SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version


:5e Anh chị em biết rõ, khi ở giữa anh chị em, chúng tôi



tải về 3.12 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1:5e

Anh chị em biết rõ, khi ở giữa anh chị em, chúng tôi đã sống như thế nào để lợi ích cho anh chị em: Trong nguyên bản Hy-lạp các câu 1:2-5 là một câu dài. Nhóm từ này (1:5e) trong nguyên bản Hy-lạp bắt đầu bằng “giống như,” điều này cho thấy Phao-lô đang cho họ biết thêm chi tiết về lý do Phao-lô và các bạn đồng hành của ông có quyền năng của Đức Thánh Linh và tin tưởng mạnh mẽ vào điều họ giảng dạy. Vì lý do đó người Tê-sa-lô-ni-ca đã thấy Phao-lô và các bạn đồng hành của ông sống một đời sống đạo đức khi họ ở tại Tê-sa-lô-ni-ca. Hãy xem 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12 để biết thêm chi tiết về cách Phao-lô và các bạn đồng hành của ông sống tại Tê-sa-lô-ni-ca.

để lợi ích cho anh chị em: Hàm ý ở đây là Phao-lô và các bạn đồng hành của ông sống một đời sống tốt tại Tê-sa-lô-ni-ca không phải để làm vinh hiển cho chính người Tê-sa-lô-ni-ca, nhưng để cho họ thấy con dân Chúa phải sống như thế nào.

1:6a

Anh chị em cũng đã bắt chước chúng tôi và theo gương Chúa: Câu này vẫn còn tiếp nối với 1:4 chúng tôi biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn anh chị em. Tất cả những điều mà các con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca đã làm chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ để trở thành dân của Ngài. Người Tê-sa-lô-ni-ca đã bắt chước cách sống của Phao-lô và các bạn đồng hành của ông. Bởi vì Phao-lô nói về cách Chúa Cơ Đốc Giê-su sống, họ cũng bắt chước cách sống của Chúa Giê-su nữa. Hay nói một cách khác Phao-lô sống giống như Chúa Giê-su đã sống.

1:6b

dù gặp nhiều hoạn nạn: Một số người khác khiến cho họ phải chịu đau khổ. Các con dân Chúa bị người ta bắt bớ vì họ theo Chúa Giê-su và sự dạy dỗ của Ngài.

1:6c

anh chị em đã đón tiếp Lời Chúa với niềm vui của Đức Thánh Linh: Thông thường đau khổ sanh ra sự buồn rầu. Chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể đổi sự đau khổ ra sự vui mừng. Vui mừng là một trái (kết quả) của Đức Thánh Linh (Hãy xem Ga-la-ti 5:22, La Mã 5:3, 5). Họ vui mừng vì điều gì? Ở đây không nói rõ ràng, nhưng có thể vì họ biết bây giờ họ đã ở trong gia đình của Đức Cơ Đốc, biết họ sẽ được sống lại từ kẻ chết và được lên thiên đàng. Các nhà giải kinh có ý kiến khác nhau về câu đón tiếp Lời Chúa liên hệ với câu “anh chị em cũng đã bắt chước chúng tôi” như thế nào. Nó muốn nói đến:

1:5a Vì Phúc  m chúng tôi đã truyền cho anh chị em.

Chúng tôi biết Đức Chúa Trời đã chọn anh chị em bởi vì khi chúng tôi đến và nói cho anh chị em biết những tin lành liên quan đến Đức Giê-su Cơ Đốc,

1:5b không phải chỉ bằng lời nói

không phải chỉ bằng lời chúng tôi nói với anh chị emkhiến anh chị em tin,



1:5c nhưng bằng quyền năng, nhờ Đức Thánh Linh

nhưng cũng bởi các phép lạ đầy quyền năng mà Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời giúp cho chúng tôi làm được



1:5d và đầy lòng tin quyết.

anh chị em đã thấy chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào những lời chúng tôi nói.



1:5e Anh chị em biết rõ, khi ở giữa anh chị em, chúng tôi đã sống như thế nào để lợi ích cho anh chị em.

Cùng một cách ấy, anh chị em biết chúng tôi đã sống ở giữa anh chị em như thế nào để chỉ cho anh chị em biết cách sống một đời sống tốt đẹp



1:6a Anh chị em cũng đã bắt chước chúng tôi và theo gương Chúa.

Anh chị em đã bắt chước cách chúng tôi đã sống và anh chị em đã bắt chước Chúa Giê-su Cơ Đốc.



1:6b Dù gặp nhiều hoạn nạn,

Bất kể đến sự kiện một số người khiến anh chị em chịu nhiều khổ sởkhi anh chị em tin vào các lời chúng tôi giảng,



1:6c anh chị em đã đón tiếp Lời Chúa với niềm vui của Đức Thánh Linh.

anh chị em đã tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi rao giảng với niềm vui mà Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ban cho anh chị em.



-HAY-

anh chị em đã tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi giảng cho anh chị em với niềm vui mà Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã đặt trong lòng của anh chị em.







(1) Sự kiện người Tê-sa-lô-ni-ca bắt chước Phao-lô trong sự chịu đau khổ của ông (một thiểu số các nhà giải kinh theo quan niệm này). Tức là, họ bắt chước theo gương của ông.

(2) Cách họ trở nên người bắt chước (đa số các nhà giải kinh theo quan niệm này), đó là, “anh chị em bắt chước chúng tôi trong cách anh chị em vui mừng chịu đau khổ.”

Quan niệm (1) là cách dịch tự nhiên hơn của nguyên bản Hy-lạp, mặc dù đa số các nhà giải kinh thích quan niệm (2). Tuy nhiên, không nên chú ý đến thời gian ở đây, bởi vì thật ra chỉ sau khi họ hoan nghênh Phúc Âm họ mới bắt đầu chịu khổ vì bị bắt bớ. Họ hoan nghênh Phúc Âm với sự vui mừng, và ngay cả khi chịu khổ họ vẫn tiếp tục vui mừng. Trong mọi sự này họ trở nên giống như Phao-lô, các bạn đồng hành của ông và Chúa Cơ Đốc Giê-su.

Lời Chúa: Từ Hy-lạp Phao-lô dùng ở đây là logos có nghĩa là ‘lời giảng’ hay ‘lời.’ Ông đang đề cập đến Phúc Âm trong 1:5. BDM dùng từ “lời Chúa,” nhưng Phao-lô đang chú trọng đặc biệt đến lời giảng dạy về Chúa Giê-su mà ông đã giảng cho họ. Từ này có thể dịch là Phúc  m hay lời giảng (sứ điệp) về Chúa Giê-su.

1:7

Vì vậy anh chị em trở thành gương tốt cho tất cả tín hữu ở miền Ma-xê-đoan và A-chai :

Vì vậy anh chị em trở thành gương tốt: Cách người Tê-sa-lô-ni-ca, như là một hội thánh, đã bắt chước cách của Chúa Giê-su (các câu 1:5, 6) đem đến kết quả là họ trở nên gương mẫu cho các con dân Chúa khác bắt chước.

cho tất cả các tín hữu ở miền Ma-xê-đoan và A-chai: Tê-sa-lô-ni-ca ở trong xứ Ma-xê-đoan, nên cần phải nói “cho tất cả các người tiếp nhận Chúa Cơ Đốc Giê-su trong các vùng khác của xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai.” Hãy xem phần giới thiệu để biết thêm chi tiết về hoàn cảnh địa lý và chính trị của xứ này.

1:8

Trong câu này Phao-lô cho biết lý do ông tuyên bố rằng người Tê-sa-lô-ni-ca đã trở nên gương mẫu cho những người khác.



1:8a

Lời Chúa đã vang ra: Phao-lô dùng ẩn dụ về tiếng kèn trôm-pết hay còi để giải thích Phúc Âm đã lan ra các tỉnh khác như thế nào. Mặc dù Phao-lô và các bạn đồng hành của ông bắt đầu giảng tại xứ Ma-xê-đoan ở thành phố Phi-líp, nhưng sự giảng dạy tại Tê-sa-lô-ni-ca có kết quả lớn cho phần còn lại của nước Hy-lạp (trước kia là xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai). Không thấy nói rõ là chính người Tê-sa-lô-ni-ca gửi giáo sĩ đi tới các tỉnh khác, hay là tin tức về đức tin và đời sống của họ được các khách du lịch và người buôn bán loan truyền ra.

1:8b-c

không những ở miền Ma-xê-đoan và A-chai mà thôi nhưng niềm tin anh chị em đặt nơi Đức Chúa Trời cũng được lan truyền khắp mọi nơi: Câu này có vẻ như là hình thức cô đọng của hai câu tuyên bố riêng biệt: “Sứ điệp liên quan đến Đức Cơ Đốc được loan truyền khắp nơi” và “Tin tức về anh chị em tin cậy Đức Chúa Trời như thế nào đã được loan truyền ra khắp mọi nơi.”

khắp mọi nơi: Nhóm từ này có một trong những nghĩa sau đây:
(1) “Khắp mọi nơi mà Phao-lô viếng thăm.” Có vẻ như trong 1:9 Phao-lô lập tức đề cập đến những gì đã xảy ra tại Tê-sa-lô-ni-ca khi ông ở đó do một số người đặc biệt mà ông đã gặp kể lại cho ông nghe.

(2) Tất cả mọi nơi đều biết câu chuyện về đức tin của anh chị em trong Đức Chúa Trời.

(3) Đây là cách nói phóng đại có nghĩa là: ‘rất nhiều chỗ.’

1:8d

cho nên chúng tôi không cần phải nói thêm gì nữa. Điều này không có nghĩa là không cần giảng Phúc Âm nữa. Nhưng có nghĩa là Phao-lô không cần phải nói về những điều đã xảy ra tại Tê-sa-lô-ni-ca bởi vì nơi nào ông tới, người ta cũng đã biết hết rồi.

1:9a

Vì chính họ thuật lại thể nào anh chị em đã tiếp đón chúng tôi:

Vì chính họ thuật lại: Các từ thuật lại có nghĩa ‘nói lại.’ Những người này nói với ai?
(1) “Phao-lô và các bạn đồng hành” (BDC).

(2) Các người khác.



thể nào anh chị em đã tiếp đón chúng tôi: Họ nói gì? Nguyên bản Hy-lạp nói “chính họ thuật lại với chúng tôi lối đón tiếp của anh chị em dành cho chúng tôi.” Các nhà giải kinh có ý kiến khác nhau về đối tượng của sự chú ý ở đây:
(1) Đối tượng được chú ý ở đây là Phao-lô và các bạn đồng hành của ông và điều họ làm tại Tê-sa-lô-ni-ca: “chuyến đi của chúng tôi để thăm viếng anh chị em và các ảnh hưởng của nó.”

(2) Đối tượng của sự chú ý là sự hoan nghênh của người Tê-sa-lô-ni-ca đối với sự giảng dạy của Phao-lô và các bạn đồng hành của ông.

Thật khó để quyết định giữa hai quan niệm này, bởi vì cả hai đều có thể đúng hết. Tuy nhiên, nếu nhìn đến ảnh hưởng sự giảng dạy của Phao-lô, có thể nói là họ đã quay khỏi sự thờ lạy hình tượng để qua thờ phượng Đức Chúa Trời. Có lẽ Phao-lô đang chú ý đến người nào và điều gì khiến họ trở lại với Đức Chúa Trời.


1:7 Vì vậy anh chị em trở thành gương tốt cho tất cả tín hữu ở miền Ma-xê-đoan và A-chai.

Bởi vậy nên tất cả những người từ các nơi khác trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai đến để tin nhận Chúa Giê-su của chúng ta đã bắt chước anh chị em để bước đi theo đường lối của Chúa Giê-su của chúng ta.



1:8a Thật vậy, từ nơi anh chị em Lời Chúa đã vang ra

Anh chị em khiến cho mọi người ở các miền xung quanh nghe lời giảng về Chúa Giê-su Cơ Đốc của chúng ta



1:8b không những ở miền Ma-xê-đoan và A-chai mà thôi

và anh chị em khiến cho mọi người trong khắp xứ Ma-xê-đoan và A-chai đều được nghe



1:8c nhưng niềm tin anh chị em đặt nơi Đức Chúa Trời cũng được lan truyền khắp mọi nơi,

và không phải chỉ như vậy, nhưng tin tức về cách anh chị em tin cậy nơi Đức Chúa Trời cũng đã lan truyền ra khắp mọi nơi mà chúng tôi đi đến.



1:8d cho nên chúng tôi không cần phải nói thêm gì nữa.

Kết quả của tin tức về sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời của anh chị em là chúng tôi không cần phải nói với ai về anh chị em nữa.



1:9a Vì chính họ thuật lại thể nào anh chị em đã tiếp đón chúng tôi,

Họ đã biết rồi,bởi vì những người mà chúng tôi gặp đang nói cho chúng tôi và những người khác biết khi chúng tôi đến và bắt đầu giảng lời Đức Chúa Trời cho anh chị em thì anh chị em đã tin tưởng như thế nào.

1:9b thể nào anh chị em đã quay về với Đức Chúa Trời và từ bỏ thần tượng để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật.

Và họ nói cho chúng tôi và những người khác biết anh chị em đã từ bỏ sự thờ lạy các thần tượng điạ phương như thế nào, những thần tượng này không sống thật, và anh chị em đến tin nhận nơi Đấng hiện hữu và Đấng thật đang ở tại đây.



-HAY-

Và họ nói cho chúng tôi và những người khác biết anh chị em đã từ bỏ sự thờ lạy các thần tượng địa phương, những thần này không đang sống thật, và anh chị em đến tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đấng hiện hữu và đang thật sự ở tại đây.







1:9b

thể nào anh chị em đã quay về với Đức Chúa Trời mà từ bỏ thần tượng để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật:

thể nào anh chị em đã quay về với Đức Chúa Trời mà từ bỏ thần tượng: Câu này đề cập đến sự cải đạo của họ từ thờ lạy các thần theo như truyền thống đến chỗ chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời mà thôi. Câu “thể nào anh chị em đã quay về với Đức Chúa Trời mà từ bỏ thần tượng” là thành ngữ thông thường chỉ người thờ lạy hình tượng trở nên người Do Thái. Nhưng ở đây rõ ràng trong những lời chép ở 1:10 ông đề cập đến việc họ trở nên con dân Chúa. Vì vậy có vẻ như Phao-lô đang nói là đa số những người Tê-sa-lô-ni-ca trở lại tin Chúa họ đã cải đạo trực tiếp từ tôn giáo truyền thống của họ trở nên con dân Chúa, chứ không phải họ để cải đạo theo tôn giáo của người Do Thái trước đã, giống như một số người đã làm ở trong Công-vụ 17:4.

thần tượng: Các từ thần tượng bao gồm cả các thần linh và các đồ vật hay hình ảnh đại diện nó. Vậy nên dịch từ thần tượng bằng từ hay câu mà dân tộc của bạn dùng để chỉ thần tượng hay thần linh theo truyền thống là rất đúng.

phục vụ: Từ Hy-lạp douleuw dùng ở đây có nghĩa là ‘phục vụ một người chủ.’ Tuy nhiên không nên chỉ tập trung vào sự làm việc cho Đức Chúa Trời, nhưng trong việc hết lòng tin nơi Chúa nữa.

Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật: Thành ngữ hằng sống và chân thật thường được tìm thấy trong CƯ, có nghĩa là: “Chỉ có một mình Đức Chúa Trời hiện hữu và vì vậy không được thờ lạy những thần tượng khác.” Những cái mà người ta thờ lạy như là thần tượng hay thần linh thật ra là ma quỷ giả dạng giống như thần tượng hay thần linh (1 Cô-rinh-tô 10:20). Vì vậy tất cả các thần tượng đều là giả tạo. Chúng không hiện hữu. Từ thật trong trường hợp này có nghĩa trái ngược lại với “giả tạo” hay “không hiện hữu.”

1:10a-b

để chờ đợi Con Ngài từ trên trời là Con mà Đức Chúa Trới đã khiến sống lại từ cõi chết, là Đức Giê-su: Hãy xem các lời giải thích rõ hơn trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13, 4:13-18, 5:1-3 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12 mà Phao-lô đã dùng để sửa lại một vài sự tin tưởng sai lầm đã xâm nhập vào trong hội thánh ở tại Tê-sa-lô-ni-ca. Từ chờ đợi trong văn mạch này hàm ý sự chắc chắn Chúa Giê-su sẽ trở lại. Trên trời là chỗ Đức Chúa Trời ở. Trong nhiều ngôn ngữ, cũng giống như tiếng Việt Nam từ dùng chỉ “trời” cũng được dùng cho “thiên đàng.”

1:10c

Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến:

Đấng giải cứu chúng ta: Trong bản Hy-lạp từ được dịch là giải cứu là một hiện tại phân từ và ở trong thì hiện tại lẫn tương lai. Đức Giê-su đang giải cứu dân sự của Ngài trong hiện tại, và Ngài sẽ giải cứu họ khỏi sự trừng phạt của Đức Chúa Trời trong tương lai khi Ngài đoán xét tất cả mọi người.

khỏi cơn thịnh nộ sắp đến: Đức Chúa Trời tức giận khi con người phạm tội. Ngài chắc chắn sẽ trừng phạt những người không ăn năn và đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Chúa Giê-su sẽ đoán xét thay cho Đức Chúa Trời. Một số người nói Đức Chúa Trời sẽ không giận dữ với người phạm tội, và sẽ không trừng phạt họ. Tuy nhiên nếu đọc KT, bạn sẽ thấy rõ ràng là Đức Chúa Trời giận dữ với tội nhân và sẽ trừng phạt họ, trừ khi họ ăn năn. Ngài không muốn người ta bị trừng phạt, nhưng bởi vì Chúa là thánh khiết, Ngài phải trừng phạt những người làm bậy. Đây là lý do chính Chúa Giê-su phải gánh chịu sự trừng phạt của chúng ta là những người tin nơi Ngài.


TIỂU ĐOẠN 2:1-12 Phao-lô bênh vực chính ông và các bạn đồng hành để chống lại sự tố cáo họ đã làm bậy trong khi ở tại Tê-sa-lo-ni-ca.


2:1-2 Sự can đảm của Phao-lô và các bạn đồng hành

Phao-lô nhắc họ về sự thành công trong chuyến thăm viếng Tê-sa-lô-ni-ca mặc dầu trước đo họ bị bắt bớ tại Phi-líp và cũng tại Tê-sa-lô-ni-ca nữa. Đức Chúa Trời cho ông và các bạn đông hành can đảm để giảng về tin lành của Đức Chúa Trời.



2:1a-c

Thưa anh chị em, chính anh em biết rằng việc anh chị em tiếp đón chúng tôi không phải là vô ích: Trong nguyên bản Hy-lạp câu này dịch từng chữ có nghĩa là: “Vì chính anh chị em biết lối chúng tôi vào với anh chị em, điều đó chẳng phải là vô ích đâu.” Các từ “lối vào với anh chị em” được dịch là “tiếp đón” trong 1:9. Phao-lô biết sự viếng thăm của ông là một sự thành công (1:2-6). Những người khác ở xứ Ma-xê-đoan biế

t1:10a Và để chờ đợi Con Ngài từ trên trời

họ nói cho chúng tôi và những người khác biết anh chị em đã chờ đợi Con của Đức Chúa Trời từ thiên đàng đến như thế nào.



1:10b là Con mà Đức Chúa Trời đã khiến sống lại từ cõi chết, là Đức Giê-su,

Đây chính là cùng một Chúa Giê-su mà Đức Chúa Trời đã khiến sống lại từ cõi chết,

1:10c Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến.

Ngài sẽ giải cứu chúng ta ra khỏi sự trừng phạt mà Đức Chúa Trời đem đến cho những người không tin cậy Ngài.





TIỂU ĐOẠN 2:1-12  Phao-lô bênh vực chính ông và các bạn đồng hành để chống lại sự tố cáo họ đã làm bậy trong khi ở tại Tê-sa-lô-ni-ca.




2:1-2 Sự can đảm của Phao-lô và các bạn đồng hành.




2:1a Thưa anh chị em, chính anh em biết rằng

Chính anh chị em cũng biết như chúng tôi và những người khác biết rằng



2:1b việc anh chị em tiếp đón chúng tôi

khi chúng tôi đã đến và giảng lời Đức Chúa Trời cho anh chị em,



2:1c không phải là vô ích.

những lời chúng tôi nói không phải là không có kết quả giữa vòng anh chị em.



-HAY-

những lời chúng tôi nói có kết quả tốt giữa vòng anh chị em.







điều này (1:7-10), và chính người Tê-sa-lô-ni-ca cũng biết điều này nữa (2:1). Bản Diễn ý (BDY) bỏ từ “chính,” nhưng theo BDC và BDM chúng ta nên để nó vào. Bởi vì ở đây Phao-lô gọi họ như một nhóm người thứ ba biết cuộc viếng thăm của ông là một sự thành công.

việc anh chị em tiếp đón chúng tôi không phải là vô ích: Đây là cách “nói ngược,” đó là cách nói trái nghĩa, nói cách tiêu cực để tạo nên lời tuyên bố có ý trái ngược lại một cách mạnh mẽ. Lời tuyên bố mạnh mẽ ở đây là gì? Có thể có ba cách dịch:
(1) Đó là lời tuyên bố: “chuyến đi thăm viếng anh chị em của chúng tôi thật là thành công.” Phao-lô lại đề cập đến câu 1:9, nói rằng sự giảng dạy của ông và các bạn đồng hành khiến cho nhiều người bỏ thờ lậy thân tượng để thờ phượng Đức Chúa Trời.

(2) Đó là lời tuyên bố: “Trong lúc chúng tôi thăm viếng anh chị em Đức Thánh Linh đã khiến cho nhiều phép lạ xảy ra.” Phao-lô đang đề cập đến 1:5.

(3) Đó là lời tuyên bố: “Khi chúng tôi viếng thăm anh chị em, sự giảng dạy của chúng tôi không phải là vô dụng và giả dối.” Phao-lô muốn đề cập đến điều ông sẽ nói trong các câu 2:3-5, đó là họ dám giảng dạy, lời nói của họ không sai lầm, họ không có động cơ dơ bẩn, họ không lừa gạt, họ không dùng lời nịnh bợ.

Từ Hy-lạp alla trong 2:2b cho thấy nhóm từ đi sau từ đó tương phản với nhóm từ đi trước “chuyến viếng thăm của chúng tôi không phải là thất bại.” Ở đây Phao-lô giải thích rõ ràng hơn, nói về lý do cuộc thăm viếng thành công. Hai sự diễn dịch đầu tiên được chấp nhận bởi vì 2:1 có vẻ như tóm tắt cho các câu 2:5-9, là chỗ chú ý đến kết quả của sự giảng dạy của Phao-lô và các bạn đồng hành. Phao-lô hàm ý nếu sự giảng dạy và đời sống của họ không tinh sạch, không chân thật, và trống rỗng, Đức Chúa Trời đã không cho các dấu hiệu kỳ lạ đi kèm với lời giảng dạy của họ.



2:2a

Nhưng, như anh chị em biết, dù bị đau khổ và sỉ nhục tại Phi-líp: Hãy xem Công-vụ 16:16-40 viết chi tiết về sự Phao-lô chịu đau khổ tại Phi-líp.

Nhưng: Nhưng nối liền với lời tuyên bố nào? Chúng ta hiểu nó có nghĩa là Phao-lô nói ‘cuộc viếng thăm của chúng tôi không phải là một sự thất bại. Ngược lại nó là một sự thành công.’ Hãy xem lại lời giải nghĩa cho 2:1 ở trên.

2:2b

chúng tôi vẫn nhờ cậy Đức Chúa Trời chúng ta mạnh dạn truyền Phúc Âm của Đức Chúa Trời cho anh chị em giữa nhiều chống đối:

chúng tôi vẫn nhờ cậy Đức Chúa Trời chúng ta mạnh dạn: Trong nguyên bản Hy-lạp “chúng ta mạnh dạn trong Đức Chúa Trời của chúng ta.” Chính Đức Chúa Trời cho Phao-lô và các bạn đồng hành của ông can đảm để giảng tại Tê-sa-lô-ni-ca, bất kể đến sự kiện họ phải chịu bắt bớ tại thành phố Phi-líp.

Đức Chúa Trời: Trong nguyên bản Hy-lạp, câu thực sự được dùng là “Đức Chúa Trời của chúng ta.” Điều này ám chỉ là có những thần khác. Có thể trong ngôn ngữ của bạn cũng như tiếng Việt Nam, từ để chỉ Đức Chúa Trời là một danh từ riêng không ai sở hữu được. Ở đây nghĩa căn bản là “Đức Chúa Trời mà chúng ta thờ phượng” hay “Đức Chúa Trời mà chúng ta thuộc về.” Có thể không dùng “của chúng ta” trong lời dịch của bạn thì tốt hơn. Và cũng có thể không dùng nhóm từ “Đức Chúa Trời mà chúng ta thờ phượng” hay “Đức Chúa Trời mà chúng ta thuộc về.” Nếu bạn dùng, bạn có thể làm cho độc giả bối rối hay làm cho họ đi xa khỏi trọng tâm của câu này.

Phúc Âm của Đức Chúa Trời: Bản Hy-lạp nói “phúc âm của Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Trời là nguồn gốc của tin tức tốt lành liên quan đến Chúa Cơ Đốc Giê-su.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương