Số 40 1-5-2008 Bán nguyệt san thông tin và nghị luận


Đặc điểm của trại giam Tuyên Quang ngày ấy



tải về 393.36 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích393.36 Kb.
#10724
1   2   3   4   5   6

Đặc điểm của trại giam Tuyên Quang ngày ấy

An Thịnh Tuyên Quang là trại giam sơ tán nên nó không thể như các trại: Trại 2 Yên Bái, trại 3 Bất Bạt Sơn Tây, trại 4 Phú Sơn Thái Nguyên, trại 1 Phong Quang Lào Cai. Tuy vậy, trại nào đi chăng nữa dưới chính quyền của nhà nước Cộng sản ngày ấy vẫn là nhưng trại tù kinh khủng nhất (vì dân còn đói chết người huống chi tù, so sánh với ngày nay thì không thể so được). Tuy nhiên dù sao thì các trại trên đã hình thành từ thập kỷ 50-60, vì vậy cơ sở vật chất cũng có phần ổn định. Trại giam An Thịnh là trại giam mới, địa thế ở sâu vào các thung lũng rừng già hàng nghìn năm không có vết chân người, vì vậy hàng ngàn tù nhân phải làm đường, phá núi, xây dựng trại để hình thành lên 3 phân trại, A, B và C theo 1 trục tam giác cách nhau từ 5 đến 10 cây số. Các phân trại đều được dựng ở thung lũng, bốn bề có núi cao bao bọc. Ban đầu là sử dụng tù nhận thường phạm được tự giác vào rừng chặt tre ghép tường rào cao từ 4 đến 5 mét. Trong tường rào là các nhà tường cũng bằng tre ghép, dài 40 mét . Bên trong nhà giữa hành lang đi lại là hàng ván ghép hai tầng để cho tù nhân nằm, mỗi người được 80cm chiều ngang. Cuối mỗi nhà ở là hố xí thùng, những tù nhân nào nằm sát hoặc cách 30cm cũng đã kinh khủng bởi mùi của phân nồng nặc, song lâu dần rồi cũng quen. Như vậy, mỗi nhà chứa được từ 120 đến 140 người. Tối đến có 2 ngọn đèn dầu treo ở đầu và cuối nhà, ánh sáng leo lét không đọc được hàng chữ. Mỗi phân trại cũng chia làm nhiều khu, khu nhà bếp, khu bệnh xá, khu nhà cùm (kỷ luật). Tù nhân cũng chia làm 2 khu, khu A Chính trị phạm quần áo sọc đỏ, mang số tù là số lẻ; khu B hình sự quần áo sọc xanh trắng mang số tù là số chẵn. Nói là tù chính trị xong nói là tù binh thì đúng hơn bởi vì toàn bộ là các sĩ quan quân đội của chính quyền cũ bị bắt theo lệnh tập trung cải tạo. Còn tù về lý tưởng thì rất ít, thỉnh thoảng mới có mấy nhân vật ở Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc Đại Việt, những người thành lập Đảng phái chống lại rất hiếm có, một số ít can tội "phản tuyên truyền". Tôi lên đến trại thì trại đã hình thành nhưng vừa trải qua một cuộc khủng hoảng hàng trăm người chết mà thiếu tá Phạm Ngọc Ky- chánh giám thị lúc đó đã khóc trước mặt hàng trăm cỗ quan tài. Ông ta than vãn là tôi biết nói thế nào với Bộ công an đây. Thôi thì chết đủ các kiểu, sốt rét, ngã nước chết, ăn sắn say chết, ăn cóc nướng chết (Thư khỉ Hải Phòng). Nhiều hơn nữa là ăn phải vải guốc chết. Rừng Tuyên Quang có một số loại vải giống như vải quê nhưng nó bé hơn, đặc biệt hạt của nó đen, rang lên ăn như lạc rang. Vì sự hấp dẫn ấy mà bao tù nhân bỏ mạng. Người tù chỉ cần ăn vài chục hạt là sau mấy tiếng đồng hồ không thể nào cứu chữa được khi mõ phần não và dạ dầy đen xì hết. Có một câu chuyện hài là ông Bùi Văn Nghĩa và ông tú tài Đoàn Hiển Dương (cảnh sát chính quyền cũ), cả hai bị bắt theo lệnh tập trung cải tạo. Ở trong tù được mua bán với nhau bằng đồng tiền âm phủ (tức là tiền của người nhà tiếp tế gửi vào, trại đem đổi cho bằng 1 loại tiền giấy có đóng dấu hai chữ “hợp thiện” cùng đồng lại 0đ, 0.50đ, 1đ, 2đ, 5đ). Tối hôm đó ông Nghĩa đi rừng lấy được ít vải guốc cho vào cái ống bơ và dùng giang châm lửa rang. Ông tú tài Đoàn Hiển Dương nằm trên thấy thơm quá hỏi mua. Hai bên kỳ kèo bớt một thêm hai, cuối cùng ông Nghĩa không bán và kết cục là sáng hôm sau ông Nghĩa chầu trời và ông Tú Dương kia đựơc một phen hú vía (thật là người ai cũng có số).

Nhà nước cộng sản có cái dở thì ta bảo dở, có cái hay thì ta nhận hay chứ đừng cực đoan mà viết không đúng. Ngày ấy cán bộ công an (quản giáo) họ không được phép đánh đập hành hạ tù nhân (tuy nhiên cũng không phải là sự thật tuyệt đối, tôi sẽ nói ở phần sau). Ngoài đồng hương ra, họ không được nhận một điếu thuốc của phạm nhân. Gia đình phạm nhân tiếp tế vào vật gì cũng được nhận đầy đủ không mất một thứ. Không có nạn nhân đầu gấu kể cả ở trại giam địa phương cũng như trung ương.

Vậy nguyên nhân nào tù nhân ở An Thịnh chết nhiều như thế và trở thành địa ngục trần gian ?

Với chính sách bao cấp Quản lý thị trường cấm chợ ngăn sông nền kinh tế tư nhân và nhà nước không sao phát triển được lại tiến hành cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ cho nên phải nhờ viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông âu. Vì vậy nhân dân còn hết sức điêu đứng thiếu thốn từ đôi dép, hạt gạo, bát ăn cơm, cái quần áo vận thì lấy đâu ra mà có tiền tiếp tế cho người thân tù tội. Về phía nhà cầm quyền Hà Nội lúc này đã trở thành phát xít hoá, không có tự do, không có nhân quyền. Hết ăn vẫn cứ ở lại và cứ tù không khác hơn một tý gì. Ông Thiếu úy công an Thuận đã nói với chúng tôi đừng thắc mắc án tù. Không có cơm cho ăn thì đòi hỏi, còn lệnh giam, bản án là cái gì: chỉ cần đánh máy điền tên vào là xong. Chính nền kinh tế thiếu thốn đã đẩy khẩu phần ăn của ta vào chỗ suy kiệt cơ thể, khủng hoảng tinh thần với khẩu phần cả độn một lao động thiệt vất vả: loại 1 là 18 kg, loại 2 là 15 kg và loại 3 là 13 kg 500 nếu nói về chất bột thì đến bây giờ các bạn đọc đang sống trong thời kỳ ăn ít cho rằng : ăn thế mà đói ư.

Thưa các bạn: Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Con người ta đòi hỏi chất dinh dưỡng cho mình phải có đạm, đường, mỡ. Nhưng tù nhân lúc đó chỉ có cơm độn sắn hoặc ngô với tiêu chuẩn như trên, thức ăn chỉ có vài gắp rau nấu muối. Người tù không biết cốc nước đường bao giờ, một năm chỉ có ba lần được ăn thịt là 1-5, ngày 2-9 và ngày tết nguyên đán và mỗi suất chỉ được hai lạng thịt trâu hoặc lợn. Như vậy cơ thể con người ngày càng suy kiệt thiếu chất nghiêm trọng. Thèm, thèm lắm, đói, đói lắm. Lúc nào cũng nghĩ tới ăn. Những con ngoé bắt được cho vào bếp, bụng nó phình to nổ cái đốp, một cái gắp ra phủi qua đưa vào mồm. Đấy một bữa tiệc đấy. Cơm chia xong đem về ăn sau, với một cơ thể p;hải chịu đựng như thế lại phải lao động hết sức nặng nhọc, người bị ốm khi cặp nhiệt độ phải 38oC mới được nghỉ, còn mệt quá mà nghỉ thì bọn trật tự (lưu manh) chúng được lệnh quản giáo vào kéo đi luôn.

Hải Phòng ngày 1-4-2008



Nguyễn Văn Tính

Tổ 2 cụm dân cư số 1 phường Lãn Hà, Quận Kiến An, Hải Phòng.

Điện thoại 0984 414 479
Phải thực tâm tôn trọng

tính cách độc lập
Nguyễn Văn Chiển
Có thể nói một cách không phóng đại rằng vấn đề trí thức đang là một trong những mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, tựu chung lại, có hai câu hỏi được đặt ra. Thứ nhất, là xác định vai trò của trí thức trong sự phát triển của xã hội và thứ hai, liên quan đến vấn đề sử dụng trí thức. Vấn đề thứ hai chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở có được câu trả lời đúng cho vấn đề thứ nhất. Theo tôi, không phải bằng cấp mà chính sự hiểu biết mới làm nên trí thức. Trí thức phải là người nắm được những quy luật về tự nhiên và xã hội. Anh ta là kẻ đại diện cho trí tuệ của con người trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.

Tuy vậy, trí tuệ lại là cái luôn vận động cùng với lịch sử. Nói theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nó là một hành trình tiếp cận không ngừng đến chân lí. Từ quan điểm đó, ta sẽ thấy là bình thường khi mà không ít điều tiên đoán trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, cho đến giờ, vẫn chưa trở thành hiện thực. Bất cứ tri thức nào cũng có những giới hạn lịch sử và đây chính là điểm quyết định phẩm chất của một trí thức chân chính. Anh ta không chỉ lệ thuộc vào những tri thức một cách giáo điều mà còn phải là kẻ vượt lên quá khứ để sáng tạo nên những tri thức mới. Chính bản chất sáng tạo làm nên phẩm tính của một trí thức đích thực. Với hai điều nói trên, có thể cho phép hình dung về vai trò của trí thức đối với xã hội. Anh ta là người nắm giữ và sáng tạo nên những tri thức tiên tiến nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội con người. Và vậy thì việc trọng dụng trí thức thiết tưởng là điều không còn cần phải bàn cãi. Vấn đề là cần phải làm điều đó thế nào.


Gần đây, chúng ta nói rất nhiều đến việc thu hút chất xám, trọng dụng nhân tài. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề này từ lâu nay. Sự "chưa thỏa đáng" đó có lẽ bắt nguồn từ một giai đoạn lịch sử chưa xa khi mà sự hình dung một cách giáo điều những quan điểm về đấu tranh giai cấp đã dẫn đến những hành xử tai hại đối với đội ngũ trí thức. Mấu chốt của việc sử dụng đội ngũ trí thức, theo tôi, đó là việc người lãnh đạo phải thực sự cầu thị, phải có một tinh thần bao dung và một viễn kiến. Bản chất của trí thức là người sáng tạo ra cái mới mà cái mới, bản thân nó có thể có những điều trái với "lẽ phải thông thường" với cảm nghĩ thông thường của số đông, của một thời. Người trí thức là người có một tư duy độc lập và một trách nhiệm đối với xã hội. Chính vì vậy, tiếng nói của anh ta khách quan và có tính phản biện. Muốn sử dụng được trí thức phải thực tâm chấp nhận và tôn trọng tính cách độc lập đó. Cũng phải có một thái độ thực sự coi trọng trí tuệ, không bị hạn chế bởi những định kiến về quan điểm, lập trường, thành phần xuất thân... Bài học về người tù trưởng Lê Lợi chấp nhận và sử dụng Nho sĩ quý tộc Nguyễn Trãi trong kháng chiến chống Minh luôn là một bài học có tính thời sự. Tất nhiên ngay cả bài học về Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau kháng chiến chống Minh cũng là một bài học lịch sử giá trị. Rút được kinh nghiệm từ những bài học lịch sử ấy, câu hỏi về việc sử dụng trí thức chắc chắn sẽ có lời giải đúng.
Điều cuối cùng là có đôi người vẫn nghi ngờ về tinh thần đoàn kết của giới trí thức ở Việt Nam. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng có những căn cứ cho sự nghi ngờ ấy chính là vì trong giới trí thức ở nước ta hiện nay vẫn còn tình trạng "thật giả lẫn lộn" và chính những thành phần tiêu cực ấy đã làm vẩn đục môi trường trí thức và vậy thì làm trong sạch giới trí thức, suy cho cùng cũng là một việc cấp bách.

Giáo sư Nguyễn Văn Chiển

Nhà địa chất lão thành

Chế độ đảng trị không bao giờ sử dụng được nhân tài,

trí thức thật sự
Phạm Hồng Đức
Theo quy luật thì nhân tài mới hiểu và sử dụng được nhân tài và ở đời thường “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hay “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Như thế thì anh như thế nào thì các chiến hữu, bạn anh thường như thế ấy.

Đảng cộng sản ra đời năm 1930. Cũng trong giai đoạn 1930-1931 Đảng đã làm nên “Xô viết Nghệ-Tĩnh”. Với bản chất chia rẽ dân tộc, chia rẽ giai cấp Đảng đã nêu khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào – đào tận gốc, trốc tận rễ”. Nói trắng ra thì bốn tầng lớp đó Đảng đã chủ trương giết hết mà đứng đầu là hàng ngũ trí thức.

Chính vì coi trí thức là kẻ thù nên từ năm 1930 đến năm 1954 dù chưa nắm được chính quyền Đảng cũng đã bí mật cho giết rất nhiều trí thức và sau khi nắm được chính quyền thì từ năm 1955-1956 Đảng đã làm cuộc “Cải cách ruộng đất” cũng đã giết “Trí, phú, địa, cường hào”.

Như thế thì ông Trần Phú, Hồ chí Minh, Lê Duẩn chưa đủ học vấn để xếp vào hàng ngũ trí thức chăng ?

Chúng ta biết rằng dân tộc ta có những tôn giáo là Phật giáo, Công giáo và Hồi giáo. Ngoài những người có tôn giáo thì tất cả đều theo Khổng giáo thờ tổ tiên ông bà. Thế mà những người cộng sản, xuất thân từ dân tộc, đã rước chủ nghĩa Mác–Lê Nin (không gia đình, không nhà nước, không tín ngưỡng) về. Sau đó Đảng đã dùng bạo lực áp đặt lên niềm tin tư tưởng tự do ước vọng cũng như văn hoá truyền thống của dân tộc Việt chúng ta.

Là con người thì tư tưởng quyết định hành động. Học thuyết Mác–Lê Nin là học thuyết chiến tranh bạo lực làm ảo tưởng mơ hồ nên những người cộng sản đã lập ra một đảng đồ sộ, tổ chức rất chặt chẽ từ Trung ương đến tận cơ sở làng xóm. Vì vậy mọi người dân đã phải đi theo Đảng. Sự thực thì Đảng đã nhốt nhân dân trong nhà tù vô hình của Đảng và bắt toàn dân phải đi theo Đảng.

Chính vì Đảng trị độc tài cả kinh tế, tư tưởng, văn hoá nên Đảng đã tự thần thánh hoá Đảng và bắt mọi đảng viên cũng như toàn thể nhân dân phải tôn thờ Đảng, tôn thờ lãnh tụ Đảng. Vì vậy Đảng và lãnh tụ Đảng đã trở thành thần tượng tuyệt đối buộc ai cũng phải cúi đầu.

Do cực đoan như vậy nên ngoài các đảng viên và nhân dân ra, các trí thức, các học giả thực sự cũng luôn bị đảng coi thường và nếu có ý kiến trái với ý Đảng thì chắc chắn họ sẽ bị bỏ tù hoặc bị theo dõi.

Một đảng tự cho mình là “Trời Phật” thì đức độ và cả tài năng của nhân dân đã bị Đảng cướp hết cả rồi. Trí thức, người dân chỉ là cóc nhái mà thôi.

Trong chế độ Đảng trị thì thẻ đảng quan trọng hơn cả học vị, vì vậy dù ít học nhưng là đảng viên thì vẫn được làm cấp trưởng. Học vị cao nhưng không phải là đảng viên có khi cũng chỉ là người thừa hành thôi.

Chế độ đảng trị cầm quyền và lãnh đạo tuyệt đối nên các quan lại ở mọi cấp, mọi ngành đều do sự sắp xếp, chia chác, bán mua ở trong đảng. Chế độ đảng trị độc tài thực tế đã hoàn toàn gạt trí thức, dân tộc ra ngoài.

Việc bắt giam những người “Nhân văn” “Giai phẩm”… những người “Xét lại chống Đảng” trong những năm 1960 và hiện nay là các nhà trí thức đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đã hoàn toàn chứng minh những điều trên đây là đúng.

Chế độ đảng trị tuyệt đối không những không sử dụng được nhân tài, trí thức mà cái nguy hiểm nhất của nó là Đảng đã làm cho cả dân tộc đi đến tàn lụi về văn hoá, đạo đức, tinh thần. Chính vì vậy mà hàng ngũ trí thức, hưu trí, quân nhân, công an vv… và cả nhân dân khi thấy các cán bộ làm sai, tham nhũng, lừa đảo, quan liêu, hách dịch nhân dân vv… nhưng vì tinh thần đấu tranh đã nguội nên họ đã mặc kệ. Như thế là Đảng đã bóp chết tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh cho lẽ phải, tinh thần đấu tranh cho chính nghĩa.

Thực tế là cả dân tộc đã và đang chết chìm trong oan trái và nghèo khổ ./.


Phạm Hồng Đức
(Tiếp theo trang 3) Nhân ngày 30 tháng 4…

hội nhập như nhìn một đám Digan da vàng đầy biển lận! Đảng có đau lòng không, khi không ít những Mỵ Nương con gái mẹ Âu Cơ những năm 2000 rồi vẫn bị mang đi và cũng tự mình mang mình di rao bán mình ở các động điếm, các chợ tình ở Băng Cốc, Nông pênh, Ma Cao, Kualalampơ với tấm biển đeo trước vòng ngực mới nhú: "Gái Việt Nam giá rẻ bất ngờ!".Và một mặt bằng phẩm hạnh thật đau xót:



"Các em thất tiết nhiều hơn trước

Bộ ngực nào cũng nhuốm phong sương"

(Bùi Chí Vịnh)

Còn đâu nữa những ngày hình ảnh một Việt Nam bừng sáng! Một Việt Nam là niềm tin, là lương tâm của thời đại! Còn đâu nữa con người lãng mạn và đa cảm như Xararitman (Thuỵ Điển), "Tôi ao ước sau một giấc ngủ tôi được hoá thân thành người Việt Nam!".

Tôi nghĩ rằng, với đất nước chúng ta sau 33 năm không còn chiến tranh, với sự lãnh đạo độc tôn của Đảng thì sự tụt hậu về kinh tế, một bình quân GDP thấp kém so với khu vực và thế giới, một tình trạng tham nhũng nằm ở tốp trầm trọng nhất thế giới! là những thực trạng đáng buồn. Nhưng điều đáng buồn hơn, đáng thất vọng và lo lắng hơn nhiều là sự khủng hoảng, sự bế tắc về thái độ sống là sự lên ngôi của những lối sống rất xa lạ với phẩm chất truyền thống của giống nòi. Không sự băng hoại nào có thể sánh nổi với sự băng hoại về đạo đức. Tự làm mất đi những phẩm chất cao đẹp của giống nòi, Đảng đã biến dân tộc trở thành những kẻ biến chất xa lạ, vất vưởng tha hương trên chính quê hương, xứ sở của mình. Nếu tình hình không được cải thiện, Đảng sẽ tự thổi tắt đi những hào quang đã có trong quá khứ, sẽ mất đi sự bình an của hiên tại và đương nhiên Đảng cũng sẽ mất luôn hi vọng ở tương lai.


Thành phố Hà Đông ngày 30/4/2008
Nguyễn Thượng Long
(tiếp theo trang 4) Nhà báo tự do Bùi Tín

ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.

Kính chào các bạn.

Paris 28-4-2008.



Bùi Tín
(Tiếp theo trang 8) Dân chủ xã hội…

Cách đây hơn 10 năm, khi được hỏi ý kiến về khả năng Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng dân chủ xã hội và xin gia nhập SI (Tổ chức Quốc tế Xã hội của các đảng xã hội và dân chủ xã hội trên thế giới), ông Wolfgang Thierse, lúc đó là Phó chủ tịch Đảng dân chủ xã hội Đức, sau này là Chủ tịch quốc hội Đức, đã trả lời rằng SI sẵn sàng chấp nhận, với điều kiện Đảng cộng sản Việt Nam phải chấp nhận một thể chế đa đảng, tức là phải chấp nhận một nền dân chủ đa nguyên!



Phạm Việt Vinh
(tiếp theo trang 11) Boris Yeltsin…

về quân đội với vũ trang nguyên tử. Hôm nay, Vladimir Putin vực dậy một nước Nga hùng cường cả hai phương diện kinh tế và quân đội!

Lịch sử cho ta thấy Xô Viết được dựng nên, qua cuộc Cách Mạng Vô Sản Tháng Mười đầy sắt máu! Ấy thế mà, Xô Viết hoàn toàn tan rã, Mạc Tư Khoa, thành trì kiên cố nhất của Quốc Tế Vô Sản bị lật đổ, trong hòa bình, không một phát súng, không một giọt máu! Đêm Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 1991, Bí Thư đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov lên truyền hình tuyên bố từ chức. Liên Bang Xô Viết thực sự chấm dứt sau 70 năm thành lập! Đêm Giáng sinh năm đó, tại Công Trường Đỏ, Mạc Tư Khoa, một người lính Nga lặng lẻ hạ lá cờ búa liềm Liên Bang Xô Viết. Lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ, lá cờ của một nước Nga mới, nước Nga Tự do Dân chủ, tung bay trên đỉnh của điện Kremlin./.
1 – tháng 5 - 2007

Oak park, Illinois, USA



Đào Như

BS Đào Trọng Thể



thetrongdao2000@yahoo.com
(Tiếp theo trang 13) Triết lý giáo dục…

Tuy nhiên, tính nặng nề, “quá tải” của nhiều chương trình dạy và học trong đó cũng là một yếu tố cần thừa nhận.

Có phải vì thế mà khắp nơi, học sinh và cả các thầy cô giáo vẫn không ngớt kêu ca về khối lượng học quá nặng, nhiều em học sinh vì không theo nổi, thi không đạt yêu cầu đến nỗi phải chịu cảnh “ngồi nhầm lớp”, để rồi để thực hiện lệnh “nói không với ngồi nhầm lớp” của ông Bộ trưởng, hàng trăm nghìn học sinh khắp cả nước phải chịu phạt xuống lớp, và đó đã là nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh phải bỏ học trong vài ba tháng gần đây. Một nền giáo dục bình đẳng và vì dân liệu có thể dửng dưng nhìn hàng vạn học sinh phải bỏ học nửa chừng như vậy được không?

Rõ ràng ở đây có vấn đề quá tải của chương trình học mà ta cần tìm cách tinh giản để giải quyết. Nhưng khối kiến thức mà ta muốn cho học sinh học thì ngày càng lớn, vậy tinh giản bằng cách nào đây? Thế là, từ một vấn đề tưởng như nhỏ do chỗ “ngồi nhầm lớp” ta đã đi đến một chuyện không còn nhỏ là tìm các tiêu chí để tinh giản chương trình và nội dung học cho các bộ môn học ở nhà trường.

Vấn đề tinh giản cần được xem xét đối với từng bộ môn, và do có sự liên kết giữa các bộ môn nên cũng cần được xem xét trong sự liên kết tổng thể giữa nhiều bộ môn với nhau, tức là trong tổng thể của cả chương trình học. Và từ yêu cầu tinh giản trong tổng thể một chương trình học lại dẫn đến việc cần xác định rõ mục đích học đối với chương trình đó.

Tôi có đọc tài liệu về “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” (PISA - programme for international student assessement) của tổ chức các nước công nghiệp phát triển (OECD) đưa ra và thực hiện từ khoảng mười năm nay. Chương trình giáo dục trong trường phổ thông thường gồm rất nhiều bộ môn, nhưng các tiêu chí để đánh giá trong PISA thì, như trong kỳ thi 2006, được qui về 4 loại năng lực chủ yếu mà nhà trường phổ thông phải giáo dục cho học sinh là: năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống (4).

Như vậy, chất lượng học tập của một học sinh không phải được đánh giá bằng việc thuộc được nhiều kiến thức hết môn này đến môn khác, mà được đánh giá bằng việc đạt được điểm cao về 4 tiêu chí có tính tổng hợp tạo nên các năng lực hiểu biết và vận dụng kiến thức kể trên. Giả sử trong vài năm tới, ta cũng muốn cho học sinh ta tham gia để được đánh giá theo PISA, thì chắc ta không thể tiếp tục dạy học sinh của ta theo cách nhồi nhét cho thật đầy bồ kiến thức mà phải cải cách chương trình để dạy học sinh ta có được, chẳng hạn, 4 loại năng lực có tính tổng hợp kể trên.

Tôi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các nước, nhưng tôi nghĩ rằng trong vài ba năm qua với nhiệt tình đóng góp vào công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, nhiều anh chị em khoa học, giáo dục trong nước cũng như đang làm việc ở nước ngoài đã và đang tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, nếu được tiếp thu và xem xét một cách trân trọng thì chắc cũng cho ta nhiều gợi ý quý giá cho công cuộc cải cách giáo dục của chúng ta.

Tôi rất có ấn tượng với cách làm và những thành quả đã đạt được của nền giáo dục Phần Lan, một đất nước không lớn ở Bắc Âu. Phần Lan có hoàn cảnh tương đối gần với ta, đã từng có những khó khăn bên trong, bên ngoài giống ta, vốn cũng xuất phát từ tình trạng một nước nông nghiệp, nhưng nhờ chú trọng phát triển một nền giáo dục bình đẳng và vì con người một cách độc đáo mà chỉ qua mấy thập niên cuối thế kỷ 20 đã nhanh chóng vươn lên đứng vào hàng đầu các nước công nghiệp phát triển. Riêng về giáo dục, qua ba kỳ thi vừa qua của PISA đã gần như liên tục đứng đầu một cách tuyệt đối trong số hàng chục nước dự thi trên khắp thế giới, trong đó có tất cả các nước công nghiệp phát triển (5).

Giáo sư –tiến sỹ Phan Đình Diệu

Cựu phó viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam

Nguyên đại biều Quốc hội


(Tiếp theo trang 15) Chế độ độc quyền…

Ở đó họ xô đẩy nhau, giành giật nhau chỗ đứng lợi thế để tiếp tục sự nghiệp ông cha trị vì thiên hạ.

Không ai phủ nhận những nguyên nhân dẫn đến các cháu bỏ học mà các học giả đã nhiều lần nói đến, nhưng chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là thể chế chính trị độc quyền đã tạo ra đại bộ phận cho những con em nông dân bỏ học vì họ đã tai nghe, mắt thấy cảnh những con em của họ học ra trường không tìm được việc làm, cảnh ngược xuôi tìm kiếm việc cho con, cảnh chạy tiền để cung tiến cho các quan chức... mà đối với họ thật xa lạ và quá tầm với.

Cải cách giáo dục, trước hết phải cải cách thể chế chính trị, tạo ra sân chơi bình đẳng để cho con em mọi tầng lớp trong cộng đồng xã hội có cơ hội thăng tiến ngang nhau, bình đẳng để cống hiến hết khả năng của mỗi người cho tổ quốc. Duy trì thể chế chuyên quyền độc đoán trên lĩnh vực nói trên, không những không tuyển chọn được hiền tài phụng sự đất nước mà nó còn tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa con người với con người, tạo ra hố ngăn cách ngày càng sâu giữa thành thị và nông thôn, giữa giai cấp công nhân với nông dân, giữa công dân với nhà nước và nếu nhìn một cách sâu hơn nó đã và đang phá hoại sự đoàn kêt dân tộc. Đấy không chỉ là sai lầm mà còn là có tội với đất nước, đối với dân tộc.

Ước vọng của người dân lao động đang hy vọng ở những người đang chèo lái con thuyền việt nam sớm thức tỉnh lương tri để cứu vãn một dân tộc đang đứng bên bờ vực thẳm./.

Lạng Sơn, 10-4-2008



Vi Đức Hồi
(Tiếp theo trang 19) Tổ Quốc trước cơn liệt khùng nhân cách

cần phải ủng hộ… vân …vân…Vạch rõ tính nguỵ biện của những “luận điểm” này chẳng khó khăn gì, nhưng đã có những bài báo trên mạng viết rồi, nên chẳng cần viết ra đây. Đối với kẻ xâm phạm lãnh thổ của Tố quốc mà dân chúng chỉ được quyền “bảo vệ tình hữu nghị” chứ không được quyền phản kháng để bảo vệ lãnh thổ thì thế giới người ta khinh cho là phải!

Trong những người Việt được phân công rước đuốc Thế vận Bắc Kinh chỉ có luật sư Lê Minh Phiếu và ca sĩ Mỹ Tâm là dám bộc lộ thái độ phản ứng trước tình hình Tổ quốc bị xâm phạm bờ cõi. Tuy phản ứng ấy còn phải rụt rè, phải tự vệ , và còn bị phía hướng Tàu, phía Lê Chiêu Thống, khống chế đến cùng, nhưng trong một biển người chỉ biết phục tùng và chỉ rình tìm cơ hội để tiến thân thì một biểu hiện phản kháng nào đó cũng đáng quý rồi. Nếu giữ vững nghĩa cử yêu nước ấy, ca sĩ Mỹ Tâm có thể bị ảnh hưởng ít nhiều về sự sủng ái của các bề trên, nhưng đổi lại tiếng hát của chị sẽ được công chúng yêu mến hơn vì trong đó đã có hồn của thế hệ trẻ dám sống thẳng thắn vì đất nước. Hình ảnh ca sĩ của Mỹ Tâm trong lòng công chúng sẽ đẹp hơn nhiều, mong sao.

“Người bạn lớn” ngạo mạn đã từng “dạy Việt nam một bài học”, nhưng khắp thế giới cũng đang dạy lại họ (Nước lớn cũng phải được dạy, vì sự bình yên của thế giới! Quyền lực nào nếu không được chế ngự cũng sinh hư, cũng thành tai vạ). Ta không dám tuyên bố dạy ai, nhưng ta quyết tự học, học lịch sử chống Bắc thuộc của cha ông mình! Học, và phải cố gắng làm theo, và làm tốt hơn nữa!

Trong cuộc biểu tình chống Trung quốc bành trướng, một thanh niên biểu tình bị một Công an dùng vũ lực ngăn cản, anh thanh niên bèn hỏi : Anh không biết xấu hổ à ? Câu hỏi thật chính xác, có lẽ viên Công an nghĩ rằng ngăn cản người yêu nước cũng không phải điều đáng xấu hổ vì anh ta chỉ làm theo lệnh trên, nhưng câu hỏi này bắt viên công an phải trực tiếp đối diện với Nhân cách cá nhân, là thứ mà mỗi người phải tự chu toàn, không cấp trên nào lo giúp Nhân cách cho anh ta được (cấp trên bảo anh bán nước anh cũng thản nhiên nghe theo à?). Đã không dám phản kháng kẻ xâm lấn là tội “liệt”, đến lúc có người khác đứng lên phản kháng thì anh lại dùng bạo lực đánh đập, thế là tội “khùng”, vừa liệt vừa khùng thì chỉ làm mồi cho xâm lược, nhân cách thế mà không xấu hổ sao?

NHÂN CÁCH là tư cách làm Người nên nó rất linh hoạt để chống lại tất cả những gì phi Nhân tính. Tuỳ tình huống mà Nhân cách có ứng xử khác nhau. Với kẻ yếu, kẻ dưới, kẻ bị trị thì dám phản kháng điều sai của của kẻ lộng quyền là NHÂN CÁCH. Vợ biết kháng lại việc sai của chồng để khẳng định nhân cách thì chồng không dám khinh (nếu hắn còn là người), con biết kháng lại ý sai của cha để tỏ rõ nhân cách thì cha không dám coi thường, nước nhỏ dám phản kháng trước đe doạ để khẳng định nhân cách của dân tộc thì nước lớn không dám khinh nhờn…

Con người sợ nhau ở cái Nhân cách. Trong quan hệ gia đình, bạn bè cho đến quan hệ quốc tế nhiều trường hợp hoà khí được giữ gìn chính bởi NHÂN CÁCH dám phản kháng chứ không phải sự chiều lòng, ưng thuận, khiếp nhược. Chính sự khiếp nhược là thủ phạm làm cho quan hệ xấu đi!

NHÂN CÁCH là bức tường lửa mà đối thủ không dễ gì đã dám vượt qua!

Người anh hùng lại càng biết dừng trước Nhân cách của người khác, bởi chỉ kẻ khùng, kẻ võ biền mất nhân tính mới dám xéo liều qua Nhân cách người khác. NHÂN CÁCH là tư cách làm người, xéo qua nó anh còn là người nữa không?
Đà Lạt ngày 20-4-2008



tải về 393.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương