SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang47/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

K

Kết chúng duyên (結衆緣) (S. 244): Phật giáo có nhiều

nhân duyên, từ nhiều phương diện, dùng nhiều phương thức

khác nhau để kết rộng duyên lành với đại chúng, nhờ đó mà

nắm lấy cơ duyên để một ngày kia đạt được kết quả.

Kết tòa (結座) (S. 30): thiền sư thượng đường thuyết pháp,

đoạn cuối dùng một điển cố Phật giáo hoặc một bài kệ để

kết thúc, gọi là kết toà.

Khả lậu tử (可漏子 (S. 81): gọi tắt là Khả lậu, nghĩa là gói

kín phòng sơ hở. Khả lậu chỉ cho vỏ trứng, mượn việc viết thư

bỏ vào trong ống, như ấu trùng giam mình trong vỏ, rất là bình

an, kiên cố. Bách Trượng thanh qui từ trong các dạng thức,

sáng chế ra một thể thức Khả lậu tử, người đời sau đem dùng

vào văn tế, văn sớ, nói chung đây là cái bì thư ngày nay.

Khách dầu (客頭)) (S. 41): người giúp việc cho tri khách.
Khách đầu hành giả (客頭行者): là kẻ phụ trách tạp dịch

trong chùa Thiền tông chưa thế phát làm tăng, thuộc quyền

điều động sai khiến của liêu tri khách.

Khách ti (客司) (S. 233): nơi tiếp khách trong tùng lâm, cũng

gọi là Tri khách liêu.

Khách vị (客位): là phòng tạm nghỉ ngơi của tân khách vừa

mới đến chùa.

Khai dường (開堂) (S. 42): nghi thức cử hành lễ thăng tòa

thuyết pháp lần đầu của vị trưởng lão tông môn mới nhận

chức Trụ trì.

Khai Phước Ninh Hòa thượng (開福寧和尚) (S.168): thiền

sư Đạo Ninh ở chùa Khai Phước, họ Uông, người Hấp khê

(nay thuộc huyện Hấp, tỉnh An Huy). Giữa niên hiệu Đại

Quán đời Tống (1107-1110 CN) ngài trụ trì chùa Khai Phước

ở Đàm Châu, thị tịch năm thứ 3 niên hiệu Chánh Hòa, tức

năm 1113 CN, thọ 61 tuổi.

Khai thất (開室): là ngày trụ trì mở cửa thất phương trượng

để học đồ vào tham vấn đạo pháp.

Khai thị (開示): khai thị hàm ý là khai mở, tức là phá trừ vô

minh của chúng sanh, khai Như Lai tạng, thấy lý thực tướng.

Thị hàm ý là hiển thị, tức là chỉ cho thấy một khi chướng ngại

mê hoặc đã phá trừ thì tri kiến hiển lộ, vạn đức trong pháp

giới hiển thị phân minh. Hiểu một cách giản dị thì khai thị là

chỉ dạy giáo pháp chân chánh.

Khải tán (啟散): đồng nghĩa với Khải kiến. Nghĩa là bắt đầu

công việc.

Khám (龕): thông thường có nghĩa là cái khám thờ, nhưng

trong ngữ cảnh bài này là chỉ quan tài liệm thây trụ trì.

Kháng dương (亢陽): nắng hạn gay gắt, nóng bức quá độ thì

gọi là kháng dương.

Khánh điếu (慶吊) (S. 256): chúc mừng và thăm viếng tang lễ.

Khánh hạnh (慶幸) vì có việc đáng vui cho nên vui mừng,

việc may mắn đáng vui.

Khánh Hỷ (慶喜)) (S. 240): tên dịch khác của A-nan, một

trong mười đại đệ tử của Phật Thích-ca.

Khánh khái ((謦欬): khánh là tiếng ho nhẹ, còn khái là tiếng

ho mạnh, nói chung có nghĩa là lời lẽ – nói cười.

Khắc niệm (剋念): khắc có nghĩa là tất (必) và kỳ (期). Do

nhân tất đắc quả cho nên gọi là khắc. Khắc niệm có nghĩa là

sản sinh nhất định quả báo.

Khiển hoàng (遣蝗)): hoàng là tiếng gọi tắt của phi hoàng,

tên một giống côn trùng có cánh cứng, nói chung là bù cào –

châu chấu, tên khoa học là Pachytylus cinerascens, thân dài

cỡ 5cm, màu xám tro pha nâu hay xanh lá cây, có cánh và

chân sau dài mạnh, mỗi năm đẻ một lần trên mặt đất cứng.

Phi hoàng sanh sôi rất nhiều, di chuyển thành bầy bay mịt

trời, đáp xuống đâu là nơi đó thảo mộc hoa màu chỉ còn trơ

cọng, gây hại cho mùa màng rất lớn. Khiển hoàng là xua

đuổi bồ cào châu chấu.

Khố đầu (庫頭) Cũng gọi Phó tự, Quỹ đầu, Tài bạch. Chức vụ

trông coi việc chi thu trong Thiền lâm, là một trong sáu vị Tri

sự ở Đông tự. Chức này tuy thấp nhưng nhiệm vụ lại rất quan

trọng, vì phụ trách việc chi xuất hàng ngày như lúa gạo, tiền

bạc v.v…

Khố đường (庫堂): cũng gọi là khố ty, là nơi quản lý xuất

nhập tiền bạc lúa thóc trong chùa, cũng gọi là khố chủ, cũng

gọi chung 3 chức đô tự, giám tự và phó tự. Ngoài ra cũng có

trường hợp gọi riêng đô tự là khố ty.

Khố ty (庫司) (S. 31): nơi làm việc của Đô tự trong Thiền

lâm. Đô tự còn gọi là Khố đầu, nên gọi nơi làm việc của ngài

là Khố Ty.

Khổ không ((苦空): chỉ 2 phần đầu của 4 hành tướng khổ đế

của quả báo hữu lậu (khổ – không – vô thường – vô ngã). Quả

báo hữu lậu có đủ tính tam khổ, bát khổ, cho nên gọi là khổ.

Nam nữ khác tính đều do nhân duyên mà sanh diệt, nhưng

không có thực tướng cố định bất biến nên gọi là không.

Khổ luân (苦輪) (S. 315): còn gọi là Khổ luân hải, chỉ cho

quả khổ sanh tử luân chuyển không ngừng.

Khởi khám (起龕) (S.174): khi đưa quan tài ra đến đầu cổng

chùa gọi là Khởi khám, rồi đốt hương, tụng kinh trước quan

tài gọi là làm lễ Khởi khám.

Khuê Phong Tu Chứng Nghi (圭峰修證儀) (S. 366): thiền

sư Tông Mật là ngũ tổ của tông Hoa Nghiêm ở Khuê Phong

núi Chung Nam – Trường An, nên gọi là thiền sư Khuê

Phong. Những trước tác của Ngài bàn về nghi thức tu hành

chứng ngộ Phật pháp gọi là “Khuê Phong tu chứng nghi”.


Kì-hoàn tinh xá (祇桓精舍) Tức tinh xá kì hoàn, ở vườn ông

Cấp Cô Độc, rừng cây của thái tử Kì-đà.

Kích nhưỡng (擊壤): lấy gỗ đẽo thành hai mảnh giống như

đôi guốc, đặt một mảnh dưới đất, đứng cách xa chừng 3,40

bước, tay cầm miếng kia ném trúng miếng nọ, gọi là kích

nhưỡng.
Kiền trúc (乾竺) tức là Thiên Trúc, nay là Ấn Độ

Kiến chức duy-na ((見職維那): là duy-na đang được cử phụ

trách trực tiếp một chức vụ gì đó ngoài chức duy-na. Trong

ngữ cảnh này là duy-na giữ chức trị tang.

Kiến nguyên (建元): khi Hoàng đế vừa lên ngôi chưa chọn

niên hiệu thì gọi là Kiến nguyên hay Kỷ nguyên. Thường

ngay trong năm đó chọn niên hiệu gọi là nguyên niên. Cũng

có trường hợp vì thủ hiếu mà lấy năm sau làm nguyên niên

như trường hợp vua Tự Đức triều Nguyễn. Đây không gọi là

Chí Nguyên nguyên niên, mà gọi là Kiến nguyên, có ý muốn

nói vừa lên ngôi là Thế Tổ đã phong cho Bạt Hiệp Tư Bát

làm Quốc sư ngay.

Kiều-trần-như (橋陳如; Skt: Kaundinya, P: Kondanna), là

một trong 5 tỉ-kheo được Phật độ trong lần thuyết pháp đầu

tiên tại Lộc Uyển, tức là vị đệ tử đầu tiên của Phật Đà. Lại

cũng còn gọi là A Nhã Kiều Trần Như, A Nhã Câu Lân, Kiều

Trần Na, A Nhã Kiều Lân, Cư Lân, dịch theo ý là Sơ Tri, dĩ

Tri, Liễu Giáo, Liễu Bổn Tế, Tri Bổn Tế.

Kim cương vô lượng thọ Phật (金剛無量壽佛): tức Phật A

Di Đà, bởi A Di Đà (Skt: Amitayus), dịch ý là Vô Lượng Thọ,

(Skt: Amitàbha), ý dịch là Vô Lượng Quang. Kim Cương là

khoáng chất cứng chắc lâu bền nhất cho nên dùng câu Kim

cương vô lượng thọ Phật để chúc thọ Hoàng đế, ý nói cầu

mong tuổi thọ Hoàng đế bền ch?c muôn năm.

Kim Lăng (金陵): tên đất xưa, là kinh đô của nhà Lương,

nay là vùng đất chợ Nam Kinh và huyện Giang Ninh.
Kim quang minh kinh (金光明經) (4 quyển) Bắc Lương, Đàm

Vô Sấm dịch, Q. 16, Tr. 335, Sh. 663. 金光明經 (四卷) (北涼 曇

無讖譯)

Kim thượng Hoàng đế (今上皇帝): gọi tắt là đức Kim



thượng, là từ dùng để chỉ vị Hoàng đế đang tại vị.

Kinh đơn (經單): bảng mục lục ghi chép các loại kinh điển

phải đọc trong lễ Thánh tiết.

Kinh tạng (經藏) (S. 230): chỉ chung cho kinh điển, lại chỉ

cho kho chứa kinh điển (bao gồm ba tạng kinh, luật, luận)

còn gọi là Kinh đường, Tạng điện và Luân tạng.

Kính Sơn (徑山) (S.146): một ngọn núi nổi tiếng trong Phật

giáo, nằm ở phía Tây Bắc huyện Dư Hàng, tỉnh Chiết Giang,

trong bản văn này chỉ cho chùa Kính Sơn được xây dựng trên

núi Kính Sơn. Vào đời nhà Tống phong thái thiền ở chùa này

rất hưng thịnh.

Kỳ cựu (耆舊): kỳ là bậc niên kỷ cao, cựu là xưa cũ. Vậy kỳ

cựu là chỉ cho bậc niên lạp cao, tư cách lão đại.

Kỳ đảo (祈禱)): có nghĩa là cầu xin Phật và Bồ-tát ám trợ

được tai qua nạn khỏi, thêm phước; cũng còn gọi là Kỳ

nguyện, Kỳ niệm, Kỳ thỉnh, tâm nguyện. Thực ra, quan điểm

của Phật giáo là không thực hành pháp cầu xin, nhưng thực

hiện thệ nguyện bổn nguyện và công đức xây tháp, tụng kinh,

hồi hướng đều có liên quan để cầu lấy Phật lực gia hộ cho

nên mới có thuyết công đức và trừ tai ương.


Kỳ hóa (奇化): nguyên nói đủ là “kỳ hóa khả cư”, tức là món

vật mà kẻ đầu cơ tích trữ, thấy hiện bán giá rẻ thì mua dựa

lên để sau này gặp lúc giá tăng gấp bội thì mới bán ra, thu

rất nhiều lợi.

Kỳ-xà-quật sơn (耆闍崛山: (Skt: Grdhrakuta, P: Gijjha-Kuta)

dịch theo ý là Linh Thứu sơn, Thứu đầu, Linh sơn, tọa lạc tại

mé đông của thành Vương Xá, thủ đô của nước Ma-kiệt-đà,

là nơi Phật-đà thuyết pháp trứ danh. Về tên gọi có thuyết nói

do đỉnh núi có hình chim thứu, có thuyết nói do trên núi có

nhiều chim thứu.



L

Lạc Dương (洛陽): nhân là lạc thủy chi dương nên có tên

như thế. Đây là vùng đất quan trọng mà trải qua các đời Chu

– Hán – Tào Ngụy – Tấn – Nguyên Ngụy (Bắc Ngụy) – Tùy

– Đường – Lương – Hậu Đường – Tống đều đóng đô ở đó và

các binh gia thì luôn tranh giành. Ở ngữ cảnh trong bài này là

kinh đô của nhà Bắc Ngụy (Nguyên Ngụy).

Lão lang (老郎): Người có sức mạnh hơn mọi người, được

những người khác tôn xưng như bậc đàn anh (đại ca).

Lăng nghiêm chú (楞嚴咒): cũng còn gọi là Phật Đảnh chú,

là thần chú mà kinh Lăng Nghiêm nêu ra gồm 427 câu, trong

đó 8 câu chót gọi là tâm cú, còn gọi là Đại Phật Đảnh Vạn

Hạnh Thủ Lăng Nghiêm thần chú.

Lăng nghiêm đầu (楞嚴頭): Vị cử xướng tụng chú Lăng nghiêm

Lăng nghiêm kinh (楞嚴經) (S. 366): tên của một bộ kinh

Phật, gọi đủ “Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng

Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh”,

“Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm kinh”, “Trung Ấn Độ Na

Lan Đà Đại Đạo Tràng kinh” v.v…, gồm 10 quyển, ngài Bát

Thích Mật Đế dịch vào đời Đường. Bản kinh này xiển dương

chân lý “căn trần đồng nguyên, trói mở không hai”, đồng thời
giải thích pháp Tam-ma-đề (thiền định) và thứ bậc của Bồ-tát.

Kinh Lăng Nghiêm là kinh điển cốt lõi thiền pháp, khai thị

phương pháp tu thiền, nhĩ căn viên thông, ngũ ấm ma cảnh.

Lăng-già kinh (???: Skt: Lankavatara-sutra) gọi đủ là

Lăng già a bạt đa la bảo kinh, do Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu

Tống dịch (443). Lăng-già là tên núi, A-bạt-đa-la có nghĩa là

vào, tức ý muốn nói đây là bộ kinh mà Phật-đà vào núi Lăng

Già thuyết giảng. Kinh này tuyên thuyết thế giới vạn hữu

đều do tâm tạo ra mà thôi. Đối tượng tác dụng mà chúng ta

nhận thức là tại nội tâm, chứ không phải ngoại giới.

Lâm viên (林園) núi rừng ruộng vườn, cũng chỉ vườn trồng hoa.

Lân bích chi quang (鄰壁之光): Khuông Hành đời Hán thích

đọc sách, nhưng nhà nghèo ban đêm không có tiền mua dầu

đốt đèn nên lén đục vách nhờ ánh đèn nhà kế bên hất qua

mà đọc sách. Trong ngữ cảnh, tác giả mượn điển cố này để

nói mình luôn nhờ cậy chùa bạn giúp đỡ.

Lân phong (鄰峰): ngọn núi lân cận, tức là chỉ cho các chùa

bạn quanh vùng, vì khi xưa chùa thường xây trên núi.

Lập tăng (立僧) (S. 253): tiếng gọi tắt của “Lập tăng thủ tọa”.

Trách nhiệm của Lập tăng thủ tọa là thuyết pháp cho chúng

tăng nắm vững Phật pháp, nhưng người được tuyển không nhất

định là Thủ tọa, Đầu thủ hay các bậc danh đức; mà chọn một vị

tăng có tư cách đĩnh đạt, học thức rộng ở Tây đường đảm nhận

trọng trách này.

Lệnh thần (令辰): nghĩa là ngày tốt.

Liêu chủ (寮主) (S. 58): chỉ cho người đảm trách công việc

tại liêu, còn gọi là Trực liêu, là một trong những chức trách

của Thị giả hỗ trợ Liêu nguyên, giữ gìn y vật trong liêu cho chúng Tăng. Bình thường do tăng chúng trong liêu thay phiên

nhau đảm trách.

chúng Tăng. Bình thường do tăng chúng trong liêu thay phiên

nhau đảm trách.

Liêu nguyên (寮元) Cũng gọi Tọa nguyên, Tòa nguyên, Liêu

thủ tòa, Đệ nhất tòa. Chức vụ trông coi công việc các liêu trong

Thiền lâm, một trong sáu vị đầu thủ. Chức vụ này có trách

nhiệm trông coi về kinh sách, phẩm vật, trà nước, củi than, quét

tước, dọn dẹp và xin cấp nhu yếu phẩm cho các liêu. Dưới chức

này, còn có Liêu trưởng, Liêu phó, Phó liêu, Vọng liêu…giúp

việc cho Liêu nguyên. Vì am hiểu các việc trong chùa, cho nên

Liêu nguyên quán xuyến mọi công việc như: Xem xét chúng

tăng trong liêu xem kinh, đọc kinh, răn nhắc việc trái phạm luật

lệ, dàn xếp việc tranh cãi nội bộ, hướng dẫn quy củ cho người

mới đến chùa, tóm lại phải xử lý tất cả các việc.

Liêu trưởng (寮長) (S. 262): người trợ lý của Liêu nguyên,

người đời sau gọi là Tịch đầu. Liêu nguyên còn gọi là Tọa

nguyên, Liêu thủ tọa, có trách nhiệm trông coi những công việc

của liêu chúng, thông thường do người ở lâu trong chùa am

hiểu tất cả quy định, phép tắc đảm nhiệm.

Linh Ẩn tự (靈隱?) (S.152): ngôi chùa nổi tiếng của Phật

giáo, nằm ở chân núi Linh Ẩn, Hàng Châu, Chiết Giang, còn

gọi là chùa Vân Lâm. Bắt đầu xây dựng vào đầu niên hiệu

Hàm Hòa, triều đại Đông Tấn (năm 326 CN) qua các thời đại

đã nhiều lần trung tu. Vào thời Ngô Việt (một nước đời Chu

ở miền đông tỉnh Chiết Giang- TQ) thời Ngũ Đại thiền phong

chùa này đạt đến cực thịnh, là ngôi chùa lớn nhất miền Đông

Nam của Trung Quốc thời bấy giờ.

Linh Thọ (靈樹) (S. 223): thiền sư Như Mẫn ở thiền viện Linh

Thọ tại Thiều Châu đời Đường, người xứ Mân, được chúa Nam

Hán họ Lưu ngưỡng mộ và ban hiệu là Đại Sư Tri Thánh.

Linh Thứu sơn (靈鷲山) S. Gṛdhrakūṭa, P. Gijjha-kūṭa): Hán

âm Kỳ-xà-quật, gọi tắt là Linh sơn, Thứu Phong, Linh Nhạc.

Núi ở phía đông bắc thành Vương xá, nước Ma-yết-đà, trung

Ấn Độ. Vì hình dáng núi này giống như đầu con chim Thứu

(kên kên) và trong núi cũng có nhiều chim Thứu nên đặt tên là

Linh thứu. đức Như lai từng tuyên thuyết các kinh đại thừa như

kinh Pháp hoa… ở đây, cho nên núi này đã trở thành thánh địa

của Phật giáo.

Long đức uyên tiềm (龍?德?Y潜): con rồng đầy đức độ còn

đang ẩn núp chờ cơ hội bay lên mây, tức là chỉ Hoàng tử lúc

còn chưa được phong làm Đông cung Hoàng tử để chờ ngày

lên ngôi.

Long tượng (龍?象) (S.140): (skt: Naga), dịch nghĩa là Long,

cũng dịch là Tượng, gọi chung là Long tượng, chỉ cho vị La-hán

tu hành dõng mãnh, oai lực rất lớn, nghĩa rộng là cách xưng hô

tôn kính đối với vị tăng có đức hạnh và sức ảnh hướng lớn.

Lô bị (爐鞴) (S. 284): lò rèn và túi da dùng để quạt gió trên

bếp lò.


Lô đầu (爐頭): Chức vụ trông coi việc sưởi ấm trong nhà tăng

của thiền lâm. Nhiệm vụ của Lô đầu là trước giờ phóng tham

phải chuẩn bị các lò sưởi để chúng tăng sưởi ấm sau khi phóng

tham, tùy lúc thêm bớt củi lửa.

Lộ địa (路地):là ở ngoài khoảng đất trống.

Lộc Uyển (鹿Ơ): gọi đủ là Lộc-dã uyển (Skt: Mrgadva), la¸

nơi mà Thế Tôn thuyết pháp đầu tiên sau khi thành đạo, tức

nay la¸ Sa-nhĩ-na-tư (skt: Srnth), tưc do từ Srangantha, ha¸m

nghĩa chỉ con nai, cũng còn được dịch là Lộc Dã viên, Lộc Dã,

Lộc Uyển, Tiên Uyển, Tiên Nhân viên.

Lôi lệ kê tiếu (雷例譏誚): mắng chửi thậm tệ giống như sấm

sét.


Luân tạng (輪藏): đem cái giá để kinh điển tại lầu kinh đặt

bánh xe để di chuyển dời chỗ cho dễ dàng. Về sau chuyển

nghĩa chỉ chung cho kinh tạng.

Luật tự (律寺): là chùa chuyên y theo giới luật, trì luật

nghiêm cẩn. Chùa chiền Phật giáo tại Trung Quốc sau đời

Tống mới chia ra Luật tự, Giáo tự và Thiền tự.

Lục đạo (六道): là sáu nẻo địa ngục đạo (narakagati), ngạ

quỷ đạo (preta-narakagati), súc sanh đạo (tiryagyonigati), tu-

la đạo (asuragati), nhân gian đạo (manussa-gati), thiên đạo

(devagati) mà chúng sanh theo nghiệp của mình phải sanh tử

luân hồi mãi trong các cảnh giới đó.

Lục độ (六度): là 6 Ba-la-mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh

tấn, thiền định, trí huệ. Kinh Thiện Giới nói: “Hành bố thí có

thể cảm giàu sang."

Lục hòa kính (六 和 敬 ; Skt: śaḍsāramyadharma) Sáu điều

hòa đồng, kính ái mà những người tu học Phật pháp nên thực

hiện để đạt Giác ngộ. Lục hòa kính bao gồm: 1. Thân nghiệp

đồng (身 業 同): cùng một thân nghiệp hòa kính như lễ bái,

làm việc thiện...; 2. Khẩu nghiệp đồng (口 業 同): cùng nói

những lời hay...; 3. Ý nghiệp đồng (意 業 同): cùng chung ý

chí; 4. Ðồng thí (同 施): cùng chia xẻ vật chất với nhau; 5.

Ðồng giới (同 戒): cùng chuyên giữ giới luật; 6. Ðồng kiến (同

見): cùng chung kiến giải.

Lục lệ (六沴): sáu khí không hòa hiệp gọi là lục lệ. “Ngũ

hành chí” sách Hán thư viết: “Các khí thương tổn nhau gọi là

lệ”. Theo tin tưởng hồi xưa, hễ khi nào có lục lệ thì nhật thực

tương tác. Truyện Khổng Quang sách Hán thư chép: “Lục lệ

tương tác, điềm ứng rất nặng”.

Lục phủ ((六府) : các nơi chứa hóa tài là kim loại, cây cối,

nước, lửa, đất và lúa thóc gọi là lục phủ. Thiên “Đại vũ mô”

trong Kinh thư viết : “Đế nói : ‘… đất bằng do trời hình thành,

lục phủ, tam sự đều đầy đủ cả’”.

Lục quần chi đảng (六羣之黨): chỉ 6 tỉ-kheo xấu ác chỉ kết

đảng, lập bè, cũng còn gọi là lục chúng bí-sô, lục quần. Thời

Phật còn tại thế, có 6 tỉ-kheo, không giữ luật nghi, làm nhiều

việc gian ác.

Lục thú (六趣) (S. 195): Phật giáo cho rằng những hành vi

thiện ác ở đời trước của chúng sanh mà bị luân hồi trong năm

đường là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn, thiên, gọi là “Ngũ

thú”. Có Kinh thêm một loại nữa là A-tu-la, tức là “bất đoan

chánh”, “phi thiên”, hợp chung lại là “Lục thú”.

Lục trai nhật (六齋日): sáu ngày trì trai, cũng còn gọi là Lục

trai, chỉ cho 6 ngày trì giới thanh tịnh trong tháng, đó là các

ngày sáng trăng mùng 8, 14, rằm; các ngày tối trăng 23, 29, và

30. Tăng chúng vào 6 ngày này trong tháng phải tập trung lại

một chỗ bố-tát thuyết giới. Còn người tại gia nam – nữ vào 6

ngày này thì trì một ngày – một đêm bát quan trai giới.

Lương liêm (凉簾): Tấm rèm dùng để che cho mát.

Lương Phổ Thông (梁普通): niên hiệu của Lương Võ Đế thời

Nam Bắc triều (520). Vậy Lương Phổ Thông bát niên là (527).

Lưỡng triển tam lễ (兩展三禮) (S. 71): lễ nghi bái kiến sư

phụ hoặc các bậc Tôn trưởng trong Thiền lâm. Cách hành

pháp cụ thể như sau: Tư thế đầu tiên là trải tọa cụ ra và quỳ

lễ trên đó. Nếu sư phụ ngăn lại thì ở trong tư thế gấp đôi tọa

cụ, cúi mình thưa lên sự việc. Đây là lần triển thứ nhất. Sau

đó có sự biểu hiện trải tọa cụ ra một lần nữa cũng bị ngăn và

lại trong tư thế xếp tọa cụ, bày tỏ tâm tình. Đây là lần triển thứ hai. Sau cùng, tay cầm tọa cụ dập xuống đất 3 lần. Thế là

đã hoàn thành nghi lễ nhị triển tam bái.

Lưỡng tự (兩序) (S. 19): sau khi Hoài Hải cải cách quy chế

Thiền tông, Lưỡng tự đã trở thành tên gọi chung cho những vị

tăng có chức trách trong thiền tự, còn gọi là “Lưỡng ban”, ý

này lấy theo cách thức hai ban Văn, Võ của các quan chức

trong triều đình. Dưới trụ trì thiết lập hai ban Đông tự và Tây

tự. Tây tự quản lý sự vụ tôn giáo, tuyển ra những vị song

toàn về giới đức và học vấn đảm trách, gọi là Đầu thủ, bao

gồm sáu chức vụ: Thủ tọa, Thư ký, Tri tạng, Tri khách, Tri

dục, Tri điện. Đông tự trông coi những công việc trong sinh

hoạt hằng ngày, tuyển chọn những vị tinh thông việc đời đảm

trách, gọi là Tri sự, bao gồm sáu chức: Đô tự, Giám tự, Phó

tự, Duy na, Điển tọa, Trực tuế.



M

Ma chướng (魔障skt: Mara), dịch âm Ma-la, nghĩa là ác ma,

chỉ cho những chướng ngại do ác ma gây ra.

Ma-da phu nhân (摩耶夫人): Ma-da (Skt, P : Mahamaya), cũng

còn gọi là ma-ha ma-da, dịch theo âm là Đại ảo hóa, Đại thuật,

Diệu, là mẹ đẻ của Thế Tôn, là hoàng phi của chủ thành Ca-tỳ-

la-vệ Tịnh Phạn vương. Theo tập tục thời đó, bà phải về nhà mẹ

chờ sanh nở, nửa đường dừng nghỉ mệt tại vườn Lâm-tỳ-ni

(Lumbini) thành Thiên Tý của cha mà sanh ra Thế Tôn. Bảy

ngày sau thì bà mất, được sanh về cõi trời Đao Lợi.

Ma đầu (磨頭): Cũng gọi Ma chủ. Chức vụ trông nom nhà giã

gạo trong Thiền lâm.


Ma-ha-ba-xà-ba-đề (摩訶波闍波提: Skt: Mahaprajapati, P:

Mahapajapati), gọi gọn là Ba-xà-ba-đề, dịch theo ý là Đại Ái

Đạo, Đại Thắng linh chúa, Đại Thế chúa v.v… lại cũng gọi

là phu nhân Ba-đề, là em của phu nhân Ma-da, con gái của

vua Thiên Giác ở thành Thiên Tý cổ Ấn Độ, là dì của Thế

Tôn đã thay chị nuôi dưỡng Thế Tôn khi chị bà là mẹ của

Thế Tôn qua đời sau khi sanh đức Phật được 7 ngày.

Ma-ha bát-nhã Ba-la-mật (摩訶般若波羅蜜) (S. 332): dịch

âm của tiếng Phạn Mahaprajđaparamita, dịch ý là “trí tuệ lớn

đến bờ kia”, là một trong sáu độ.

Ma-ha-tát (摩訶薩) (S. 332): gọi tắt của Ma-ha-tát-đỏa. Ma-

ha dịch ý là lớn, Tát-đỏa dịch là tâm hoặc là chúng sanh, hợp

hai từ lại là tâm lớn hay chúng sanh lớn, gọi chung là Bồ-tát.

Ma-ha-tăng-kỳ (摩訶僧祇): tức là Ma-ha-tăng-kỳ luật (Skt:

mahasan ghavinya), dịch theo ý là đại chúng luật, là Luật

tạng do bộ phái Phật giáo đại chúng bộ sở truyền, nội dung

phân ra tỉ-kheo giới pháp (35 quyển đầu) và tỉ-kheo-ni giới

pháp (5 quyển sau).

Ma-kiệt-đà (摩竭陀 ; Skt, P: magadha) Vương quốc ở Bắc Ấn

Ðộ trong thời Phật Thích-ca tại thế. Các kinh đô lần lượt là

Vương xá (skt: rājagṛha) và Hoa Thị thành (skt: pāṭaliputra).

Vua nước Ma-kiệt-đà là Tần-bà-sa-la (skt, p: bimbisāra) và con

trai là A-xà-thế (skt: ajātaśatru), sau đó đến A-dục vương (skt:

aśoka). Ma-kiệt-đà được xem là nơi phát sinh Phật giáo, sau

hội nghị Kết tập lần thứ 3, giáo pháp đã từ đây truyền qua các

vùng khác của Ấn Ðộ. Dưới thời A-dục vương, Ma-kiệt-đà có

diện tích lớn nhất.

Ma-kiệt-đề quốc A-lan-nhã ((摩竭提國阿蘭若): Skt: aranya,

P: aranna). Cũng còn gọi là A-luyện-nhã, A-luyện-nhứ, A-

lan-na, A-lan-noa, thường gọi tắt là Lan-nhã, dịch theo ý là sơn lâm hoang dã, chỉ chỗ tịch tịnh thích hợp cho người xuất

gia tu hành, sau chuyển rộng nghĩa chỉ chung cho ngôi chùa.

Ma sự (魔事) (S. 367): sự việc do ác ma gây ra.

Mã Thắng (馬勝 S. Aśvajit, P. Assaji) cũng gọi là Mã sư, A-

thuyết-thị. Đệ tử của đức Phật, là một trong năm vị tỉ-kheo

được Phật hóa độ đầu tiên ở vườn Lộc dã. Ngài có thân tướng

uy nghi đoan chính, ai cũng thích nhìn.

Mã Tổ ((馬祖): gọi đủ là Mã Tổ Đạo Nhất (709 – 788) là tăng

nhân đời Đường, pháp tự của Nam Nhạc Hoài Nhượng, pháp

tịch thật long thạnh, chủ trương “Bình thường tâm thị đạo”,

“Tức tâm thị Phật”, có 39 đại đệ tử trong đó nổi danh nhất là

Bách Trượng Hoài Hải, Nam Tuyền Phổ Nguyện, Đại Châu

Huệ Hải, Đại Mai Pháp Thường.

Mạn pháp (慢法) (S. 84): kiêu mạn vô lễ, không tôn trọng

Phật pháp.

Mật Am (密菴)): tức là Thiền sư Hàm Kiệt đời Tống, họ

Đặng, hiệu Mật Am, người Phước Châu.

Miễn đinh do (免丁由): Tăng nhân được miễn việc lao động

như thường dân phải nạp tiền cho quan chức. Quan thu tiền

xong, cấp giấy chứng nhận (biên lai) để làm bằng chứng, gọi là

miễn đinh do.

Minh bản tam hạ ((鳴板三下): đánh bản 3 tiếng. Bản (板)

cũng viết là (版) hay (鈑). Bản được treo ở một chỗ nhất định

trong tự viện để đánh lên báo thời khắc, hoặc được đánh lên

làm hiệu trong các buổi pháp hội. Bản thường làm bằng cây,

trên mặt có viết các bài kệ như “sanh tử sự đại” chẳng hạn,

gồm mấy câu chủ yếu “cẩn bạch đại chúng, sanh tử sự đại,

vô thường tấn tốc, thận vật phóng dật”. Cũng có một số thật

ít làm bằng đồng, lại theo hình trạng của bản mà có vân bản và ngư bản. Trong Thiền lâm thì có đại bản và tiểu bản,

riêng từ “trường bản” không phải là tên một loại bản, mà là

chỉ cách đánh bản hồi dài. Bản treo tại khố ty có phần to hơn

bản ở các đường và các liêu nên gọi là đại bản, còn bản treo

ngoài liêu xá thì gọi là ngoại bản. Tùy theo được treo ở đâu

mà ta có phương trượng bản, liêu bản, thủ tọa bản, chiếu

đường bản, v.v…

Minh cổ nhất thông (鳴皷一通): đánh một hồi trống. Còn

minh cổ nhất hạ là đánh một tiếng trống.

Minh quyền (冥權) (S.165): phương tiện quyền xảo của chư

Phật, Bồ-tát nhằm tế độ cho những người trong cõi U minh.

Mông đường (??) (S. 31): thiền lâm gọi nơi tịnh dưỡng của

các vị đã thoái chức thuộc Lưỡng tự là Mông đường. Nhân

đây cũng gọi những vị tăng chấp sự đã thoái chức là Mông

đường.


Mục Châu (睦州) (S. 222): tức thiền sư Đạo Minh đời Đường.

Ngài họ Trần, sau khi xuất gia, đã đắc đạo với thiền sư Hoàng

Bá Hi Vận. Nhân vì Ngài là người Mục Châu (nay là vùng đất

của ba huyện Đồng Lư, Kiến Đức và Thuần An thuộc Tỉnh

Chiết Giang), lại có thời gian dài hoằng pháp ở Mục Châu cho

nên người đời gọi Ngài là Mục Châu.

Mục tử (目子) (S. 25): sắp xếp, trình bày những đề mục có

liên quan thành bảng danh sách hoặc đề cương.

Mục vương (??): tức Chu Mục Vương, là con của Chu

Chiêu Vương tên là Mãn. Sau khi lên ngôi, đi xe 8 ngựa

mạnh chinh Tây, vui mà quên quay về, chư hầu phần đông

triều phục nước Từ. Vương lo sợ dong ruổi quay về ra lệnh

cho Sở diệt Từ.. Sau chinh phục Khuyển Nhung quay về, từ

đó không chinh phạt nữa. Tại vị 55 năm.

Muội nhân quả (昧因果): mờ nhân quả, tức là chối bỏ nhân

quả, không sợ luật nhân quả.




tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương