SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang49/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

Q

Quá ñường (過堂) (S. 224): đại chúng đi đến Tăng đường ăn

cơm gọi là Quá đường.

Quải bát (掛鉢) (S. 299): ở đây chỉ cho việc khi ăn xong mang

bát treo lên móc.

Quải đáp (掛搭): có 2 nghĩa: a- Chỗ treo y bát của các tăng

nhân. b- Tăng du phương đến chùa người được ghi tên vào

danh sách cho ở lại chùa.

Quải phúng kinh bài (掛諷經牌): treo tấm bảng, tấm bài

hiệu trong đó viết thông báo tụng kinh.

Quan chiêm (觀瞻)): nghĩa ban đầu là chỉ những gì đập vào

mắt khiến mình nhìn thấy. Sau diễn rộng nghĩa ra chỉ cái gì

gây chú ý cho mọi người, sau chuyển rộng nghĩa nữa là muốn

chỉ phong cách khiến cho người ta có cái nhìn kính trọng

mình.

Quan khách (官客): không có nghĩa đơn thuần như ngày nay



là các vị khách khứa được mời dự một buổi lễ, mà là quan

viên và khách mời thông thường.

Quan tự (官寺): là tự viện do triều đình cất lên, chu cấp kinh

tế lương bổng, tài vật và cử người đến quản lý. Ngũ sơn, thập

sát, các chùa danh tiếng xây dựng hồi đời Tống ở Trung

Quốc thuộc quan tự. Đời nào cũng vậy, chùa nhà nước thì

luôn vắng bóng kẻ hành hương. Thơ của Bạch Cư Dị: Quan tự

hành hương thiểu. Tăng phòng ký túc đa.

Quan viên (官員): tức là chỉ quan chức của triều đình, trong

chương này chủ yếu là quan huyện, quan phủ địa phương.

Quán đảnh (灌頂) (S. 321): dùng nước để rưới đỉnh đầu, vốn

là nghi thức đăng quang của vua Ấn độ thời xưa. Phật giáo

Mật tông theo cách thức này, khi vị tăng tiếp nối địa vị A-xà-

lê thì phải lập đàn cử hành nghi thức quán đảnh. Về sau thiền

môn cũng phỏng theo nghi thức này khi sa-di thọ giới.

Quán Thế Âm (觀 世 音; S: avalokiteśvara) cũng gọi là Quán

Tự Tại, Quan Âm; Một trong những vị Bồ-tát (s: bodhisattva)

quan trọng nhất trong Ðại thừa (s: mahāyāna). Có nhiều luận

giải khác nhau về nguyên nghĩa tên Ngài. Có người hiểu

"īśvara" là một "người nam" quán chiếu thế giới, có người hiểu

"svara" là "Âm", tức là vị Bồ-tát lắng nghe mọi tiếng thế gian.

Nhìn chung, Quán Thế Âm là thể hiện lòng Bi (s, p: karuṇā),

một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, có khi người ta đặt

tên cho Ngài là bậc Ðại Bi (s: mahākaruṇika). Dạng kia của

Phật tính là Trí huệ (Bát-nhã; s: prajñā), là đặc tính được Bồ

Tát Văn-thù (s: mañjuśrī) thể hiện. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát

thể hiện nguyện lực của Phật A-di-đà (s: amitābha) và được
xem như quyến thuộc của Ngài (Tịnh độ tông). Với lòng từ bi

vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu

giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến Ngài lúc gặp hiểm nguy.

Trong nhân gian, Ngài là vị bảo hộ tránh khỏi tai họa và hay

được phụ nữ không con cầu tự. Trong các loại tranh tượng về

Ngài, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các

đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Ngài có ngàn tay ngàn

mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng của A-di-đà, xem

như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Ngài cầm hoa sen

hồng, vì vậy Ngài cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa

sen; s: padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước

Cam-lộ (s: amṛta). Số tay của Ngài biểu hiện khả năng cứu độ

chúng sinh trong mọi tình huống.

Quang bạn (光伴): được người cao quí hay các bậc tôn túc

bầu bạn là quang vinh, cho nên được các bậc trên trước ăn

uống cùng với mình thì gọi là quang bạn.

Quang bạn hương (光伴香): đốt hương cảm tạ các khách mời

(quang bạn nhân).

Quang bạn vị (光伴位): người ngồi bên tay phải của trụ trì tức

là người phân thủ vị của trụ trì (cũng là quang bạn vị).

Quảng Châu (廣州): thời Tần Hán là quận Nam Hải, nay là

tên phủ thuộc tỉnh Quảng Đông.

Quảng Hàn cung điện (廣寒宮殿): cung điện Quảng Hàn,

cung điện lạnh. Theo sách Thiên Bảo di sự, Đường Minh

Hoàng du lịch lên cung trăng thấy tấm bảng hiệu đề Quảng

Hàn Thanh Hư chi phủ, nhân đó nhân gian mới gọi mặt trăng

là cung điện Quảng Hàn, ý nói trên mặt trăng lạnh lắm.

Quần mê (群迷): chỉ cho chúng sanh chưa giác ngộ, còn

đang mê hoặc trong biển trầm luân.

Qui Tông (歸宗): tức Trí Thường, pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất.


Qui thằng (規繩): nghĩa giống như qui tắc, qui định vậy.

Quy chân (歸眞) (S. 166): trở về thể vắng lặng, cũng là cách

nói văn hoá của nhà Phật đối với cái chết.

Quy chân tịch (歸真寂)): là từ mà nhà Phật uyển chuyển

dùng để chỉ tăng lữ qua đời.

Quỵ lô (lư) (跪爐): tức là quỳ trước lư hương mà niêm hương.

Thông thường nghi thức này được cử hành tại các buổi lễ như

chúc thọ Hoàng đế, giỗ kỵ quốc gia, lễ Phật đản, hay giỗ kỵ

các Tổ sư. Nghi thức cử hành như sau :Lưỡng tự phân thành 2

ban đứng đối diện nhau, trụ trì quỳ trước lư hương. Sau đó tri

khách quỳ dâng lư hương cầm tay, thị giả quỳ dâng hộp hương.

Sau khi duy-na bạch Phật tuyên sớ xong, tri khách lại quỳ tiếp

nhận lư hương cầm tay, chừng đó trụ trì mới thu tọa cụ. Nghi

thức này rất thịnh hành trong tùng lâm Hoa – Việt.

Quyến ngôn (眷言): là cố quyển tịnh ngôn. Kinh thi Nãi

quyến Tây cố. Chú Ấy là cố quyến tịnh ngôn vậy, ý nói chiếu

cố rất tha thiết.

Quyết nghi (決疑)): trừ bỏ, dẹp tan điều nghi ngờ để đạt đến

trạng huống chính xác.

S

Sa giới (沙界) (S. 332): thế giới nhiều như cát sông Hằng, dụ

cho sự rộng lớn của thế giới.

Sam tiên (攙先): sam là chen lấn, sam tiên là chen lấn giành

lên trước mà không tuân theo thứ tự trước sau.

Sám tạ (懺謝): cũng còn gọi là sám hối, tức sám hối tội lỗi

để cầu xin tạ tội. Sám là gọi tắt từ sám ma, là quên lãng, tức

là cầu xin người khác quên lãng tội lỗi của mình. Hối có

nghĩa là hối lỗi, tức truy hối điều lầm lẫn tội lỗi trước đó. Sau

khi chấm dứt lễ cầu đảo phải sám hối là ý cho rằng khi mình

làm lễ cầu xin (cầu đảo) tức là do có tội lỗi bị quở phạt, vậy

nay phải sám hối cầu xin tha lỗi.

Sanh tử (生死: Skt: samsara, jatimarana), cũng còn gọi là luân

hồi, nghĩa là y theo nghiệp nhân mà chìm nổi trong lục đạo là

trời – người – A-tu-la – ngạ quỷ – súc sanh, sanh tử nối tiếp,

chẳng bao giờ cùng tận, là cảnh giới đối lập lại với Niết-bàn.

Sanh tử sự đại (生死事大): ý nói vấn đề sanh tử là sự việc

hết sức trọng đại không thể coi thường được, tức là khuyên

chúng sanh cần phải mau tu hành giải thoát.

Sai đơn (差單): bảng ghi danh sách chư tăng được luân phiên

cử lên trực trên chánh điện trong tháng cử hành chúc thiên

thọ Thánh Hoàng.

Sát-đế-lợi (剎帝利: skt: Ksatriya), dịch ý là địa chủ, Vương

chủng, gọi tắt là Sát-lợi, là dòng họ thuộc giai cấp thứ 2 trong

4 dòng họ giai cấp chánh ở Ấn Độ, địa vị chỉ đứng sau giai

cấp Bà-la-môn, là giai cấp của Vương tộc, quí tộc, sĩ tộc,

thường nắm giữ các cương vị quân sự và chính trị. Thế Tôn

xuất thân từ giai cấp này.

Sắc (勅): vì Phật là pháp vương tức cũng là một vị vua nên

lệnh lạc của Phật ban ra gọi là sắc, tuân theo lệnh của Phật

gọi là tuân chỉ (??).

Sấn (䞋) (S. 80): gọi tắt thuật ngữ Đạt sấn, Đàn sấn v.v… chỉ

cho vật bố thí, bao hàm hai hình thức: tài vật thí chủ dâng

cúng cho chư Tăng (tài thí) và chư Tăng thuyết pháp cho thí

chủ (pháp thí).

Si Tuyệt Xung Công (癡絕沖公): một thiền sư nổi tiếng vào

thời Nam Tống, Ngài họ Tuần pháp danh Đạo Xung, biệt

hiệu là Si Tuyệt. Ngài đã từng trụ trì nhiều ngôi chùa nổi

tiếng và tinh thông thư pháp. Sư viên tịch vào năm thứ 3 niên

hiệu Bảo Khánh đời Tống Lý Tông ( 1227 CN).

Song tự danh (雙字名): là ghi đủ tên cả giới và tuổi lạp, đối

lại là đơn tự danh chỉ ghi tên giới thôi. Tên giới tức giới danh,

là tên do sư phụ mà mình quy y đặt cho lúc mình thọ tam quy

giới, còn gọi phổ thông là pháp danh.

Sơ bát (初八): là ngày mùng 8 âm lịch mỗi tháng, là một

trong ba ngày tốt mùng 8, 18 và 28.

Sơn môn (山門) (S. 80): cổng ngoài của Tự viện, còn được

chỉ cho toàn thể Tự viện.

Suất chúng tài (率衆財): gặp các ngày giỗ kỵ, đường ty

quyên tiền của đại chúng để sắm sanh hương, hoa, trà, quả.

Còn gọi là suất tiền.

Suất hóa (率化): kính phục tuân theo sự giáo hóa của đức Phật.

Sư biểu (師表): vị thầy gương mẫu, Thiền sư đạo cao đức

trọng làm gương tốt cho mọi người noi theo. Riêng đức

Khổng Phu Tử được gọi là vạn thế sư biểu tức là ông thầy

gương mẫu muôn đời.



T

Tác đầu lão lang (作頭老郎): người coi các công việc làm

bằng tay chân của bộc dịch trong chùa Thiền lâm.

Tác phạm Xà-lê (作梵闍黎) (S. 314): Xà-lê là vị thầy mô

phạm dạy dỗ, uốn nắn những hành vi của đệ tử. Tác phạm

Xà-lê là v? thầy dùng tiếng Phạn niệm tụng, lễ bái khi sa-di

thọ giới ở trong thiền lâm.

Tái hiện đàm hoa (再現曇花) (S. 183): người đời cho rằng

ba ngàn năm hoa đàm mới nở một lần, còn trong truyền

thuyết nói rằng khi đức Phật ra đời hoa này mới nở. Ở đây

dùng hoa Đàm để chỉ cho vị trụ trì đã viên tịch, cầu nguyện

vị đó đời sau chuyển sanh làm bậc cao tăng đại đức.

Tam ác đạo (三惡道) (S. 331): ba đường mà chúng sanh tạo

nghiệp ác thường lui tới: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh; còn

gọi là Tam ác thú.

Tam bảo (三寶) (S. 326): Phật giáo gọi Phật, Pháp và Tăng là

Tam bảo. Phật tức là Phật Thích-ca Mâu-ni, còn chỉ chung cho

tất cả chư Phật; Pháp là giáo pháp do Phật dạy; Tăng là Tăng

chúng kế thừa và truyền bá giáo pháp của Phật.

Tam bát nhật (???): chỉ 3 ngày mùng 8, 18 và 28 âm lịch

mỗi tháng, là các ngày Thiền tăng phải tụng niệm trên điện.

Thời xưa lấy các ngày 3 (mùng 3, 13, 23) cộng với ba ngày 8

làm 6 ngày tụng niệm trên điện. Các ngày 3 tụng niệm cầu

cho quốc gia trường tồn, Phật pháp long thịnh, thí chủ an

khang. Còn các ngày 8 tụng niệm cầu cho hoàn thành một

đời tu niệm của mình.

Tam đồ (三塗): Chỉ cho Ba đường đó là Hoả đồ (đường lửa),

Đao đồ (đường dao), và Huyết đồ (đường máu), đồng nghĩa với

Tam ác đạo là 1. Ðịa ngục (地 獄; skt: naraka); 2. Súc sinh (畜

生; skt: tiryañc); 3. Ngạ quỉ (餓 鬼; skt: preta) là những nơi do

các nghiệp ác của thân khẩu ý dẫn đến.

Tam giới lưu chuyển (三界流轉) (S. 367): luân hồi chịu khổ

trong tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

Tam hạ (三下): ba tiếng, như minh bản tam hạ, là đánh 3

tiếng bản, còn tam thông là 3 hồi, như minh cổ tam thông là

gióng 3 hồi trống.

Tam hiền (三賢) (S. 326): theo đại thừa Phật giáo, Tam hiền

là 3 cấp bậc từ Thập tâm trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng,

những vị Bồ-tát ở trong 3 giai đoạn này được gọi là hiền giả,

vì những vị đó chưa diệt sạch hết mê hoặc, chưa bước vào địa

vị thánh giả nên gọi là “Hiền”.

Tam học (三學; Skt: tisrah siksah, P: tisso sikkha) chỉ cho 3 môn

học giới – định – huệ của Phật giáo, cũng còn gọi là tam thắng

học, gọi đủ là giới – định – huệ tam học. a- Tăng thượng giới

học: môn học phòng chỉ ác nghiệp thân – khẩu – ý. b- Tăng

thượng định học: môn học giúp trừ vọng niệm hầu thấy tánh

thành Phật. c- Tăng thượng huệ học: môn học giúp hiển phát bổn

tướng, đoạn trừ phiền não, thấy thực tướng chư Phật.

Tam hữu (??): hữu (Skt: bhava). Tam hữu có nhiều loại

nghĩa: a- Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu; nghĩa đồng với từ

Tam giới. b- Sanh hữu, bổn hữu, tử hữu, là một đời của chúng

sanh hữu tình. c- Thiện thành hữu, tính đẳng hữu, biến dị hữu,

là số luận do ngoại đạo lập ra.

Tam môn (三門) (S. 97): cũng gọi là “Sơn môn”. Chỉ cho

cổng ngoài của Tự viện. Chính giữa dựng một cửa lớn, phối

hợp hai cửa nhỏ hai bên. Có chỗ chỉ xây một cửa giữa và

dựng thêm hai cây trụ hai bên. Hình thức Tam môn này tượng

trưng cho ba cửa giải thoát: Không, Vô tướng, Vô tác trong

giáo nghĩa của nhà Phật.

Tam muội (三昧) (S. 191): dịch âm từ tiếng Phạn Samadhi,

dịch ý là Định, tức là nhiếp tâm trong Thiền định để đạt đến sự

hòa hợp trong các hành.

Tam quy (??) (S. 326): còn gọi là “Tam quy y”, tức là quy

y Tam bảo Phật, Pháp và Tăng.

Tam sự (三歸) : tam sự có rất nhiều nghĩa, trong ngữ cảnh ở

bài “Kỳ tuyết” này chỉ “chính đức, lợi dụng và hậu sinh” là

đức và tài mà bậc trị dân phải có. Thiên “Đại vũ mô” trong

Kinh thư viết: “Đế nói: ‘… đất bằng do trời hình thành; lục

phủ, tam sự đều đầy đủ”. Một nghĩa gần với nghĩa trên là : sự

thiên, sự địa và trị nhân dân.

Tam thế (三世) (S. 92): còn gọi là Tam tế, tức quá khứ, hiện

tại, vị lai. Còn chỉ chung cho mọi thời gian.

Tam thiên thế giới (????): lấy núi Tu-di làm trung tâm,

chu vi 4 đại châu và 9 núi 8 biển làm một tiểu thế giới. Một

ngàn tiểu thế giới tập hợp lại thành một tiểu thiên thế giới,

một ngàn tiểu thiên thế giới thành một trung thiên thế giới,

một ngàn trung thiên thế giới thành một đại thiên thế giới.

Đại thiên thế giới này nhân do tiểu – trung – đại ba loại thiên

thế giới hợp thành nên gọi là tam thiên đại thiên thế giới hay

tam thiên thế giới.

Tam thời (三時) (S.165): chỉ cho ba khoảng thời gian sáng

sớm, giữa trưa và chiều tối.

Tam y (三衣) (S. 342): chỉ cho ba loại y chính thức của chúng

tăng: y năm điều (An-đà-hội), y bảy điều (Uất-đa-la-tăng), y

chín điều (Tăng-già-lê), khi may thường dùng một số điều

tướng sắp xếp theo chiều dọc để may thành giống như hình

chữ điền.

Tạm đáo (暫到): các tăng du phương mới đến một chùa nào đó

tạm cư ngụ chưa được ghi tên cho lưu ngụ.

Tán kỵ (散忌): nghĩa như tán cúng (??), nghĩa là lúc giỗ

phóng tán các thứ tiền vật như tán hoa, tán tiền v.v…

Tạng chủ (藏主): là tiếng gọi khác của tri tạng, tức tăng

quản lý kho kinh.

Tạng kinh (藏經): tức là chỉ Đại tạng kinh, còn gọi là Nhất

thiết kinh, Nhất đại (?) tạng kinh, Đại tạng, Tam tạng Thánh

giáo, bao hàm tam tạng Thánh điển, cũng chỉ kinh, luật, luận

là tổng hợp trung tâm kinh điển Phật giáo.

Tạng điện (藏殿): chỉ lâu điện cất chứa kinh tạng (tức kinh

đường) và chỗ xem kinh. Kinh tạng cũng chỉ nơi cử hành nghi

thức chúc diên thiên thọ Thánh hoàng hay cung phụng tượng

Phật, hoặc tụng kinh theo yêu cầu của thí chủ. Khán kinh

đường là nơi tăng chúng xem đọc tạng kinh. Đến đời Nam

Tống thì công năng của kinh tạng chuyển sang Phật điện, còn

công năng của khán kinh đường chuyển sang các liêu, cho

nên tạng điện không còn lý do để tồn tại.

Tạng ty (藏司): chỉ liêu xá nơi tạng chủ trú ngụ và làm việc.


Tánh hỏa (性火) (S. 191): chỉ cho hiện tượng vật chất phổ biến

thể hiện trên tất cả các sự vật, đối lập với tánh hỏa là “Sự hỏa”,

tức là bốn hiện tượng vật chất cụ thể như đất, nước, lửa, gió.

Tăng đường (僧堂): là điện đường nơi các tăng chúng hằng

ngày tu Thiền khởi ngọa ăn uống, cũng còn gọi là vân đường,

tọa đường, tuyển Phật đường, Thánh tăng đường, khô mộc

đường. Tăng đường là một trong bảy đường già lam của

Thiền tông. Phàm người đã được ghi tên ở lại chùa Thiền

tông, tất phải y theo giới lạp mà an bài vị thứ để khi tọa

Thiền, khởi ngọa, ăn uống đều diễn ra ở tăng đường này.

Tăng đường là điện đường quan trọng nhất trong các đường

của chùa Thiền tông.

Tâm châu (心珠) (S. 367): tâm tính thanh tịnh, ví như hạt

minh châu.

Tẩm đường (寢堂): tẩm thất của trụ trì, là nơi trụ trì tiếp đãi

khách khứa, tăng chúng, liên quan đến việc công. Vì cách bố

trí có ba kiểu: a- Bố trí bên ngoài thất phương trượng. b- Thất

phương trượng chia làm 2 phòng lớn – nhỏ, tẩm đường bố trí tại

phòng lớn. c- Tại một gian của thất phương trượng (không nên

lầm lẫn là buồng ngủ của trụ trì).

Tẩm phân (祲氛): các thứ khí độc hại, bất thường, hay gây

ra dịch bệnh cho súc vật hoặc hoa màu.

Tân mệnh (新命): tức tân mệnh trụ trì, là trụ trì vừa mới nhận

mệnh lệnh làm trụ trì mà chưa đáo tân nhiệm làm việc.

Tân quải đáp (新掛搭): chỉ cho tăng nhân mới đến chùa

khác và vừa được cho ghi tên ký ngụ lâu dài.

Tẩn (擯) (S. 62): còn gọi là Tẩn trị, là một trong bảy loại

hình trị phạt Tỳ kheo gồm có 3 mức độ: 1. Tẩn xuất: áp dụng

cho Tỳ kheo phạm lỗi ở mức độ nhẹ, bị đuổi ra khỏi chùa,

đợi sám hối rồi mới cho phép trở lại. 2. Mặc tẩn: tất cả Tăng

chúng không ai được nói chuyện với người phạm lỗi. 3. Diệt

tẩn: áp dụng cho người phạm tội nặng không thể sám hối, bị

xóa bỏ tên họ, đuổi ra khỏi chùa, vĩnh viễn không được phép

trở về. Tẩn trong đoạn văn này thuộc về Tẩn xuất.

Tẫn xuất (擯出): lỗi nhẹ, tạm đuổi ra khỏi chùa chỉ cho trở

lại sinh hoạt trong tăng chúng khi đã sám hối.

Tập hóa quyền (戢化權): đây là lời nói khiêm chỉ việc trụ trì

qua đời. Hóa quyền là quyền tạm giáo hóa đệ tử, tức là chỉ

cho sinh hoạt bình sanh của trụ trì. Tập là gãy gập, đứt hết.

Vậy tập hóa quyền là gãy đứt công việc giáo hóa tạm thời

cho đồ chúng, tức là trụ trì qua đời.

Tây đường (西堂): là cao tăng đã từng làm trụ trì ở một chùa

khác, nay đã thoái vị khách cư tại bổn tự, cũng còn gọi là

Tây am, còn vị trụ trì tiền nhiệm tại bổn tự (tức nay đã thoái

nhiệm) thì gọi đối lại là Đông tự, Đông am. Do phương Đông

là phương chủ, phương Tây là phương khách, cho nên thỉnh

trụ trì miễn nhiệm ở chùa khác về bổn tự thì bố trí ở Tây tự,

và đối đãi như khách cho nên mới gọi là Tây đường.

Tây phương Thánh nhân (西方聖人): Chỉ đức Phật ở Ấn

Độ, tức đức Thích-ca Mâu-ni Phật, chứ không phải đức Phật

A Di Đà ở cõi nước Tây Thiên Cực Lạc.

Tây Vực (西域): thông thường chỉ vùng đất phía Tây của

Trung Quốc, nhưng trong lịch sử, Tây Vực không gồm một

phạm vi nhất định nào, và cải biến tùy theo từng thời kỳ, còn

trong lịch sử Phật giáo thì chỉ có các nước từ Ấn Độ qua

Trung Quốc mà theo đó Phật giáo Tây Thiên đã du nhập vào

Trung Quốc, cụ thể chỉ nước Đại Hạ và A Phú Hãn.
Tế Bắc (濟北): là từ Thiền lâm dùng để chỉ đại Thiền sư

Lâm Tế Nghĩa Huyền, bởi Nghĩa Huyền vào năm thứ 8 niên

hiệu Đại Trung từng trụ tại viện Lâm Tế ở Trấn Châu Hà

Bắc, cho nên mới có tên gọi như thế.

Tha duyên (他緣): thuật ngữ Phật giáo, nghĩa là có việc khác.

Thác đề (拓提): gọi đủ là thác đấu đề đồ, có nghĩa là tăng phường

tức chỗ chư tăng ở, về sau trở thành tên gọi khác của tự viện.

Thạch Song (石窻) (??) (S. 250): Thiền tăng đời Nam Tống, họ

Lâm, hiệu Pháp Cung, người Phụng Hóa, Minh Châu (nay là

Ninh Ba tỉnh Chiết Giang), là môn đồ của thiền sư Hoằng Trí

Thiên Đồng.

Thạch Sương (石霜) (S.233): ngài Khánh Chư cuối đời Đường,

họ Trần, người Lô Lăng. (nay là Kiết An, Giang Tây). Ngài đã

hoằng pháp một thời gian dài ở núi Thạch Sương, Trường Sa,

tỉnh Hồ Nam, nên lấy tên núi Ngài đã ở làm hiệu.

Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓): tăng nhân thời Tống

thuộc tông Lâm Tế đời thứ 6 (986 – 1029), họ Lý, tên Sở

Viên, tự Từ Minh, đệ tử nối pháp của Thiền sư Phần Dương

Thiện Chiêu, thị tịch năm Bảo Nguyên thứ 2 đời Tống Nhân

Tông, thọ 54 tuổi. Sau này phái của ngài Thạch Sương Sở

Viên chia ra 2 nhánh là Dương Kỳ và Hoàng Long.

Thái (thải) phiền (采蘩): tên thiên Thiệu Nam của Kinh thi.

Phu nhân các chư hầu Nam quốc đều trọn thành kính tế tự.

Phiền (蘩) là tên của một loài rau cỏ lá nhọn sắc. Từ “thái (thải)

phiền” về sau diễn rộng nghĩa chỉ lời nói khiêm cung khi cúng tế

(cũng có người cho chữ phiền (蘩) có nghĩa là con tằm).

Thái Định gian (泰定間) (S. 295): khoảng niên hiệu Thái

Định đời vua Thái Định Tông nhà Nguyên trị vì, tức năm

1324-1327 CN.

Tham (參): thuật ngữ Thiền tông do kẻ dưới nói với người

trên hàm ý: “Bọn mỗ ở đây sẵn sàng chờ lệnh?”, giống như

trong quân đội Pháp khi cấp dưới trình diện cấp trên chào

“cốp” thì nói to: “À votre service !”, có nghĩa là: “Sẵn sàng

thừa lệnh ngài !”.

Tham đầu (參頭) (40S): một chức vụ của tăng chúng trong

Thiền lâm, do một vị tăng thành thục về nghi lễ đảm trách

hướng dẫn quy cách lễ nhạc cho người bốn phương đến học,

đồng thời hướng dẫn người dự học tham gia các nghi thức cáo

hương thông dụng, gọi là Tham đầu. Người trợ lý cho Tham

đầu gọi là Phó tham. Người chờ để bổ sung vào vị trí này gọi

là Vọng tham, cũng chỉ người lanh lợi được các hành giả chờ

ghi tên ở lại bầu ra để quan hệ với chức sự trong chùa.

Tham đầu hành giả (參頭行者): là hành giả chịu sự sai

khiển của tham đầu.

Tham hậu (參後) (S. 360): sau giờ vãn tham hoặc phóng tham.

Tham thỉnh (參請): người học đạo cầu Thiền sư khai thị.

Tham ỷ (參椅)) (S. 354): ghế dựa để thiền sư ngồi khi có

người cầu học đến tham vấn. Chân của loại ghế này thường

làm bằng gỗ chéo nhau có thể xếp gấp lại.

Thán đầu (炭頭): Tên chức vụ coi về than củi vào mùa lạnh

trong thiền viện.

Thanh Lương tự (清涼寺) Chùa trên núi Trạm Lô huyện

Tùng Khê tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc; được xây dựng vào

niên hiệu Thần Long thứ 3 (707) đời Đường, để kỉ niệm Âu Trị

Tử, gọi là “Thượng Từ”. Niên hiệu Nguyên Phù thứ 2 (1099)

đời Tống chùa được mở rộng thêm, gọi là Trạm Lô Thiền Am.

Từ đó về sau trải qua nhiều đời đều có sửa sang. Niên hiệu

Tuyên Thống thứ 2 (1910) đời Thanh, chùa được xây dựng đại

quy mô, đến năm 1930 thì công trình hoàn tất, đổi tên là

“Thanh Lương Tự”. Điện trước thờ Phật Di-lặc, điện giữa thờ

thiền sư Tịnh Không, sau lưng thiền sư có thờ Bồ Tát Vi Đà.

Chùa nằm trên núi Thanh Lương, thành phố Nam Kinh tỉnh

Giang Tô, Trung Quốc, được xây dựng bởi ngài Từ Ôn, đời

Ngũ Đại, đầu tiên gọi là Hưng Giáo Tự. Đầu niên hiệu Thăng

Nguyên (937-942) triều Nam Đường chùa được đổi tên là

“Thạch Thành Thanh Lương Đại Đạo Tràng”, còn gọi “Thanh

Lương Báo Ân Thiền Viện”, gọi riêng là “Quảng Huệ Tự”.

Ban đầu do ngài Hưu Phục (Ngộ Không) ở, về sau Nam Đường

Chủ mời ngài Văn Ích, tổ tông Pháp Nhãn ở chùa này truyền

pháp, nên người đời gọi ngài là Thanh Lương Văn Ích. Sau đó

các Thiền sư Thái Khâm, Văn Thuý cũng trụ chùa này. Niên

hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 (980) đời Tống, đem Thanh

Lương Quảng Huệ Tự ở núi Mạc Phủ dời về chùa này. Niên

hiệu Thuần Hựu thứ 12 (1252), dựng đình Thuý Vi trên núi.

Đầu đời Minh, Vua xuống chiếu đổi Thanh Lương Quảng Huệ

Tự thành Thanh Lương Tự. Về sau chùa bị thiêu huỷ bởi nạn

binh lửa, chỉ còn 1 giếng nước được đào từ niên hiệu Bảo Đại

thứ 3 (945) triều Nam Đường. Tương truyền chư tăng trong

chùa thường uống nước giếng này, dù tuổi già nhưng đầu

không bạc nên gọi là “Hoàn dương tỉnh”. Cuối đời Thanh, chùa

được xây cất lại cùng dạng kiến trúc nhưng thu nhỏ hơn. Trong

thời gian kháng chiến chùa bị huỷ hoại, rừng cây chung quanh

chùa bị đốn sạch. Sau khi dựng nước, chùa Thanh Lương từng

được sửa sang, núi Thanh Lương sau nhiều năm cấm khai thác

gỗ, trồng lại rừng đến nay cây cối xanh tươi rợp mát.

Thanh sắc (聲色): thanh là tiếng nói, còn sắc là hình tướng,

chỉ cho trạng thái hữu hình – hữu vi trong thế giới.

Thanh Văn giới (聲聞戒) (S. 342): chỉ cho giới luật của hàng

Tiểu thừa, Thanh văn là người xuất gia hành trì theo lời dạy

của đức Phật và lấy sự giải thoát tự thân làm mục đích.

Thánh đế đệ nhất nghĩa (聖帝第一義): đế là lý chân thực

bất hư, Thánh đế là một cảnh giới tịch tịnh mà các bậc Thánh

đều biết, hệ thuộc đại nghĩa căn bản của Phật pháp, cho nên

còn gọi là Thánh đế đệ nhất nghĩa, chân đế, là nghĩa thâm

sâu của cảnh giới xuất ly pháp thế gian.

Thánh Tăng (聖僧) (S. 55): tượng được đặt ở chính giữa

Tăng đường trong Thiền lâm gọi là Thánh Tăng, nhưng tượng

này là vị nào thì không nhất định. Các chùa theo Đại thừa

thường đặt tượng Văn Thù; Các chùa theo Tiểu thừa thường

đặt tượng Kiều-trần-như hoặc Tân-đầu-lô; Cũng có thể đặt

tượng đại Ca-diếp hoặc Tu-bồ-đề dùng chung cho cả Đại

thừa và Tiểu thừa.

Thánh tiết (聖節): lễ chúc mừng thiên thọ cho đương kim

Hoàng đế.

Thảo đơn (草單): là bản thông báo sơ sài chưa hoàn bị còn

được sửa chữa.

Thảo hạ (草賀): thảo là sơ sài, thảo hạ là chúc mừng sơ sài

qua loa.

Thảo phạn (草飯) (S. 284): bữa cơm đơn sơ đạm bạc.

Tháp đơn (插單) (S. 224): lúc mới vào thiền lâm, đem đơn

của mình đặt chung với đơn của chúng tăng gọi là Tháp đơn.

Đây chỉ cho vị Thủ tọa ở hậu đường đem đơn từ hậu đường ra

đặt ở Tiền đường.
Thần châu (神州): Lô Diễn đời Chiến Quốc gọi Trung Quốc

là Xích Huyện Thần Châu, người đời sau nhân đó gọi Trung

Quốc là Thần Châu.

Thập địa (十 地 ; skt: daśabhūmi) Mười quả vị tu chứng của

các vị Bồ tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ Tát

địa (菩 薩 地 skt: bodhisattva-bhūmi) và Thập địa kinh (十 地

經 skt: daśabhūmika-sūtra) thì Thập địa gồm: 1.Hoan hỉ địa (歡

喜 地; skt: pramuditā-bhūmi): Ðắc quả này Bồ tát rất hoan hỉ

trên đường Giác ngộ (bodhi). Bồ tát đã phát Bồ-đề tâm và thệ

nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh thoát khỏi Luân hồi (saṃsā-

ra), không còn nghĩ tới mình, Bố thí (dāna) không cầu phúc và

chứng được tính Vô ngã (anātman) của tất cả các Pháp (dhar-

ma). 2. Li cấu địa (離 垢 地; vimalā-bhūmi): Bồ Tát giữ Giới

(śīla) và thực hiện thiền định (dhyāna, samādhi). 3. Phát quang

địa (發 光 地; prabhākārī-bhūmi): Bồ-tát chứng được qui luật

Vô thường (anitya), tu trì tâm Nhẫn nhục (kṣānti) khi gặp

chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sinh. Ðể đạt đến cấp

này, Bồ Tát phải diệt trừ Ba độc là tham, sân, si, thực hiện được

bốn cấp định an chỉ (dhyāna) của Bốn xứ và chứng đạt năm

thành phần trong Lục thông (abhijñā). 4. Diệm huệ địa (燄 慧 地

; skt: arciṣmatī-bhūmi): Bồ-tát đốt hết tất cả những quan niệm

sai lầm, tu tập trí huệ, Bát-nhã (prajñā) và 37 Bồ-đề phần (bo-

dhipākṣika-dharma). 5. Cực nan thắng địa (極 難 勝 地; skt:

Sudurjayā-bhūmi): Bồ Tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu

ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân

biệt. Bồ tát tiếp tục hành trì 37 giác chi. 6. Hiện tiền địa (現 前

地; skt: Abhimukhī-bhūmi): Bồ tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã,

ngộ lí Mười hai nhân duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí

bát-nhã, nhận thức tính Không. Trong xứ này, Bồ tát đã đạt đến

trí huệ Bồ-đề (bodhi) và có thể nhập Niết-bàn thường trụ

(pratiṣṭhita-nirvāṇa). Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ tát lưu

lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-

bàn vô trụ (apratiṣṭhita-nirvāṇa). 7. Viễn hành địa (遠 行 地;

bt-nh, nh?n th?c tính Khơng. Trong x? ny, B? tt d d?t d?n

trí hu? B?-d? (bodhi) v cĩ th? nh?p Ni?t-bn thu?ng tr?

(prati??hita-nirva?a). Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ tát lưu

lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-

bàn vô trụ (apratiṣṭhita-nirvāṇa). 7. Viễn hành địa (遠 行 地;

dūraṅgamā-bhūmi): đạt tới cảnh giới này, Bồ tát đầy đủ khả

năng, có mọi phương tiện (upāya) để giáo hóa chúng sinh. Ðây

là giai đoạn mà Bồ tát tùy ý xuất hiện trong một dạng bất kì.8.

Bất động địa (不 動 地; acalā-bhūmi): trong giai đoạn này,

không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ tát dao động. Bồ tát đã biết

lúc nào mình đạt Phật quả.9. Thiện huệ địa (善 慧 地;

sādhumatī-bhūmi): Trí huệ Bồ tát viên mãn, đạt Mười lực (daśa-

bala), Lục thông (ṣaḍabhijñā), Bốn tự tín, Tám giải thoát. Biết

rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.10. Pháp vân địa

(法 雲 地; dharmameghābhūmi): Bồ tát đạt Nhất thiết trí (sarva-

jñatā), đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn.

Ngài ngự trên tòa sen với vô số Bồ tát chung quanh trong cung

trời Ðâu-suất. Phật quả của Ngài đã được chư Phật ấn chứng.

Những Bồ tát đạt cấp này là Di-lặc (maitreya), Quán Thế Âm

(avalokiteśvara) và Văn-thù (mañjuśrī).

Thập nhị nhân duyên ((十二因緣: Skt: dvadasanigapatitya-

samuttada), ý chỉ 12 loại nhân duyên sanh khởi, cũng còn gọi

là nhị lục chi duyên, thập nhị chi duyên khởi, thập nhị nhân

duyên khởi, thập nhị duyên sanh, thập nhị duyên môn, thập

nhị nhân sanh, tức 12 điều kiện cấu thành hữu tình sinh tồn,

đó là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ,

hữu, sanh, lão tử.

Thập phương tự viện (十方寺院) (S. 96): còn gọi là Thập

phương sát, chỉ cho vị Trụ trì sau khi thối vị, không nhất thiết

phải do đệ tử của mình kế vị, mà có thể chọn một người có

đức hạnh ở các chùa khác kế thừa làm Trụ trì Tự viện.

Thất bảo sàng (七宝床): giường quí giá có nạm 7 thứ báu

vật trên thế gian là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu,

mã não (hoặc cũng có cách tính khác).

Thất diệt tránh (七滅諍: Skt: adhikarana-samatha), là pháp

ngưng dứt tăng – ni tranh luận vô bổ, là một bộ phận trong cụ

túc giới mà tăng – ni thọ trì, nhân vì có 7 loại nên mới gọi là

thất diệt tránh.

Thất Phật (七佛): đó là 7 vị Phật trong quá khứ theo giáo

thuyết của bộ phái Phật giáo. Đó là các vị Phật : Phật Tỳ-bà-

thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật

Câu-na-hàm-mâu-ni, Phật Ca-diếp, Phật Thích-ca Mâu-ni.

Thế duyên (世緣): nhân duyên của mỗi chúng sanh tại thế

gian, tức là sanh mạng của mỗi người.

Thế lễ (世禮): Nghi lễ của thế gian, tức của người thế tục.

Thế Tôn (世尊): là một trong 10 tôn hiệu của Như Lai, hàm

ý là được người cả thế gian tôn trọng, hoặc là chỉ cho người

được tôn trọng nhất trong thế giới. Từ “Thế Tôn” ở tiếng Skt

được biểu thị rất nhiều cách như loka-nàtha (thế chúa), loka-

jyestha (thế trung tối tôn giả), loka-vid (thế gian giải),

lokàdhipati (thế chi thắng giả), nàyaka (đại sư), sugata (thiện

thệ), mahà-rsi (đại tiên), mahà-vira (đại hùng giả), anuttara

(vô thượng sĩ), dharma-ràja (pháp vương).

Thế, xuất thế gian (世,出世間): tức chỉ tại thế gian và ra

khỏi thế gian. Thế gian Skt là loka, hàm nghĩa hủy hoại; hay

laukika, hàm nghĩa thế tục, phàm tục, lược dịch là thế, chỉ

cho tất cả mọi hiện tượng hữu lậu, hữu vi và tam giới phiền

não trói buộc. Xuất thế gian Skt là lokottana, gọi tắt là xuất

thế, Pàli là lokuttana, hàm nghĩa siêu xuất thế gian, tức là

pháp vô lậu giải thoát, xuất ly khỏi hữu lậu trói buộc. Nếu

đối chiếu thế gian với nghĩa thế tục thì xuất thế gian là Phật

pháp. Còn đối chiếu thế với nghĩa hữu lậu phiền não thì xuất

thế gian là giải thoát.

Thế, xuất thế pháp (世,出世法(S. 218): thếpháp và xuấ thế

pháp, chỉnhân tình thếsựvà thanh quy, đề lệcủ nhà Phậ.

Thi-la (尸羅): Skt: sila, bao hàm các nghĩ hành vi, tậ quán,

tính cách, đ?o đ?c kiề thành, kính cẩ.

Thị chân thị giả(侍真侍者) (S.171): Chân tức là tấm cha

dung của người đã mất, Thị chân thị giả tức Thị giả trông co

di ảnh của vị trụ trì đã mất gọi tắt là Thị chân. Sau khi m

táng xong thì đưa di ảnh của vị trụ trì đó vào bảo tháp, thôn

thường người trông coi bảo tháp đảm nhiệm công việc này.
Thị giả (侍者 S, P. Ante-vāsin) Chỉ cho vị tăng theo hầu bên

cạnh sư phụ hoặc bậc trưởng lão. Trong tùng lâm, chức vụ thị

giả thông thường do vị sa di lợi căn hoặc vị tỳ-kheo mà tuổi hạ

còn thấp đảm nhận, quan hệ giữa vị này và trưởng lão (hoặc Sư

phụ hoặc Trụ trì) rất gần gũi, ngoài việc xử lý các việc lặt vặt, vị

thị giả chẳng những sớm hôm nghe theo lời chỉ dạy, mà còn học

tập, quán xét về đạo đức của các ngài, cho nên được bậc trưởng

lão xem trọng và thường được coi là người kế thừa y bát hoặc

pháp tịch. Lại tùy theo chức vụ khác nhau, thị giả được chia làm

nhiều loại. Theo Thiền uyển thanh quy, thị giả được chia làm hai

loại là Nội thị và Ngoại thị. Còn theo Sắc tu Bách Trượng thanh

quy thì thị giả được chia làm năm loại: Thiêu hương thị giả:

Người ở bên cạnh vị Trụ trì để đốt hương, ghi chép các pháp ngữ

khi vị Trụ trì thượng đường, tiểu tham, phổ thuyết, khai thất,

niệm tụng, phóng tham. Thư trạng thị giả: Người thay thế Trụ trì

phụ trách việc thư tín qua lại và tất cả văn kiện trong Sơn môn;

Thỉnh khách thị giả (cũng gọi là Thị khách): Người phụ trách

việc tiếp đãi tân khách, nhưng chỉ tiếp những khách có mối quan

hệ với Trụ trì, còn khách về các việc khác thì do vị Tri khách

tiếp đãi; Thang dược thị giả (cũng gọi Thị dược): Trông coi việc

thuốc thang cho vị Trụ trì; Y bát thị giả (cũng gọi Thị y): Phụ

trách việc y bát và các đồ dùng của vị Trụ trì.

Thị tật (示疾): tăng lữ, nhất là các trụ trì bệnh nặng sắp qua

đời, được nói tránh đi là biểu hiện có chút bệnh.

Thị tịch (示寂): thuật ngữ Phật giáo chỉ các tăng lữ qua đời.

Thị triện (視篆) (S.130): xem dấu ấn của chùa, vì con dấu này

được khắc bằng thể văn chữ triện. Cho nên gọi là Thị triện.

Thị ty (侍司): phòng làm việc của thị giả trong chùa Thiền lâm.

Thiên bức luân tướng (千輻輪相: có tướng tốt ngàn dấu tròn

như bánh xe dưới lòng bàn chân, là một trong 32 tướng tốt của

đức Phật, cho nên cũng còn gọi là túc hạ luân tướng, túc hạ

thiên bức luân tướng, thường hiện thiên bức luân tướng, song

túc hạ hiện thiên thiên bức luân võng cốc chúng tướng.

Thiên hóa (遷化) (S.159): tên gọi khác của sự chết, Phật

giáo cho rằng tăng lữ thị tịch chỉ là sự di chuyển từ nơi này

đến nơi khác để hóa độ chúng sanh.

Thiên long (天龍) (S. 331): chư thiên và rồng thần. Thiên là

chỉ cho Phạm thiên, Đế thích v.v…

Thiên ma (天魔) (S. 320): chỉ cho ma vương khi đức Phật còn

tại thế tên là Ba tuần; dịch ý là “Chướng” vì nó có thể làm

chướng ngại sự tu hành.

Thiên Thai chỉ quán (天台止觀) (S. 366): chỉ cho Ma-ha Chỉ

Quán, kinh điển căn bản của tông Thiên Thai, do sơ tổ của

tông Thiên Thai là Trí Khải trước tác, chủ yếu nói về phương

pháp và hiệu quả của pháp môn tu tập viên đốn chỉ quán.

Thiên trọng (偏重): thiên lệch 2 bên, tức là có cái nhìn về

Thiền lý chệch choạc không chính xác.

Thiên Trúc (天竺): là tên gọi xưa của nước Ấn Độ, lại cũng

còn gọi là Thiên Bằng, Thiên Đốc, Thiên Độc, Thân Độc, tục

cho đấy là nước Nguyệt Chi, là quê hương của đức Phật. Thiên

Trúc chia ra Đông Tây Nam Bắc và Trung Thiên Trúc.

Thiền duyệt (禪悅) Niềm vui trong thiền định. Người vào thiền

định, tâm được tự tại an vui. Phẩm Tịnh hạnh trong kinh Hoa

nghiêm (Đại 9, 432 trung) nói: “Nếu khi thụ trai, nên nguyện

cho chúng sanh thiền duyệt là thức ăn, tràn đầy pháp hỉ”.

Thiền Nguyệt (禪月) (S. 233): thiền sư cuối đời Đường, tên

Quán Hưu, tự Đức Ẩn, họ Khương người Kim Hoa, có tài làm

thơ, giỏi thư pháp. Cuối đời đến đất Thục, được chúa đất

Thục họ Vương dùng lễ tiếp đãi, ban hiệu là Thiền Nguyệt

Đại Sư.


Thiền tịch (禪寂): trong lúc tọa thiền trừ bỏ mọi tạp niệm, tư

lự Phật nghĩa, cảnh giới tịch tịnh này gọi là thiền tịch.


Thiện Chiêu 善 昭 (947-1024) Thiền tăng đời Tống, họ Du,

người Thái Nguyên (Sơn Tây) Trung Quốc. Thuở nhỏ sư thông

minh trí huệ hơn người. Lúc 14 tuổi cha mẹ lần lượt qua đời,

sư bèn cắt tóc thụ giới cụ túc. Du phương khắp nơi, từng tham

phỏng 71 vị tôn túc thạc đức. Sư đến Thủ Sơn, Nhữ Châu (Lâm

Nhĩ, Hà Nam) tham kiến Thiền sư Tĩnh Niệm được đại ngộ,

nối pháp làm truyền nhân tông Lâm Tế. Đến khi Tĩnh Niệm

tịch, sư mới đáp ứng lời thỉnh của đạo tục Tây Hà, trụ trì Thái

Tử Thiền Tự, Thái Bình Tự ở Phần Châu (Phần Dương, Sơn

Tây) diễn nói tông yếu đem cơ dụng ba câu, bốn câu, ba quyết,

18 xướng v.v... tiếp dẫn kẻ học đạo, danh tiếng một thời. Ba

mươi năm thuyết pháp mỏi mệt, phong cách cao nhã, giới hạnh

tinh nghiêm. Mọi người cung kính ngưỡng mộ không dám kêu

tên mà chỉ gọi sư là “Thiền sư Phần Châu”. Thụy là “Vô Đức

Thiền sư”. Tác phẩm: Phần Dương Vô Đức Thiền sư ngữ lục.

Thiện nam tử (善男子) (S. 320): trong Phật giáo, người nam

tại gia hoặc xuất gia có lòng tin Phật được gọi là Thiện nam

tử, người nữ có lòng tin Phật thì gọi là Thiện nữ nhân.

Thiện nguyệt (善月): tháng giêng, tháng 5 và tháng 9 là 3

tháng trường trai trong năm. Vào những tháng này cấm chỉ

mọi chuyện giết mổ nấu nướng muông thú, phải trường trai

trọn tháng, làm việc thiện cho nên mới gọi là thiện nguyệt,

tức là tháng tốt lành.

Thiếp sấn (貼嚫): đối với tăng nhân có nhiều cống hiến đặc

biệt thì ngoài phần tài vật được bố thí chung như mọi người,

còn được phương trượng bố thí thêm gọi là thiếp sấn.

Thiết đặc vi vị (設特為位): đặc vi có nghĩa là đặc biệt thết

đãi vì ai đó. Trong Thiền lâm, thuật ngữ này chỉ cho những ai

được đặc biệt quản đãi. Thiết đặc vi là thiết trí tòa vị tức là

chỗ ngồi riêng cho người được quản đãi, trong ngữ cảnh bài

này thì thiết đặc vi vị là thiết trí chỗ ngồi cho chuyên sứ là

người được chùa quản đãi. Ngược lại với đặc vi vị là quang

bạn vị, tức là chỗ ngồi của những người tới quang lâm bầu

bạn cuộc lễ.

Thiết vi (鐵圍S. Cakravāḍa-parvata, P. Cakkavāḷa-pabbata) Cũng

gọi thiết luân vi sơn, luân vi sơn, kim cương sơn, kim cương vi

sơn. Thế giới quan Phật giáo lấy núi tu di làm trung tâm, chung

quanh có tám núi và tám biển bao bọc, dãy núi bao bọc ngoài

cùng được cấu tạo bằng sắt, cho nên gọi là Thiết vi sơn, tức dãy

núi phía ngoài Hàm hải bao bọc núi tu di và bốn châu.

Thiêu hương thị giả (燒香侍者): là một trong năm loại thị

giả ở Thiền viện, cũng còn gọi là thị hương (侍香). Người giữ

chức vụ này trong các pháp hội phụ trách ôm hộp hương (香

盒 cũng viết là香合) sẵn sàng đốt dâng trụ trì hay các bậc

tôn túc hành lễ niêm hương, cũng phụ trách luôn việc ghi

chép các buổi thượng đường, tiểu tham, phổ thuyết, niêm

tụng, tiết lạp của trụ trì. Riêng từ thiêu hương (燒香) ý chỉ đốt

hương trước tượng Phật, Bồ-tát hay các Tổ sư, cũng còn gọi

là niêm hương, nẫm (niệp) hương, phần hương, chú hương.

Thiêu hương để nghinh thỉnh Phật, Tổ, chư Tổ sư trong các

cuộc lễ.

Thiếu Thất gia phong (少室家風): gia phong là chỉ cho nếp

sinh hoạt riêng biệt của mỗi gia tộc, trong Thiền lâm là chỉ

cho giáo pháp độc đặc của mỗi tông phái. Thiếu Thất là tên

ngọn núi mà sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi 9 năm lặng yên

nhìn vách, về sau trở thành nơi phát tích của Thiền tông

Trung Hoa do sơ Tổ Đạt-ma trao truyền. Vậy Thiếu Thất gia

phong là chỉ cho Thiền pháp độc đặc của Bồ-đề-đạt-ma.

Thọ ký (授記; Skt: vyakarana, P: veyakarana), dịch theo âm

là Tì-da-khư-lợi-na, Hòa-la-na v.v… lại cũng gọi là thọ (授)

quyết, thọ (受) quyết, thọ ((受) ký, ký biệt, ký thuyết, ký, là

một trong 12 bộ kinh, một trong 9 bộ kinh (Nam tông), hàm ý

phân biệt, phân chiết, phát triển, vốn ban đầu chỉ phân chiết

giáo thuyết, hoặc dùng phương thức hỏi đáp mà giải thuyết

giáo pháp, sau chuyển nghĩa chỉ sở chứng của đệ tử hay chỉ

nơi sanh về sau khi chết. Về sau nữa, lại chuyển nghĩa xa hơn

là chỉ cho việc chứng quả đời sau hay lời tiên đoán danh hiệu

thành Phật.

Thoái tòa (退座) (S.106): sau khi kết thúc các nghi thức như

pháp hội, lễ bái từ nơi ấy trở về liêu xá gọi là Thoái tòa.

Thoái viện (退院): từ chức trụ trì, thường rời khỏi tự viện.

Thoát Hoan thừa tướng (脫歡丞相) (S. 295): Thoát Hoan

làm Tả thừa tướng kiêm nhiệm Hành tuyên chánh viện vào

năm Thái Định đời Nguyên. Ông họ Oát Thích Nạp Nhi, mất

vào đầu niên hiệu Trí Hòa (năm 1328). Đời Trần, Thoát

Hoan từng sang đánh Việt Nam và thua to.

Thổ địa đường (土地堂): theo tập quán tín ngưỡng của Việt

Nam, Thổ địa là một vị thần mà địa vị rất khiêm nhường,

trong nhà thì khám thờ tọa lạc tại xó nền, ngoài đồng hoang

dã thì ở dưới gốc cây. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì thần Thổ

địa có địa vị không thua gì Thành hoàng ở nước ta, trong

chùa thì bàn thờ bố trí tại phía Đông chánh điện, ngang hàng

với Hộ pháp, Già lam.

Thù du trà (茱萸茶): trà thù du. Cây thù du có 2 loại: một loại

dùng làm thuốc; một loại dùng làm thức ăn.

Thuần-đà (純陀: Skt, P: Cunda). Lại cũng còn gọi là Chuẩn

Đà, Thuần (淳) Đà, Chu-na, là người thợ rèn ở thành Da-bà

thời Phật còn tại thế, là người cúng dường Phật sau cùng

trước khi Phật thị diệt, đó là nấm mèo cây chiên đàn. Kinh
Trường A-hàm cũng theo thuyết cúng dường nấm mèo, nhưng

kinh Niết Bàn thì cho Thuần-đà cúng cơm và thức ăn ngon.

Tuy nhiên các học giả phương Tây thời cận đại nghiên cứu

kinh đại Bát-niết Bàn chữ Pàli thì cho là Thuần-đà cúng

dường thịt heo (thời Phật tại thế không có chủ trương chay –

mặn, mà ai cho gì thì ăn nấy).

Thủ khánh (手磬): còn gọi là dẫn (引) khánh, là pháp khí

dùng đồng chế ra, hình dạng như cái chuông nhỏ, trên đầu có

núm, tác dụng là đánh lên để dẫn khởi tăng chúng chú ý

trong các pháp sự, cũng dùng để đánh lên lúc tăng nhân lâm

chung để dẫn khởi giác linh họ tăng thêm chánh niệm.

Thủ lô (手爐): lư hương nhỏ có 2 nắm tay để cầm cho chắc

khi xê dịch gọi là bính (tay cầm) hương lô hay thủ lô.

Thủ tọa (首座)) (S. 24): dựa theo nghĩa “nắm lấy giềng mối,

đứng đầu trong tăng chúng” mà gọi tên. Có ba loại tình

huống sau: 1. Tăng Quan do triều đình sắc phong, như: Tam

giáo Thủ Tọa, giảng kinh, giảng luận Thủ tọa” v.v… 2. Một

trong ba cương vị ở Tự viện, còn gọi là “Thượng tọa”. 3. Một

trong sáu vị Đầu thủ thuộc Tây tự ở Thiền lâm. Chức vụ này

được trình bày rõ trong đoạn văn sau ở “chương Lưỡng tự”.

Thuỳ thủ vị (垂手位): những người đối diện nhau trước mặt

người trụ trì gọi là thuỳ thủ vị.

Thủy đầu (水頭) Cũng gọi Thủy khán. Chức vụ phụ trách

gánh nước, đun nước cho đại chúng tắm gội trong tùng lâm.

Thư ký (書記): là tăng nhân giỏi chữ, trông coi việc viết

lách, nhất là viết sớ và ghi chép các sự việc quan trọng trong

chùa, là một trong lục đầu thủ của Tây tự.
Thư trạng thị giả (書狀侍者): thị giả chuyên viết thư trạng,

thiếp trạng thỉnh mời trong các cuộc lễ.

Thường trụ (常住) (S. 63): lấy theo nghĩa pháp không sanh

diệt đổi dời. Gọi tài sản, vật dụng của Tự viện và chư Tăng

là vật thường trụ, gọi tắt là thường trụ. Có 4 loại vật thường

trụ: 1. Những tài sản quan trọng như bất động sản và những

thành quả do sức lao động của người giúp việc và súc vật

làm ra, gọi là của thường trụ thường trụ. 2. Những thức ăn

thông dụng cúng cho chư Tăng mỗi ngày, Tăng chúng các

phương đều có thể chia phần, gọi là của thập phương thường

trụ. 3. Những tài vật riêng của Tăng Ni, gọi là của hiện tiền

hiện tiền. 4. Những tài vật của vị Tăng viên tịch để lại, có

thể chia cho Tăng chúng ở các nơi, gọi là của thập phương

hiện tiền. Đoạn văn này là chỉ hai loại đầu.

Thượng gian (上間): tức gian bên phải, bên mé Tây của tăng

đường.


Thượng hương (上香): thắp hương vào lư hương trước tượng Phật,

phép thượng hương có 2 cách là tuyến hương và đàn hương.

Thượng đường (上堂): nghi thức của Phật giáo gồm có hai: 1.

Lên pháp đường diễn giảng kinh pháp. Nghi này lại phân làm

các nghi nhỏ: Đán vọng thượng đường, Ngũ tham thượng

đường, Cửu tham thượng đường, Tạ bỉnh phất thượng đường,

Tạ đô tự thượng đường, Xuất đội thượng đường, Xuất sấn

thượng đường v.v… 2. Vào trai đường dùng cơm cháo. Ở đây

chỉ cho một trong những sự việc đã nêu ra ở trên.

Thượng thủ tri sự (上首知事): thượng thủ, skt là pramukha,

Pali là pamukha, là người có cương vị cao nhất trong đại

chúng ở một ngôi chùa, cũng chỉ cho vị thủ tọa.

Thượng thực (上食)): dâng cơm cúng, như dâng trà thang

thủy thì gọi là thượng trà thang.

Thượng tọa (上座) (S. 354): bao gồm nhiều nghĩa, ở đây chỉ

cho Thủ tọa ở các liêu trong thiền lâm. Còn là cách gọi tôn

kính thiền sinh trong thiền lâm.

Tì-lô-giá-na (毘盧遮那 ; skt: vairocana). Tên dịch âm của Ðại

Nhật Phật. Nghĩa là mặt trời, tượng trưng cho trí Phật rộng lớn

vô biên, là trí tuệ chính giác nhờ công hạnh u tập trải qua vô

lượng kiếp mà đạt được.

Tì-ni (毗尼): cũng còn được dịch là Tì-nại-da, tiếng Phạn

vinaya là chỉ cho Luật tạng.

Tỉ-kheo (比丘; Skt: bhiksu, P: bhikkhu), lại cũng còn gọi là

bí-sô, bị-xu, tỉ-hô, dịch theo ý là khất sĩ, khất sĩ nam, trừ sĩ,

huân sĩ, phá phiền não, bố ma v.v…, là một trong ngũ chúng,

chỉ người nam xuất gia đắc độ thọ giới cụ túc.

Tịch diệt (??: Skt: vyupasama, P: vupasama), gọi tắt là

diệt, tức ý chỉ độ thoát sanh tử mà vào cảnh địa vô vi thanh

tịnh. Cảnh địa này lìa xa thế giới mê hoặc, hàm ý chỉ khoái

lạc, cho nên mới có câu nói Tịch diệt là vui.

Tiền bản (前板) (S. 224): bên phải Tăng đường của Thiền lâm

(tức Tiền đường) treo bảng ra vào, bảng này nhằm thay thế cho

Tiền đường.

Tiền đại Trụ trì (前代住持) (S.131): gọi tắt là Tiền đại, là vị

trước đây đã từng làm trụ trì một lần.

Tiền đường Thủ tọa (前堂首座) (S. 56): gọi tắt là Tiền

đường, là vị Thủ tọa được phân công phụ trách phần trước

Tăng đường trong Thiền lâm.

Tiền tư (前資) (S. 97): vị Tăng trong Thiền lâm đã từng ba

lần đảm nhiệm các chức vụ Tri sự ở Đông tự, từ Phó tự trở

xuống sau khi nghỉ việc gọi là Tiền tư.

Tiễn điểm (煎點): nguyên có nghĩa là nấu trà điểm tâm, sau

chuyển nghĩa thành buổi điểm tâm trước buổi đãi trà, chuyển

rộng nghĩa nữa là mời dùng cơm, đó là nghĩa ở ngữ cảnh

trong bài.

Tiêu tai chú (消災咒): là một trong bốn Đà-ra-ni mà tùng

lâm sử dụng, mà cũng là pháp ngưng tai họa của Mật giáo,

cũng còn gọi là Tiêu tai cát tường chú, Tiêu tai chân ngôn,

Tiêu tai Đà-ra-ni, là thần chú tiêu trừ các loại tai họa, thành

tựu mọi việc tốt lành.

Tiểu sư (小師) (S. 92): có hai nghĩa: 1. Vị Tăng đã thọ giới cụ

túc chưa đầy 10 năm. 2. Cách xưng hô của đệ tử với sư phụ.

Tiểu tham (小參) (S. 28): trong thiền lâm, khi nghe thuyết

pháp vào ngày không định trước gọi là Tiểu tham. Vì thanh

quy ấn định ngày thuyết pháp theo định kỳ là “Đại tham” hay

còn gọi là Gia giáo, cho nên ngày thuyết pháp không theo

định kỳ gọi là tiểu tham.

Tiểu tham đầu (小參頭). Sau Tham đầu có Tiểu tham đầu.

Tinh tấn (精進) (S. 56): còn gọi là Cần, một trạng thái tinh

thần tu thiện đoạn ác mạnh mẽ.

Tỉnh Viện Đài Hiến (省院臺憲) (S.140): vị quan đứng đầu

của Thượng thư tỉnh và Tuyên chánh viện đời Nguyên.

Tịnh bình ((淨瓶) (S. 321): cũng gọi là Tháo bình, được làm bằng

đất nung, thường để đựng nước mang theo bên mình để rửa tay.

Tịnh Danh (??): còn gọi là Duy-ma (Skt: vimalakirti),

Duy-ma-cật, Tỳ-ma-la-cật, Vô Cấu Xưng, Diệt Cấu Minh, là

đệ tử tại gia ưu việt của Phật-đà, Trưởng giả ở thành Tỳ-xá-

ly tại Trung Ấn Độ. Tuy là tục lữ, nhưng Tịnh Danh lại rất

tinh thông giáo nghĩa Đại thừa, dẫu cho người xuất gia cũng

không bì kịp.

Tịnh đầu (淨頭) Cũng gọi Thanh đầu, Trì tịnh. Chức vụ coi về

việc quét tước nhà xí trong Thiền lâm. Người làm chức này đều

tự phát tâm đảm nhiệm công việc.

Tịnh độ (淨 土 ; skt: buddhakṣetra) nguyên nghĩa Phạn ngữ là

Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh; Trong Ðại thừa, người ta hiểu

mỗi cõi Tịnh độ thuộc về một vị Phật và vì có vô số chư Phật

nên có vô số Tịnh độ. Ðược nhắc nhở nhiều nhất là cõi Cực lạc

(skt: sukhāvatī) của Phật A-di-đà (skt: amitābha) ở phương

Tây. Tịnh độ phía Ðông là cõi Phật Dược Sư (skt: bhaiṣajyagu-

ru-buddha), có khi cõi đó được gọi là Ðiều hỉ quốc (skt: abhi-

rati) của Phật Bất Ðộng (skt: akṣobhya). Phía Nam là cõi của

Phật Bảo Sinh (skt: ratnasambhava), phía Bắc là cõi của Phật

Cổ Âm (skt: dundubhisvara). Ðức Phật tương lai Di-lặc (skt:

maitreya), là vị đang giáo hóa ở cõi Ðâu-suất (skt: tuṣita), sẽ

tạo một Tịnh độ mới. Tịnh độ được xem là »hóa thân« của thế

giới, là cõi xứ của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt

được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện Nghiệp

mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ

được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ

là một nơi có vị trí địa lí nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là

một dạng của tâm thức giác ngộ, không bị ô nhiễm và các

phương hướng Ðông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình

tượng. Tịnh độ không phải là mục đích cuối cùng trên con

đường tu tập, chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả

phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (Tịnh độ tông).

Tịnh nhân (淨人): Cũng gọi Đạo nhân, Khổ hạnh, Tự quan,

người thanh tịnh. Nghĩa là người chưa cạo tóc xuất gia, chỉ làm

các việc trong chùa viện. Từ Tịnh nhân bắt nguồn ở Ấn Độ.

Trong Thiền lâm, chức sự phục vụ cơm cháo ở Tăng đường;

hoặc vị hành giả trông nom về nhà tắm, cũng gọi là Tịnh nhân.

Tịnh Phạn vương (淨飯王): Tịnh Phạn (Skt: Suddhodana),

dịch âm là Thủ đồ đà na. Lại cũng gọi là Bạch Tịnh vương, là

chủ thành Ca-câu-la (Skt: Kapilavastu) ở Trung Ấn Độ. Ngài

là phụ vương của Thế Tôn. Con trai thứ của vương là Nan-đà

và cháu nội là La-hầu-la đều là đại đệ tử của Thế Tôn.

Tịnh pháp giới thân (淨法界身): pháp giới thân thanh tịnh.

Pháp giới thân là chỉ cho pháp thân của Phật, pháp giới là

cảnh sở hóa, tức là cõi chúng sanh. Thân là chỉ cho thân có

thể hóa độ chúng sanh, là thân của chư Phật vậy. Pháp giới

thân là thân Phật biến hóa ra làm lợi ích cho cõi chúng sanh.

Ở ngữ cảnh trong bài thì tịnh pháp thân là chỉ cho thân của sơ

Tổ Bồ-đề Đạt-ma.

Tịnh phát (淨髮Œ) (S. 360): chỉ cho việ cạ tóc củ chúng

tăg. Tăg chúng trong thiề lâm mỗ nử tháng cạ tóc mộ

lầ. Việ này đ thành nềnế.

Tịnh Từ tự (淨慈寺): Chùa ở núi Nam Bình, ngoại ô phía nam

huyện Hàng, tỉnh Chiết Giang, do vua nước Ngô việt là Tiền

hoằng thúc sáng lập vào niên hiệu Hiển đức năm đầu (954) đời

Hậu Chu. Ban đầu chùa có tên Tuệ nhật vĩnh minh, do ngài

Đạo tiềm ở Cù châu được rước đến làm vị tổ khai sáng thứ

nhất. Ngài Đạo tiềm định đúc tạo 18 pho tượng La hán, vua

chưa được biết việc này nhưng đã mộng thấy 18 người to lớn,

nên vua giúp sư hoàn thành chí nguyện tạo tượng và xây La

hán đường để thờ. Năm Kiến long thứ 2 (961) đời Bắc Tống,

ngià Đạo tiềm thị tịch, vua lễ thỉnh ngài Diên thọ chùa Linh ẩn

về trụ trì chùa này. Ngài Diên thọ trụ tại đây 15 năm, độ 1700

đệ tử, truyền giới bồ-tát cho 7 chúng, ngày đêm xưng niệm

hồng danh Phật A-di-đà 10 vạn tiếng, đức hóa thấm nhuần

khắp trong nước, người đời gọi sư là Vĩnh minh diên thọ. Nhà

vua xây điện Hương nghiêm để đền đáp chí nguyện của sư.

Đồng thời, sư soạn bộ Tông kính lục gồm 100 quyển, trong

khuôn viên chùa xây một tòa nhà gọi là Tông kính đài (cũng

gọi là Tông kính đường). Thời vua Tống thái tông, chùa được

đổi tên là Thọ Minh thiền viện, sau lại gọi là Tịnh từ tự.

Tỏa khám (鎖龕): trong đám tang trụ trì, sau khi liệm thây

vào quan tài quàn ở tẩm đường mà chưa đóng khóa nắp quan

tài, chỉ đậy nắp lại thôi thì gọi là cái quan (坐具). Khi nào di

quan ra pháp đường làm lễ đóng chặt nắp quan tài lại bằng

đinh thì gọi là tỏa quan hay tỏa khám.

Tọa cụ (坐具; skt: nisidana, nisadana), là một trong sáu vật

của tỉ-kheo luôn mang theo mình, dịch theo âm là ni-sư-đàn,

ni-sư-đãn-na, dịch theo ý là tọa ngọa cụ, tọa y, thấn ngọa y,

tùy tọa y v.v… gọi tắt là cụ, dùng trải dưới đất hay trải trên

giường để ngồi lên. Tọa cụ hình chữ nhật bằng vải.

Tọa đường (坐堂) (S. 24): chỉ tòa ngồi ở Tăng đường.

Tọa tham (坐參) (S. 225): trước khi vãn tham, đại chúng tập

hợp ở nơi Tăng đường ngồi lắng tâm để đợi đến buổi vãn

tham gọi là Toạ tham.

Toàn thân nhập tháp (全身入塔) (S.174): toàn thể nhục

thân được đưa vào trong tháp.

Tổ đường (祖堂) (S. 55): tên căn phòng đặt tượng sơ Tổ Đạt

Ma trong chùa Thiền, còn gọi là Tổ Sư đường. Thông thường

ở đây là nơi đặt bài vị của các đời tổ sư quá vãng.

Tôn túc (尊宿) (S. 26): tiếng tôn xưng vị tăng lớn tuổi, đức cao

trong Phật giáo. Tôn chỉ cho đức cao, Túc chỉ cho tuổi lớn.

Tông nhãn (宗眼): cũng còn gọi là “chánh pháp nhãn”, chỉ

quan điểm tư tưởng cơ bản đại biểu cho một tông phái.

Tông phong (宗風): là môn phong tu hành cá biệt của một

người hay một môn phái trong Thiền lâm.

Tông truyền trực chỉ (宗傳直指) : đây là Tông chỉ truyền

riêng ngoài giáo, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật của

Thiền tông Trung Hoa do sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền thụ.

Tống Lý Tông (理宗) (S.152): vị hoàng đế triều đại Nam

Tống, họ Triệu tên Quân, trị vì vào các năm 1224 đến 1264 CN.

Tổng trì môn (總持門) (S. 332): nghĩa là pháp môn tổng trì,

là giữ điều thiện không cho mất, ngăn điều ác không cho

khởi lên. Tổng trì môn tức là pháp môn tổng trì, còn là tên

khác của Mật tông.

Tốt-đỗ-ba (窣覩波): là dịch âm của từ Skt stupa, có nghĩa là

cái mộ tháp, Pàli là thùpa, cũng còn dịch theo âm là tốt-đỗ-

bà, tốt-đô-bà, tẩu-đầu-bà, lược dịch là đâu-bà, Phật-đồ, phù-

đồ, Phật-đỗ, dịch theo ý là chỗ cao hiển, công đức tụ, phương

phần, viên trũng v.v…

Trà đầu (茶頭): Chức vụ phụ trách việc trà nước trong thiền

lâm. Tất cả việc dâng trà cúng Phật, pha trà cho chúng tăng

hoặc để mời khách đều do vị trà đầu phụ trách.

Trà thang (茶湯): Nước trà và nước nóng. Trong Thiền tông,

khi vị tân Trụ trì làm lễ nhập tự thì thường có nghi thức châm

trà thang, trước pha trà, sau châm thang (nước nóng).

Trà-tỳ (茶毘 P. jhāpeti) Cũng gọi: Đồ-tỳ, Xà-tỳ, Xà-ty, Da-duy.

Hán dịch: Phần thiêu. Thiêu đốt thi thể để giữ lại di cốt, một trong

các cách an táng người chết ở Ấn Độ. Hiện nay cách an táng này

cũng rất phổ biến tại các nước có nhiều tín đồ Phật giáo.

Trác ((卓): nghĩa như thỉnh mời.

Trai đường (齋堂): Nhà ăn của các tự viện Thiền tông.

Trai tăng (齋僧)) (S. 84): thiết bày thức ăn chay để cúng

dường Tăng chúng.

Trai thất (齋七) (S. 201): sau khi người đã chết, cứ 7 ngày cử

hành trai hội 1 lần, để siêu độ vong linh, cho đến ngày thứ 7

của thất thứ 7 thì dừng, những trai hội này gọi là Trai thất.

Trang chủ (莊主): Cũng gọi là Đô trang. Chức vụ trong Thiền

lâm trông coi các việc về đất đai, ruộng vườn của chùa, như

xem xét ranh giới, sửa chữa trang trại, an ủi trang điền (cũng

gọi Trang khách, Địa khách); tất cả việc nhò trong trang trại

đều phải tùy thời xử lý, còn đối với các việc trọng đại thì phải

thưa với vị chủ sự trong chùa để giải quyết.

Trân tu (珍羞): là thức ăn ngon lành, sang quí.

Trân trọng (珍重): thuật ngữ Thiền tông dùng để biểu thị lời

tạm biệt, thường là sau khi đại chúng đứng đã lâu nghe pháp

bây giờ thì giải tán.

Trần lao (塵勞) (S. 336): tên gọi khác của phiền não, vì các

phiền não làm ô nhiễm chân tánh, nhiễu loạn thân tâm nên

gọi là Trần lao.

Tri dục (知浴): cũng được gọi là Dục ti, Dục chủ; Là chức vụ

trông coi nhà tắm, nồi và than củi để nấu nước tắm. Một trong

sáu vị Đầu thủ của Tây tự trong Thiền lâm.

Tri điện (知殿): Cũng được gọi là Điện chủ, Điện ti; Chức vụ

trông coi các việc như hương hoa, dầu đèn, báo sái… trên điện Phật.

Tri hội (知會): mọi người cùng nhau họp bàn để phân công

giữ chùa khi trụ trì đi vắng.

Tri khách (知客) (S. 71): người phụ trách tiếp đãi khách

vãng lai, cũng gọi là Điển khách, Điển tân, là một trong sáu

Đầu thủ của Tây tự.

Tri sự (知事): cũng còn gọi là duy-na, duyệt chúng, dinh sự,

thọ sự (授), nhiệm sự, tri viện sự, quản lý tạp vụ của chư

tăng, trong đó quan trọng nhất là bảo hộ tài vật của chư tăng

nên phải lựa người thuận ứng nguyện vọng của chư tăng,

nghiêm trì giới luật, tâm công chính mà giao nhiệm vụ.

Trì phạm khai già (持犯開遮): trì tức là giữ gìn giới luật cả

ngũ giới lẫn cụ túc giới, phạm tức là vi phạm giới luật. Đây

là 2 trạng thái đối lập. Khai là mở thoáng, già là khép chặt

khắt khe hay nói cách khác khai là hàm ý cho phép, già là

hàm ý cấm chỉ, tức ý nói là trong giới luật khi thì cho phép,

lúc thì cấm chỉ. Giới pháp Tiểu thừa rất nghiêm, rất ít khi

đồng ý cho phép, còn giới pháp Đại thừa từ bi, lại hoạt dụng

nên thường đồng ý cho phép. Gộp chung 2 phong cách khắc

khe và phóng khoáng lại gọi là “trì phạm, khai già”.

Trị hóa (治化): tức là trị lý và giáo hóa, cũng gọi là lý hóa.

Truyện Lý Tiên sách Ngụy thư chép: “Thái Tổ hỏi Tiên rằng:

‘Trong thiên hạ thì sách nào tốt nhất để làm lợi cho thần trí

người dân?’, Tiên đáp: ‘Duy chỉ có Kinh Thư, Tam Hoàng, Ngũ

Đế, là điển tịch trị hóa có thể bổ ích cho thần trí của vua chúa’”.

Triển lễ (展礼): trải tọa cụ giập đầu lạy 3 lạy.

Triều âm (潮音): tức là hải triều âm, chỉ tiếng nói cực to,

như tiếng sóng biển vỗ, chỉ cho âm thanh ưu mỹ của Phật và

Bồ-tát, hoặc chỉ cho việc đại ứng hóa của Phật và Bồ-tát.

Trình tự ((呈似): trình lại y nguyên không thêm bớt, như cử

tự (舉似) là thuật kể lại y lời, đúng việc.

Trù ((籌sskt: salaka): một loại công cụ để tính nhân số, thông

thường được làm bằng trúc, gỗ, dày mỏng, dài ngắn phải thích

hợp. Trong thiền lâm thường dùng vật này để kiểm số người.

Trụ sơn (住山) (S.152): cách gọi đặc biệt của vị trụ trì.

Trụ trì (住持) (S. 18): nguyên nghĩa là ở lâu để hộ trì Phật

pháp. Ở Trung Quốc từ thời Nam Bắc Triều trở đi có một số

tự viện dùng Trụ trì để gọi tên chức vụ vị Tăng quản lý tự

viện. Đến đời Đường Trụ trì đã trở thành chức vụ cao nhất

trong chùa, được ứng dụng rộng rãi trong các tự viện địa

phương. Vào khoảng giữa đời Đường, Bách Trượng Hoài Hải

sửa đổi giáo quy thì “Trụ trì” đã trở thành chức Tăng cao

nhất ở tự viện Thiền Tông, lãnh đạo một phương và dần dần

đi vào quy củ. Sách này cho rằng trước Bách Trượng chưa có

danh xưng trụ trì là không chuẩn xác.

Trục nhất (逐一): nghĩa giống như nhất nhất, trục tiệm, tức

là theo tuần tự mà tiến hành.

Trục tùng thiên môn nhi xuất (逐從偏門而出): đuổi buộc

phải theo cửa hông mà ra khỏi chùa, có ý sỉ nhục.

Trung vi Đông cung (中闈東宮): trong hoàng cung, cung của

Đông cung Thái tử ở khoảng cửa giữa phía Đông, cho nên

trung vi Đông cung tức là Đông cung Thái tử.

Trùng dương (重佯):tết mồng chín thánh chín Âm lịch.

Trùng giá nguyện luân (重駕願輪): nguyện luân (xe

nguyện), nghĩa như nguyện thuyền (thuyền nguyện), là lời thệ

nguyện của Phật và Bồ-tát muốn độ trọn chúng sanh qua bờ

giải thoát bên kia. Vậy trùng giá nguyện luân là lại cỡi xe

nguyện như Phật và Bồ-tát trước kia để độ tận chúng sanh.


Truy điệu ((追悼)): nghĩa tương đương như truy niệm, tức là lễ

đoái tưởng đến người đã qua đời mà thương tiếc xót xa. Ngày

nay, tang lễ các người danh tiếng đều có làm lễ truy điệu,

chủ yếu là nhắc lại công lao và đạo đức của người qua đời

mà thương tiếc.

Truy tu (追修) (S. 201): vì người chết mà tu tạo công đức.

Truyeàn xaù (傳舍) (S. 308): nơi dành cho khách vãng lai thời

xưa dừng chân nghỉ lại qua đêm.

Trực bệnh (直病): luân phiên quan tâm, chăm sóc người bệnh.

Trực chỉ chi đạo (直指之道): tức là đạo pháp chỉ thẳng tâm

người, thấy tánh thành Phật do sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền

thụ cho Thiền tông Trung Quốc.

Trực điện (直殿): Người quản lí điện đường trong tự viện.

tạng điện 藏殿 chỉ cho ngôi nhà bao gồm kinh tạng (kinh

đường) và khán kinh đường. Kinh tạng là nơi cất giữ kinh điển

có thờ tượng Phật, do đó cũng là tụng vào dịp lễ chúc thánh

hoặc theo thỉnh nguyện của thí chủ. Còn khán kinh đường là

nơi đại chúng đến đọc đại tạng kinh. Đến thời Nam Tống thì

nghi thức tụng kinh được cử hành trên Phật điện, còn việc đọc

tụng kinh tạng thì chúng tăng đưa về các liêu, cho nên tạng

điện không còn lý do tồn tại. Bởi vậy thiền tông Nhật bản vốn

truyền thừa tử triều đại Nam Tống, tuy có tên gọi tạng chủ và

tạng điện nhưng đã mất đi ý nghĩa nguyên thỉ mà chỉ còn là

hữu danh vô thực.

Trực đường (直堂): Chỉ cho chức vụ luân phiên giữ Tăng

đường trong các thiền viện, chuyên trông coi chăn mền, y bát

của đại chúng.

Trực sảnh (直廳): trong chùa Thiền lâm luôn luôn phân

công người trực sảnh đường gọi là trực sảnh.

Trực tuế (直歲): Chỉ cho chức vụ đảm nhiệm công việc trong

một năm tại các chùa viện thuộc Thiền tông, là một trong sáu

vị Tri sự. Trực tuế vốn là một chức vụ phụ trách việc tiếp

khách Tăng, nhưng trong thiền môn thì chức này trông coi tất

cả công việc, là một chức vụ quan trọng. Về sau dần dần chỉ

cho người trông nom công việc trong một tháng, nửa tháng,

hoặc 1 ngày, cho đến thời gian không hạn định.

Trừu bị ((抽被): bị là vật bằng vải trải bên cạnh chỗ ngồi lúc

tham thiền. Trừu bị là dỡ bỏ tấm vải trải ngồi thiền ở tăng

đường, hàm nghĩa là rời khỏi chùa, nghĩa tương đương với từ

“trừu thiền”.

Trừu giải (抽解) (S. 360): giữa giờ ngồi thiền, ra khỏi Tăng

đường nghỉ giải lao, hoặc người mới đến chùa xin ở lại, về

liêu nghỉ ngơi trong giây lát đều gọi là Trừu giải.

Trừu hạ bản vị quải đáp (抽下本位掛搭): loại bỏ vị trí quải

đáp (cũng có thể hiểu là bôi tên trong danh sách) tức trừ bỏ

cương vị tăng chúng trong chùa.

Trường bản (長板): không có nghĩa là tấm bản dài mà là

đánh bản một hồi dài.

Trường Khánh nguyên niên (長慶元年): năm đầu niên hiệu

của Đường Mục Tông (821).

Trường liên sàng (長連床): loại giường dài liên tiếp nhau để

các tăng an nghỉ thể hiện tính cộng đồng sinh hoạt, bình đẳng

tiện nghi.

Trưởng lão (長老: Skt: sthavara, P: thera), chỉ bậc tu hành

tuổi lạp cao, tuổi đời lớn, trí đức đều ưu việt, còn gọi là

thượng tọa, thượng thủ, thủ tọa, kỳ niên, kỳ túc, lão cựu, lão

túc, Trưởng túc, trụ vị. Theo quyển 8 kinh Trường A Hàm thì

Trưởng lão có 3 loại: a- Niên kỳ Trưởng lão. b- Pháp Trưởng

lão. c- Tác Trưởng lão.

Tu-bạt-đà-la ((須跋陀羅: Skt: Subhadra, P: Subhadda), lại còn

gọi là Tô-bạt-đà-la, Tu-bạt-đà, Tu-bạt, Tẩu-ba-đầu-lân, dịch

theo ý là Thiện Hiền, Hảo Hiền, Thiện Hảo Hiền, là đệ tử sau

cùng nhận sự giáo giới của Phật Đà trước khi Ngài nhập diệt mà

đắc đạo. Khi đắc đạo, Tu Bạt đã 120 tuổi, người thông minh đa

trí nghe Phật thuyết Bát Thánh đạo bèn ngay đêm đó xuất gia

thọ giới, tịnh tu Phạm hạnh, đêm xuống không lâu đã thành A-

la-hán, rồi ngay trước mặt Phật diệt độ trước.

Tu-bồ-đề (須菩提) (S. 18): (skt: Subhuti), cũng dịch là Tu-

phù-đế, Tu-phù-đề, Tô-bộ-để v.v…, dịch ý là Thiện Hiện,

Thiện Kiến, Thiện Cát, Không Sanh v.v…, người thành Xá-

vệ, nước Câu-tát-la thuộc Ấn Độ cổ, dòng dõi Bà-la-môn.

Ngài cũng là một trong mười đệ tử lớn của Đức Thích-ca

Mâu-ni, nổi danh nhờ vào pháp biện chứng Chư pháp tánh

không nên được xưng là Giải không đệ nhất.

Tu vu (修圩) (S. 276): Vu là chỉ cái đê bao quanh ruộng đất ở

vùng trũng. Vùng Giang Hoài dùng đê bao quanh ruộng nên

gọi là Vu điền. Tu vu là chỉ cho việc tu bổ bờ ruộng.

Tuần liêu (巡寮) (S. 58): trụ trì đến Tăng đường tuần xét,

kiểm điểm xem Tăng chúng có tuân theo thanh quy hay

không, cũng để thăm viếng bệnh nhân, đồng thời để cho

những vị tăng trẻ trông thấy mà biết oai nghi nhà Phật, gọi là

tuần liêu.

Tuần quá (巡過) : tuần tra xem xét coi có gì sơ thất, lầm lẫn

(quá thất) không.

Tuần đường (巡堂) Chỉ cho việc các vị Trụ trì, Thủ tọa đi

kiểm điểm, xem xét Tăng đường trong thiền lâm. Tuần đường

có các loại sau: 1. Tuần đường của trụ trì: tức lúc nhập viện,

đán vọng trà, tọa thiền. 2. Tuần đường của đại chúng: tức khi

Tam bát niệm tụng. 3. Tuần đường của thủ tọa: tức khi tọa

thiền, đại tọa tham, kết chế. 4. Tuần đường của Duy na: tức vào

dịp Thánh tiết. 5. Tuần đường của Tham đầu: tức lúc quải đáp.

6. Tuần đường của Đô tự: tức khi Khố ty thang trà. 7. Tuần

đường của Tri sự: tức khi kết chế, đán vọng trà. 8. Tuần đường

của thỉnh khách thiêu hương: tức Phương trượng trà. 9. Tuần

đường của Sa di: tức lúc Tham đường. Trong đó, khi tọa thiền,

tuần đường của Trụ trì, Thủ tọa biểu thị ý nghĩa kiểm; khi

thánh tiết tuần đường của duy na biểu thị ý nghĩa báo cáo; khi

nhập viện, quải đáp, kết chế, tuần đường biểu thị ý nghĩa lễ

mừng; tuần đường lúc thang trà biểu thị ý nghĩa thỉnh tạ.

Túc chúng (肅衆): là hình thức xử phạt tăng chúng vi phạm

thanh qui trong chùa Thiền lâm. Các hình thức và nội dung

trong bài đã nói rõ, xin bổ sung là khi đuổi kẻ vi phạm thanh

qui ra khỏi cửa thì trước hết phải sao chép điều luật đuổi ra

khỏi chùa dán ở cổng, gióng 3 hồi trống lớn, sau đó dùng gậy

đánh đuổi ra khỏi cổng.

Túc sanh (宿生): nghĩa giống như túc thế, tức là đời trước

của mình.

Tuệ Chiếu (慧照) (1289-1373) Thiền tăng đời Nguyên, họ Ma,

tự Đại Thiên, hiệu Mộng Thế Tẩu, người xứ Vĩnh Gia (nay là

Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc; nối pháp Thiền sư

Hối Cơ Hi Công. Sư trụ chùa Minh Khánh ở Lạc Thanh (nay

thuộc Chiết Giang). Tác phẩm: Huệ Chiếu ngữ lục.

Tung sơn Thiếu Lâm tự ((嵩山少林寺)): Tung sơn, còn gọi là

Tung Nhạc, Tung Can sơn, tọa lạc tại huyện Đăng Phong tỉnh

Hà Nam, là nơi mà vào năm Thái Hòa thứ 20 (495, có thuyết nói thứ 21 – 496) vua Ngụy Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy

(Hậu Ngụy, Nguyên Ngụy) đã cất chùa Thiếu Lâm cho tăng

nước Thiên Trúc là Thiền sư Phật Đà ở tu. Đây là ngôi chùa

mà vào năm 527 Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi nhìn vách im lặng

trong 9 năm.

Tùng lâm (叢林) (S. 28): Tăng, tục hòa hợp cùng ở một nơi,

giống như cây cối mọc nhiều thành rừng, nên gọi là tùng lâm,

còn chỉ riêng cho Tự viện Thiền tông. Bởi vì “Thiền” hàm

nghĩa là rừng công đức.

Tùng Nguyên (松源) (S. 242): đệ tử của ngài Mật Am Hàm

Kiệt, tên Sùng Nhạc, tự Tùng Nguyên, họ Ngô, người Long

Tuyền tỉnh Chiết Giang. Trước sau, Ngài đã trụ trì các chùa

Linh Ẩn ở Hàng Châu, Linh Nham ở Tô Châu, giáo hóa làm

cho Phật pháp thịnh hành.

Tùy Khai Hoàng tam niên (隨開皇三年): niên hiệu Khai

Hoàng năm thứ 3 của Tùy Văn Đế (583). Tùy Văn Đế họ

Dương, tên Kiên, tiểu danh là Na La Đình. Dương Kiên giết

Trịnh Đế, tự lập mình làm Hoàng đế, sau bị con thứ là Quảng

thí sát lên ngôi, tức là Tùy Dạng Đế.

Tuyên sớ thiếp nhân (宣疏怗人): là tăng nhân thông thạo

chữ nghĩa có giọng đọc truyền cảm rõ ràng được chọn để đọc

sớ văn trong các buổi lễ Phật sự.

Tuyết Đậu (雪竇) (S. 233): thiền sư Trùng Hiển đời Tống, tự

Ẩn Chi, ở núi Tuyết Đậu, Minh Châu, (nay thuộc Ninh Ba, Chiết

Giang) nên có hiệu là Tuyết Đậu. Sau khi viên tịch, Ngài được

vua Tống Nhân Tông sắc ban hiệu Minh Giác Đại Sư.

Tư-mã-đầu-đà (司馬頭陀): Thiền tăng sống vào đời Đường,

họ Mã, là con cháu của danh thần Tư Mã Ý, không rõ nối pháp

ai và thuộc tông phái nào. Thuở bé, sư xuất gia ở Hành Sơn,

rặng Nam Nhạc thuộc Tương Nam. Về sau, sư vào chùa Vĩnh

An, núi Hoàng Long, phủ Long Hưng (nay ở phía tây bắc

huyện Vĩnh Tu, tỉnh Giang Tây), tu theo hạnh Đầu-đà. Sư giữ

chức Điển toạ trông coi nhà bếp, lo việc ăn uống cho đại

chúng. Nhân bố thí cơm thừa cho con linh quy, nên được con

vật này đền ơn khiến cho đôi mắt của sư rất tinh tường, trên

xem xét thiên văn, dưới biết rõ địa lý. Vì giỏi xem địa thế đất

đai nên được người thời ấy gọi sư là “Thần Nhãn Đầu-đà

Tiên”. Sư xem xét các núi ở Hồng Đô, rồi đến núi Bách

Trượng ở Phụng Tân ra mắt Thiền sư Đại Trí Hoài Hải, chỉ bảo

cho Điển toạ Linh Hựu đi đến trụ Quy Sơn tại Đàm Châu, Hồ

Nam. Theo lời sư thì đó là một vùng đất rất tốt để cất chùa,

khiến cho tông phong hưng thạnh. Quả nhiên, sau khi Thiền sư

Linh Hựu ở đấy, Ngài cùng với đệ tử là Huệ Tịch khai sáng

tông phái Quy Ngưỡng nổi tiếng một thời. Tương truyền sau

khi lựa chọn chỗ đất để làm sinh phần cho Thiền sư Hoài Hải,

sư thị tịch và được chôn ở núi Bách Trượng. Thiền sư Hoài Hải

sai người lập đền thờ và cúng tế cho sư. Tấm bảng treo ngang

trên đền thờ sư đề “Thần Nhãn Đầu-đà”. Hai hàng câu đối, mỗi

bên đề: “Sinh kí Hoàng Long”, “Tử quy Bách Trượng”. Theo

Vân Cư Sơn Chí.

Từ ấm (慈蔭): ấm (?) là bóng rợp che mát của cây to. Từ

ấm là bóng che từ bi của đức Phật đối với chúng sanh.

Từ đường (祠堂) (S.141): đền thờ trong chùa thiền, đặc biệt

được xây dựng để thờ tổ tiên của những đàn việt có công xây

dựng chùa.

Từ hàng (慈航): là thuyền từ do Phật và Bồ-tát dùng để đưa

chúng sanh qua biển khổ.

Từ Minh (慈明) (S. 250): tổ Sở Viên đời thứ sáu của Tông

Lâm Tế vào đời nhà Tống. Ngài họ Lí, người Toàn Châu,

tỉnh Quảng Tây.

Tứ ân (四恩): bốn ơn, có 4 cách tính: a- Ơn mẹ, ơn cha, ơn

Như Lai, ơn pháp sư thuyết pháp. b- Ơn cha mẹ, ơn chúng

sanh, ơn Quốc vương, ơn Tam bảo. c- Ơn chư sư trưởng, ơn

cha mẹ, ơn Quốc vương, ơn thí chủ. d- Ơn thiên hạ, ơn Quốc

vương, ơn tôn sư, ơn cha mẹ.

Tứ ba-la-di (四波羅夷) : Skt là Catvarah parajikà dharmah,

gọi là tứ di pháp, chỉ cho tỉ-kheo nên tránh xa 4 trọng tội căn

bản, đó là đại dâm, đại đạo, đại sát, đại vọng ngữ.

Tứ chúng (四衆: Skt: catasrah-parsadah, P: catasso-parisa),

chỉ cho 4 loại đệ tử hình thành nên giáo đoàn Phật giáo.

Cũng còn gọi là tứ bối, tứ bộ chúng, tứ bộ đệ tử, gồm tỉ-kheo,

tỉ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di; hoặc chỉ riêng 4 loại đệ tử

xuất gia là tỉ-kheo, tỉ-kheo-ni, sa-di-, sa-di-ni.

Tứ đại (四大) (S. 366): 1. Chỉ cho đất, nước, lửa, gió. Phật giáo

cho rằng 4 nguyên tố cơ bản này đã cấu tạo nên thế giới. 2. Chỉ

các yếu tố cấu tạo nên cơ thể của con người như: tóc, lông,

móng, răng, da, thịt, xương, nước mắt, nước mũi, máu v.v…

Tứ đại bộ châu (四大部洲): bốn đại bộ châu là Đông Thắng

Thần châu, Nam Thiệm Bộ châu, Tây Ngưu Hóa châu, Bắc

Câu Lư châu. Bốn châu này ở 4 phía của núi Tu-di.

Tứ đại bộ kinh (四大部經): Thiền lâm lấy 4 bộ kinh Hoa

Nghiêm, Bảo Tích, Bát Nhã, Niết Bàn làm Tứ đại bộ kinh.

Nếu so sánh với tất cả mọi bộ kinh được gọi là Đại tạng kinh

thì 4 bộ đại kinh này gọi là tiểu tạng.

Tứ đế (四諦): đế (Skt: stya, P: Sacca), có nghĩa là thẩm xét chân

thực không hư dối, tức chỉ khổ, tập, diệt, đạo, 4 chân lý chính xác

không nhầm lẫn. Lại do 4 chân lý này chân thực không hư dối

nên cũng gọi là Tứ chân đế, lại cũng do Tứ đế này là tri kiến

của bậc Thánh nên cũng còn gọi là Tứ Thánh đế.

Tứ hướng (四向) (S. 326): nhân vị để đạt đến quả vị nào đó

được chia làm 4 loại: Dự lưu hướng, Nhất lai hướng, Bất hoàn

hướng và A-la-hán hướng, gọi chung là tứ hướng.

Tứ liêu (四寮) (S. 91): ở đây là tên khác của Mông đường.

Nhân xưa kia có 4 vị danh Tăng từng ở Mông đường, người đời

sau vì ngưỡng mộ các Ngài nên gọi Mông đường là Tứ liêu. Tứ

liêu còn dùng để chỉ chung cho Thủ tọa, Duy na, Tri khách,

Thị giả. (Xin xem đoạn văn sau “chương Vong Tăng”).

Tứ sanh (四生): chúng sanh có 4 cách ra đời là sanh từ trứng,

sanh từ thai, sanh từ ẩm thấp và sanh từ hóa. Bốn từ này khái

quát cũng chỉ cho hình thái của tất cả mọi sanh mạng.

Tứ Thánh (四聖): đó là đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế

Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí, Bồ-tát Đại Hải Chúng.

Tứ tiết báo lễ (四節臘): còn gọi là tứ đại tiết báo lễ, là 4

ngày lễ lớn trong năm báo ơn Phật: kiết hạ, giải hạ, đông chí,

nguyên đán.

Tứ tiết lạp (四節臘) (S. 28): bốn ngày lễ lớn của Thiền lâm

do ngài Hoài Hải quy định: 1. Kiết hạ: Lấy ngày 16 tháng 4

âm lịch làm ngày mở đầu cho việc an cư.2. Giải hạ: Lấy

ngày 15 tháng 7 âm lịch làm ngày kết thúc việc an cư. 3.

Đông Chí: (ngày 21 tháng 12 DL). 4. Nguyên đán: Ngày

mồng một tết (Nguyên đán).

Tứ trai nhật (四齋日): Thiền lâm lấy 4 ngày trong tháng là

mùng 1 (sóc), mùng 8 (thượng huyền), ngày rằm (vọng), ngày

23 (hạ huyền) làm 4 ngày trì trai gọi là tứ trai nhật. Trong

ngày này phải tụng kinh, trì giới để bòn phước đức.

Tứ trọng (四重) (S. 321): bốn trọng ân: ân cha mẹ, quốc gia,

đàn việt, Tam bảo.

Tự ấn (寺印): tức con dấu của chùa khắc bằng chữ triện do

trụ trì nắm giữ, nhưng ngay cả trụ trì cũng không được dùng

con dấu cho chuyện riêng tư.

Tự gian liệt (字間列): tức là sắp hàng cách khoảng nhau đều

đặn như khoảng cách của các chữ trên trang giấy.

Tự pháp (嗣法) (S. 81): chỉ người đệ tử được Sư phụ truyền

trao sứ mạng kế thừa Phật pháp. Từ đời Tùy, Đường trở về

sau đồng thời với việc truyền trao Phật pháp, Sư phụ cũng

đem tài sản của chùa trao cho người kế thừa trông nom. Vị

đệ tử này, gọi tắt là Tự pháp, hoặc gọi là “Pháp tự”.

Tự pháp biệ n sự (嗣法辦事): tự pháp tức là đệ tử truyền

thừa của sư phụ. Tự pháp đệ tử đang giữ nhiệm vụ trụ trì tại

một chùa khác thì gọi là tự pháp biện sự.

Tự pháp sư (嗣法師) (S. 91): trong Thiền lâm gọi vị Hòa

thượng trao truyền pháp thống cho mình là Tự pháp Sư.

Tự tạ (叙謝): nói lời cảm ơn xã giao mọi người trong cuộc lễ.

Tự tánh (自性): Phật giáo cho rằng các pháp đều tự có tánh

không dời đổi, không sanh không diệt gọi là tự tánh.

Tự thoại (敘話): là nói lời thăm hỏi hàn huyên có tính cách xã giao.

Tự tứ (自恣) (S. 63): một loại nghi thức sám hối của Phật giáo.

Vào ngày kết thúc an cư kiết hạ, tức ngày 16 tháng 7 âm lịch,

mỗi vị Tăng đều nhờ tăng chúng nêu ra lỗi lầm của mình để cầu

sám hối trước đại chúng. Còn được dịch là “Tùy ý”, nghĩa là

những lỗi lầm được nêu lên theo ý kiến của người khác.

Tương kế trụ trì giả (相繼住持者): người kế nhiệm làm trụ trì.

Tướng (相): triều đình phong kiến có 2 chức vụ cao nhất phò

giúp cho Hoàng đế đó là tướng văn (相) và tướng võ (將).

Tuy nhiên bao giờ người đứng đầu trăm quan cũng là tướng

văn, gọi là tể tướng.

Tượng quí (像季): chỉ thời kỳ cuối cùng của thời tượng pháp.

Tượng pháp thuộc thời kỳ thứ 2 trong 3 thời kỳ chính, tượng

và mạt pháp, trạng huống vân hành giáo pháp cũng tương tự

như thời kỳ chánh pháp, cho nên mới gọi là tượng pháp, là

thời kỳ hữu giáo, là thời đại thi hành như pháp nhưng không

chứng quả. Tượng quí cũng được coi chính là mạt pháp vậy,

cho nên bài hậu tự kinh Tây Phương yếu quyết mới viết: “Ai

sanh ra và ở vào thời tượng quí thì cách Phật xa lắm !”.

Tỳ lệ (疵癘): cũng viết là (疵厲), chỉ sự tai hại, tai biến trong

đời, thường dùng để chỉ súc vật hoặc hoa màu bị dịch bệnh

do thời tiết trái nghịch bất thường.

Tỳ-lô-giá-na Phật (毗盧 遮那佛) (S. 56): danh hiệu Đức

Phật, dịch âm của Vairocana, còn dịch là Tỳ-lô-xá-na, Tỳ-lô-

chiết-na v.v…, thường được giải thích là cách gọi tôn kính

Pháp thân (tức chân thân) của đức Như Lai.

Tỳ-sa-môn Thiên vương [毗(毘)沙門天王]: là một trong bốn

vị Thiên vương vâng lệnh Đế Thích thiên tuần sát khắp 4 đại

châu thiên hạ, xem xét hành vi thiện ác của chúng sanh mà tâu

lên Đế Thích, cũng còn gọi là Đa Văn Thiên, là vị thần hộ

pháp của Phật giáo. Ở Thai tạng giới mạn-đạt-nã (mạn-đà-la),

thần đứng ở ngoài cửa mé trái phía Bắc của Kim Cang bộ

viện. Ở Kim Cang giới mạn-đạt-nã, thần đứng ở mé Tây là

chúa của các Dạ-xoa. Hình tượng của Thiên vương mặc giáp

trụ, tay phải cầm tháp, còn tay trái thì cầm gậy báu. Thác tháp

Thiên vương cũng là Tỳ Sa Môn Thiên vương.



tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương