định;

  2. Nguồn nhân lực cần thiết được cung cấp tới các dự án;

  3. Các kỹ năng của nhân viên được phát triển, duy trì hoặc nâng cấp;

  4. Các xung đột trong các nhu cầu nguồn lực đa dự án được giải quyết;

  5. Các kỹ năng, thông tin và tri thức cá nhân được tổng hợp, chia sẻ, tái sử dụng và cải tiến xuyên suốt tổ chức.

6.2.4.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Tổ chức phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý nguồn nhân lực:



6.2.4.3.1 Nhận dạng kỹ năng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.4.3.1.1 Việc xem xét các yêu cầu dự án và tổ chức phải được tiến hành để thiết lập và thực hiện cung cấp kịp thời cho việc mua hoặc phát triển các nguồn lực và kỹ năng được yêu cầu bởi nhân viên kỹ thuật và quản lý. Các nhu cầu này có thể được đáp ứng thông qua đào tạo, tuyển dụng hoặc cơ chế phát triển nhân sự khác.

6.2.4.3.1.2 Các loại hình và mức độ của đào tạo và tri thức cần thiết để đáp ứng các yêu cầu dự án và tổ chức sẽ được xác định.

6.2.4.3.2 Phát triển kỹ năng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.4.3.2.1 Kế hoạch đào tạo, tiến độ triển khai, yêu cầu nguồn lực và nhu cầu đào tạo, nên được trình bày và tài liệu hóa.

6.2.4.3.2.2 Sách hướng dẫn đào tạo, bao gồm cả tài liệu trình bày được sử dụng trong việc cung cấp quá trình đào tạo nên được phát triển hoặc mua lại.

6.2.4.3.2.3 Kế hoạch đào tạo sẽ được triển khai để cung cấp quá trình đào tạo tới nhân viên. Các hồ sơ lưu trữ quá trình đào tạo nên được duy trì.

6.2.4.3.3 Sự chuẩn bị và thu nhận kỹ năng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.4.3.3.1 Thiết lập chương trình có hệ thống cho việc tuyển dụng nhân sự có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của tổ chức và các dự án. Tạo cơ hội cho sự phát triển sự nghiệp của nhân viên hiện thời.

6.2.4.3.3.2 Định nghĩa tiêu chí khách quan có thể được sử dụng để đánh giá thành tích của nhân viên.

6.2.4.3.3.3 Đánh giá thành tích của nhân viên trên phương diện những đóng góp của họ cho các mục đích của tổ chức hoặc dự án.

6.2.4.3.3.4 Đảm bảo rằng thông tin phản hồi được cung cấp tới nhân viên dựa trên kết quả của bất kỳ đánh giá nào được thực hiện.

6.2.4.3.3.5 Duy trì các hồ sơ lưu trữ đầy đủ thành tích của nhân viên bao gồm cả thông tin về các kỹ năng, quá trình đào tạo hoàn thành và đánh giá thành tích.

6.2.4.3.3.6 Định nghĩa nhu cầu của dự án và của tổ chức cho các nhóm dự án. Định nghĩa các quy tắc hoạt động và cấu trúc nhóm dự án đó.

CHÚ THÍCH: Các xung đột trong nhu cầu nguồn lực đa dự án nên được giải quyết.



6.2.4.3.3.7 Trao quyền cho các nhóm để thực hiện vai trò của họ bằng cách đảm bảo các nhóm có:

  1. Sự hiểu biết về vai trò của họ trong dự án đó;

  2. Cách nhìn chung hoặc ý thức mối quan tâm chung về sự thành công của dự án;

  3. Các phương tiện hoặc cơ chế phù hợp cho việc thông tin và tương tác giữa các nhóm;

  4. Sự hỗ trợ từ việc quản lý phù hợp để hoàn thành các yêu cầu dự án.

6.2.4.3.3.8 Nên được đảm bảo rằng quyền lợi tham gia và các loại hình của nhân viên được đào tạo một cách thích hợp là có sẵn cho các nhiệm vụ và hoạt động đã được lập kế hoạch một cách kịp thời.

6.2.4.3.4 Quản lý tri thức

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.4.3.4.1 Tổ chức phải lập các yêu cầu cho việc quản lý tài sản tri thức của tổ chức. Việc lập kế hoạch này sẽ bao gồm định nghĩa cơ sở hạ tầng và quá trình đào tạo để hỗ trợ người cộng tác và người sử dụng tài sản tri thức của tổ chức đó, gồm sơ đồ phân loại cho việc đánh giá đó và các tiêu chí đánh giá.

6.2.4.3.4.2 Tổ chức phải thiết lập một mạng lưới chuyên gia bên trong tổ chức. Mạng lưới này sẽ bao gồm việc nhận biết các chuyên gia của tổ chức, danh sách lĩnh vực của họ và nhận biết thông tin có sẵn bên trong sơ đồ phân loại, ví dụ: lĩnh vực tri thức. Tổ chức phải đảm bảo rằng mạng lưới được duy trì thừa nhận.

6.2.4.3.4.3 Tổ chức phải thiết lập cơ chế để hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các chuyên gia và luồng thông tin giám định từ các dự án của tổ chức. Cơ chế này sẽ hỗ trợ các yêu cầu sửa đổi, lưu trữ và truy cập của tổ chức.

6.2.4.3.4.4 Tổ chức phải tiến hành quản lý cấu hình, tài sản phù hợp với quá trình quản lý cấu hình được chỉ định trong mục 6.4.2.

6.2.4.3.4.5 Tổ chức phải nắm bắt và duy trì thông tin để truy cập đối với mỗi kế hoạch.

6.2.5 Quá trình quản lý chất lượng


6.2.5.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý chất lượng là để đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ và việc triển khai các quá trình vòng đời đáp ứng các mục tiêu chất lượng của tổ chức và đạt được sự hài lòng của khách hàng.



6.2.5.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý chất lượng gồm:



  1. Các thủ tục và các chính sách quản lý chất lượng của tổ chức được định nghĩa;

  2. Các mục tiêu chất lượng của tổ chức được định nghĩa;

  3. Trách nhiệm giải trình và thẩm quyền cho việc quản lý chất lượng được định nghĩa;

  4. Trạng thái hài lòng của khách hàng được giám sát;

  5. Hoạt động thích hợp được thực hiện khi các mục tiêu chất lượng không đạt được.

6.2.5.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Tổ chức phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý chất lượng.



6.2.5.3.1 Quản lý chất lượng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.5.3.1.1 Tổ chức phải thiết lập các thủ tục, tiêu chuẩn và chính sách quản lý chất lượng.

CHÚ THÍCH 1: Mô hình quá trình cho hệ thống quản lý chất lượng có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đối với tổ chức có mong muốn để làm cho tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tiến xa hơn, trong mục đích cải tiến liên tục về hiệu suất, hướng dẫn được cung cấp trong tiêu chuẩn ISO 9004:2000.

CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đối với phần mềm có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO/IEC 90003:2004.

6.2.5.3.1.2 Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu và mục đích quản lý chất lượng của tổ chức dựa trên chiến lược kinh doanh với mục đích là sự hài lòng của khách hàng.

6.2.5.3.1.3 Tổ chức phải định nghĩa các trách nhiệm và thẩm quyền đối với việc triển khai quá trình quản lý chất lượng.

6.2.5.3.1.4 Tổ chức phải đánh giá và báo cáo mức độ hài lòng của khách hàng.

CHÚ THÍCH: Việc triển khai tiêu chuẩn này cung cấp cho tổ chức một cách tiếp cận để đạt được sự hài lòng của khách hàng.



6.2.5.3.1.5 Tổ chức phải tiến hành soát xét định kỳ đối với các kế hoạch chất lượng của dự án.

CHÚ THÍCH: Đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng dựa trên các yêu cầu của bên liên quan được thiết lập cho mỗi dự án.



6.2.5.3.1.6 Tổ chức phải giám sát tình trạng cải tiến chất lượng trên các sản phẩm và dịch vụ.

6.2.5.3.2 Hoạt động hiệu chỉnh quản lý chất lượng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:



6.2.5.3.2.1 Tổ chức phải đưa ra các hoạt động hiệu chỉnh khi các mục đích quản lý chất lượng không đạt được.

6.2.5.3.2.2 Tổ chức phải triển khai các hoạt động hiệu chỉnh và truyền đạt kết quả thông qua tổ chức.

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương