SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang48/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

N

Nam đường (南唐): Một trong 10 nước thời ngũ đại. Thế tổ

nam đường là lý Thăng (từ Từ Tri Cáo). Quốc hiệu là Tề, sau

đổi lại là Đường. Sử gọi là nam Đường. Truyền được 3 đời,

gồm 3 vị vua, được 39 năm, từ năm 973 đến năm 975.

Nam Thiệm Bộ châu (南贍部洲): là một trong bốn đại bộ

châu mà kinh điển Phật giáo nêu ra, cũng gọi là Nam-diêm-

phù-đề. Thiệm Bộ là tên một loài cây quí chỉ có ở châu này

nên mới gọi là Thiệm Bộ châu.

Nam Thiên Trúc (南天竺): Thiên Trúc là tiếng gọi nước Ấn

Độ xưa kia, lại cũng còn gọi là Thiên Đốc, Thiên Độc, Thân

Độc. Mục Tây Vực truyện sách Hậu Hán thư viết : “Nước

Thiên Trúc còn gọi là Thân Độc ở phía Đông Nam nước

Nguyệt Chi ngàn dặm, tục cho Thiên Trúc chính là nước

Nguyệt Chi”. Vậy Nam Thiên Trúc là Nam Ấn Độ.

Nam Tuyền (南泉): tức Thiền sư trứ danh Nam Tuyền Phổ

Nguyện, một trong 39 đại đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất.

Nan đề (難提): là từ gọi khác của tiếng Phạn tháp bà (stupa),

dịch theo ý là phương phần (mồ vuông), có hàm nghĩa là diệt

ác.


Nê-hoàn (泥洹) (S. 321): cách dịch khác của Niết-bàn.

Nghĩa học (義學??): tức là môn học chấp vào danh tướng, lý

luận, huấn nghĩa. Lại cũng gọi là giải học, là cái học của Câu

Xá và Duy thức, phân chiết danh mục cùng số lượng pháp

tướng, qui định tường tận giai vị nhân quả tu hành và giải

thích văn tự chương cú, là cái học bị Thiền tông đả phá.

Nghiêu (kiêu) ly (澆漓): bọn bạc bẽo quên ơn Phật.

Ngoại đạo (外道) (S. 320): người không được sự giáo hóa

của đạo Phật, thực hành theo tà pháp; cụ thể thì có nhiều loại

khác nhau.

Ngoại hộ (外護) (S.108): người ủng hộ vật chất cho tự viện,

cho chúng tăng trong chùa có thể yên tâm tu tập, bất luận là

tăng hay tục đều gọi là ngoại hộ của chùa.

Ngũ kỷ (五紀): mỗi kỷ là 12 năm, vậy ngũ kỷ là 60 năm, tức

là một giáp.

Ngũ quả (五果) (S. 326): Phật giáo phân tích mối quan hệ

nhân quả, thường cho rằng do nhiều loại nhân khác nhau sẽ

tạo thành 5 loại quả khác nhau.

Ngũ sắc (五色): năm màu chánh là đỏ, vàng, trắng, xanh,

đen. Thực tế thiên nhiên có tới 7 màu là tím, chàm, xanh lá

cây, xanh dương, vàng, cam, đỏ. Thường ngũ sắc tượng trưng

cho điềm lành hoặc cao quí hiển linh như hào quang ngũ sắc

của Phật, mây ngũ sắc của tiên cỡi, chim quí lông ngũ sắc.

Ngu sơn (五山) (S. 354): thiền lâm thời Nam Tống phỏng theo năm

ngọn núi nổi tiếng ở Ấn Độ mà đặt tên năm ngọn núi nổi tiếng trong

thiền lâm của Phật giáo Trung Quốc: 1. Chùa Hưng Thánh Vạn Thọ ở

Kính Sơn tỉnh Hàng Châu. 2. Mậu Phong Quảng Lợi ở núi A Dục

Vương, Ninh Ba. 3. Chùa Thiên Đồng Cảnh Đức ở núi Thái Bạch,

Ninh Ba. 4. Chùa Cảnh Đức Linh Ẩn ở Bắc Sơn tỉnh Hàng Châu. 5.

Chùa Tịnh Từ Báo Ân Quang Hiếu ở Nam Sơn tỉnh Hàng Châu.

Năm ngọn núi này đều thuộc tông Lâm Tế.

Ngũ tề (五齊): Phương pháp chế rượu chia làm năm mức độ

trung bình giữa trong và đục. Mỗi lần tế lễ, châm chước mức

rượu trong đục hòa lẫn mà dâng cúng cho thích hợp.

Ngũ tham (五參): 5 ngày tham v?n gồm 3 ngày tham kiến trụ

trì là mùng 10 – 20 và 25, cộng với 2 ngày thượng đường của

trụ trì là mùng 1 và rằm.

Ngũ tham thượng đường (五參上堂)) (S. 25): thiền lâm,

trong mỗi tháng vào 5 ngày: 10, 20, 25 ngày Đán và Vọng,

tất cả chúng đều phải tham kiến Trụ trì để nghe thuyết pháp

khai thị, vừa đúng năm ngày tham vấn một lần cho nên gọi là

Ngũ tham. Mỗi khi gặp thượng đường vào ngày Ngũ tham gọi

là Ngũ tham thượng đường.

Ngũ thiên thất tụ (五篇七聚) (S. 62): cách gọi khái quát luật

nhà Phật được sắp xếp theo từng phẩm loại. Các giới cụ túc

của tăng ni sau khi được phân làm 8 nhóm, 7 nhóm, lại được

phân làm Ngũ thiên: Ba-la-di, Tăng-tàn, Ba-dật-đề, Đề-xá-

ni, Đột-kiết-la; Ngũ thiên và các giới điều ngoài Ngũ thiên

lại được tóm lược thành 7 loại, gọi là Thất tụ: Ba-la-di, Tăng-

tàn, Thâu-lan-giá, Đọa, Đề-xá-ni, Ác tác, Ác thuyết.

Ngũ thông (五通) (S. 314): tức là nam thần thông: 1. Thiên

nhãn thông: có thể thấy tất cả s? v?t; 2. Thiên nhĩ thông: có

thể nghe tất cả âm thanh; 3. Tha tâm thông: có thể biết hết

tất cả những suy nghĩ trong tâm của mọi người; 4. Túc mạng

thông: biết được các việc trong quá khứ của mình; 5. Như ý

thông: còn gọi là thần cảnh thông nghĩa là tự do tự tại, đi qua

vách đá cũng không trở ngại.
Ngũ trược chúng sanh (五濁衆生): ngũ trượ c (Skt: panca

kasayah), cũng còn gọi là ngũ chỉ, là 5 thứ cặn đục khởi lên

trong giảm kiếp, đó là kiếp trược, kiến trược, phiền não trược,

chúng sanh trược, mạng trược mà chúng sanh phải nhận chịu.

Ngụy Hiếu Minh Đế Thái Hòa thập niên (魏孝明帝太和十年):

Thái Hòa là niên hiệu của vua Ngụy Hiếu Văn Đế triều Bắc

Ngụy, còn gọi là Hậu Ngụy hay Nguyên Ngụy, còn niên hiệu của

vị vua kế tiếp Văn Đế là Ngụy Hiếu Minh Đế là Chính Quang.

Nguyên Hòa (元和)): là niên hiệu của Đường Hiếu Tông

(806), Đường Nguyên Hòa cửu niên là năm (814).

Nguyên Thống tam niên (統三年): Nguyên Thống là niên

hiệu của Nguyên Thuận Đế. Thực ra niên hiệu Nguyên

Thống chỉ có 2 năm (1333-1334). Ở đây nói Nguyên Thống

tam niên (năm thứ 3) có lẽ nhằm.

Nguyện lực (願力): chỉ cho lực dụng của bổn nguyện, cũng

còn gọi là bổn nguyện lực, đại nguyện nghiệp lực, túc nguyện

lực, nơi Tịnh độ tông thường chỉ nguyện lực của Phật A-di-đà.

Nguyệt Am Quả công (月菴果公) (S.168): thiền sư Thiện

Quả Nguyệt Am, họ Dư, người Tín Châu (nay thuộc huyện

Thượng Nhiêu tỉnh Giang Tây) ngài tham gia vào pháp hội

của hòa thượng Phước Ninh và đắc pháp, khoảng niên hiệu

Tuyên Hòa được vua Tống phong thưởng, đổi hiệu là Đạo

Ngô, ngài dạy chúng nghiêm minh, sống đơn giản được mọi

người kính mến, nổi tiếng khắp các nơi, khoảng niên hiệu

Thiệu Hưng, ngài vào tỉnh Phúc Kiến, núi Hoàng Bá ở đó 10

năm. Sau Ngài trở về Đại Quy (tỉnh Hồ Nam). Ngài thị tịch

vào năm 22 niên hiệu Thiệu Hưng (1152 CN) thọ 74 tuổi.

Nguyệt đán (月旦): là ngày mùng một âm lịch mỗi tháng.

Nguyệt vọng (月望): là ngày rằm âm lịch mỗi tháng.

Nhai phường hóa chủ (街坊化主) Chức vụ trong thiền lâm có

trách nhiệm đi vào làng xóm, phố phường khuyến hóa tín đồ

cúng dường tài vật cho Tam bảo.

Nhãn đồng ((眼同): là tục ngữ đời Nguyên, chỉ việc gì mà

nhiều người cùng thấy để chứng minh.

Nhạn lập (雁立): đứng sắp thành một hàng dài như hình bầy

nhạn bay thành hàng trên trời.

Nhân duyên (因緣): trong ngữ cảnh là chỉ cho tên gọi khác

của công án Thiền tông, chứ không phải là nhân và duyên

của Skt: hetu – pratyaya.

Nhân lực (人力): là những người công dịch phục vụ lao động

trong chùa Thiền tông.

Nhân sự (人事): có 2 nghĩa: a- Chỉ cho quà cáp đem tặng khi tới

thăm nhau. b- Chỉ cho tự pháp hay pháp quyến đến thăm trụ trì.

Trong ngữ cảnh của bài này thì nhân sự chỉ cho quà cáp.

Nhân thiên nhãn mục (人天眼目): nhân thiên chỉ cho các vị

thần ở cõi trời – người, tức là hết thảy mọi người. Nhân thiên

nhãn mục dụ cho ai cũng nhìn mình như tiêu chuẩn mẫu mực

đầy tôn kính vậy.

Nhân Vương Ma-ha-bát-nhã Ba-la-mật kinh (仁王摩訶船

苦波羅密經): cũng còn gọi là Nhân Vương Hộ Quốc Bát-

nhã-ba-la-mật kinh, Nhân Vương kinh, nói về việc Phật Đà vì

đại quốc vương thuyết thị giữ gìn Phật quả, hạnh thập địa, và

nhân duyên thủ hộ quốc thổ. Giống như nói thọ trì kinh này

thì tiêu trừ tai nạn mà được phước, cùng với kinh Pháp Hoa,

kinh Kim Quang Minh được coi là 3 bộ kinh hộ quốc.

Nhập Bát Niết-bàn (入般湼槃): cũng còn gọi là nhập diệt,

tức là qua đời.

Nhập khám (入龕) (S.174): thường gọi là nhập quan, đem

người chết tắm rửa đặt vào quan tài, sau đó làm lễ Nhập khám.

Nhập thất (入室) (S. 42): trong Thiền môn, người đệ tử đã

tham vấn nhiều lần vào thất Thầy để tham học và hỏi đạo,

gọi là nhập thất. Điều này còn chỉ cho việc người đệ tử được

Thầy đích thân truyền trao yếu chỉ sâu xa.

Nhập thất thỉnh ích (入室請益): đệ tử vào thất trụ trì thưa

hỏi đạo pháp.

Nhập viện (入院): tân thọ mạng trụ trì lần đầu tiên vào tự

viện mà mình nhận lệnh tựu chức làm trụ trì.

Nhất dương sinh (一阳生): Tức tiết Đông chí, khoảng tháng

11 Âm lịch.

Nhất ma, nhất mễ (一麻一米): thuở ban đầu lúc Thế Tôn

mới xuất gia cầu đạo, lấy khổ hạnh tự tu, mỗi ngày chỉ ăn

một hạt mè và một hạt gạo. Đại trí độ luận quyển 34 chép:

“Thích-ca Văn Phật tại rừng cây ở Au-lâu-tần-loa, mỗi ngày

chỉ ăn một hạt mè và một hạt gạo. Các ngoại đạo nói: ‘Tiên

sĩ của chúng tôi tuy cũng tu khổ hạnh, nhưng cũng không thể

cần khổ như vậy trong 6 năm dài’”.

Nhất nguyệt nhật trục nhật (一月日逐日): tất cả các ngày

liên tiếp trong tháng.

Nhất như (一如) (S. 365): điều mà Phật giáo gọi là chân lý,

chân như hay nhất như là không hai không khác, không phân

không biệt.

Nhất Sơn (一山) Hiệu của thiền tăng Liễu Vạn đời Nguyên.


Nhất trung (一中): gồm 4 nghĩa: a. Một trai đường, một chổ

ngồi. Đây là dụng ngữ của Thiền tong trong lúc châm trà. Tức

là đi rót trà cho tất cả mọi người; b. Chỗ ngồi ở chính giữa, vì

tòa chính đặt ngay ở chính giữa nên gọi là nhất trung. Chỉ cho

chỗ ngồi của vị vhur tọa; nếu mời người khác ngồi là biểu thị

lòng tôn kính vị đó; c. Giữa ngày ăn một bữa vào giờ ngọ; d.

Nhất trung đạo ( dụng nghĩa của thiên thai): một trung thì tất cả

đều trung, không có Không, Giả nào mà chẳng trung, vì tất cả

đều trung quán vậy.

Nhật dụng (日用): qui tắc hành sự hằng ngày, nguyên lý của

sự việc.

Nhật hạ (日下): nghĩa đen là mặt trời rơi rụng, mà mặt trời

rơi rụng cũng tức là Lạc dương. Phần đông người ta cho rằng

đây là lời nói mí mửng (sấm ngữ) của Tổ Bát-nhã-đa-la để

chỉ cho kinh đô Lạc Dương (洛陽).

Nhật thực (日蝕): thực (蝕) là bị ăn, tức là mặt trời bị mặt

trăng ăn, bị mặt trăng cạp theo tín ngưỡng ngày xưa. Đây là

hiện tượng thiên văn tự nhiên khi trái đất – mặt trăng – mặt

trời ở vị trí thẳng hàng thì mặt trăng che mất mặt trời, nhưng

thời xưa tin đây là điềm gở báo trước nhiều tai ương sẽ xảy

ra nên phải cầu cúng.

Nhị bất định (二不定): bất định (Skt: aniyata), còn gọi là bất

định pháp, nhị bất định (dvà-aniyata) là một bộ phận của tỉ-

kheo thọ trì trong cụ túc giới, có nghĩa là vi phạm giới nào

còn chưa xác định được, gồm bình xứ bất định giới và lộ xứ

bất định giới.

Nhị thập tam (二十三): là ngày 23 âm lịch mỗi tháng, là một

trong 3 ngày tốt mùng 3, 13 và 23.

Nhị thời (二時) (S.165): chỉ cho hai khoảng thời gian sáng và tối.

Nhiễm (染) (S. 320): nhơ nhớp, ô uế, không trong sạch, là chỉ

vọng niệm chấp trước và sự vật bị chấp trước.

Ni-liên hà (尼蓮河): cũng còn gọi là Ni-liên-thiền hà (Skt:

Nairanjana, P: Neranjara) dịch theo ý là Bất lạc trước hà, là chi

lưu của con sông Hằng. Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân q?a

thì sau khi xuất gia, Thế Tôn tu khổ hạnh bên bờ sông Ni-liên

trong 6 năm. Sau đó, Ngài từ bỏ phép tu khổ hạnh, xuống tắm

ở dòng sông này, và nhận bát cháo nhừ pha với sữa của cô gái

chăn bò cúng dường mà uống. Tiện đây cũng xin đính chính là

có nhiều dịch giả sơ ý đọc lầm chữ mi (糜 là cháo nhừ thành

chữ mi (麋)) là con nai, từ đó lầm cháo nấu nhừ pha với sữa

thành sữa nai của cô gái chăn nai cúng dường, mà thật ra theo

kinh nêu trên thì đây là cô gái chăn bò!

Ni-tát-kỳ (尼薩耆): gọi đủ là ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, ni-tát-kỳ

có nghĩa là xá đọa, ý nói là xả bỏ tài vật, sám hối tội đọa.

Niêm hoa (拈華): gọi đủ là niêm hoa vi tiếu, chỉ Phật Đà giơ

cành hoa sen lên thị chúng, Tôn giả Ca-diếp nhân đó liễu ngộ

nên nhếch mặt mỉm cười, chỉ cho Thiền pháp chánh truyền.

Niêm hương (??): dâng, đốt hương. Tiện đây chúng tôi xin

trình bày đại khái những gì liên quan đến hương (tức là

nhang). Đốt nhang tức là thiêu hương, còn gọi là phần hương,

niêm hương, niệm hương, cáo hương, tháp hương, chú hương.

Tuy nhiên từ niêm hương là được dùng phổ thông nhất trong

các trường hợp như tại ngày khai đường, tại ngày cầu chúc

Thánh thọ Hoàng đế, trong các pháp hội v.v… Ngoài ra, tự

tăng trụ chức phải đốt hương đến trước thầy mình báo cáo đã

thành tự pháp thì gọi là tín hương. Thầy đốt hương đáp lễ lại

trò đã dâng hương cho mình thì gọi là hoàn hương hay đáp

hương. Mình thay người khác đốt hương kính lễ ai đó thì gọi

là đại hương. Lúc thọ trai đối với đại chúng ban hương, hoặc

lúc tuần đường đốt hương trước các tôn túc thì gọi là hành

hương (hành có nghĩa là ban tặng). Tham bái tự viện đốt

hương thì gọi là tấn hương.Hộp đựng hương gọi là hương cử,

hương tưởng, hương hiệp, hương hạp. Lư để đốt hương gọi là

hương lô, huân lô, hỏa lô. Lư hương có 2 tay nắm gọi là bính

hương lô, thủ lô. Hoặc lấy hương để tỉ dụ công đức của Phật

như giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải

thoát tri kiến hương.

Niệm (念) (S. 365): chỉ cho sự nhớ nghĩ.

Niên lạp (年臘) (S. 81): Niên là tuổi tác, Lạp là giới lạp.

Niên Lạp tức là tuổi tác và giới lạp.

Niên triêu (年朝): Tức ngày đầu năm.

Niết-bàn đài (?(湼槃臺): đài làm bằng củi đặt quan tài người

chết lên đó để hỏa thiêu.

Niết-bàn môn (涅槃門) (S. 331): cửa bước vào cảnh giới

Niết-bàn. Kinh Phật gọi cảnh giới Niết-bàn là nơi cư trú của

thánh nhân.

Noãn liêm (暖簾): Dung bông hay vải phủ trên mặt tấm rèm để

đề phòng gió tạt, gọi là noãn liêm.



O

Oa tôn (漥樽): Một loại chén dùng để uống nước hay uống rượu.



P

Phạm đàn (梵檀; Skt, P: brahma-damda), dịch theo ý là mặc

tẫn, phạm pháp, phạm thiên pháp trị, phạm thượng, là một pháp trị đối với tỉ-kheo hay tỉ-kheo-ni vi phạm giới luật, tức

là không cho các tăng ni khác chuyện vãn với người có tội, là

một trong 9 pháp trị tội, là một trong 6 pháp tẫn dành cho

người có tội nhẹ, đúng lý ra phải viết là (梵壇), tức là mặc

tẫn, ý chỉ phạm tội nhẹ, chỉ bị cấm không cho mọi người nói

chuyện với mình.

Phạm Thiên (梵天; Skt: Brahma), dịch theo âm là Bà-la-hạ-

ma, dịch theo ý là thanh tịnh, Nan Dục, nguyên là đại thần do

Bà-la-môn giáo và Ấn Độ giáo sáng tạo ra, về sau thần thoại

Phật giáo cũng thái dụng. Tuy nhiên, thường thường từ Phạm

vương là chỉ cho Đại Phạm Thiên vương, tên là Thi Khí hoặc

Thế chúa, nguyên có 5 đầu và 4 tay.

Phạm trọng (犯重) (S. 63): phạm vào trọng tội của giới luật.

Giới Tiểu thừa có 4 loại trọng tội, giới Đại thừa có 10 loại

trọng tội.

Phan mộ (攀慕): phan nghĩa đen là thấp bé vin vói lên cao,

mộ là ngưỡng mộ. Đây là lời khiêm xưng, ý nói mình thân

phận thấp hèn không đáng ngưỡng mộ Phật mà cố lạm

ngưỡng mộ vậy.

Pháp âm (法音): lời Phật thuyết pháp vi diệu gọi là pháp âm.

Pháp điệt (??): tức là cháu trong đạo pháp. Đây là Phật

giáo thái dụng chế độ tông pháp của thế tục, gọi anh em

cùng học một thầy là pháp huynh pháp đệ, đệ tử của các sư

huynh đệ là pháp diệt.

Pháp đường (法堂): là điện đường diễn bố đại pháp của tùng

lâm, tọa lạc ở phía sau Đại hùng Bửu điện và trước thất phương

trượng, tương đương như giảng đường, ngầm biểu thị Tông chỉ

giáo ngoại biệt truyền của Thiền tông.

Pháp giáo (法教) (S. 330): sự dạy dỗ theo giáo pháp.

Pháp giới (法界; Skt: dharma-dhatu, P: là dhamma-dhatu),

dịch theo âm là Đạt-ma-đà-đô, chỉ cho tất cả mọi sự vật sở

hữu là đối tượng của ý thức sở duyên, diễn rộng nghĩa ra là

chỉ cho tất cả các pháp hữu vi lẫn vô vi, tức mọi pháp (être).

Pháp hoa kinh (法華經) (S. 367): gọi đủ là Diệu Pháp Liên

Hoa kinh, tư tưởng chủ yếu nói rõ Tam thừa chỉ là phương

tiện, Nhất thừa mới là chân thật, cuối cùng trở về Tịnh độ,

tuyên dương tinh thần nhập thế độ đời, là một trong những

kinh điển căn bản của tông Thiên Thai. Phẩm Phổ Môn trong

kinh Pháp Hoa chủ yếu tuyên dương Phổ môn thị hiện của

Bồ-tát Quán Thế Âm, là tín ngưỡng đặc thù tôn sùng Bồ-tát

Quán Âm.

Pháp ngữ (法語): tức là tuyên thuyết chánh pháp. Ban đầu chỉ

cho giáo pháp của Thế Tôn, sau Thiền tông dùng để chỉ cơ ngữ

do các Tổ sư khai thị trong các buổi lễ, chủ yếu là lễ thượng

đường, khai đường.

Pháp quyến (法眷) (S. 80): những người cùng tu học trong

thiền lâm được xem là quyến thuộc trong Phật pháp nên gọi

là Pháp quyến.

Pháp tòa (法座): chỉ cái tòa mà Phật ngồi trên đó thuyết

pháp, lại cái tòa cao mà các Thiền sư lúc thuyết pháp ngồi

cũng gọi là pháp tòa, hoặc gọi là tòa Tu-di, sau chuyển rộng

ý đồng nghĩa với pháp diên, pháp tịch.

Pháp tràng (法幢) (S. 284): diệu pháp cao siêu giống như lá

cờ bay phấp phới trên cao, cho nên gọi là Pháp tràng.

Pháp Vân (法雲) (S. 365): vị thiền tăng cuối đời nhà Kim, người

Lâm Hải – Chiết Giang, họ Lưu, ban đầu sư xuất gia ở Hồng Động – Sơn Tây, cầu học với ngài Quảng Hóa, tham học thiền

pháp ở Thiều Sơn. Về sau sư trụ trì Sùng Thắng Quan Âm viện

ở Nam Dương, và xây chùa Báo Ân ở Linh Sơn.

Pháp vị (法味) (S. 366): do hiểu rõ tận tường giáo pháp vi

diệu của Phật mà tâm được an lạc, hương vị loại diệu pháp

này gọi là Pháp vị.

Pháp vương (法王): vua pháp, nguyên dùng để tôn xưng Thế

Tôn là vua của pháp, nhưng do đời Nguyên, Đế sư thống lãnh

Phật giáo cả nước, nên từ này cũng được dùng để chỉ Đế sư.

Pháp y (法衣) (S. 71): y phục của người xuất gia có một thể

thức nhất định, phải may đúng theo thể thức ấy, nên gọi là

Pháp y, hoặc gọi là ca-sa. Nhưng trong Thiền lâm đặc biệt

gọi y Kim lan, một tín vật truyền pháp tiêu biểu, là pháp y,

chỉ khi thuyết pháp mới được đắp y này.

Pháp yếu (法要): là yếu điểm, mấu chốt của pháp nghĩa

được trụ trì tuyên thuyết.

Phân thủ vị (分手位): người ngồi bên phải hoặc bên trái mình

gọi là phân thủ vị. Có chổ nói: phân thủ không nhất định, có

trường hợp phân thủ đối với trụ trì; có trường hợp phân thủ đối

với hậu đường.

Phân tòa (分座): trong Thiền lâm, thủ tọa thay trụ trì chùa

chia sẻ bớt công việc thuyết pháp gọi là phân tòa.

Phần Dương Thiện Chiêu (汾陽善昭): tăng nhân tông Lâm

Tế đời Tống (947 – 1024). Tuổi trẻ thông tuệ, 14 tuổi thọ giới

cụ túc, du phương tham phỏng 71 vị thạc đức, đệ tử nối pháp

của Thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm, thị tịch năm Thiên Hoàng

thứ 2 đời Tống Nhân Tông, thọ 78 tuổi, thụy hiệu là Vô Đức

Thiền Sư.

Phật đản nhật (佛誕日: là ngày đản sanh của đức Thích Ca

Mâu Ni, tức là rằm tháng 4 âm lịch.

Phật kí (佛記) (S. 336): sự huyền kí của Phật, tức là lời dự

đoán của đức Phật.

Phật Nhãn Viễn Công (佛眼遠公): là thiền sư Thạch Viễn

danh tiếng đời Tống,là môn đồ của Ngũ Tổ Pháp Diễn, tịch

thọ sắc thụy là Phật Nhãn Thiền sư.

Phật nhật tăng huy (佛日增輝)): Phật nhật (skt: buddha-

sunya). Do duệ trí, đức hạnh, từ bi của đức Phật có thể phá

tan mê vọng của chúng sanh, như mặt trời phá tan bóng tối

ban đêm, cho nên mới ví Phật Đà như mặt trời. Phật nhật

tăng huy là lời cầu mong mặt trời Phật ngày càng huy hoàng.

Phất tử (拂子) (S. 284): dụng cụ quét côn trùng, tức cây xơ

quất, thông thường lấy các vật chỉ khâu, lông dê, làm thành,

để dùng khi thuyết pháp.

Phật tử trụ (佛子住): có lẽ là Phật tử vị (佛子位) thì đúng hơn,

là một phong hiệu cho tăng nhân của triều đình nhà Nguyên.

Phi đoạn, phi thường (非斷非常): phi đoạn chỉ cho thời gian

liên tục, phi thường chỉ cho thời gian không liên tục. Vậy phi

đoạn – phi thường tức là chỉ cho trạng thái siêu thoát.

Phi đơn (飛單) (S. 256): hóa đơn thu chi mỗi ngày trong thiền

lâm, do vị phó tự kí nhận, vì điều mục được ghi trong một

ngày không nhiều, nên có thể tùy thời trình lên Phương

trượng, mọi việc diễn ra nhanh chóng nên gọi là “Phi đơn”,

còn gọi là Nhật đơn.

Phiên trấn (藩鎮): Phiên nguyên có nghĩa là bờ rào ngăn

che, bảo vệ. Vua phong cho các bầy tôi thân cận, các hoàng

thaân quoác thích ra traán ôû caùc nôi ñeå laøm pheân che chôû cho

trieàu ñình, goïi laø phieân traán.

Phó bát vị (副缽位): phó bát là 16 người ngồi đầu bản, phó

nghĩa là người thứ 2.

Phó liêu (副寮) (S. 262): người trợ lý của Liêu chủ, hợp sức

cùng Liêu chủ kiểm tra việc quét dọn và bảo quản các vật dụng

trong liêu.

Phong hỏa tương bức (風火相逼): gió lửa bức ngặt nhau, ý

nói tứ đại xung đột nhau đưa đến rã rời rồi là qua đời.

Phóng tham (放參) (S. 56): thuật ngữ Thiền lâm. Trụ trì có

công việc hoặc sắp đến giờ cầu nguyện nên bỏ giờ tọa thiền

buổi chiều, gọi là Phóng tham.

Phóng tham chung (放參鐘): là tiếng chuông gióng lên để

báo tin hủy bỏ buổi vãn tham do trụ trì có sự duyên gì đó

vướng kẹt không thể thực hiện vãn tham được.

Phổ thỉnh (普請) (S. 257): tập hợp chúng tăng cùng lao động

gọi là “phổ thỉnh”. Quy chế này do hòa thượng Bách Trượng

Hoài Hải đặt ra. Sau này còn gọi việc tập hợp chúng tăng là

Phổ thỉnh.

Phổ thuyết (普說) (S. 41): việc thuyết pháp trong Thiền

tông, nghi thức tương đối đơn giản không cần mang khay

thỉnh, không cần đắp pháp y.

Phổ vấn tấn (普問訊): tức là phổ đồng vấn tấn, nghĩa là

cùng với đại chúng đồng thời vấn tấn qua lại.

Phu tọa (趺坐): cũng gọi là già phu tọa, chỉ cho nhà sư ngồi

bắt chéo 2 bàn chân lên trên đùi, chủ yếu là lúc tham Thiền

nhập định hay ngồi chủ lễ trên pháp tòa, gọi đủ là kiết già phu

tọa (結跏趺坐), Skt là nyasidat-paryankam àbhujya, là một trong các pháp ngồi của nhà sư Phật giáo, cũng viết là ((結加夫

結跗), (跏趺正坐), (跏坐), (結坐,). Trong các pháp ngồi



thì “kiết già phu tọa” là an ổn nhất mà lại không bị mệt mỏi.

Trước khi tham bái để tỏ lòng kính trọng, các đệ tử hay hành

giả thường thỉnh mời trụ trì phu tọa.

Phù ti (罘罳) (S. 41): vừa chỉ cho cây đứng chắn gió ngoài cửa,

vừa chỉ chắn song cửa sổ có từng ô để ánh sáng xuyên vào.

Phụ nghi (賻儀) (S. 180): những lễ vật mà mọi người đem đến

phúng điếu.

Phước Châu Trường Lạc (福州長樂)): Trường Lạc là tên

quận xưa do nhà Đường thiết lập. Vương Mân đời Ngũ Đại

thăng lên làm vương phủ, Tống gọi là quận Trường Lạc

Phước Châu, tức nay là huyện Lâm Sâm tỉnh Phước Kiến.

Phương Đẳng hội thượng (方等會上): Phương Đẳng (skt:

Vaipulya, P: Vedella), dịch theo âm là Tì-Phật-Lược, Tì-phú- la,

dịch theo ý là Phương Quảng, Quảng Phá, Quảng Đại, Quảng

Bác, Quảng Giải, Quảng Vô Tỉ. Lại còn gọi là Đại Phương

Quảng, Đại Phương Đẳng, là một trong 9 bộ kinh của Nam tông,

là một trong 12 bộ kinh của Bắc tông, là kinh điển Đại thừa,

thuyết giảng rộng rãi nghĩa lý vô cùng sâu rộng.Phương Đẳng

hội thượng chỉ cho pháp hội mà nơi đó Phật thuyết kinh Phương

Đẳng, kế thuyết kinh Duy-ma, kinh Lăng già, kinh Lăng

nghiêm, kinh Bát-nhã, kinh Kim Quang Minh.

Phương tiện (方便) (S. 367): thuật ngữ của Phật giáo, chỉ cho

tài trí linh hoạt, xảo diệu.

Phương trượng (方丈) (S. 25): chỗ ở của Trụ trì trong chùa

Thiền. Trong kinh Phật nói phòng ngủ của Bồ-tát Duy Ma

Cật chỉ vuông vức một trượng (1,8 mét), nhưng lượng dung

chứa thì vô hạn. Thiền sư Hoài Hải khi chế định Thanh Quy

đã dựa theo thuyết này mà gọi phòng ở của Trụ trì là

“Phương trượng”, còn gọi là “Trượng thất”, “Hàm trượng”,

“Chánh đường”, “Đường đầu” v.v… Về sau chuyển nghĩa

“Phương trượng” được dùng chỉ cho vị Trụ trì.

Phương trượng chấp cục (方丈執局): có lẽ chỉ cho người xử lý

công việc trong chùa do phương trượng trực tiếp điều hành.

Phương trượng hành giả (方丈行者): là hành giả phụ trách

tạp dịch tại thất phương trượng, chịu sự sai khiến của thị giả.

Phương trượng khách đầu (方丈客頭): tức khách đầu hành

giả của thất phương trượng. Khách đầu hành giả gọi tắt là

khách hành, trong chùa Thiền lâm lệ thuộc phần quản lý của

tri khách, được sai phái tiếp khách.



tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương