SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang50/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50
U

Uy Âm vương (威音王 S. Bhīṣma-garjitasvara-rāja). Cũng

gọi: Tịch thú âm vương Phật. Danh hiệu của đức Phật đầu tiên

của kiếp Trang nghiêm trong quá khứ.

Ưu-bát-la hoa ((優鉢羅華): ưu-bát-la (skt: utpala, p: uppala)

cũng còn gọi là ô-bát-la hoa, dịch theo ý là hoa sen xanh.

Ưu Điền vương (優填王): Ưu Điền (Skt: Udayana), còn gọi là

Ưu-đà-diên Vương, Ổ-đà-diễn-na Vương v.v…, dịch theo ý là

NhậtTử Vương, Xuất Ái Vương, là vua nước Kiều-thưởng-di.

Thời Phật còn tại thế, nhân vì vương dốc lòng thành tin Phật

pháp nên trở thành đại ngoại hộ của Phật-đà.

Ứng khí (應器): là đồ đựng thức ăn chính thức của tăng lữ đó

là bình bát kim loại, có nhiều hàm nghĩa ứng pháp, ứng thụ

cúng dường, ứng sức ăn của mình mà ăn.



V

Vãng sanh (往生) (S. 194): chỉ cho linh hồn được hóa sanh

trong hoa sen ở Tây phương Cực lạc.

Văn-thù Sư-lị (文 殊 師 利; S: mañjuśrī) tên dịch theo âm,

thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Ðức (妙

德), Diệu Cát Tường (妙 吉 祥), cũng có lúc được gọi là Diệu

Âm (妙 音; s: mañjughoṣa); Một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí

huệ, một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo. Lần

đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù Sư-

lị căn bản nghi quĩ (s: ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4.

Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã

ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là

biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh.

Vân đường (雲堂) Cũng gọi Tăng đường chỉ cho nơi tăng

chúng nhóm hợp đông như mây nên gọi là Vân đường (nhà

mây). Vân đường cũng còn chỉ cho “Vân thủy” nơi nhóm hợp tu

hành. Ngoài ra những qui tắc mà hàng ngày chư tăng tu hành

trong tăng đường phải tuân thủ goi là: “Vân đường thường qui”.

Vân Hà Phạm (云何梵) (S. 315): còn gọi Vân hà bái là một

loại kinh văn tụng bằng tiếng Phạm. Vì trong kinh Niết-bàn

quyển 3, câu đầu dùng 2 chữ “vân hà” mà có tên như thế.

Vân Môn (雲門) (S. 222): tức thiền sư Văn Yển, ở núi Vân

Môn vào cuối đời Đường, Ngài họ Trương, người Cô Tô, Gia

Hưng (nay là phía Nam huyện Gia Hưng tỉnh Chiết Giang), đắc

pháp với thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn, về sau sống tại núi

Vân Môn thuộc Thiều Châu, (nay là Quảng Đông, Thiều

Quan), đã khai sáng tông Vân Môn rất nổi tiếng.

Vấn khởi cư (問起居): tức là thăm hỏi xã giao sức khỏe, sinh

hoạt ăn uống ngủ thức trong ngày có tốt không.

Vấn tấn (問訊) (S. 25): lễ nghi của Phật giáo, như chắp tay

xá chào, thăm hỏi sức khỏe, gọi là Vấn tấn.

Vi trần sát (微塵剎): là tiếng gọi tắt của vi trần sát độ. Vi trần

(Skt, P: anu-raja), gọi tắt là vi hay trần, tức sắc lượng nhỏ nhất

mà nhãn căn nhiếp thủ được, chỉ cho sắc pháp nhỏ nhiệm nhất.

Sát là tiếng gọi tắt của sát độ, sát nghĩa đen là ruộng đất, đất

nước, xứ sở. Sát độ chỉ cho quốc độ, nói chung là chỉ cho đất

nước. Sát (Skt: ksetra), dịch theo âm là sai-đa-la. Vậy vi trần

sát là quốc độ thật là nhiều như bụi trần nhỏ li ti vậy.

Vị bài (位牌): thường quen gọi là bài vị, cũng còn gọi là thần

bài, thần bản, chủ bài, tức là tấm bài làm bằng gỗ hình thức

trang trí có hoa văn lộng lẫy, dùng để ghi tên – họ và chức vụ

của người chết.

Viên cơ (圓機): cơ duyên tròn đầy.

Viên đầu (園頭) Chức vụ phụ trách trông coi vườn tược, việc

trồng trọt rau trái trong Thiền lâm.

Viên Giác kinh (圓覺經) (S. 367): gọi đủ là Đại phương

quảng viên giác tu-đa-la liễu nghĩa kinh, 1 quyển, do sa-môn

Phật-đà-la, nước Kế Tân dịch vào đời Đường, là một trong

những bộ kinh quan trọng của tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai,

Thiền tông, giảng giải hướng dẫn người tu tập rất thịnh hành

vào đời Đường, Tống, Minh trở lại đây.

Viên minh (圓覺經)): chỉ thể tánh trong sáng tròn đầy hoặc

cảnh giới trong sáng tròn đầy sau khi ngộ.

Viên Ngộ (圓悟) (S.168): vị thiền sư nổi tiếng ở giữa thời

lưỡng Tống, họ Lạc, tự Vô Trước, người Bành Châu (nay là

huyện Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên). Được hai vua Tống Huy

Tông và Tống Cao Tông kính trọng ban cho hiệu là Viên

Ngộ, từng trụ trì nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Ngài viên tịch

vào năm thứ năm niên hiệu Thiệu Hưng (1135 CN) thọ 73

tuổi, được vua ban thụy hiệu là Chơn Giác thiền sư. Ngài đã

trước tác Bích Nham lục gồm 100 quyển.

Viên phu (園夫) (S. 257): người chăm sóc, trông coi vườn rau

trong thiền lâm.

Viên Thông (圓通) (S. 365): vị thiền sư thời Cổ đại, hành

trạng của Ngài không rõ.

Võng thố (罔措): bất lực chẳng làm gì được trước một vấn đề

thì gọi là võng thố, tức là há hốc mồm bó tay chịu trận không

biết phải làm sao.

Vọng liêu (望寮): người phòng hờ (réserve) để thay thế ngay

cho chức phó liêu.

Vô Chuẩn Hòa thượng (無凖和尙): Thiền tăng danh tiếng đời

Tống tên là Sư Phạm, hiệu Vô Chuẩn, thụy hiệu Phật Giám.

Vô minh (無明) (S. 64): là si ám, đối với các sự lý còn mê

mờ chưa giác ngộ.

Vô ngã, vô nhân (無我無人): Phật giáo cho rằng tất cả mọi

sự vật trên thế giới đều không có tự thể thực tại độc lập,

trong đó vô ngã, vô nhân là ý nói con người không có chủ thể

tự tại thường hằng.

Vô sanh (無生) (S.165): cùng nghĩa với các từ Niết-bàn, Thật

tướng, Pháp tánh… . Nhà Phật cho rằng tất cả các hiện tượng

sanh diệt, biến hóa đều do sự phân biệt hư vọng của chúng

sanh trong thế gian mà có, bản chất của nó vốn là không

sanh, không diệt.

Vô sanh nhẫn (無生忍): là từ nói tắt của vô sanh pháp nhẫn,

Skt là anutpattika-dharma-ksànti, nghĩa là quán lý chư pháp

vô sanh vô diệt mà nhận rõ, trong tư thế an trụ không động

tâm, cũng còn gọi là vô sanh nhẫn pháp, tu tập vô sanh nhẫn,

là một trong 3 nhẫn.

Vô thường (無常: Skt: Anitya, Anityatà, P: anicca), là từ đối

lâp với thường trụ, cho rằng tất cả pháp hữu vi luôn sanh diệt,

dời đổi, không thường trụ, đều do nhân duyên sanh, nương

theo 4 tướng sanh – trụ – dị – diệt mà sanh diệt trong khoảng

sát-na, đó là trước vốn không nay có, nay có sau không nên

gọi chung là vô thường.

Vô thường kệ (無常偈) (S.159): bài kệ về bốn sự chẳng

thường ở trong kinh “Nhân vương”, gồm bốn tiết, mỗi tiết có

hai kệ, phân biệt và trình bày rõ về ý nghĩa vô thường, khổ,

không, vô ngã. Tinh thần cơ bản là nói rõ đời người vô thường.

Vô thường tấn tốc (無常迅速): vô thường tức là hàm ý mọi sự

– mọi vật đều không thường hằng mà luôn trải qua thành – trụ

– hoại – không, nhân đó vô thường cũng dùng để chỉ cho cái

chết. Vậy vô thường tấn tốc ý nói là cái chết của con người

đến chóng vánh, cho nên phải lo tu để liễu thoát sanh tử.

Vô tri (無知): là kẻ không biết lường trước ảnh hưởng gây ra bởi

lời lẽ hành vi của mình mà cứ nhắm mắt làm xằng nói bậy.

Vu Lan bồn (盂蘭盆 S. Ullambana) Hán dịch là đảo huyền, cũn

gọi vu lan bồn hội, chỉ cho nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ôn

bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày rằ

tháng bảy âm lịch hàng năm căn cứ theo lời Phật dạy trong kin

Vu lan bồn tại các khu vực theo Phật giáo thuộc hệ thống Hán.

Vũ Đế (武帝): tức là Lương Vũ Đế (464 – 549), người Giang

Tô Vũ Tấn, họ Tiêu tên Diễn, tự Thúc Đạt, nguyên là Thứ sử

Ung Châu của triều Nam Tề, soán ngôi lập ra nhà Lương, trị

nước thật tốt, lại đốc tín Phật giáo, có hiệu là Hoàng đế Bồ-

tát, độ tăng, xây chùa, in kinh, công đức rất lớn nhưng không

ngộ được Thiền pháp của Đạt Ma. Sau bị Hầu Cảnh khởi

binh bao vây, chết đói tại Đài Thành, thọ 86 tuổi.

Vũ phu (碔砆): cũng viết là (珷砆), tức là các loại đá tuy

cũng có nét đẹp như ngọc, nhưng không phải là ngọc, luôn bị

người mài ngọc loại bỏ.



X

Xá-lợi-phất (舍利弗;; skt: Sariputra), tên gọi tắt của Xá-lợi-

phất-đa-la, xưa dịch là Xa-lợi-phất, Phú-đa-la, Xa-lợi-bổ-đát-la

v.v…, dịch ý là Thu Lộ Tử (鶖露子) Thu Lộ Tử (鶖露子).

Người Thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà thuộc Ấn Độ cổ, dòng

dõi Bà-la-môn, là một trong mười đệ tử lớn của Đức Thích-ca

Mâu-ni; nhờ trì giới, học rộng mà có được trí huệ bén nhạy,

khéo giảng Phật pháp nên được xưng là Trí tuệ đệ nhất.

Xuẩn động hàm linh (蠢動含靈): xuẩn động là chỉ cho loài sâu

bọ ngoe nguậy, hàm linh còn gọi là hàm thức, hàm ý có linh

thức, tức là loài hữu tình. Kinh Đại bảo tích chép: “Giả lệnh tam

giới chư hàm linh, nhất thất biến Thanh văn thừa”. Nói chung,

xuẩn động hàm linh là chỉ chung cho mọi loài hữu tình.

Xuất sanh (出生): trong Tăng đường Thiền lâm, trước khi thọ

trai, lấy vài hạt “sanh phạn” bố thí cho quỷ thần gọi là xuất

sanh. Sanh phạn không có nghĩa là cơm sống, mà là cơm bố

thí cho quỷ thần, là từ gọi gọn của chúng sanh thực phạn, có

các từ liên quan là xuất sanh đài, gọi gọn là sanh đài, xuất

sanh kệ. Nay gọi là xuất thực.

Xuất toàn đơn (出全單): Tăng chúng rời khỏi hẳn tăng đường

gọi là xuất toàn đơn, còn nếu chỉ đứng lên rời vị trí tiễn đưa

Tôn túc mà không ra khỏi tăng đường gọi là xuất bán đơn.

Xúc lễ (觸禮)) (S. 42): dùng tọa cụ đặt trên đất để thể hiện

nghi thức khấu đầu. Gọi tắt là bái, tức lễ bái, lễ nhanh, chỉ

việc xếp đôi tọa cụ giập trên đất hành lễ.

Xương bồ trà (菖蒲茶): Trà xương bồ. Một loại cỏ có mùi

thơm nồng, dung làm thuốc. Theo phong tục, cứ đến ngày

mồng năm tháng năm lấy lá xương bồ cắt thành hình kiếm treo

trước cữa để trừ tà.

Xướng thực (唱食): trong chùa Thiền lâm trước khi dùng

cơm cháo phải tụng kệ chúc nguyện, kệ dùng cơm và kệ

dùng cháo đều khác nhau.



Y

Y bát (衣鉢) (S. 63): Vốn chỉ cho Ca-sa và Bát làm bằng

thiết, là những vật quan trọng nhất trong những vật dụng cá

nhân của chư Tăng. Nghĩa rộng gọi chung cho những tài vật

riêng của chư Tăng.

Y bát hành lý (衣鉢行李): nghĩa như y bát, ở đây gọi chung

tài vật của trụ trì thiên hóa để lại.

Y bát thị giả (衣鉢侍者): là thị giả thân cận luôn phục thị

bên mình trụ trì, chủ yếu là quản lý tiền bạc, vải lụa.

Yêu bạch (腰帛) (S.172): còn viết là Yêu bạch (??), tức là

dây khăn tang trắng mang ở thắt lưng.

Yêu bao, đỉnh lạp (腰包頂笠)): tức tăng lữ thời xưa đi đường

xa đầu đội nón mê (lạp), còn lưng thì đeo ruột tượng đựng

gạo ăn theo đường.

Yêu mô [妖摹(蟆)]: mô là con hà mô [[蝦蟆(摹)], tức là con

ễnh ương thuộc loài cóc nhái. Theo truyền thuyết trên mặt

trăng có con cóc, tức là con thiềm thừ (蟾蜍), đó là các vệt

đen hiện trên mặt trăng. Ở đây, tác giả viết con ễnh ương

cũng có nghĩa tương đương như con cóc vậy. Yêu mô tức là

con ễnh ương yêu tinh làm lu mờ mặt trăng.



*

* *



HẾT

tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương