Số 40 1-5-2008 Bán nguyệt san thông tin và nghị luận


Hà Sĩ Phu (Tiếp theo trang 21) Tích cực phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh



tải về 393.36 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích393.36 Kb.
#10724
1   2   3   4   5   6

Hà Sĩ Phu
(Tiếp theo trang 21) Tích cực phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh

Chính lòng vị tha cũng cảm thấy bị phản bội.

Mặc dù Thủ tướng Ba Lan ông  Donald Tusk, Tổng thống Cộng hoà Czech ông Vaclav Klaus, Chủ tịch nước Estonian ông Toomas Hendrik Ilves, và Thủ tướng Ðức bà Angela Merkel đã từ chối không tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 8/8; mặc dù nhiều người khác như Tổ chức Phóng viên không biên giới và nhà hoạt động nhân quyền Mia Farrow đã thề nguyền là sẽ tiếp tục phản đối, và mặc dù cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh đang có nhiều sự thiếu thiện cảm chờ đợi, thì kết quả cuối cùng phải được nhìn thấy. Nhưng có một điều chắc chắn là tích cực phản đối Thế vận hội sắp tới, là nhằm vào việc bảo vệ quyền lợi cho những người bị hiếp đáp, trong đó có 1.3 tỷ người dân Trung Quốc, và cho một tương lai hoà bình hữu nghị của nhân loại. 
Phạm Hồng Sơn
(Tiếp theo trang 24) Thử nhìn lại những âm mưu của người Hán…

Khai Hóa họ Phùng phải lui quân ». Về mặt ngoại giao thì phía Việt Nam liên tục cho sứ giả lên đường sang Bắc Kinh khiếu nại. Cao Kỳ Trác thấy không dễ dàng nên trả đất nhưng tìm cách giữ lại vùng mỏ đồng. Phía bên Việt Nam tiếp tục phản đối. Tháng 4 năm 1725 vua nhà Thanh ra chiếu trả lại toàn vùng đất Tụ Long cho Việt Nam.

Sau khi có quyết-định được trả lại đất, Chúa Trịnh ra lệnh cho các quan Hồ Phi Tích và Võ Công Tể đến với tri-phủ Khai-Hóa là Phiên Doãn Mẫn để thành-lập ủy-ban. Nhưng Doãn Mẫn vẫn ngoan-cố muốn chiếm đoạt mỏ đồng nên thiết-lập biên-giới dưới chân núi Duyên-Xưởng.
Thổ-ti Khai-Hóa gian-dối chỉ-định một con sông khác và cho đó là sông Ðổ-Chú để nhằm mục-đích giữ lại những làng-xã thuộc vùng Bảo-Sơn. Việc này Võ Công Tể biết được. Ông liền lặn-lội đi vào núi rừng, cực-kỳ khổ-sở, đi thăm tất-cả các mỏ bạc và mỏ đồng và cuối cùng tìm được vị-trí thực-sự của con sông Ðổ-Chú. Người ta dựng lên các bia đá ngay tại địa-điểm giới-hạn biên-giới giữa hai nước. Vấn-đề tranh-chấp biên-giới chính-thức được kết-thúc.

Cụ Lê-Quí-Ðôn qua quyển Kiến-Văn-Lục, mô-tả vị trí sông Ðổ-Chú một cách rất tỉ mỉ. Người Pháp lúc phân định biên giới đã lấy tài liệu của cụ để tranh cãi với phía Tàu.



Cụ cũng phê bình, nhân các vụ mất đất các động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc các châu Vị Xuyên và Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa, chúng ta mất đất cho Tàu vì ta không nắm rõ tình hình đất đai, lãnh thổ của mình. Lời phê bình này đến nay vẫn đúng, nhưng chưa đủ. Kinh nghiệm dành lại đất Tụ Long trên đây cho ta thấy sức mạnh, tương quan lực lượng mới là điểm quyết định.

(Còn nữa)

Trương Nhân Tuấn

1 MAE, dossier Bourée, Personnel, 2e série, N° 60. Bourée là Công-Sứ Pháp tại Bắc-Kinh 1880-1883.

2 Trần Trọng Kim, Việt-Nam Sử-Lược, quyển 2, tr 286.

3 Lieutenant-Colonel Bonifacy, « Le Canton de Tu-Long et la Frontière Sino-Tonkinoise », La Revue Indochinoise, tr 305 

4 Thành-viên Tổng-Lý Nha-Môn (nha Tổng-Lý, thành-lập năm 1861), tương-đương bộ Ngoại-Giao, gồm có Thân-Vương Cung (prince King) là chủ-tịch và nhiều quan-lại khác như Lý Hồng Chương, Tăng Kỷ Trạch v.v…

5 Charles Fourniau, sđd, tr 299. « Le Gouvernement chinois ne saurait regarder avec indifférence des opérations qui tendraient à changer la situation politique d’un pays limitrophe comme le royaume du Tonkin dont le prince a reçu jusqu’à présent l’investiture de l’empereur de Chine ».

6 Bonifacy, tài-liệu đã dẫn.

7 Idem.

8 Idem.

9 Idem.

10 Idem. Xem thêm Charles Fourniau, sđd, tr 318.

11 Idem.

12 Idem.

13 Quan-điểm Tricou, dẫn bởi Charles Fourniau, sđd, tr 331.

14 Theo bản dịch « Les mines de Tu-Long » của ông Raymond Deloustal, NXB Hanoi-Haiphong, 1924), tài-liệu Văn-Khố Ðông-Dương CAOM , Aix-en-Provence, Pháp-Quốc. Xem chương 9, trang 693.

15 Tức là sông Ðổ-Chú, biên giới giữa Tụ Long thuộc Việt Nam và phủ Khai Hóa thuộc Vân Nam, Trung Quốc.

16 Quân-đội nước ta vào thời-điểm này được tổ-chức kỷ-lưỡng. Lê Quí Ðôn ghi lại như sau : Năm Bảo-Thái thứ 3 (1722) lúc Nguyễn Thành Lý chỉ-huy quân-đội vùng Tuyên-Quang dưới quyền của Binh-Bộ Tả Thị Lang, có 400 quân địa-phương được chiêu-mộ. Ông làm một bản tường-trình nói rằng vùng đất Bình-Ri (hay Di) và Tụ-Long tiếp-giáp với Trung-Hoa, tất-cả các mỏ vàng, bạc, đồng và kẽm thì ở tại các vùng đất này. Trường-hợp có chuyện khẩn-cấp xãy ra, thời-gian cần-thiết để báo cho đồn binh các nơi như Tĩnh-Biên, Hà-Giang, Linh-Tràng 靈塲 và trở lại thì phải mất ít nhất 10 ngày đường. Ông lo-ngại các đồn canh không thể kịp-thời tiếp-ứng hiệu-quả. Vì vậy, để việc phòng-thủ được hữu-hiệu tại Tụ-Long và các vùng phụ-thuộc, ông xin một đạo-quân gồm 2.315 người được chia ra như sau: Trại Tĩnh-Biên 靜邊 370 quân và 4 võ-quan; - trại Trung-Mang 中鋩 873 quân và 9 võ-quan; - trại Hà-Giang 300 quân và 5 võ-quan; - trại Linh-Tráng 320 quân và 5 võ-quan; - trại Ninh-Bắc 寧北 321 quân và 6 võ-quan; - trại Tụ-Long 353 quân và 6 võ-quan. Lực-lượng này được quân của các thổ-ti Hoàng Văn Chi và Hoàng Văn Tuy thuộc vùng Tụ-Long bổ-túc thêm, mỗi người 50 quân, và lực-lượng của thổ-ti vùng Bình-Ri là Hoàng Văn Toàn và Hoàng Văn Thụy mỗi người 27 quân. Thời đó, viên chấn-quan có nhiệm-vụ kiểm-soát các thổ-quan trong vùng qua tiêu-chuẩn thể-chất bề ngoài và cách-thức nói chuyện của họ, đồng thời kiểm-soát tình-trạng phục-vụ riêng-biệt của những người này cũng như các lợi-ích mà con cháu của họ đã cống-hiến cho đất-nước. Quân binh của họ cũng được kiểm-soát, dựa trên căn-bản thể-lực mà chia ra làm 5 loại: tốt, vừa tốt, bình-thường, già-cả và yếu-đuối. Các việc thăng quan hay giáng chức để khen thưởng hay cảnh-cáo, được áp-dụng rất kỹ-càng.



tải về 393.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương