SẮc tu bách trưỢng thanh quy ht. Phước Sơn và Lý Việt Dũng Việt Dịch



tải về 6.43 Mb.
trang2/50
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích6.43 Mb.
#29788
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Kết luận

Trong bối cảnh hiện tại của Phật giáo Việt Nam nói chung, với số lượng 44.498 Tăng Ni trải đều trên 14.775 ngôi tự viện khắp toàn quốc, Giáo hội đã mở nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trú trì cho 6.073 lượt Tăng Ni và bổ nhiệm 1.190 Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện trong cả nước; (số liệu từ Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007) của GHPGVN) đây là một thực tế đáng mừng cho tương lai của Phật giáo Việt Nam. Vì lẽ, giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ vững mạnh nếu như cơ sở của Giáo hội là chùa, tự viện tịnh xá tịnh thất được ổn định và phát triển vững vàng. Tuy nhiên, từ thực tế các khóa bồi dưỡng và đào tạo trú trì đó, thiết nghĩ, ngoài kiến thức pháp luật, chủ trương của Nhà nước và phương hướng hoạt động của Giáo hội, thì quy củ của thiền môn được truyền thừa từ xưa đến nay như Sắc Tu bách trượng thanh quy là một nội dung cấp bách cần phải trang bị, đào tạo. 


Chân thành cảm ơn thầy Thích Minh Hải đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen phiên bản vi tính digital quyển sách này và trân trọng kính giới thiệu đến quý độc giả. (Tâm Diệu)
---o0o---

Lời nói đầu

Nhân loại đang trên đà khủng hoảng về đạo đức,trong xã hội con người sống với nhau hình như ngày một thiếu vắng tình người. Trước sự phá sản các giá

trị tâm lijnh đang diễn ra khá phổ biến bởi sức mạnh của vật dục bên ngoài lôi cuốn, con người hình như

đánh mất tính tự chủ, nên dễ dẫn đến tha hoá và biến

chất. Trong bối cảnh xã hội ấy, những giá trị đạo đức

của các tôn giáo cần phải được vận dụng để làm chất

liệu nuôi dưỡng tinh thần hướng đến mục đích hoàn

thiện phẩm chất con người. Sự phá sản giá trị đạo

đức hiện nay không những xảy ra ngoài xã hội mà

còn tác động đến cả nếp sinh hoạt nơi chốn Tùng lâm

tôn nghiêm. Quy củ Thiền môn tuy vẫn duy trì hình

thức bề ngoài mà thực chất nội dung thì ngày một

thoái hóa, xuống dốc. Lúc này hơn lúc nào hết, chúng

ta cần gióng lên tiếng chuông báo động để cảnh tỉnh

mọi người. May thay, đứng trước thực trạng vô cùng

khó khăn và đầy cam go hiện giờ, vẫn còn những

khuôn vàng thước ngọc mà các bậc Long tượng

Thiền môn đã miệt mài tìm tòi để cống hiến cho tiền

đồ Đạo pháp. Đó chính là những bảo vật chúng ta

phải hết sức yêu quí và trân trọng giữ gìn.

Sách Bách Trượng thanh quy do tổ Bách Trượng -

Hoài Hải (720-784) biên soạn vào trung diệp đời

Đường để làm cương lĩnh sinh hoạt cho Tăng ni tại

các Tùng lâm, có giá trị như một kim chỉ nam hướng

dẫn mọi hoạt động trong đời sống của người xuất gia.

Nhưng trải qua thời gian vật đổi sao dời, sách đã bị

thất lạc. Tuy vậy, một phần nội dung của nó đã được

các bộ sách khác thu dụng. Thế rồi vào năm đầu niên

hiệu Chí Nguyên (1335) vua Thuận Đế nhà Nguyên

với tấm lòng hộ pháp nhiệt thành, muốn các Tự viện

Thiền lâm sinh hoạt có nề nếp kỷ cương, bèn truyền

lệnh cho thiền sư Đông Dương Đức Huy – cháu nối

dòng pháp đời thứ 18 tổ Bách Trượng - căn cứ vào

các bộ thanh quy đương hiện hành tu chính, biên

soạn lại một bộ Thanh Quy khác; đồng thời truyền

lệnh cho thiền sư Đại Hân huynh đệ đồng sư với Đức

Huy lo việc hiệu chính rồi đặt tên sách là Sắc tu Bách

Trượng thanh quy. Về sau, Đại chính tân tu đại tạng

kinh đã thu nhập vào tập 48, ký hiệu 2025, từ trang

1109c – 1159b. Sách gồm hai phần, tám quyển, chín

chương, khoảng hai trăm tiêu đề, một đoạn duyên

khởi ở đầu sách và phần phụ lục gồm bảy mục.

Bộ sách này cung cấp cho chúng ta hầu như gần

hết các thuật ngữ chuyên dụng trong thiền môn về

mọi phương diện như chức vụ, danh xưng, cơ sở, lễ

nghi, pháp khí, công cụ hành đạo,v.v… Có thể nói, từ hơn 600 năm qua bộ Sắc tu có ảnh hưởng khá sâu

rộng đối với Thiền tông Việt Nam nói riêng và Phật

giáo Việt Nam nói chung. Để đáp ứng nhu cầu tu học

bức thiết của Tăng ni hiện nay, chúng tôi (Thích

Phước Sơn và Lý Việt Dũng) đã chung sức chuyển

ngữ sang tiếng Việt; và để tiện việc xuất bản, chúng

tôi chia sách thành 2 tập: Tập I từ quyển 1 đến quyển

4; Tập II từ quyển 5 đến hết quyển 8, và tuần tự thực

hiện từng tiểu mục. Mỗi tiểu mục chia làm 4 phần: 1/.

Phần chữ Hán là nguyên văn trong Đại chính tạng; 2/.

Phiên âm từ chữ Hán là chữ in đứng; 3/. Chữ in

nghiêng là phần dịch nghĩa; 4/. Còn phần chú thích

được tập hợp tất cả sắp theo mẫu tự A,B,C…, đặt ở

cuối sách để độc giả tiện việc tra cứu khi cần.

Trong các bản văn còn lại hiện nay mà chúng tôi

tham khảo, đối chiếu có đôi chỗ dị biệt rườm rà, có thể

là do người sau khi biên tập thêm vào. Như đoạn duyên

khởi ở đầu sách bị người sau thêm thắc sửa đổi khá rối

răm, nên bỏ không dịch. Phần mục lục của sách chúng

tôi chỉ dịch nghĩa chứ không phiên âm chữ Hán. Và

phụ lục của sách có tất cả bảy bài minh tựa, vì thấy có

vài chỗ nội dung giống nhau, chúng tôi chỉ chọn dịch

các bài: 1/. Bài minh ở tháp tổ Bách Trượng; 2/. Bài ký

gác thiền sư Đức Huy; 3/. Bài tựa Cổ Thanh quy; 4/.

Bài tựa Sắc tu Bách Trượng thanh quy. Những phần

lược bỏ thì chúng tôi không đưa nguyên văn chữ Hán

vào trong sách. Ngoài ra, dịch giả có thêm vài Lời bàn

trong các mục nhỏ ở một số chương. Về cách chấm câu có nhiều chỗ cần phải điều

chỉnh lại cho phù hợp với nội dung; và đặc biệt, bộ

sách này có khá nhiều chữ do khắc bản bị nhầm,

chúng tôi dựa vào văn pháp chữ Hán mạn phép sửa

chữa lại, như: Cung duy (供惟)thành hồng duy (洪惟

) [tr.1114c22]; ngụ chỉ (寓 止) thành vạn chỉ (萬止)

[tr. 1118a29]; quản đãi (管待) thành quản thị (管侍)

[ tr.1122c]; giáng trọng (降重) thành phụ trọng (附

重) [tr.1123b]; đãi hành (待 行) thành trì hành (持行

) [tr.1123b]; quang bạn (光 伴) thành hỏa bạn (火伴)

[tr.1123b]; hòa thượng (和尚) thành hòa đường (和

堂) [tr.1124a]; tăng đường (僧堂) thành thỉnh đường

(請堂) [tr,1126b]; hòa thượng (和 尚) thành hô

thượng (呼尚) [tr.1126c]; thả vọng (且望) thành đán

vọng (旦望) [tr.1128b); chú hương (炷香) thành trụ

hương (住香) [tr.1130a]; phương trượng (方丈)

thành phương văn (方文) [tr.1131a]; trí từ ( 致 詞)

thành trí ha (致訶) [tr.1134b]; tri khách ( 知 客)

thành tri dung (知 容) [tr.1134b]; chấp đao (執刀)

thành thế đao (勢刀) [tr.1137b]; thượng gian (上間)

thành thượng vấn (上問) [tr.1142a], v.v…

Đây chỉ là vài dẫn chứng tiêu biểu, còn những chỗ

khác quí độc giả có thể đối chiếu nguyên văn, phiên

âm và bản dịch sẽ rõ. Tuy nhiên, chắc chắn còn

những chữ nhầm khác mà chúng tôi chưa phát hiện

được, đành trông cậy vào thế hệ sau hiệu chính

Trong lúc tiến hành công việc, cả hai chúng tôi

đều trong tình trạng sức khỏe không được ổn định,

phải tranh thủ với thời gian, may mắn nhờ ơn Phật,

Tổ gia bị, mà bản thảo đã hoàn tất. Khi phiên dịch, dù

đã cố gắng tra cứu hết sức, nhưng khó tránh khỏi

thiếu sót, sai lầm, kính mong các bậc Tôn túc cao

minh quan tâm đến di sản văn hóa Phật giáo, hoan hỷ

chỉ giáo để sau này khi sách may mắn được tái bản sẽ

giảm thiểu những khiếm khuyết.

Thiết nghĩ, muốn lãnh hội tốt yếu chỉ của sách,

xin quí độc giả hãy xem trước phần tổng quan, các

bài tựa rồi mới đi vào nội dung.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cám ơn thầy

Minh Hải, đạo hữu Đặng Hữu Trí đã tích cực tham

gia hoàn thành bản thảo. Nguyện cầu tất cả đều được

soi sáng trong ánh hào quang của chư Phật.


Thiền viện Vạn Hạnh, ngày 19/07/2008

Thích Phước Sơn, Lý Việt Dũng

Kính ghi
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

1. Đôi dòng lịch sử

Lịch sử Thiền tông Trung Hoa, có người cho là

nối tiếp từ thời Nam Bắc triều khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma

từ Tây Thiên sang Trung Hoa, có người cho là từ

lúc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đời Đường mở ra pháp

môn Đông Sơn, nhưng thực ra chính là phải kể từ

thời Lục Tổ Huệ Năng sáng lập Thiền pháp Đốn

ngộ. Tuy nhiên vì là một Tông phái nên Thiền tông

kế thừa các phái Tam luận tông, Thiên Thai tông,

và Pháp tướng tông mà hình thành vào buổi đầu đời

Đường. Đây là điểm mà phần đông giới học thuật

công nhận
Từ thời sơ Đường khi Thiền tông tự thành Tông

phái cho đến lúc ngài Hoài Hải giảng pháp tại núi

Bách Trượng vùng Tân Ngô - Giang Tây vào thời

trung diệp nhà Đường, sự phát triển của Thiền tông

còn chịu nhiều hạn chế rất lớn, mà nguyên nhân

căn bản là bản thân Thiền tăng lúc đó vẫn chưa có

tự viện độc lập của mình mà phương thức hành sự

độc đáo của Thiền đồ nảy sinh mâu thuẫn xung đột

không thể giải quyết được với Phật luật và Giáo qui

xưa, đồng thời cũng có thể nói là còn chưa xuất

hiện một bộ qui thức Thiền môn thích ứng với nhu

yếu phát triển của Thiền tông.

Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn của Thiền tông từ lúc thành lập

đến nay, cũng căn cứ vào nhu yếu cấp thiết của sự

phát triển, gan dạ tiến hành cải cách giáo qui tự

sáng lập ra Qui thức Thiền môn, mau chóng được

Thiền lâm trong thiên hạ tiếp thụ tuân hành và

được gọi là Bách Trượng thanh qui.

Quyển Bách Trượng thanh qui được lưu hành

thật rộng lớn, xúc tiến sự phát triển mãnh liệt của

Thiền tông. Nhưng bên cạnh việc Thiền tông trở

thành chủ lưu của Phật giáo, Thiền lâm nhân chịu

ảnh hưởng phong tục tập quán của xã hội, cho nên

nội bộ cũng sản sinh rất nhiều điều hủ bại, đặc biệt

là đối với chức vụ trụ trì làm lãnh tụ của chốn tùng

lâm có lắm người mang tâm tranh đoạt vì thấy rằng

đây là món lợi dễ dàng cần mưu đồ, cho nên sau

khi đã ở vào cương vị này rồi liền quyền mưu tư lợi

mà thành ra sản sinh lắm tệ đoan, làm hoen ố tổn

hại đến danh dự của Thiền lâm, ảnh hưởng đến sự

phát triển lành mạnh của Thiền tông.

Do vậy mà các giới thức sĩ không kể tăng hay tục

đều hy vọng Thiền lâm khôi phục chế độ nghiêm

cẩn, truyền thống tốt đẹp của Bách Trượng thanh qui,

nhân đó mà đời Nguyên mới có bộ Sắc tu Bách

Trượng thanh qui biên chế và san hành. Lại cũng

nhân trong sách Sắc tu Bách Trượng thanh qui này

đem cựu chế của Bách Trượng thanh qui mà so sánh

với những vấn đề tồn tại của Thiền lâm trong xã hội

hiện thực của đời Nguyên, hy vọng có thể dẫn khởi

cảnh giới và cải cách sinh hoạt của tăng đồ.

Đoạn này là duyên khởi thuật thuyết đại sư

Hoài Hải chế định Bách Trượng thanh qui với tư

tưởng chỉnh đốn sinh hoạt của Thiền lâm vậy!
2. Thuyết ra đời sách Sắc tu Bách Trượng thanh qui

Sách này do Thiền sư Đông Dương Đức Huy trụ

trì chùa Thiền Đại Trí Thọ Thánh ở núi Bách

Trượng huyện Tân Nguyên Giang Tây phụng Thánh

chỉ vua Thuận Đế Bột Nhi Nổi Quán Thiết Mục Nhĩ
trùng soạn thành một bộ Thiền lâm thanh qui vào

trung diệp nhà Nguyên. Nguyên bổn sách gồm 9

chương, đầu mỗi chương đều có một bài tựa nhỏ,

thuyết minh chỉ thú cùng đại ý của mỗi chương,

cuối sách phụ lục bài minh và bài tựa tháp mộ của

cố Thiền sư Hoài Hải ở núi Bách Trượng Hồng

Châu đời nhà Đường do điện trung thị ngự sử Trần

Hủ viết vào đời nhà Đường Nguyên Hòa năm thứ

13 (CN 818), bài ký gác thiên hạ sư biểu là Thiền

sư chùa Đại Trí Thọ Thánh ở núi Bách Trượng, do

Quốc tử bác sĩ Hoàng Tấn viết vào năm thứ 2 niên

hiệu Chí Nguyên đời vua Thuận Đế nhà Nguyên

(1336), bài tựa Cổ thanh qui do Hàn lâm học sĩ

Dương Ức viết vào năm thứ nhất niên hiệu Cảnh

Đức nhà Bắc Tống (1004), bài tựa Sùng Ninh thanh

qui do trụ trì Thiền viện Thập Phương Hồng Tế phủ

Châu Định là Thiền sư Trường Lô Tông Trách (tông

Vân Môn) viết vào năm thứ 2 đời Sùng Ninh (1103),

bài tựa Hàm Thuần thanh qui do Hậu Hồ tỉ-kheo

Duy Miễn viết vào năm thứ 10 niên hiệu Hàm

Thuần đời Nam Tống (1274), bài tựa Chí Đại thanh

qui do tỉ-kheo Nhất Hàm chùa Đông Lâm Lô Sơn

viết vào năm thứ tư niên hiệu Chí Đại nhà Nguyên

(1311), bài tự Sắc tu Bách Trượng thanh qui do Hàn

lâm học sĩ Âu Dương Huyền viết vào năm thứ hai

niên hiệu Chí Nguyên nhà Đại Nguyên (1336) cho


đến bài hậu ký của Thiền sư Đức Huy viết vào năm

thứ tư niên hiệu Chí Nguyên nhà Đại Nguyên

(1338), gộp chung cả thảy có bảy muôn lời.

Sau khi sách thành, trước tiên cho các loại đơn

hành bổn lưu thông. Các đơn hành bổn này chia ra

làm 8 quyển. Từ sau đời Minh, bắt đầu thu nhập

vào các loại tạng kinh. Căn cứ vào những gì hiểu

biết được hiện nay thì tình huống nhập vào Đại tạng

kinh của sách này như sau:

Minh Bắc tạng đưa vào quyển Chuyết Phương

sách bổn, Gia Hưng tạng cũng thu nhập sách này.

Thanh tạng chép ở 2 quyển Bổn và Ư, Tần Già tạng

chép vào quyển Đằng, Tục tạng của Nhật Bản thu

thập sách này vào tập 111. Về sau, Đại chính tạng

của Nhật Bản thu vào tập thứ 48.

Từ lúc sách Sắc tu Bách Trượng thanh qui hoàn

thành đến nay đã hơn 600 năm, địa vị của sách này

đối với lịch sử lâu dài của Thiền tông Hoa – Việt

cũng như của Phật giáo hiện nay đã đóng một vai

trò cực kỳ quan trọng, nhất là về phương diện qui

củ, chế định và nghi lễ của tự viện. Thế nhưng, kể

từ khi có chữ quốc ngữ đến nay chưa có ai dịch, chú

ra Việt ngữ.

Trước khi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải chế

định Bách Trượng thanh qui thì Thiền viện chỉ ở ké
trong chùa Luật, Thiền độ cũng không có giáo qui

độc lập của mình. Đại sư Hoài Hải đã sáng tạo

Thiền viện độc lập, lại chế định luôn thanh qui của

tùng lâm thích ứng với đặc điểm của Thiền tông. Tư

đó sự tu trì và sinh hoạt hằng ngày của Thiền lâm

đều căn cứ vào qui phạm của thanh qui mà sinh khí

tiến hành đồng loạt, qua đó Thiền tông đã phát

triển rộng lớn trở thành dòng chảy chính thức của

Phật giáo. Tuy nhiên do trải qua thời kỳ đen tối đả

kích diệt phế Phật giáo của thời Hội Xương, lại trải

qua thời kỳ cực loạn lạc thời Mạt đường và Ngũ đại

Thập quốc, phần lớn kinh điển Phật giáo đã bị tán

thất không còn. Bản cổ Bách Trượng thanh qui của

Đại sư Hoài Hải cũng chẳng may mắn hơn được.

Cho nên kể từ thời mạt diệp đời Bắc Tống đã co

nhiều loại danh mục qui ước của tùng lâm sản sanh

lưu hành trong một phạm vi nhất định nào đó, trong

đĩ so snh với cc nt trọng yếu của 3 quyển thanh

qui đời Sng Ninh, Hm Hanh v Chí Đại thì cịn co

Nhập chng nhật dụng (cịn gọi l Vơ Lượng Thọ

Thiền sư nhập dụng tiểu thanh qui do Sng Thọ đời

Nam Tống soạn 1 quyển), Huyễn trụ am thanh quy

(lại cịn gọi l Am sự tu trì) 1 quyển do Thiền sư

Trung Phong Minh Bổn đời Nguyn soạn, l cc

thanh qui phạm vi vốn lưu hnh nhỏ. Cc loại thanh

qui ny căn cứ vo ký ức nhớ được hay qua cc

truyền thuyết, ít nhiều dung hợp với nội dung Cổ

thanh qui của đại sư Hoài Hải, chủ yếu chú trọng

phản ánh các chức vụ của từng tự viện, chuẩn tắc

hành sự và qui phạm lễ tiết, cụ hữu rõ ràng đặc

trưng của thời đại và sắc thái của từng địa phương,

nơi này, chỗ nọ đầy đủ hay lược bớt đi không giống

nhau, thậm chí nội dung chống chỏi nhau khiến cho

kẻ hậu học cảm thấy nghi hoặc không hiểu được,

không biết phải nên theo đâu mới đúng.

Do đó mà đến thời trung diệp nhà Nguyên liền

cần phải biên soạn lại một bộ dung hợp, thống nhất

thanh qui của tất cả các địa phương, để thích nghi

với tình huống mới của Thiền tông cùng quan hệ

giữa Thiền tông và các quan phủ, giữa Thiền tông

và những sinh hoạt thế tục có những yêu cầu với

các đặc điểm mới. Sơ khởi, các Thiền sư trứ danh

như Hối Cơ, Liễu Vạn, Vân Ông đều đã từng có chí

nguyện muốn làm điều này, nhưng mà tráng chí

chưa được thực hiện thì các ngài đều đã ra người

thiên cổ. Sứ mạng lịch sử nêu trên đã rơi vào thân

phận đệ tử của Hối Cơ là Thiền sư Đông Dương

Đức Huy vào năm thứ hai niên hiệu Thiên Lịch đời

vua Văn Tông nhà Nguyên (1329) xuất nhiệm trụ

trì chùa Thiền Đại Trí Thọ Thánh ở núi Bách

Trượng thuộc lộ Long Hưng, đạo Giang Tây. Chùa

này chính là Tổ đình của cố Hòa thượng Bách

Trượng Hoài Hải, qui chế và hành sự của tự viện

phần lớn đều bảo lưu di ý của cố Tổ sư Hoài Hải.

Đức Huy phàm bất cứ việc gì của nhà chùa đều

tuân thủ các qui phạm đã hình thành từ trước, trị lý

tự viện rất đạt thành tích. Từ các tăng đảm nhiệm

chức sự cho đến đại chúng đều có thể căn cứ vào

qui củ mà làm việc. Các cơ cấu, các điện đường

đều rất chỉnh túc, trở thành tự viện nổi tiếng mô

phạm trong thiên hạ.

Đức Huy là người có chí lớn và rất có năng lực,

giờ lại nắm Tổ đình Bách Trượng trong tay nên có

tư cách trụ trì chùa danh tiếng trong thiên hạ, do đó

khẳng khái lấy việc thống nhất thanh qui, hầu lắng

trong đại nghiệp của tùng lâm tự làm nhiệm vụ của

mình. Sư biết rằng muốn đạt đến điều này thì nhất

định phải nhờ đến quyền uy của Hoàng đế, bèn nhờ

quan hành tỉnh Giang Tây cầu xin Hoàng đế gia

tăng thụy hiệu cho Bách Trượng Hoài Hải, riêng sư

đến Bắc Kinh triển khai hoạt động. Tại kinh sư Đức

Huy thuyết pháp kết thân với quan ngự sử Trung

thừa Tát Địch và qua sự tiến cử dẫn dắt của Tát

Địch được diện kiến Hoàng đế, tâu rõ ý muốn của

mình và diễn tiến tình huống đổi thay, được Hoàng

đế thích thú, xuống sắc chỉ khâm ban cho sư trùng

biên, lại ra lệnh cho người đồng học của Đức Huy

là Đại Hân, trụ trì chùa Long Tường Tập Khánh, là

người rất được Hoàng đế sùng tín, suất lãnh một

nhóm Tăng nhân có học vấn rành rõ mọi điển

chương tinh gia hiệu chính, cả việc ban tứ đóng ấn

sách này để ban hành rộng rãi.

Sau khi phụng mạng Hoàng đế, Đức Huy lập tức

triển khai một cách khẩn trương công tác biên soạn.

Từ tháng 5 mùa hạ năm đầu niên hiệu Chí Thuận

nhà Nguyên (1330) cho tới mùa đông tháng 10 cùng

năm là bản thảo đã định hình, rồi cộng thêm 5 tháng

nữa là sách thành, lấy tên là Sắc tu Bách Trượng

thanh qui. Tính quyền uy của bộ trước tác này, một

mặt là do phụng khâm mạng Hoàng đế tu soạn và

hiệu chính, lại còn một mặt khác nữa là do nơi chính

thân phận cùng tư cách lịch lãm của Đức Huy, nhất

là do sư lúc trùng biên sách này đã thái thủ được thái

độ nhận chân tương đối nghiêm túc.

Cứ như Đức Huy tự thuật, sau khi sư thọ mạng

của Hoàng đế, từng sưu tầm rộng rãi tư liệu, rồi trải

qua việc giám sát xác nhận Sùng Ninh thanh qui của

Tông Trách trụ trì chùa Thập Phương Hồng Tế ở phủ

Châu Định thời Sùng Ninh đời Bắc Tống, Hàm

Thuần thanh qui Hậu Hồ tỷ-kheo Duy Miễn đời Nam

Tống, Thiền lâm bị dụng thanh qui của Thiền sư

Trạch Sơn Nhất Hàm chùa Đông Lâm vùng Lô Sơn

vào khoảng niên hiệu Chí Đại nhà Nguyên, là những

tác phẩm có giá trị tham khảo rất lớn. Thế là sư đã

lấy mấy loại thanh qui nêu trên làm căn cứ rồi dùng

các chế độ sinh hoạt thực tế tại Tổ đình núi Bách

Trượng để làm phương tiện tham chiếu chủ yếu, tập

trung tinh hoa các bản Bách Trượng, lại tái gia dĩ tỉa

bớt rườm rà, đính chính chỗ nhầm lẫn, bổ khuyết và

giải thích thuyết minh mà hoàn thành bản thảo ban

đầu rồi mang bản thảo đến thỉnh cầu Đại Hân hiệu

chính mà thành ra định bổn.

Lời tự thuật của Đức Huy đủ để thuyết minh giá

trị học thuật cao độ của Sắc tu Bách Trượng thanh

qui. Nhân vì sư lấy tài liệu rộng rãi mà tinh túy đúng

đắn, lại khéo kết hợp những điều sách vở văn hiến

ghi chép với tình huống mô phạm thực tế của tự viện,

cho nên đã có thể phản ánh hết sức đầy đủ di ý của

Bách Trượng cựu qui, lại cũng hết sức thích ứng được

với những hiện thực phong phú phức tạp của Thiền

lâm đời sau. Điều này quyết định giá trị tôn giáo to

lớn của qui phạm chế độ tùng lâm trong sách này,

người cùng thời với Đức Huy là Quốc tử bác sĩ

Hoàng Tấn đã đánh giá rất cao tác phẩm Sắc tu

Bách Trượng thanh qui, cho rằng sách này đã phát

huy lời dạy dỗ của bậc trước, nối tiếp làm rạng rỡ

Tông phong, có thể cùng với nước nhà đồng dạng dài

lâu, mãi còn, chẳng những có thể làm khuôn mẫu ở

đương thời mà còn ở tương lai vô tận có thể làm

chuẩn tắc cho các bậc tôn túc chốn Thiền lâm.

Sự thực đã xác định đúng như thế. Sau khi sách

Sắc tu Bách Trượng thanh qui trùng biên xong, đã

nhận được sự tưởng thưởng của vua Thuận đế nhà

Nguyên và đế đã xuống chiếu cho tăng nhân trong

thiên hạ tất phải tuân theo thanh qui này mà phụng

hành. Các Hoàng đế đời Minh cũng đã rất coi trọng

quyển thanh qui này, các vua Minh Thái Tổ Chu

Nguyên Chương, Minh Thành Tổ cho đến Nhân

Tông, Anh Tông đều từng hạ chiếu ban hành quyển

thanh qui này, cả nghiêm lệnh đối với tăng nhân

nào không tuân thủ điều lệ quyển thanh qui thì đều

phải bị trói lại mà trị tội đúng pháp. Cho đến thời

kỳ đời Đại Thanh và Dân Quốc, bộ Sắc tu Bách

Trượng thanh qui này vẫn là cương lĩnh sinh hoạt

của các tự viện Thiền tông.

Vào thế kỷ thứ 19, một vị học giả Hán học

người Hà Lan đã cho rằng: “Sắc tu Bách Trượng

thanh qui hiện tại vẫn mang tính tuyệt đối quyền uy

trong việc trị lý tự viện”. Lại một học giả Tây

phương khác là H.Hackman ở đầu thế kỷ đã phỏng

vấn hơn 100 ngôi chùa ở 11 tỉnh thành và lưu lại vài

tuần tại một vài tự viện trong số hơn 100 ngôi chùa

trên, đích thân cảm thụ được quyền uy của Sắc tu

Bách Trượng thanh qui tại các tự viện đó. Ông nói:

“Mỗi một đặc điểm của các tổ chức tự viện Phật

giáo đều do sách Sắc tu Bách Trượug thanh qui này

nêu ra hết rồi”, học giả nước Mỹ là Holmes Welch

đã có năm sáu mươi năm tiếp xúc rộng rãi với các

bậc cấp Trưởng lão và Hòa thượng ở các tự viện và

đã hỏi họ tần suất sử dụng Sắc tu Bách Trượng

thanh qui như thế nào, phải chăng sách này đã nằm

yên ắng trên gác cao bị bụi bặm bám đầy, hay là

được dùng tới hằng ngày? Các bậc tôn túc đã đáp:

“Đối với nội dung của sách này thì mỗi cá nhân đều

rành rõ như chỉ tay, rất ít trường hợp có nhu cầu

phải đọc lại. Tuy nhiên nếu có phát sanh nhiều vấn

đề phức tạp mà không có phương pháp nào khác có

thể giải quyết được thì sách này là quyền uy tối hậu

mà ai cũng phải tuân phụng. Bất kể là ở tại tình

hình nào thì các tự viện trứ danh đều tuyệt đối

không dung thứ bất cứ ai làm ngược lại qui định của

Sắc tu Bách Trượng thanh qui”. Do đó mà không

khó thấy ra rằng mục tiêu mà thiền sư Đúc Huy kỳ

vọng không bị rơi vào khoảng không, lời bình luận

của nhóm các ông Hoàng Tấn không phải là lời

rỗng tuếch. Từ hơn 600 năm trở lại đây thì Sắc tu

Bách Trượng thanh qui trong xã hội Phật giáo Trung

Quốc chiếm lĩnh địa vị cực kỳ trọng yếu, giá trị tôn

giáo cực đại của sách này sẽ tồn tại lâu dài không

suy vi theo thời gian.


3. Tiểu sử người trùng biên và hiệu chính

Sau đây xin nêu giản lược tiểu sử người trùng

biên Sắc tu Bách Trượng thanh qui là thiền sư Đức

Huy và người hiệu chính là Đại Hân.

Thiền sư Đức Huy đều không rõ được tên thế

tục cùng năm sanh ngày mất, chỉ biết sư là người

Đông Dương (nay là thành phố Kim Hoa ở Chiết



tải về 6.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương