T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a



tải về 1.07 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích1.07 Mb.
#32543
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3 Thuật ngữ và định nghĩa


Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bên mua sản phẩm (acquirer)

Tổ chức mua, nhận sản phẩm hay dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp.

CHÚ THÍCH: Bên mua sản phẩm có thể là: người mua, khách hàng, chủ sở hữu, người sử dụng.

3.2

Bên phát triển (developer)

Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển (bao gồm cả phân tích yêu cầu, thiết kế và kiểm chuẩn) trong quá trình vòng đời phần mềm.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ bên phát triển và bên triển khai là đồng nghĩa.

3.3

Bên triển khai (implementer)

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thực thi.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ bên phát triển và bên triển khai là đồng nghĩa.

3.4

Bên bảo trì (maintainer)

Tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trì.



3.5

Bên vận hành (operator)

Tổ chức vận hành hệ thống.

CHÚ THÍCH 1: Vai trò của bên vận hành và vai trò của người sử dụng có thể được trao một cách đồng thời hoặc tuần tự, trong cùng một cá nhân hoặc tổ chức.

CHÚ THÍCH 2: Trong ngữ cảnh của định nghĩa cụ thể này, thuật ngữ này có nghĩa là một cá nhân hoặc một tổ chức.



3.6

Bên tham gia (party)

Tổ chức tham gia trong một hợp đồng.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, bên tham gia thỏa thuận được gọi là bên mua sản phẩm và nhà cung cấp sản phẩm.

3.7

Bên liên quan (stakeholder)

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền, cổ phần, yêu cầu hoặc lợi ích trong một hệ thống hoặc trong phạm vi thuộc các đặc tính của hệ thống đó đáp ứng mong muốn và nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức đó.



3.8

Chất lượng (qualification)

Quá trình minh chứng một thực thể có khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể hay không.



3.9

Dự án (project)

Sự nỗ lực với tiêu chí đầu vào và đầu ra xác định được đảm bảo để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các yêu cầu và tài nguyên xác định.

CHÚ THÍCH 1: Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005.

CHÚ THÍCH 2: Một dự án có thể được xem xét như một quá trình đơn nhất bao gồm các hoạt động kiểm soát và phối hợp; có thể bao gồm các hoạt động từ các quá trình dự án và các quá trình kỹ thuật được định nghĩa trong tiêu chuẩn này.



3.10

Danh mục dự án (project portfolio)

Tập hợp các dự án giải quyết các mục tiêu chiến lược của một tổ chức.



3.11

Dịch vụ (service)

Thực thi các hoạt động, công việc hoặc các nhiệm vụ liên quan đến một sản phẩm.



3.12

Đảm bảo chất lượng (quality assurance)

Tất cả các hoạt động có hệ thống và có kế hoạch được triển khai trong hệ thống chất lượng đồng thời được kiểm chứng khi cần thiết để cung cấp sự tin cậy tương xứng sao cho một thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

CHÚ THÍCH 1: Có cả các mục đích trong và ngoài để đảm bảo chất lượng:

Đảm bảo chất lượng trong: trong một cơ cấu tổ chức, đảm bảo chất lượng cung cấp sự tin cậy để quản lý;

Đảm bảo chất lượng ngoài: trong các tình huống hợp đồng, đảm bảo chất lượng cung cấp sự tin cậy cho khách hàng hoặc các đối tượng khác.

CHÚ THÍCH 2: Một số hoạt động kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng được tương quan với nhau.

CHÚ THÍCH 3: Trừ khi các yêu cầu về chất lượng phản ánh hoàn toàn nhu cầu của người sử dụng, đảm bảo chất lượng có thể không cung cấp sự tin cậy tương xứng.

3.13

Đơn vị phần mềm (software unit)

Một đoạn mã được biên dịch riêng biệt.



3.14

Giới hạn cơ bản (baseline)

Đặc tính kỹ thuật hoặc sản phẩm đã được chính thức xem xét và đồng ý mà sau đó được xem như cơ sở cho phát triển sau này và có thể chỉ được thay đổi thông qua các thủ tục điều khiển thay đổi chính thức.



3.15

Giám sát (monitoring)

Kiểm tra trạng thái các hoạt động của nhà cung cấp và kết quả được thực hiện bởi bên mua sản phẩm hoặc bên thứ ba.



3.16

Giai đoạn (stage)

Chu kỳ vòng đời của một thực thể liên quan đến trạng thái thực tế hay mô tả của thực thể đó.

CHÚ THÍCH 1: Khi được sử dụng trong tiêu chuẩn này, các giai đoạn liên quan đến các cột mốc đạt được và các tiến trình chính trong suốt vòng đời của thực thể.

CHÚ THÍCH 2: Các giai đoạn có thể được chồng lấn lên nhau.



3.17

Hoạt động (activity)

Tập các nhiệm vụ của một quá trình.



3.18

Hợp đồng (contract)

Thỏa thuận ràng buộc giữa hai bên hoặc thỏa thuận nội bộ tương tự trong tổ chức mà có thể thi hành bằng điều luật.



3.19

Hệ thống phụ trợ (enabling system)

Hệ thống hỗ trợ hệ thống chính trong suốt các giai đoạn vòng đời, nhưng không nhất thiết phải đóng góp trực tiếp đến chức năng của hệ thống đó trong quá trình hoạt động.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, khi hệ thống chính tham gia vào giai đoạn sản xuất, một hệ thống cho phép sản xuất được yêu cầu.

CHÚ THÍCH 2: Mỗi hệ thống cho phép có vòng đời riêng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mỗi hệ thống cho phép khi hệ thống đó có khả năng được coi là một hệ thống chính.



3.20

Hệ thống (system)

Tổng hợp các phần tử tương tác được tổ chức để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu xác định.

CHÚ THÍCH 1: Một hệ thống có thể được xem xét như một sản phẩm hoặc như các dịch vụ cung cấp.

CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, việc giải thích ý nghĩa một hệ thống thường được làm rõ bằng cách sử dụng một danh từ kết hợp, ví dụ: hệ thống máy bay. Ngoài ra, từ “hệ thống” có thể được thay thế đơn giản bằng một từ đồng nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh, ví dụ: máy bay, mặc dù điều này sau đó làm khó hiểu phối cảnh nguồn gốc hệ thống.



3.21

Kiểm tra (audit)

Sự đánh giá độc lập các quá trình và sản phẩm phần mềm được người có thẩm quyền thực hiện để đánh giá tuân thủ theo các yêu cầu.



3.22

Khách hàng (customer)

Tổ chức hay cá nhân thu nhận sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm.

CHÚ THÍCH 1: Khách hàng có thể nằm trong hoặc ngoài một tổ chức.

CHÚ THÍCH 2: Được điều chỉnh từ tiêu chuẩn ISO 9000:2005.

CHÚ THÍCH 3: Một số thuật ngữ khác thường sử dụng cho khách hàng như bên mua sản phẩm, người mua và người tiêu dùng.

3.23

Kết quả quá trình (process outcome)

Kết quả quan sát từ việc đạt được thành công của mục đích quá trình.

CHÚ THÍCH: Báo cáo kết quả mô tả một trong những điều sau đây:

Đưa ra một giả thiết;

Một thay đổi quan trọng về trạng thái;

Đáp ứng các ràng buộc cụ thể, như các yêu cầu, các mục đích…



3.24

Kiểm tra chất lượng (qualification testing)

Việc kiểm tra được bên phát triển tiến hành và được bên mua sản phẩm chứng kiến (khi thấy thích hợp) để chứng minh một sản phẩm phần mềm đáp ứng được các đặc điểm kỹ thuật và sẵn sàng sử dụng trong môi trường mục tiêu hoặc tích hợp với hệ thống chứa sản phẩm phần mềm đó.



3.25

Khả năng kiểm tra (test ability)

Phạm vi một bài kiểm tra khả thi và khách quan có thể được thiết kế để định nghĩa xem một yêu cầu có được đáp ứng hay không.



3.26

Mua sản phẩm (acquisition)

Quá trình đạt được hệ thống, sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm.



3.27

Mô hình vòng đời (life cycle model)

Khung các quá trình và các hoạt động liên quan tới vòng đời có thể được tổ chức dưới dạng các giai đoạn, cũng như đóng vai trò như một sự tham chiếu chung cho việc hiểu và trao đổi thông tin.



3.28

Mục đích quá trình (process purpose)

Mục tiêu mức cao của việc thực hiện quá trình và kết quả có thể đạt được của việc thực thi hiệu quả một quá trình.

CHÚ THÍCH: Việc thực thi một quá trình nên cung cấp các lợi ích rõ ràng cho các bên liên quan.

3.29

Ngừng sử dụng (retirement)

Hủy bỏ việc hỗ trợ chủ động bởi tổ chức bảo trì và vận hành, thay thế một phần hoặc toàn bộ bằng một hệ thống mới hoặc cài đặt nâng cấp hệ thống.



3.30

Nhà cung cấp (supplier)

Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào hợp đồng với bên mua sản phẩm để cung cấp sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm.

CHÚ THÍCH 1: Nhà cung cấp có thể là nhà thầu, nhà sản xuất, người bán hoặc người phân phối.

CHÚ THÍCH 2: Đôi khi bên mua sản phẩm và nhà cung cấp là bộ phận của cùng một tổ chức.



3.31

Nhiệm vụ (task)

Yêu cầu, khuyến nghị hoặc hành động được phép nhằm góp phần vào việc đạt được một hoặc nhiều kết quả của một quá trình.



3.32

Người sử dụng (user)

Cá nhân hoặc nhóm người sử dụng hệ thống trong suốt thời gian sử dụng một hệ thống.

CHÚ THÍCH: Vai trò của người sử dụng và vai trò của bên vận hành có thể được trao một cách đồng thời hoặc tuần tự trong cùng một cá nhân hoặc tổ chức.

3.33

Phương tiện (facility)

Các phương tiện vật lý hoặc thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một hoạt động, ví dụ như các tòa nhà, các dụng cụ và các công cụ.



3.34

Phần sụn (firmware)

Tổ hợp của thiết bị phần cứng và các lệnh máy tính hoặc dữ liệu máy tính được nạp như phần mềm chỉ đọc trong thiết bị phần cứng.

CHÚ THÍCH: Phần mềm không dễ dàng được sửa đổi dưới sự điều khiển của chương trình.

3.35

Phiên bản phát hành (release)

Phiên bản cụ thể của thành phần cấu hình được làm sẵn để dùng cho một mục đích cụ thể (ví dụ: phiên bản kiểm tra).



3.36

Phần tử hệ thống (system element)

Phần tử của một tập các thành phần cấu thành nên một hệ thống.

CHÚ THÍCH: Thành phần hệ thống là một phần rời rạc của một hệ thống có thể được triển khai để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Một thành phần hệ thống có thể là phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, quá trình (ví dụ: các quá trình để cung cấp dịch vụ tới người sử dụng), các thủ tục (ví dụ: các tài liệu hướng dẫn bên vận hành), các cơ sở, các tài liệu và các thực thể tự nhiên (ví dụ: nước, sinh vật, khoáng chất) hoặc bất kỳ sự kết hợp nào.

3.37

Phạm vi kiểm tra (test coverage)

Phạm vi các trường hợp kiểm tra thực hiện kiểm tra các yêu cầu cho hệ thống phần mềm hoặc sản phẩm phần mềm.



3.38

Phiên bản (version)

Bản phát hành đặc trưng của một thành phần phần mềm.

CHÚ THÍCH: Sự chỉnh sửa đối với một phiên bản của một sản phẩm phần mềm mà yêu cầu hoạt động quản lý cấu hình để tạo ra một phiên bản mới.

3.39

Quá trình (process)

Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra.



3.40

Sự thỏa thuận (agreement)

Sự thừa nhận lẫn nhau giữa các điều khoản và các điều kiện mà theo đó một mối quan hệ công việc được tiến hành.



3.41

Sự đánh giá (evaluation)

Sự xác định có hệ thống một phạm vi mà trong đó một thực thể đáp ứng các tiêu chí xác định.



3.42

Sản phẩm (product)

Kết quả của quá trình.



3.43

Sản phẩm phần mềm (software product)

Tập các chương trình máy tính, các thủ tục, tài liệu hướng dẫn và dữ liệu có thể đi kèm.



3.44

Sẵn sàng phổ biến và thương mại hóa (off-the-shelf)

Sản phẩm đã được phát triển và sẵn sàng thương mại hóa.



3.45

Thành phần không thể chuyển giao (non-deliverable item)

Sản phẩm phần mềm hay phần cứng không được yêu cầu để chuyển giao theo hợp đồng nhưng có thể được sử dụng trong sự phát triển của sản phẩm phần mềm.



3.46

Thành phần cấu hình (configuration item)

Thực thể trong cấu hình thỏa mãn chức năng sử dụng cuối và có thể được định nghĩa duy nhất tại điểm tham chiếu cho trước.



3.47

Tổ chức (organization)

Cá nhân hoặc một nhóm cá nhân và các phương tiện với sự sắp xếp về trách nhiệm, thẩm quyền và mối quan hệ.

CHÚ THÍCH 1: Được điều chỉnh từ tiêu chuẩn ISO 9000:2005.

CHÚ THÍCH 2: Cá nhân được tổ chức hóa cho một số mục đích cụ thể, ví dụ: một hiệp hội, công đoàn, tập đoàn hoặc một xã hội là một tổ chức.

CHÚ THÍCH 3: Một phần định nghĩa của một tổ chức (ngay cả khi tối thiểu như một cá nhân duy nhất) hoặc một nhóm định nghĩa của các tổ chức có thể được coi như một tổ chức nếu tổ chức đó có trách nhiệm, thẩm quyền và mối quan hệ.

CHÚ THÍCH 4: Một dạng của thực thể có tổ chức thường được gọi là một doanh nghiệp, nên các khía cạnh có tổ chức trong tiêu chuẩn này phải áp dụng tốt đối với một doanh nghiệp.



3.48

Tài nguyên (resource)

Tài sản được sử dụng hoặc tiêu thụ trong thời gian thực hiện của một quá trình.



3.49

Tính an toàn (security)

Bảo vệ thông tin và dữ liệu để những hệ thống hoặc người không có thẩm quyền không thể đọc hay chỉnh sửa chúng trong khi các hệ thống và người có thẩm quyền không bị từ chối truy nhập vào chúng.



3.50

Thành phần phần mềm (software item)

Mã nguồn, mã đối tượng, mã điều khiển, dữ liệu điều khiển hoặc một bộ tập hợp các thành phần này.

CHÚ THÍCH: Thành phần phần mềm có thể được xem như một thành phần hệ thống của tiêu chuẩn ISO/IEC 15288: 2008.

3.51

Tường trình công việc (statement of work)

Tài liệu được bên mua sản phẩm sử dụng như các phương tiện để mô tả và chỉ rõ các nhiệm vụ được thực hiện theo hợp đồng.



3.52

Vòng đời (life cycle)

Quá trình phát triển của hệ thống, sản phẩm, dịch vụ, dự án hoặc thực thể nhân tạo nào đó từ lúc hình thành khái niệm đến lúc ngừng sử dụng.



3.53

Xác nhận (validation)

Khẳng định bằng việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu cho một ứng dụng hay một mục đích sử dụng cụ thể đã được đáp ứng.

CHÚ THÍCH: Xác nhận trong một ngữ cảnh vòng đời là một tập các hoạt động đảm bảo và đạt được sự tin cậy mà một hệ thống có khả năng hoàn thành các mục tiêu, các mục đích và lợi ích dự kiến của nó.

3.54

Xác minh (verification)

Khẳng định bằng việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu định nghĩa đã được đáp ứng.

CHÚ THÍCH: Xác minh trong một ngữ cảnh vòng đời là một tập các hoạt động so sánh một sản phẩm của vòng đời với các đặc tính yêu cầu cho sản phẩm đó. Điều này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các yêu cầu cụ thể, mô tả thiết kế và hệ thống của chính nó.

3.55

Yêu cầu chất lượng (qualification requirement)

Tập các tiêu chí hoặc các điều kiện phải được đáp ứng để nói rõ một sản phẩm phần mềm là tuân thủ các đặc tính kỹ thuật của nó và sẵn sàng để sử dụng trong môi trường mục tiêu hoặc tích hợp với hệ thống chứa nó.



3.56

Yêu cầu đề xuất (request for proposal)

Hồ sơ mời thầu (tender)

Tài liệu được bên mua sản phẩm sử dụng như một phương tiện thông báo dự kiến tới các nhà thầu tiềm năng để mua một sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm hoặc hệ thống cụ thể.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương