SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang46/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50
Đ

Đái hành tăng hành (帶行僧行): là các tăng nhân mà người

chủ tang mang theo từ chùa nhà đến chùa có tang để phục thị

cho mình.

Đái hành tri sự (帶行知事): là tri sự mà trụ trì mang theo

mỗi khi ra khỏi chùa đi đến nơi nào.

Đại bi chú (大悲咒; Skt: Mahakarunikacitta dharani), lại

cũng gọi là Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại

thần chú, Quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm Đà-ra-ni.

Đại bi tâm Đà-ra-ni, tức đại chú biểu thị công đức nội chứng

của thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát. Toàn văn của

chú này gồm 84 câu, đọc chú này được sanh vào 15 thiện

sanh, không phải chịu 15 ác tử. Hơn nữa, tụng chú này 108

biến thì mọi phiền não tội chướng cho đến tội nặng ngũ

nghịch đều tiêu trừ mà thân – khẩu – ý cũng được thanh tịnh.

Đại Châu (大珠): tăng nhân đời Đường tên Huệ Hải, pháp tự

của Mã Tổ Đạo Nhất, từng soạn quyển “Đốn ngộ nhập đạo

yếu môn luận”. Nhân vì Mã Tổ Đạo Nhất khen Huệ Hải là

viên ngọc tròn sáng (Viên Minh) nên đời gọi ngài là Hòa

thượng Đại Châu.

Đại chúng (大眾) (S. 24): dịch nghĩa của tiếng Phạn

Mahàsamgha. Trong kinh thường chỉ cho tất cả Thánh Hiền,

trừ Đức Phật. Trong Thiền lâm thường chỉ cho tất cả Tăng

chúng, trừ Trụ trì và Lưỡng tự.

Đại dạ (大夜): đêm cuối cùng quàn quan tài tại chùa để qua

sáng hôm sau là đưa đi hỏa táng.

Đại định (大定; P: mahaggata-samadhi): đối với tiểu định của

dục giới mà nói thì bổn định thiện căn hữu lậu của sắc giới và vô sắc giới là đại định. Lại chỉ cho một trong tam đức của Phật

là đại định, đại trí, đại bi. Tâm Phật trong sáng gọi là đại định.

Đại đức (大德): nguyên là tiếng gọi đức Phật trong các kinh

Phật, sau chuyển nghĩa chỉ cho tăng nhân đạo cao đức trọng,

còn ở Việt Nam ta thì chuyển nghĩa chỉ cho bậc tu sĩ thấp

đứng sau cương vị Thượng tọa.

Đại Hân (大訴) (1284-1344) Vị thiền tăng phái Đại Tuệ thuộc

tông Lâm Tế sống vào đời Nguyên. Người Giang châu, họ

Trần, tự Tiếu ẩn. Sư xuất gia từ thuở nhỏ ở viện Thủy lục tại

quận nhà. Lớn lên, sư thông suốt cả nội và ngoại học. Mới đầu

sư tham vấn ngài Nhất sơn liễu vạn ở chùa khai tiên tại Lư sơn,

không hợp. Sau đến học ngài Hối cơ nguyên hi ở núi Bách

trượng và được nối pháp. Sau đó, sư lại tham yết ngài Trung

phong minh bản ở núi Thiên mục. Về sau, sư từng trụ trì các

ngôi chùa danh tiếng như: Giang tâm ở Vĩnh gia, Linh ẩn ở

Tiền đường v.v…, người đến tham học rất đông, cực thịnh một

thời. Vua Văn tông thỉnh sư vào cung hỏi đạo và ban hiệu:

Quảng chi toàn ngộ đại thiền sư. Vua Thuận đế đãi ngộ sư rất

trọng hậu và xin sư sửa chữa Bách trượng thanh quy. Năm Chí

nguyên thứ 2 (1336), sư được ban cho hiệu là: “Thích giáo tông

chủ”, trông coi năm chùa. Năm Chí nguyên thứ 4 sư tịch, thọ

sáu mươi mốt tuổi. Tác phẩm có: Tứ hoại ngữ lục, Bồ thất tập,

đồng thời sửa lại Sắc tu Bách trượng thanh quy 8 quyển.

Đại Huệ Thiền sư (大惠禪師) (S. 63): đáng lẽ là Đại Huệ

Thiền Sư (大慧禪師), tên Tông Cảo, tự Đàm Hối, hiệu Diệu

Hỷ. Vào thời vua Cao Tông và Hiếu Tông đời Nam Tống,

Ngài được sắc phong làm trụ trì chùa Kính Sơn–Hàng Châu,

giáo hóa rất nhiều đồ chúng. Sau khi viên tịch Ngài được ban

hiệu Phổ Giác, sau đổi lại là Đại Huệ. Trước tác gồm có 30

quyển ngữ lục, được đưa vào Đại Tạng Kinh.
Đại Nguyên quốc tự (大元國字): chỉ chữ quốc gia của nhà

Đại Nguyên, tức là chữ Mông Cổ. Tuy nhiên trong thời gian

cai trị Trung Quốc, cũng như nhà Đại Thanh, nhà Nguyên chủ

yếu cũng chỉ dùng chữ Hán mà thôi.

Đại Phật bửu điện (大佛宝殿): cũng còn gọi là Đại Hùng

bửu điện, là điện thờ tượng Phật thật to, tức chánh điện.

Đại Quan nguyên niên (大觀元年): năm đầu niên hiệu của

Tống Huy Tông (1107).

Đại triển tam bái (大展三拜): cũng còn gọi là lưỡng triển

tam bái, là lễ tiết bái kiến sư phụ hay bậc tôn trưởng trong

chùa Thiền lâm. Cách thể hiện cụ thể như sau:- Trước hết

trải tọa cụ chuẩn bị lạy. Nếu sư gia ngăn lại miễn lễ thì gấp

tọa cụ lại, cúc cung kể lể sự tình: đó là nhất triển.- Lại biểu

thị tư thế trải tọa cụ lần thứ 2. Lại bị ngăn lại thì cũng lại

biểu thị tư thế gấp tọa cụ lại, kể chuyện nóng lạnh xã giao

tâm tình: đó là lưỡng triển.- Sau cùng lấy tay cầm tọa cụ đó

gấp lại giập xuống đất 3 cái biểu thị trí ý lạy 3 lạy: đó là

hoàn thành 2 lần trải tọa cụ, 3 lần lạy vậy.

Đại xuyên (大川) đàm châu đại xuyên thiền sư 潭州大川禪師

Đàm hoa ((曇花; Skt: va-udumbara, P: udumbara) gọi đủ là

Ưu-đàm-bát-la hoa, cũng còn gọi là ưu-đàm-ba hoa, ưu-đàm

hoa v.v… ý dịch là không thoại hoa, không khởi hoa. Theo

Tuệ Châu âm nghĩa quyển 8 thì đây là hoa thiêng mà trên

trời – dưới đất không có, đây là loài hoa sở cảm điềm lành

rất linh dị, khi nào có Như Lai hạ sanh thì mới cảm được loài

hoa này xuất hiện.

Đàn-na (檀那((S. 56): tức Đàn Việt, còn dịch là Đà Na.

Đàn thiên, kích (chiết) tiểu, thán đại, bao viên [彈偏擊(

折) 小歎大褒圓]: gọi tắt là đàn thiên, chiết (kích) tiểu. Đàn

hàm ý là đàn xích, bài xích. Thiên có nghĩa là giáo pháp

thiên lệch quyền tạm, chứ không phải viên dung cứu cánh.

Chiết hàm ý là bẻ gãy, tiểu là chỉ cho Tiểu thừa giáo, hoặc

giáo thuyết hay tư tưởng nông cạn hẹp hòi. Thán tức là xưng

thán, khen dồi. Đại là chỉ cho Đại thừa giáo, hoặc tư tưởng

hay giáo pháp sâu rộng viên dung không thiên lệch. Bao tức

là khen lao. Viên là chỉ cho viên giác. Thiên Thai tông đem

một đời thuyết pháp của Phật Đà chia ra 5 thời, tám giáo.

Năm thời là Hoa Nghiêm thời, Lộc Uyển thời, Phương Đẳng

thời, Bát Nhã thời và Pháp Hoa Niết Bàn thời. Thiên Thai

tông cho rằng đặc điểm của Phương Đẳng thời là ở “đàn

thiên, chiết (kích) tiểu, thán đại, bao viên”, nói chung là bài

xích tính cách thiên lệch nông cạn chẳng rốt ráo của tam giáo

“Tạng – Thông – Biệt” mà khen dồi diệu nghĩa thâm sâu

viên dung của Viên giáo.

Đàn tràng (壇場): có 2 nghĩa: a/ Chỉ cái đàn mà Phật gia lập

ra để làm lễ, thuyết giáo pháp. b/ Mạn-đồ-la của Mật giáo,

nghĩa như đạo tràng (Skt: mandala). Trong ngữ cảnh bài Kỳ

đảo này thì đàn tràng có nghĩa thứ nhất.

Đàn việt (檀越) (S. 28): dịch nghĩa của tiếng Phạn Danapati,

còn dịch là Thí chủ, dịch âm Đà-na-bát-để, chỉ cho tín đồ cư

sĩ cúng thí tài vật và thức ăn cho tự viện hoặc tăng chúng,

nhờ thế mà vượt qua khổ đau.

Đán quá (旦過): là từ gọi tắt của đán quá liêu, tức là liêu xá mà

chùa Thiền lâm cung ứng cho tăng du phương chỉ ghé tham quan

chùa trong đôi ngày rồi ra đi, chứ không dừng trụ lâu
Đán vọng (旦望) (S. 23): theo Am lịch, ngày đầu tiên của

mỗi tháng gọi là Sóc nhật, còn gọi là Đán; ngày 15 gọi là

Vọng. Đán vọng tức là ngày mồng 1 và 15 âm lịch, còn gọi là

Sóc vọng.

Đao Lợi thiên (忉利天;; Skt: Trayastrimsa, P: Tavatimsa),

dịch theo âm là Đa-la-dạ-đăng-lăng-xá, lại cũng gọi là cõi

trời 33. Trong vũ trụ quan của Phật giáo thì trời này ở tầng

thứ 2 trong 6 tầng của Dục giới, là cõi trời mà Đế Thích cư

ngụ, tọa lạc trên đỉnh núi Tu-di.

Đào thải đệ tử (淘汰第子): đào thải nghĩa là đuổi bỏ, gột

rửa. Đào thải đệ tử chỉ cho việc dùng tư tưởng Đại thừa để

gột rửa các chấp pháp tu Thanh văn Tiểu thừa của đệ tử để tu

Đại thừa.

Đảo nhương (禱禳): nghĩa cũng như kỳ đảo, tức là cúng

kiếng cầu xin trời Phật gia hộ cho tai qua nạn khỏi.

Đạo, lộ (道,路): trong ngữ cảnh ở bài thiên thu tiết này, thì 2

từ đạo và lộ là chỉ 2 đơn vị địa lý hành chính, tùy thời có

cương vị và bề thế khác nhau, đại khái theo thứ tự huyện –

đạo – lộ. Nhà Đường chia nước làm 10 lộ đạo, bốn phía của

một khu vực lớn chia ra Đông – Tây – Nam – Bắc lộ.

Đạo Nhất (道一) (709-788) Thiền tăng nổi tiếng đời Đường,

họ Mã, tên Đạo Nhất, hoặc được gọi “Mã Tổ Đạo Nhất”, người

huyện Thập Phương, Hán Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên)

Trung Quốc. Sư xuất gia nơi Hoà thượng Đường ở Tứ Châu,

thụ giới cụ túc nơi luật sư Viên ở Du Châu. Sư tập thiền ở viện

truyền pháp tại Hành sơn, thờ Thiền sư Hoài Nhượng làm thầy,

theo hầu suốt 10 năm, được truyền tâm ấn. Sư đến ngọn núi

Phật Tích ở Kiến Dương, Lâm Xuyên, núi Cung Công ở Nam

Khang để hoằng truyền thiền pháp. Khoảng niên hiệu Đại Lịch

(766-779), sư ở chùa Khai Nguyên tại Chung Lăng, học giả

bốn phương vân tập, là 1 trong những trung tâm truyền bá thiền

pháp lớn nhất trong nước thời ấy. Chủ trương: “Ngoài tâm

không có Phật nào khác, ngoài Phật không có tâm nào khác”.

Thuỵ hiệu: Đại Tịch Thiền sư.

Đạo tràng ((道場): bao hàm nhiều nghĩa, trong ngữ cảnh bài

này là chỉ tên riêng của tổng tự viện.

Đạt-ma (達磨) (S. 17): gọi đủ là Bồ-đề-đạt-ma (skt:

Bodhidharma), dịch ý là Đạo pháp. Trong đó Ma (磨) còn

dịch là Ma (摩). Vị tăng người Nam Thiên Trúc (nay là miền

Nam Ấn Độ) đến Quảng Châu bằng đường biển, vào cuối đời

Tống thuộc Nam Triều (có thuyết nói là vào thời Lương Vũ

Đế). Sau chuyển đến Bắc Ngụy, vân du các nơi như Lạc

Dương, Tung Sơn v.v… và truyền bá thiền học, đề xướng ra

phương pháp tu hành lý nhập và hành nhập. Về sau truyền

trao y, pháp cho Huệ Khả. Thiền tông đời sau tôn Ngài làm

Tổ thứ 28 của Thiền tông Tây Thiên Ấn Độ, đồng thời là sơ

Tổ của Thiền tông Đông Độ Trung Hoa. Vua nhà Đường ban

cho Ngài thuỵ hiệu là Viên Giác Thiền Sư.

Đặc vị vị (特為位): người ngồi đối diện với vị trụ trì buổi lễ

(thường là vị phương trượng) gọi là đặc vị vị.

Đâu Suất thiên ((兜率天): Đâu Suất (Skt: Tusita, P: Tusita),

tên Tây Tạng là Dgah-ldan. Cũng còn gọi là Đô Suất thiên,

Đô Thuật thiên, Đâu Suất Đà thiên, Đâu Suất Đa thiên v.v…

dịch theo ý là Tri Túc thiên, Diệu Túc thiên, Hỉ Túc thiên, Hỉ

Lạc thiên, là tầng trời thứ tư của 6 tầng trời trong cõi Dục.

Đầu thủ (頭首)): là chức vụ chủ yếu của Tây tự trong chùa

Thiền lâm, mà nhiệm vụ chính là thống lý đại chúng, nói rõ

hơn 6 vị lãnh đạo bên Tây tự là thủ tọa, thư ký, tạng chủ, tri

khách, dục chủ, khố đầu; gọi chung là lục đầu thủ.
Đế hợp tế ((禘祫祭): tế đế và tế hợp. Tế đế có 3 loại là thời đế

– ân đế và đại đế. Thời đế là tế theo 4 mùa trong năm, mùa

xuân tế dược, mùa hè tế đế, mùa thu tế thường, mùa đông tế

chưng. Tế hợp là hợp chung tiên tổ thân sơ, gần xa mà tế.

Đế sư (帝師): nghĩa đen là thầy Hoàng đế, là tên chức quan

thống lãnh tăng ni trong thiên hạ của nhà Nguyên. Năm đầu

Nguyên Thế Tổ Chí Nguyên (1254) sắc phong cao tăng Bát

Tư-ba của phái Tát-già Phật giáo Tây Tạng (Tạng văn là Sa-

skya-pa) làm quốc sư thống lãnh Tổng Chế viện (sau đổi lại

là Tuyên Chính viện) sự. Đến năm thứ 7 đời Chí Nguyên [có

thuyết nói năm đầu Trung Thống (1260)] thăng hiệu Đế sư

thống lãnh 2 quyền to của Tây Tạng là Chính và Giáo. Về

sau, hễ nói đến chức Đế sư là thống lãnh Tuyên Chính viện

sự, trật ngang nhất phẩm, được ban cho ấn ngọc. Đế sư chứng

nhận đăng quang nên mới nói là trên cả vua, đến cuối đời

Chí Nguyên mới phế bỏ chức này.

Đế thích (帝釋): gọi đủ là Đế Thích thiên (skt: Sakra

Devanam-Indra), dịch theo âm là Thích Già-đề-hoàn Nhân

Đà-la, gọi tắt là Thích Đề-hoàn Nhân, Thích Già-đề-bà. Lại

cũng gọi là Thiên Đế Thích, Thiên chủ, hoặc Nhân-đà-la,

Kiều-thi-già, Dà-bà-dà v.v… nguyên là vị thần của Ấn Độ

giáo, về sau gia nhập Phật giáo tu hạnh bố thí phước đức

được sanh lên cõi trời Đao-lợi, làm chúa tầng trời 33.

Địch nghiệp ((敵業) (S. 367): Địch có hàm nghĩa chống lại,

triệt tiêu. Địch nghiệp giống như nói chống lại hoặc tiêu trừ

nghiệp chướng.

Điểm thang (點湯) (S.80): nghi thức dâng nước uống trong

Thiền lâm, như nước nấu từ gạo, bảy loại hương v.v...


Điền y (田衣) (S. 336): tên khác của ca-sa, hình dáng y ca-sa

được cắt theo chiều ngang, dọc; không thừa không thiếu

giống như thửa ruộng nên gọi là Điền y.

Điển tọa (典座) chức vụ của vị tăng phụ trách việc ăn uống

của đại chúng trong tùng lâm, là một trong sáu vị tri sự thuộc

Đông tự. Chức vụ này tuy lo việc ăn uống lặt vặt, nhưng từ xưa

đã rất được coi trọng và thường thỉnh cử vị tăng đức hạnh cao

khiết đảm nhiệm. Bởi vì công việc này cũng là một phương

pháp tu trì, nếu giao cho một người không có tâm đạo phụ trách

thì chỉ luống công vô ích.

Điện hạ (殿下): nghĩa đen là dưới điện. Hoàng thái tử cư trú

tại điện các, khi giao tiếp với thái tử thì mọi người gọi ngài là

điện hạ, ý khiêm nhường tôn kính là mình chỉ dám nói

chuyện với phía dưới điện, chân điện chứ không dám tiếp

xúc trực tiếp. Đây cũng là ý tôn xưng ở các từ bệ hạ, các hạ.

Điện hạ tiếng Pháp gọi là Son Excellence.

Định (定) (S. 365): chỉ thiền định. Thông qua sự tinh cần tu

tập khiến cho tâm an trú vào trong một cảnh giới nhất định.

Định huệ kiêm tu (定慧兼修): cũng còn gọi là định huệ

đẳng trì, ý nói là phải vận dụng giữa thiền định và trí huệ

bằng nhau, song vận tịnh tu chẳng phân biệt nặng nhẹ, trước

sau. Bởi vì tự tánh có thể là định, dụng là huệ có quan hệ với

nhau. Thể tức là dụng, mà huệ chẳng rời định. Dụng tức là

thể, mà định không rời huệ.

Định Lâm tự (定林寺): chùa do Huệ Giác xây vào đầu niên

hiệu Nguyên Hỉ đời Lưu Tống Nam triều.Năm Lương Đại

Thánh thứ 2 (528), Đạt Ma thị tịch chôn ở núi Hùng Nhĩ và

xây tháp ở chùa Định Lâm này.

Định thủy (定水) (S. 367): ví cho tâm định vắng lặng, giống

như mặt nước lắng trong không một gợn sóng.

Đoạn Kiều (斷橋) (S. 244): thiền sư Diệu Luân đời Tống, tự

Đoạn Kiều, hiệu Tùng Sơn Tử, họ Từ, người Hoàng Nham tỉnh

Chiết Giang. Ngài từng trụ trì nhiều ngôi chùa nổi tiếng, viên

tịch vào năm thứ hai niên hiệu Cảnh Định (năm 1261 CN).

Đô giám tự (都監寺) (S. 250): cũng gọi là Giám viện, Viện

chủ, Chủ thủ là một trong sáu vị tri sự thuộc Đông tự của

thiền lâm. Trước khi chưa có Đô tự, vị này quản lí tất cả

những việc trong chùa; về sau mới lập thêm chức Đô tự thì

vị này phụ tá cho Đô tự.

Đô tự (都寺): gọi đủ là đô giám tự, là một trong sáu vị tri sự

của Đông tự chùa Thiền lâm, cương vị trên giám tự, là tổng

quản của các giám tự, còn gọi là đô tổng hay đô thủ.

Độ điệp (度牒?) (S. 253): tăng tịch tùy thân do quan phủ cấp

cho tăng ni hợp pháp.

Đối xúc lễ (對觸礼): hai người đối diện nhau cùng giập tọa

cụ xuống nền trí ý lạy chào nhau.

Đông đường (東堂) (S.131): chỗ của các vị đã từng làm trụ

trì trước đây, sau khi thoái chức lui về an dưỡng, gọi là Đông

đường, cũng gọi là Đông am.

Đông Sơn Diễn Tổ (東山演祖) (S.227): thiền sư Pháp Diễn

đời Tống, họ Đặng người Miên Châu (nay thuộc vùng Miên

Dương, Tứ Xuyên). Ngài đã hoằng pháp một thời gian dài ở tổ

đình thiền tông tại Đông Sơn-Kì Châu, (nay thuộc phía Đông

Kì Xuân, Hồ Bắc), nơi đây hưng thịnh một thời, người đời gọi

Ngài là Đông Sơn Diễn Tổ hoặc là Ngũ Tổ Thiền Sư.
Đông tự (東序): là ban vị đứng ở mé bên Đông của Phật điện,

pháp đường, chỉ tăng chúng thông hiểu thế pháp, tức chỉ tri sự,

tri sự vị. Đứng ở bên mé Tây thì gọi là Tây tự, chỉ người giỏi

học vấn và đầy đủ đạo đức, tức đầu thủ, đầu thủ vị. Lại cũng

đứng bên Đông tự là lục tri sự gồm: đô tự, giám tự, phó tự,

duy-na, điển tọa, trực tuế, gọi là Đông tự tri sự.

Đồng hành (童行): thông thường chỉ cho các thiếu nhi chưa

hoàn toàn thế phát, đầu còn chừa chỏm tóc trong chùa Thiền

lâm (chú điệu). Tuy nhiên từ đồng hành trong ngữ cảnh bài

này chỉ cho các hành giả nói chung trong chùa Thiền lâm,

không kể là lớn bé.

Đồng văn (同文): nghĩa đen là cùng một thứ văn tự, tức là

chỉ toàn thể nhân dân Trung Quốc những người cùng dùng

một thứ chữ Hán vậy.

Đới hành Tri sự (帶行知事) (S. 88): tri sự theo trụ trì ra ngoài.

Đơn liêu (單寮) (S. 31): đơn liêu là phòng một người ở trong

tăng xá. Các Đầu thủ, Tri sự sau khi thoái chức, những vị

danh đức ở Tây đường, cho đến Thủ tọa đương nhiệm đều có

thể ở đơn liêu. Cho nên dùng Đơn liêu gọi thay cho các vị

Thủ tọa, các vị danh đức và Đầu thủ, Tri sự đã thôi chức ở tại

phòng đơn này.

Đơn vị (單位) (S. 349): chỗ ngồi có dán tên của mình trong

Thiền đường.

Đức Huy (德煇) vị thiền tăng thuộc tông Lâm tế sống vào đời

Nguyên, hiệu là Đông dương. Năm Thiên lịch thứ 2 (1329) đời

vua Minh tông, sư trông coi chùa Bách Trượng. Niên hiệu Chí

thuận năm đầu (1330) đời vua văn tông, sư làm lại nhà pháp

đường. Niên hiệu Chí nguyên năm đầu (1335), sư phụng mệnh

vua biên tập lại Bách trượng thanh quy và năm sau cho phổ
biến khắp các tùng lâm trong nước, được vua ban hiệu là:

“Quảng tuệ thiền sư”. Năm sinh năm mất và quê quán của sư

đều không được rõ. Trong mục lục của tăng tập lục truyền đăng

lục quyển 4, có nêu tên mười vị nối pháp ngài Hối cơ Nguyên

hi thuộc phái ngài đại tuệ Tông cảo đời thứ năm, trong đó có

tên thiền sư Đông Dương Đức Huy ở Đông lâm, nhưng chưa

chép tiểu sử của sư.

Đương cơ (當機) (S. 47): Phật Tổ khi thuyết pháp luôn liên

hệ chặt chẽ đến khí chất, đặc điểm của chúng sanh, hầu đem

lại lợi ích cho họ, gọi là “Đương cơ”. Về sau dùng “Đương

cơ” chỉ cho việc thuyết pháp trước đại chúng.

Đương đại (當代) (S.100): ý nói người đang nhậm chức.

Đương đại trụ trì (當代住持): tức trụ trì đang còn tại chức là

từ phản nghĩa của thoái chức trụ trì.

Đường chủ (堂主) Gọi đủ: Diên thọ đường chủ. Chức vụ trông

coi tất cả việc trong Diên thọ đường (phòng chữa và dưỡng

bệnh). Điều Diên thọ đường chủ tịnh đầu trong Thiền uyển

thanh quy quyển 4 (Vạn tục 111, 449hạ), nói: “Khi tuyển chức

vụ Đường chủ, phải thỉnh người có lòng rộng lượng, nhẫn nại,

chịu khó, đạo niệm chu toàn, chăm nuôi, an úy bệnh tăng, biết

rõ nhân quả”. Ngoài ra, những người trông coi các việc khác

cũng gọi là Đường chủ, như: Thủy lục đường chủ, La hán

đường chủ. Nhưng danh từ Đường chủ đây chỉ đặc biệt chỉ cho

Diên thọ đường chủ là dùng tên chung là tên riêng.

Đường đầu Hòa thượng ((堂頭和尚): Đường đầu là tên gọi

khác của phương trượng, cho nên mới dùng từ Đường đầu

Hòa thượng để chỉ cho phương trượng tức là trụ trì.

Đường ty (堂司) (S. 24): tên riêng của liêu Duy na trong

Thiền lâm. Vì Duy-na quản lý các sự việc trong Tăng đường,

nên gọi tên phòng ở của Ngài là Đường ty. Vì lý do đó nên lấy tên Đường ty chỉ cho Duy na. Người giúp việc cho Duy na

ở Đường ty gọi là Đường ty hành giả.

Đường ty hành giả ((堂司行者): đường ty là một trong sáu tri

sự, cũng còn gọi là duy-na, phụ trách chỉ đạo tăng chúng tại

tăng đường. Liêu thất của duy-na gọi là đường ty, vị dịch

tăng chưởng quản tạp vụ dưới quyền duy-na, gọi là đường ty

hành giả hay đường hành.



E

Ế lý chi thần (瘞履之辰): ngày chôn dép. Tương truyền khi

Đạt Ma viên tịch được chôn ở núi Hoàng Nhĩ, nhưng khi

Tống Vân đi sứ về tới Thông Lĩnh (Pamir) thì gặp Đạt Ma vai

vác gậy xỏ một chiếc dép đi về Tây nên về báo lại với vua.

Vua sinh nghi cho khai quật mộ thì thấy trong áo quan chỉ

còn lại một chiếc dép. Do đó cụm từ ngày chôn dép chỉ ngày

sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua đời.



G

Gia pháp (家法): trong ngữ cảnh bài này chỉ môn phong và qui

củ do trụ trì thiết lập, hình thành tại một ngôi chùa nào đó.

Già-đà (伽陀: Skt, p: gatha) là một trong 12 thể loại kinh, cũng

còn gọi là già-tha, kệ, dịch theo ý là phúng tụng, kệ tụng, cô khởi

tụng, bất trùng tụng kệ, là thể văn vần, thi ca của Phật giáo.

Già-lam ((伽藍)) (S. 55): tiếng gọi tắt của Thần Già-lam, vị thần

hộ trì Già-lam (tự viện). Kinh Phật nói có 18 loại thần giữ gìn

bảo hộ Già-lam. Nhưng từ sau đời Nguyên, Minh các chùa đa

số gọi Quan Vũ-vị tướng nhà Hán-là Thần Già-lam.

Giác (覺) (S. 365): có hai nghĩa: giác ngộ và giác sát. Ở đây

chỉ giác sát, tức là biết rõ việc xấu.

Giác hoa (覺華): chỉ cho chân giác. Giác tức là trí huệ, trí

huệ mở như hoa nở, nên gọi trí huệ là giác hoa.

Giác hoàng (覺皇): vua giác ngộ, tức là chỉ đức Phật.

Giác linh (覺灵): tiếng gọi tôn vọng linh hồn người chết, ý nói

linh hồn này đã giác ngộ không còn mê muội nữa, về sau

chuyển nghĩa chỉ vị Hòa thượng qua đời.

Giác tự, giác tha (覺自覺他): cũng còn nói là tự giác – giác

tha, chỉ cho Bồ-tát Đại thừa tu hành tự mình giác ngộ, lại còn

giúp cho kẻ khác giác ngộ nữa, nhưng chỉ có Phật mới đạt

được cảnh giới tự giác – giác tha – giác hạnh viên mãn.

Giám viện (監院) tức giám tự, viện chủ, chủ thủ, tự chủ. Chức

vụ lãnh đạo chúng tăng và giám sát các việc trong chùa. Một

trong sáu chức Tri sự của Thiền tông, đứng sau chức Đô tự.

Giang hồ (江湖) (S. 91): có hai cách giải thích: 1. Giang Tây

và Hồ Nam là những nơi Thiền tông cực thịnh, do đó chỉ

chung cho các đệ tử Thiền tông là giang hồ. 2. Giang Hồ là

nơi kẻ sĩ ẩn dật. Ở đây chỉ hạng người thứ hai là những vị cao

tăng ở các ngôi chùa lớn thuộc những núi danh tiếng, không

màng thế sự, cũng gọi là chúng Giang hồ.

Giang Tây (江西): vùng đất đối xứng với Giang Đông của

nước Sở.

Giáng thần (降神): nghĩa như giáng cách, giáng lâm, tức là

Thánh thần – Phật xuống trần.

Giảng (講): trong Sắc tu Bách Trượng thanh qui thì chữ giảng

này có nghĩa đặc biệt là cử hành, tiến hành, chứ không phải

giảng giải kinh điển.

Giáo ngoại biệt truyền (敎外別傳) (230): Thiền tông truyền

pháp không dựa vào văn tự trong kinh điển mà chỉ thẳng tâm

người để đồ chúng trực tiếp thể hội tâm ấn của Phật Tổ nên

gọi là giáo ngoại biệt truyền.

Giới chí (界至) (S. 276): bốn phương biên giới đất đai tức là

các hướng Đông Tây Nam Bắc của đám ruộng.

Giới cụ (戒具): cũng còn gọi là giới lạp, chỉ số năm sau khi

tăng lữ thọ giới cụ túc, gọi phổ thông là tuổi lạp. Tăng lữ lấy

tuổi lạp mà phân định lớn nhỏ, chứ không theo tuổi đời.

Giới lạp (戒臘): Cũng gọi là Pháp lạp, hạ lạp, toạ lạp.

Pháp tuế, gọi tắt là Lạp. Lạp nguyên chỉ cho lễ cúng cuối năm.

Trong Phật giáo hạ lạp dùng để tính số năm của chư Tăng

sau khi thọ giới cụ túc. Vì ngày 15 tháng 7 mỗi năm là ngày

kết thúc an cư kiết hạ được xem là ngày kết thúc của giới lạp.

Sau ngày 16 là thêm một tuổi mới.

Giới sư ((戒師): cũng còn gọi là giới Hòa thượng, là người

tinh thông giới luật, được thỉnh mời chủ trì lễ thọ giới của sa-

di, truyền trao giới luật cho sa-di.



H

Hạ (夏) (S. 40): gọi tắt của Hạ an cư, còn gọi là An cư, Vũ an

cư. Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo quy định vào 3 tháng mùa

mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 8) Tăng Ni không được ra

ngoài. Vì ra ngoài sẽ dễ làm thương tổn đến cây cỏ, côn

trùng nhỏ nhít, nên phải ở trong chùa thọ nhận của cúng dường và chuyên tâm tọa thiền, tu học. Phật giáo Trung Quốc

kế thừa truyền thống này, quy định thời gian an cư vào ngày

16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Hạ an cư gọi tắt là

Hạ tọa, Tọa hạ.

Hạ bát (下鉢) (S. 88): đến giờ dùng cơm tập thể của chư

Tăng trong Thiền lâm thì đánh Vân bản trước nhà bếp, hoặc

nghe tiếng hành giả hô to, chúng tăng nhất loạt hạ túi bát

đang treo phía trên đơn xuống.

Hạ đường (下堂): sau khi dùng cơm hay cháo xong, tăng

chúng rời khỏi tăng đường thì gọi là hạ đường, còn ngược lại

là thượng đường.

Hạ đường chung (下堂鐘): sau khi chư tăng dùng cơm cháo

xong thì dộng 3 tiếng chuông để họ rời khỏi tăng đường.

Hạ gian (下間)) (S. 42): theo quy định của Thiền lâm khi vào

thiền đường, phía bên trái của mình gọi là Hạ gian. Vị trí

phương vị ngược lại gọi là Thượng gian.

Hạ ngữ (下語) (S. 41): lời vị thầy dùng để giáo huấn học trò.

Lời phát biểu hoặc trình bày kiến giải của mình sau công án

hoặc kệ tụng, cũng gọi là Hạ ngữ.

Hàm Thuần Qui (咸淳規) (S. 295) : tỳ-kheo Duy Miễn ở Hậu

Hồ soạn lại Thanh qui thiền lâm vào khoảng năm Hàm

Thuần (1265-1274 CN) đời Nam Tống.

Hành đường (行堂): chỉ nơi cư trú của hành giả, cũng còn

gọi là hành giả đường, hành giả liêu, hành giả phòng, tuyển

tăng đường, ý cho rằng từ nơi này hành giả được tuyển chọn

thế độ làm tăng.

Hành giả (行者) (S. 24): chỉ cho người làm công quả trong

Tự viện Phật giáo mà chưa xuống tóc xuất gia. Cũng chỉ tăng

du phương mới đến chùa được ghi tên cho ở lại lâu dài.

Hành ích (行益) (S. 233): dọn cơm và thêm thức ăn, tức là

dọn và thêm thức ăn tại mỗi chỗ cho đại chúng thọ trai.

Hành phổ thỉnh ((行普請): tăng chúng cả chùa lao động tập

thể, sau chuyển nghĩa chỉ tập họp tăng chúng, nhưng nghĩa

này không được dùng phổ biến.

Hành thị giả (行侍者): có lẽ chỉ cho thị giả tùng hành, tức là

đi theo phục vụ tôn túc.

Hành thực (行食) (S. 88): Hành là phân phát, thực là thức

ăn. Hành giả đem từng phần thức ăn phân phát cho Tăng

chúng gọi là Hành thực.

Hành Tuyên Chánh Viện (行宣政院) (S. 295): cơ quan quản

lí Phật giáo trong cả nước và điều hành quân sự ở khu vực dân

tộc Tạng vào đời Nguyên gọi là Tuyên chánh viện. Còn cơ

quan trực thuộc Hành tuyên chánh viện đặt tại các tỉnh.

Hào mang (豪芒): cũng viết là (毫), đồng nghĩa với hào mạt

(毫末)), chỉ cho cái gì thật nhỏ nhoi. Truyện Quách Ngọc

trong sách Hậu Hán thư chép: “Châm thạch chi gian, hào

mang tức quai”. Hào mang thường được hiểu là mảy lông.

Hát thực hành giả (喝食行者) (S. 66): gọi tắt là Hát thực.

Đến giờ đại chúng dùng cháo, thọ trai, các đồng hành theo

thứ tự báo tên người dự bữa trai phạn đứng đợi bên phía nam

Trai đường.

Hắc phạn (黑飯) [1155a02]: Còn gọi là ô phạn, đồng phạn,

nghĩa là cơm đen. Cơm được nấu bằng lá cây nam thiên chúc


nên có màu đen. Cây này là chú của loài thảo mộc, ăn vào làm

cho thần khí sảng khoái, tuổi thọ tăng thêm. Loại cơm này

được nấu cúng trong dịp lễ tắm Phật ngày Phật đản.

Hằng hà (恒河 : Skt: Ganga) lại còn gọi là Hằng-ca-hà,

Hằng-già-hà v.v…, hàm ý là “do Thiên đường mà lại”, là

một trong 3 con sông lớn của Ấn Độ, phát nguồn từ Tây

Tạng.

Hậu bản ((後板): trong tăng đường, hai bên hông khám thờ



tượng Thánh tăng đều có mở 2 hàng xuất nhập bản. Nhân khi

vào tăng đường thì phần bên trái thân mình vào sau, cho nên

bản bên mé trái gọi là hậu bản mà cũng là từ dùng để ám chỉ

hậu đường.

Hậu đường (後堂) (S. 47): tiếng gọi tắt của Hậu đường Thủ

tọa. Thiền lâm phân Tăng đường ra làm Tiền đường và Hậu

đường. Người được phân công trông coi hậu đường gọi là

Hậu đường Thủ tọa.

Hoa nghiêm kinh (華嚴經): gọi đủ là Đại phương quảng

Phật hoa nghiêm kinh, (Skt: Buddha-vatamsaka-

mahavaipulya-sutra), cũng còn gọi là Tạp hoa kinh, là một

trong các yếu điển của Phật giáo Đại thừa, nêu lên ý chỉ

pháp giới duyên khởi, sự sự vô ngại.

Hòa hội (和會) (S. 40): có nghĩa là trao đổi điều hòa, cân

nhắc điều nào nên áp dụng, điều nào không nên áp dụng.

Hòa hợp (和合) (S. 314): ba vị tăng trở lên cùng sống chung,

cùng giữ giới và tu tập nên gọi là Hòa hợp.

Hòa hợp hải (和合海) (S. 332): tăng chúng hòa hợp làm một,

giống như nước biển chỉ một vị mặn, mà tăng chúng thì nhiều

giống như biển lớn sâu rộng nên gọi là Hòa hợp hải.


Hòa nam (和南): là dịch âm tiếng Phạn Vandana, lại cũng

còn được dịch là Bà nam, Bạn đàm, Bàn đàm, dịch theo ý là

cúi đầu, kính lễ, biểu thị bằng cách chắp 2 bàn tay để tỏ vẻ

trí kính khi gặp nhau.

Hòa thượng (和 尚 ; skt: upādhyāya; P: upajjhāya) dịch âm

Hán Việt là Ưu-ba-đà-la; Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-

di hoặc Tỷ-kheo, vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc

Lực sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Ðộ, người

ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng-già, đó

là Hòa thượng và A-xà-lê (hoặc Giáo thụ; skt: ācārya; p: ā-

cāriya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực

hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng Pháp, ý nghĩa của

kinh sách.

Hóa duyên (化緣) (S. 190): chỉ cho nhân duyên giáo hóa khi ở

thế gian, tức là sinh mạng.

Hóa nghi (化儀): chỉ phương pháp, hình thức mà Phật Đà hóa

đạo chúng sanh, nội dung kinh điển hóa đạo chúng sanh gọi

là hóa pháp. Hóa nghi như chất thuốc, hóa pháp như vị thuốc.

Cả hai phải bổ sung cho nhau thì mới hiệu nghiệm trong việc

trị bệnh.

Hóa thành, bảo sở (化城宝所): đây là chữ trong kinh Pháp

Hoa. Hóa thành Skt là rddhi-nagara, chỉ cho cái thành do biến

hóa mà ra, dụ cho Niết-bàn của Nhị thừa. Còn bảo sở là từ

phản nghĩa của hóa thành, ý chỉ cơ sở trân bảo, dụ cho Niết-

bàn rốt ráo, là an trụ nơi chứng ngộ chân chánh.

Hỏa bản (火板) (S. 88): cái bản treo phía trên bếp lò ở Khố

ty. Khi cơm chín thời Phạn đầu đánh lên 3 tiếng, Hỏa đầu

liền tắt lửa, cho nên gọi là Hỏa bản.

Hỏa khách (火客) (S. 185): cũng gọi là Hỏa bạn, Hỏa điền, là

người lo việc đốt lửa trong Thiền lâm.

Hoài Nhượng (懷讓) (677-744) Thiền tăng đời Đường, họ Đỗ,

người xứ An Khang, Kim Châu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây)

Trung Quốc; nối pháp Lục Tổ Huệ Năng, là học trò giỏi của

Ngài. Sư trụ chùa Bát Nhã ở Hành Sơn, hoằng dương học

thuyết của Huệ Năng, dùng cách giáo hoá cao vút, khó khăn,

mở ra 1 phái Nam Nhạc nên người đời gọi Sư là “Nam Nhạc

Hoài Nhượng”. Thuỵ hiệu “Đại Huệ Thiền sư”. Tác phẩm:

Nam Nhạc Đại Huệ Thiền sư ngữ lục.

Hoàng Bá (黃檗) (S. 222): tức thiền sư Hi Vận ở núi Hoàng

Bá đời Đường. Thiền sư là người xứ Mân (nay là Phúc Kiến),

thuở nhỏ ở quê nhà, núi Hoàng Bá (nay thuộc huyện Phước

Thanh), đã đắc pháp với thiền sư Bách Trượng Hoài Hải.

Hoàng đạo (黄道): chí Thiên văn trong Hán thư viết: “Mặt

trời có trung đạo. Trung đạo ấy là hoàng đạo, cũng gọi là

quang đạo”. Từ khoa học ngày nay gọi là ecliptic tức là quỹ

đạo trái đất quay quanh mặt trời 365 ¼ ngày. Theo các nhà

chiêm tinh xưa thì ngày hoàng đạo là ngày cực tốt, còn gọi là

“hoàng đạo lương thần”. Theo Thần xu kinh thì “Thanh long,

minh đường, kim quỹ, thiên đức, ngọc đường, tư mệnh” là

hoàng đạo lục thần.

Hoàng Long Nam Công (黃龍南公) (S. 227): thiền sư Tuệ

Nam đời Tống, họ Chương, người Tín Châu, (nay là Thượng

Nhiêu tỉnh Giang Tây). Vì Ngài đã trụ trì tại viện Sùng Ân

núi Hoàng Long một thời gian dài nên người đời gọi Ngài là

Hoàng Long Nam Công.

Hoàng thái tử thiên thu lệnh tiết ((皇太子千秋令節): là lễ chúc

mừng sinh nhật Hoàng thái tử, cầu cho thái tử sống thọ ngàn năm.

Hoàng thiên chi hạ, nhất nhân chi thượng … Đại Nguyên

Đế sư (皇天之下一人之上 … 大元帝師): Hoàng thiên chỉ

trời, còn nhất nhân chỉ Hoàng đế. Do đời Nguyên, đế sư là

thầy của vua nên mới nói là trên hết thảy người, số một trong

nước và chỉ dưới thượng đế. Đây là tôn hiệu của Quốc sư Bạt

Hiệp Tư Bát.

Hoằng phạm ((弘範) (S. 62): làm chuẩn mực cho thế gian.

Hoaèng Trí (宏智) (S. 250): thiền tăng đời Nam Tống, họ Lí,

hiệu Chánh Giác, người Thấp Châu (nay là huyện Thấp, tỉnh

Sơn Tây). Ngài trụ trì chùa Thiên Đồng ở Minh Châu, có thêm

hiệu là HoằngTrí.

Hồ Nam Vân Cái sơn (湖南雲蓋山): tọa lạc tại huyện Thiện

Hóa Trường Sa Hồ Nam, tức phía Nam Động Đình Hồ. Tổ

của phái Dương Kỳ là Thiền sư Phương Hội từng trụ ở núi

Vân Cái này.

Hồ quỵ (胡跪) (S. 314): tư thế quỳ lạy của vị tăng nhân Tây

Vực (Hồ) ngày xưa, gối phải chạm đất, gối trái co thẳng lên

mà quỳ. Lúc mệt mỏi hai chân có thể đổi tư thế cho nhau nên

gọi là Hồ quỵ.

Hỗ dụng (互用) (S. 84): tức tội hỗ dụng, tội dùng lẫn lộn vật

của Tam Bảo. Luật Phật quy định rất nghiêm khắc đối với việc

sử dụng tài vật của chùa, ví dụ như tài vật được chỉ định vào

việc cúng dường tượng Phật, lại đổi cúng dường cho Tăng

chúng hoặc dùng vào việc chế tạo pháp khí; tài vật được chỉ

định tạo tượng Phật Thích-ca, lại chuyển dùng tạo tượng Phật

A-di-đà v.v…, trái với luật, bị xem là phạm tội Hỗ dụng.

Hồi hướng (回向) (S. 91): đem công đức tu hành của mình

hồi hướng cho mục tiêu mà mình nhắm tới. Như mong muốn

đem công đức tu hành của mình ban cho người khác, tức là

hồi hướng cho chúng sanh; mong muốn đem công đức tu hành

của mình làm cho mình và người đều thành Phật quả, gọi là

Hồi hướng Phật đạo.

Hồng tao (紅糟): Ngày xưa khi Phật thành đạo đã được cô gái

chăn bò dâng sữa bò cho Ngài. Ngày nay chế tạo món “hồng

tao” là mô phỏng theo món sữa bò ngày xưa. Hồng tao còn gọi

là “Ôn Tao”. Đạo Trung nói: “Trái cây trộn với ngũ cốc nấu

thành cháo; màu trắng của gạo bị biến đổi ( thành màu hồng)

nên họi là “hồng”, nhiều loại hòa lẫn vào nhau nên gọi là “tao”.

Hùng Nhĩ sơn (熊耳山): núi tai gấu, tọa lạc tại Hà Nam. Do

núi có 2 ngọn nhô lên song song như 2 tai gấu nên có tên như

thế, là nơi an táng sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma.

Húy nhật (諱日): ngày vía, ngày giỗ kỵ người đã mất.

Hư kháng ((虛亢 ): kháng là kiêu ngạo, hư kháng là kiêu ngạo

xằng bậy, làm phách rỗng tuếch.

Hương chí (香至): tên một nước ở Nam Thiên Trúc mà vua

là phụ vương của Tổ Bồ-đề đạt-ma.

Hương đình (香亭): Là một cái đình nhỏ để đặt lư hương lớn.

Đình nhỏ hình thể là một cái đình thật thu nhỏ, nhưng trên

biểu ngạch đề 2 chữ hương đình. Trong đám tang các bậc tôn

túc, thì hương đình luôn được sắp xếp trước chân đình, tức là

đình nhỏ đựng chân dung người chết.

Hương nhân (鄉人) (S. 92): chỉ cho người đồng quê với trụ trì.

Hương Lâm (香林) (S. 240): ngài Trừng Viễn, vị thiền tăng

đời Tống, họ Thượng Quan, người Miên Trúc (nay là Miên

Trúc, Tứ Xuyên), là đệ tử của Vân Môn Văn Yển. Cuối đời,

Ngài ở viện Hương Lâm, núi Thanh Thành thuộc Thành Đô,

do đây nên lấy tên viện làm hiệu.


Hữu cách vô phạm (有格無犯): có khuôn phép chế tài để

khỏi vi phạm giới luật.

Hữu hiếp cát tường (右脇吉祥): còn gọi là hữu hiếp ngọa,

hữu hiếp sư tử ngọa, sư tử ngọa, tức nằm nghiêng, mép bên

phải sườn nép xuống giường, hai chân xếp tréo nhau, lấy

cánh tay phải làm gối, tay trái duỗi thẳng, là phép qui của tỉ-

kheo, cấm nằm nghiêng bên trái, nằm ngửa, nằm sấp.

Hữu tình (有情) (S. 331): chỉ cho tất cả các vật có mạng

sống tức là chúng sanh.



tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương