T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a


Sự phù hợp 4.1 Sử dụng dự kiến



tải về 1.07 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích1.07 Mb.
#32543
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

4 Sự phù hợp

4.1 Sử dụng dự kiến


Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này được bao gồm trong các điều 6 và 7 và phụ lục A. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu đối với một số quá trình phù hợp cho việc sử dụng trong suốt vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm. Các tổ chức hoặc các dự án cụ thể có thể không cần thiết phải sử dụng tất cả các quá trình được cung cấp trong tiêu chuẩn này. Do đó, việc triển khai tiêu chuẩn này thường liên quan đến việc lựa chọn một tập hợp các quá trình phù hợp với dự án hoặc tổ chức đó. Có hai cách triển khai có thể được yêu cầu để phù hợp với các điều khoản của tiêu chuẩn này. Bất kỳ yêu cầu sự phù hợp nào được trích dẫn theo một trong hai hình thức dưới đây.

4.2 Sự phù hợp hoàn toàn


Một yêu cầu phù hợp hoàn toàn kê khai một tập các quá trình mà sự phù hợp được yêu cầu. Sự phù hợp hoàn toàn đạt được bằng cách chứng minh rằng tất cả các yêu cầu của tập các quá trình kê khai đã được đáp ứng khi sử dụng kết quả làm bằng chứng.

4.3 Sự phù hợp có sửa đổi


Khi tiêu chuẩn này được sử dụng làm cơ sở để thiết lập một tập các quá trình không đánh giá cho sự phù hợp hoàn toàn thì các điều khoản của tiêu chuẩn này được lựa chọn hoặc chỉnh sửa phù hợp với quá trình sửa đổi bắt buộc trong phụ lục A. Khi sự phù hợp có sửa đổi được yêu cầu, văn bản sửa đổi được công bố. Sự phù hợp có sửa đổi đạt được bằng cách chứng minh rằng khi được sửa đổi, các yêu cầu đối với quá trình đó được đáp ứng.

CHÚ THÍCH 1: Khi tiêu chuẩn này được sử dụng để giúp triển khai thỏa thuận giữa bên mua sản phẩm và nhà cung cấp, các điều của tiêu chuẩn này có thể được lựa chọn để tích hợp vào trong thỏa thuận có hoặc không có sửa đổi. Trong trường hợp này, bên mua sản phẩm và nhà cung cấp nên yêu cầu sự tuân thủ thỏa thuận hơn là yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Bất kỳ tổ chức nào (như nhà nước, hiệp hội công nghiệp, công ty) áp dụng tiêu chuẩn này như một điều kiện thương mại nên chỉ rõ, phổ biến một tập tối thiểu các quá trình, các hoạt động và các nhiệm vụ được yêu cầu mà tạo nên sự phù hợp của nhà cung cấp với tiêu chuẩn này.

5 Áp dụng Tiêu chuẩn


Điều này giới thiệu tổng quan quá trình vòng đời phần mềm có thể được dùng để mua, cung cấp, phát triển, vận hành, bảo trì, hủy bỏ các sản phẩm phần mềm và các dịch vụ phần mềm. Mục tiêu nhằm cung cấp một lộ trình cho người sử dụng tiêu chuẩn này để họ có thể tự định hướng và áp dụng một cách đúng đắn.

5.1 Các khái niệm chính của Tiêu chuẩn


Mục này giới thiệu các khái niệm chính hữu ích trong việc đọc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn. Trong một vài trường hợp, các từ thường dùng được sử dụng theo một phương thức đặc biệt trong tiêu chuẩn này. Mục này cũng sẽ mô tả các cách sử dụng đặc biệt đó. Chi tiết hơn về các khái niệm này có thể tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO/IEC TR 15271.

CHÚ THÍCH: Bản báo cáo kỹ thuật được cập nhật tiếp theo (tiêu chuẩn ISO/IEC TR 24748) cũng sẽ được cung cấp chi tiết hơn.


5.1.1 Mối quan hệ của sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm


Nhìn chung, tiêu chuẩn này áp dụng cho cả sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm. Các điều khoản của các quá trình cụ thể đưa ra khả năng áp dụng của chúng.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 cung cấp các quá trình, các yêu cầu và hướng dẫn tới các nhà cung cấp dịch vụ đối với việc phân phối các dịch vụ được quản lý.


5.1.2 Mối liên hệ giữa hệ thống và phần mềm


Tiêu chuẩn này thiết lập một liên kết bền vững giữa hệ thống và phần mềm của hệ thống. Liên kết dựa trên các nguyên tắc chung của các hệ thống kỹ thuật. Phần mềm được coi như một phần tích hợp của hệ thống tổng thể và thực hiện các chức năng nhất định trong hệ thống đó. Điều này được thực hiện bằng cách tách yêu cầu phần mềm khỏi yêu cầu thiết kế và yêu cầu hệ thống, từ đó tạo ra phần mềm và tích hợp phần mềm đó vào trong hệ thống. Đó là tiền đề cơ bản của tiêu chuẩn này khi mà phần mềm luôn luôn tồn tại trong ngữ cảnh của một hệ thống, ngay cả khi hệ thống bao gồm duy nhất bộ xử lý có phần mềm được thực thi. Do đó, một sản phẩm phần mềm hoặc một dịch vụ phần mềm luôn được coi như một thành phần trong một hệ thống. Ví dụ, tiêu chuẩn làm rõ sự khác biệt giữa phân tích yêu cầu hệ thống và phân tích yêu cầu phần mềm, bởi vì trong trường hợp tổng quát, việc thiết kế cấu trúc hệ thống sẽ sắp xếp các yêu cầu hệ thống vào các hạng mục khác nhau của hệ thống, trong khi việc phân tích yêu cầu phần mềm sẽ nhận được các yêu cầu phần mềm từ các yêu cầu hệ thống để sắp xếp vào từng hạng mục thành phần phần mềm. Tất nhiên, trong một số trường hợp, hạng mục không phải phần mềm của hệ thống có thể coi là số ít nên có thể không cần thiết thực hiện phân tích phần mềm và hệ thống nhất định.

Tiêu chuẩn này có mối liên hệ mật thiết với tiêu chuẩn ISO/IEC 15288:2008 và có thể được sử dụng kết hợp chung. Trong nhiều trường hợp, các quá trình của tiêu chuẩn này tương ứng trực tiếp với các quá trình của tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 nhưng với một số cụ thể hóa đối với các sản phẩm phần mềm và các dịch vụ. Một ví dụ cần lưu ý là quá trình thực hiện phần mềm của tiêu chuẩn này là một cụ thể hóa (một cụ thể hóa chi tiết) của quá trình triển khai trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288.

Trong trường hợp hệ thống có thành phần không phải phần mềm có tính chất quan trọng, tổ chức có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 để cung cấp các quá trình vòng đời thích hợp. Đối với mỗi thành phần phần mềm của hệ thống, tổ chức phải áp dụng quá trình triển khai phần mềm của tiêu chuẩn này để tạo ra phần tử phần mềm.

Trong trường hợp rất nhỏ là các phần không phải phần mềm của hệ thống, tổ chức có thể áp dụng tiêu chuẩn này mà không cần tham chiếu với tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Tiêu chuẩn này bao gồm quá trình bổ sung ở mức hệ thống (dù đã cụ thể hóa đối với các nhu cầu phần mềm) để cung cấp ngữ cảnh hệ thống thích hợp đối với phần mềm.

Khi áp dụng tiêu chuẩn này kết hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15288, một phần nhỏ của sự không phù hợp trong thuật ngữ cũng phải được xem xét. Tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 phân tách một hệ thống thành một tập các “thành phần” hệ thống. Một số trong các thành phần đó có thể được định nghĩa là các sản phẩm phần mềm thì phải được triển khai bằng cách sử dụng tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ “thành phần” để tham chiếu tới thành phần chính của hệ thống. Một cách ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ “thành phần”, trong khi tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 phải sử dụng thuật ngữ “thành phần phần mềm”.

Một số thành phần có thể được ấn định như đối tượng phụ thuộc vào quản lý cấu hình; chúng được gọi là “thành phần cấu hình”. Quá trình thiết kế kiến trúc phần mềm chuyển đổi các thành phần thành “các phần tử” và quá trình thiết kế phần mềm chi tiết tinh chỉnh các phần tử thành “các đơn vị”.


5.1.3 Tổ chức và bên tham gia


Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “tổ chức” và “bên tham gia” được liên hệ chặt chẽ với nhau. Một tổ chức là một tập các thành viên có thẩm quyền và trách nhiệm xác định, được tổ chức cho một số mục đích cụ thể, ví dụ: một hiệp hội, công đoàn, tập đoàn hoặc xã hội. Khi một tổ chức, tổng thể hoặc một phần, tham gia vào một hợp đồng, thì tổ chức đó là một bên tham gia. Bên tham gia có thể là từ cùng một tổ chức hoặc từ các tổ chức riêng biệt. Một cá nhân là một ví dụ của tổ chức, nếu cá nhân đó được giao các trách nhiệm và thẩm quyền.

Tên của tổ chức hoặc bên tham gia thường xuất phát từ quá trình mà tổ chức hoặc bên tham gia đó chịu trách nhiệm. Ví dụ, tổ chức hoặc bên tham gia được gọi là bên mua sản phẩm khi thực hiện quá trình mua sản phẩm. Do đó, khi các thuật ngữ sau đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này, chúng không mang ý nghĩa chung, thay vào đó, được tham chiếu để tổ chức hoặc bên tham gia chịu trách nhiệm cho việc thực hiện quá trình với một tên tương tự, ví dụ: bên mua sản phẩm, nhà cung cấp, bên triển khai, bên bảo trì hoặc bên vận hành.

Một vài thuật ngữ khác được áp dụng đối với các tổ chức trong tiêu chuẩn này: “người sử dụng” là tổ chức hưởng lợi từ việc sử dụng sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ; “khách hàng” đề cập đến người sử dụng hay bên mua sản phẩm; “bên liên quan” đề cập tới tổ chức có lợi ích trong thành công của dự án.

Quá trình và tổ chức (hoặc bên tham gia) chỉ được liên quan duy nhất về mặt chức năng. Tiêu chuẩn này không bắt buộc hoặc mặc định một cấu trúc dành cho một tổ chức (hoặc một bên tham gia).

Các quá trình trong tiêu chuẩn này tạo thành một tập bao hàm toàn diện để phục vụ các tổ chức khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh hay chiến lược mua sản phẩm, một tổ chức, dù lớn hay nhỏ, có thể lựa chọn một tập thích hợp các quá trình (có các hoạt động và các nhiệm vụ kết hợp) để đáp ứng mục đích đó. Một tổ chức có thể thực hiện một hoặc nhiều hơn một quá trình. Dưới hình thức một bản hợp đồng hoặc dưới sự áp dụng tiêu chuẩn này, một bên tham gia xác định không nên thực hiện cả quá trình mua sản phẩm và quá trình cung cấp sản phẩm, nhưng có thể thực hiện các quá trình khác. Một quá trình có thể được một tổ chức hoặc nhiều hơn một tổ chức thực hiện. Một ví dụ của một quá trình được thực hiện bởi nhiều hơn một tổ chức là quá trình soát xét phần mềm.

Tiêu chuẩn này dự định được hai hoặc nhiều tổ chức áp dụng bên trong hoặc bên ngoài một tổ chức. Khi áp dụng bên trong một tổ chức, hai bên tham gia thỏa thuận thường thực hiện theo các điều khoản thỏa thuận, các điều khoản thỏa thuận này có thể thay đổi dưới các điều kiện khác nhau. Khi áp dụng bên ngoài một tổ chức, hai bên tham gia thỏa thuận thường thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng. Để thuận tiện cho việc áp dụng tiêu chuẩn này hoặc bên trong hoặc bằng hợp đồng, các nhiệm vụ được mô tả theo ngôn ngữ hợp đồng. Khi áp dụng bên trong, ngôn ngữ hợp đồng phải được hiểu như một quy tắc tự áp đặt.

Với mục đích của tiêu chuẩn này, bất kỳ dự án nào cũng được giả thiết là được tiến hành trong ngữ cảnh của một tổ chức. Điều này là quan trọng bởi vì một dự án phần mềm phụ thuộc trên kết quả khác nhau được đưa ra bởi các quá trình thương mại của tổ chức, ví dụ, người lao động để bố trí nhân viên cho dự án và cơ sở vật chất để cung cấp địa điểm cho dự án. Với mục đích như vậy, tiêu chuẩn này cung cấp một tập các quá trình “hỗ trợ dự án của tổ chức”. Các quá trình này không được thừa nhận là đầy đủ để vận hành một công việc, cũng không phải là quá trình dự án riêng biệt bất kỳ được thừa nhận để được xác định hoàn toàn. Thay vì được xem xét như một tập hợp, các quá trình này được dự định để xác định một tập tối thiểu của các phần phụ thuộc mà trong đó dự án thuộc vào một tổ chức.

5.1.4 Sự thừa nhận mức tổ chức và mức dự án


Các doanh nghiệp phần mềm hiện đại đang cố gắng phát triển một tập thô các quá trình vòng đời phần mềm được áp dụng nhiều lần vào các dự án phần mềm của doanh nghiệp đó. Do đó, tiêu chuẩn này được dự định giúp ích cho sự thừa nhận ở mức tổ chức hoặc mức dự án. Tổ chức phải thừa nhận tiêu chuẩn này và bổ sung thêm các thủ tục, bài thực hành, công cụ và chính sách thích hợp. Dự án phần mềm của tổ chức phải tuân thủ các quá trình của tổ chức chứ không phải tuân thủ trực tiếp tiêu chuẩn này.

Trong một số trường hợp, dự án có thể được tổ chức thực thi mà không có một tập các quá trình phù hợp được thừa nhận ở mức tổ chức. Dự án như vậy có thể áp dụng các điều khoản của tiêu chuẩn này một cách trực tiếp tới dự án đó.


5.1.5 Sự sửa đổi


Phụ lục A, là phần quy định, định nghĩa các hoạt động cơ bản cần thiết để thực hiện việc sửa đổi trong tiêu chuẩn này.

Chú ý rằng việc sửa đổi có thể giảm bớt giá trị nhận được của một yêu cầu tuân thủ đối với tiêu chuẩn này. Lý do là khó cho các tổ chức khác để hiểu được phạm vi sửa đổi khi mà việc sửa đổi đó có thể đã xóa bỏ các điều khoản mong muốn. Tổ chức đánh giá yêu cầu tuân thủ đối với tiêu chuẩn này có thể thấy lợi để yêu cầu tuân thủ hoàn toàn đối với một danh sách nhỏ hơn của các quá trình chứ không phải tuân thủ có sửa đổi đối với một danh sách lớn các quá trình.


5.1.6 Mối quan hệ thời gian giữa các quá trình


Trong tiêu chuẩn này, quá trình với các hoạt động và nhiệm vụ của quá trình đó được sắp xếp theo trình tự phù hợp cho việc mô tả. Tuần tự vị trí này không quy định hay bắt buộc theo bất kỳ trình tự phụ thuộc thời gian nào. Trong trường hợp thiếu sự thống nhất về hoặc sử dụng tuần tự phụ thuộc thời gian toàn cầu, người sử dụng tiêu chuẩn này có thể lựa chọn và sắp đặt các quá trình, hoạt động và nhiệm vụ theo cách thích hợp và hiệu quả. Tiêu chuẩn này khuyến khích việc lặp đi lặp lại giữa các hoạt động và đệ quy bên trong một hoạt động để bù lại các tác động từ bất kỳ trình tự mặc định của các hoạt động và các nhiệm vụ. Các bên tham gia của tiêu chuẩn này chịu trách nhiệm lựa chọn một mô hình vòng đời cho dự án và ánh xạ các quá trình, hoạt động và nhiệm vụ vào mô hình đó.

5.1.7 Đánh giá, xác minh và xác nhận


Các tổ chức tham gia vào bất kỳ quá trình vòng đời sản phẩm phần mềm nào, phải tiến hành đánh giá đối với các sản phẩm đó. Quá trình xác minh phần mềm và xác nhận phần mềm cung cấp cơ hội cho việc đánh giá bổ sung. Các quá trình này được bên mua sản phẩm, nhà cung cấp hoặc một bên tham gia độc lập tiến hành thực hiện để xác minh và xác nhận tính hợp lệ của các sản phẩm ở mức độ khác nhau tùy thuộc dự án. Các đánh giá này không sao chép hay thay thế các đánh giá khác, nhưng là sự bổ sung cho các đánh giá khác. Cơ hội bổ sung cho việc đánh giá được cung cấp bởi quá trình soát xét phần mềm, kiểm chứng phần mềm, đánh giá chất lượng phần mềm và quản lý mô hình vòng đời.

5.1.8 Tiêu chí cho quá trình


Tiêu chuẩn này thiết lập một khuôn dạng cho vòng đời phần mềm. Vòng đời bắt đầu từ một ý tưởng hoặc nhu cầu cần thiết có thể được đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần bởi phần mềm và kết thúc với việc ngừng sử dụng phần mềm. Kiến trúc này được xây dựng bằng một tập các quá trình và mối tương quan giữa các quá trình đó. Việc xác định các quá trình vòng đời được dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: sự gắn kết và trách nhiệm.

  • Sự gắn kết: Các quá trình vòng đời được gắn kết và được ghép cặp thành phạm vi tối ưu để cho thấy tính thực tế và tính khả thi;

  • Trách nhiệm: Một quá trình được đặt dưới trách nhiệm của một tổ chức hoặc một bên tham gia trong vòng đời phần mềm.

5.1.9 Mô tả quá trình


Các quá trình của tiêu chuẩn này được mô tả theo một cách tương tự với tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 để thuận tiện cho việc sử dụng cả hai tiêu chuẩn trong cùng một tổ chức hay một dự án.

Mỗi quá trình của tiêu chuẩn này được mô tả theo các thuộc tính sau:



  • Tiêu đề truyền đạt phạm vi của quá trình là nguyên vẹn;

  • Mục đích mô tả các mục đích của việc thực hiện quá trình;

  • Kết quả thể hiện kết quả quan sát được mong đợi từ việc thực hiện thành công của quá trình;

  • Hoạt động là một danh sách các hoạt động được sử dụng để đạt được kết quả;

  • Nhiệm vụ là các yêu cầu, khuyến nghị hoặc các hoạt động cho phép để hỗ trợ việc đạt được kết quả.

Chi tiết bổ sung đối với hình thức mô tả này có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO/IEC 24774.

5.1.10 Đặc tính chung của quá trình


Các thuộc tính được mô tả trong mục 5.1.9 mô tả đặc điểm đặc trưng của mỗi quá trình. Khi một quá trình triển khai tuân thủ các thuộc tính này, quá trình đó định nghĩa một cách rõ ràng mục đích và kết quả đạt được thông qua việc triển khai các hoạt động xác định của nó.

Ngoài các thuộc tính cơ bản này, quá trình có thể được mô tả bằng các thuộc tính khác thông dụng với tất cả các quá trình. Tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 xác định các thuộc tính quá trình chung, các thuộc tính chung này mô tả 6 mức độ đạt được trong khung đo khả năng quá trình. Phụ lục B của tiêu chuần này bao gồm danh sách các thuộc tính quá trình góp phần vào việc đạt được các mức độ cao hơn của khả năng quá trình như được định nghĩa trong tiêu chuẩn 15504-2.


5.1.11 Sự phân chia của quá trình


Mỗi quá trình của tiêu chuẩn này thỏa mãn các tiêu chí được mô tả ở trên. Với mục đích mô tả rõ ràng, quá trình đôi khi được phân chia thành các phần nhỏ hơn. Một số quá trình được phân chia thành các hoạt động và/hoặc các quá trình mức thấp hơn. Một quá trình mức thấp hơn được mô tả khi một phần phân chia của quá trình đáp ứng được các tiêu chí của một quá trình. Một hoạt động được sử dụng khi đơn vị phân chia không thỏa mãn như một quá trình. Hoạt động đó có thể được xem xét như một tập các nhiệm vụ đơn giản.

Đôi khi là hữu ích khi phân chia quá trình thành các quá trình mức thấp hơn tại mức chi tiết tốt hơn. Một số quá trình mức thấp hơn chỉ được phân chia cho mục đích đánh giá. Quá trình mức thấp hơn không được mô tả trong phần nội dung của tiêu chuẩn, nhưng được cung cấp ở phần phụ lục. Trong mỗi trường hợp, quá trình đánh giá mức thấp hơn được mô tả trong phụ lục là sự trình bày kỹ lưỡng một hoạt động của quá trình liên kết trong phần nội dung của tiêu chuẩn.

Một nhiệm vụ được diễn đạt theo hình thức của một yêu cầu, khuyến nghị hoặc hành động được phép, nhằm để hỗ trợ việc đạt được kết quả của một quá trình. Đối với mục đích này, tiêu chuẩn này sử dụng một cách cẩn thận các trợ động từ (phải, nên và có thể) để phân biệt giữa các hình thức riêng biệt của nhiệm vụ. “Phải” được sử dụng để diễn đạt một điều khoản được yêu cầu tuân thủ, “nên” để diễn đạt khuyến nghị giữa các khả năng và “có thể” để chỉ thị một quá trình diễn biến của hành động được phép trong các giới hạn của tiêu chuẩn này.

Thông tin bổ sung được cung cấp theo hình thức các chú thích hoặc phụ lục không phải là quy định.


5.1.12 Các mô hình và giai đoạn vòng đời


Thời gian tồn tại của một hệ thống hoặc một sản phẩm phần mềm có thể được mô hình hóa bằng một mô hình vòng đời gồm có nhiều giai đoạn. Mô hình có thể được sử dụng để diễn tả toàn bộ thời gian tồn tại từ khái niệm cho tới lúc hủy bỏ hoặc để diễn tả phần thời gian tồn tại tương ứng với dự án đang thực hiện. Mô hình vòng đời bao gồm một chuỗi các giai đoạn liên tục có thể xếp chồng và/hoặc lặp đi lặp lại, theo cách thích hợp đối với các cơ hội, các nhu cầu thay đổi, độ phức tạp, tầm quan trọng và phạm vi của một dự án. Mỗi giai đoạn được mô tả bằng mục đích và kết quả. Các hoạt động và quá trình vòng đời được lựa chọn và sử dụng trong một giai đoạn để đáp ứng mục đích và kết quả của giai đoạn đó. Các tổ chức khác nhau có thể đảm nhận các giai đoạn khác nhau trong một vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn được tổ chức chịu trách nhiệm tiến hành đối với giai đoạn đó với việc quan tâm đến thông tin khả thi trong các kế hoạch vòng đời và các quyết định được thực hiện từ các giai đoạn trước đó. Tương tự như vậy, tổ chức chịu trách nhiệm đối với giai đoạn đó ghi lại các quyết định thực hiện và giả thiết liên quan đến các giai đoạn kế tiếp trong vòng đời.

Tiêu chuẩn này không yêu cầu sử dụng bất kỳ mô hình vòng đời đặc biệt nào. Tuy nhiên, yêu cầu rằng mỗi dự án định nghĩa một mô hình vòng đời phù hợp, tốt nhất là một mô hình đã được tổ chức xác định để sử dụng cho các dự án khác nhau. Việc áp dụng một mô hình vòng đời cung cấp phương pháp để thiết lập trình tự phụ thuộc thời gian cần thiết cho việc quản lý dự án.

Hơn nữa, tiêu chuẩn này không yêu cầu sử dụng bất kỳ tập các giai đoạn đặc biệt nào. Ví dụ, tập các giai đoạn cho vòng đời của một hệ thống bao gồm: ý tưởng, phát triển, sản xuất, khai thác, hỗ trợ và ngừng sử dụng. Trong khi, tập các giai đoạn cho vòng đời của sản phẩm phần mềm lại bao gồm phát triển, vận hành và duy trì.

Rất nhiều kiểu hoặc lớp của mô hình vòng đời đã được mô tả. Ví dụ của các loại hình này được biết bằng các tên gọi như mô hình thác nước, phát triển gia tăng, phát triển tiến hóa và xoắn ốc. Lưu ý rằng, việc lựa chọn đơn giản tên gọi của loại mô hình không đáp ứng yêu cầu định nghĩa một mô hình bao gồm các giai đoạn với kết quả và mục đích xác định được thực hiện thông qua các quá trình của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Bản báo cáo kỹ thuật cập nhật tiếp theo (ISO/IEC TR 24748) phải cung cấp phần bổ sung chi tiết phù hợp với các giai đoạn và các mô hình vòng đời.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương